Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang36/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   38

SỰ KIỂM SOÁT THÂN THỂ


Tuy vậy, người ta sẽ sai lầm khi quá nhấn mạnh tới sự bất đồng chia cách giáo lý của Mật Tông với giáo lý của Phật giáo nguyên thủy.  Trong một điểm quyết định, Mật Tông trong mọi ngành vẫn còn trung thành với tinh thần của truyền thống Phật giáo.  Thân thể vật lý ở đây, cũng như ở những nơi khác, được coi như đối tượng chính của mọi nỗ lực.  Trước đây chúng ta đã lưu ý sự kiện rằng kỷ luật nghiêm túc đối với thân thể là căn bản của sự tu tập Phật giáo.  Điều này áp dụng cho tất cả mọi tông phái bất kể những sự dị biệt của chúng.

Chính vì hành vi cao nhã của một tăng sĩ đã khiến Sàriputra qui y.  Những sự thiếu thốn của một cuộc sống không nhà đòi hỏi một sự tự chủ đáng kể đối với thân thể.  Như Đức Phật đã nói với Sàriputra, tăng sĩ phải chịu đựng trước nóng, lạnh tột độ, chịu được những sự hành hạ của đói khát; Tăng sĩ không được sợ muỗi, rắn rết, hay những tấn công của người hay thú.  Không được dầy vò mình với câu hỏi mình sẽ ăn ở đâu, ngủ ở đâu.  Công việc chân tay thuộc về sinh hoạt chính yếu hằng ngày của đời sống Phật giáo, được thi hành một cách lặng lẽ, không bị những cuộc tranh luận giáo lý làm xáo trộn.  Người ta luôn luôn khinh miệt và chống lại sự yên ấm của xác thân.  Những cử động của bắp thịt là đối tượng của một sự chủ định thường xuyên.  Nghĩa là người ta cố gắng ý thức việc người ta đang làm: Khi đi, đứng, ngồi, ,nằm, v.v… Sự hô hấp điều hòa và chuyên chú của Yoga kiểm soát hai buồng phổi và hệ thống hô hấp.  Người ta chiến đấu sự đòi hỏi của các ống tiêu hóa bằng cách nhịn ăn, bằng luật không ăn quá ngọ (bất thực phi thời), bằng cách suy tưởng quyết liệt về những khía cạnh nhơ nhớp và ghê tởm của sự ăn uống.  Những giác quan như ta đã thấy ở trên bị canh chừng một cách gắt gao.  Sự kiểm soát và ép xác là yếu tính của cuộc sống tâm linh đồng thời thân thể, dù là một gánh nặng, cũng không được miệt thị.  Đại định, như chúng ta thấy được tựu thành qua thân thể.  Nó mang lại sự an lạc tuyệt vời và bình thản hoàn toàn, và vì tất cả tư tưởng đã bị xóa bỏ, sự thực hiện của trạng thái này tùy thuộc vào thân thể, vì thế người ta nói, “tiếp xúc với yếu tố bất tử bằng thân thể mình”.

Người nào đã từng thử thiền định hẳn phải nhận thấy rằng sự yếu đuối và rối loạn của thân thể có thể ngăn trở sự thiền định lâu dài.  Vì thế Sukhavatìvyùha dậy rằng trong cảnh giới của vô Lượng Quang Phật, những xác thân vật chất của chúng sinh sẽ“Mạnh mẽ như kim cương của Nàràyana”.  Mật tông đã lấy lại tư tưởng này và nhận những phương pháp tu tập Yoga có công dụng biến thân thể này thành một Kim cương thân, làm nó thành một cỗ xe tốt cho cuộc hành trình tâm linh và làm cho nóchín, đủ sức chịu đựng sức căng thẳng của công việc tâm linh chất lên nó.  Về phương diện này, môn sinh lý học của Hathayoga được chấp nhận như có thế giá nhất.  Người ta tin rằng thân thể gồm nhiều thần kinh, hay động mạch (nàdì), ống thần thông lực, và bốn trung tâm sinh lực mà người ta gọi là hệ thống thần kinh (cakra) hay liên hoa (padma).  Trung tâm thấp nhất ở rốn, một trung tâm khác ở tim, một ở ngay dưới cổ, và một trung tâm cuối cùng ở trong đầu.  Trong số vô vàn những thần kinh, ba thần kinh sau đây quan trọng nhất: hai ở hai bên tủy xương sống và thần kinh thứ ba ở giữa.  Thần kinh bên trái tượng trưng Trí tuệ, bên phải, phương tiện thiện xảo, thần kinh trung tâm: Nhất Thể Tuyệt đối.  Với sự trợ giúp của những phương pháp tu tập bí truyền hoàn toàn khó hiểu nếu không có tự chỉ dẫn của đạo Sư, Du-già-sư tạo ra sự đồng nhất của Trí tuệ và Phương Tiện Thiện Xảo trong trung tâm thần kinh thấp nhất, tạo ra ở đó Bồ-đề Tâm (bodhi-citta).  Tiếp đó người ta phải chuyển nó lên theo đường thần kinh trung ương cho đến khi nó trở thành một trạng thái đại lạc bất động trong trung tâm thần kinh cao nhất.  Những sự điều tức hơi thở đóng một vai trò quan trọng trong việc này, bởi vì người ta nói chúng điều hòa Sinh Khí, đến lượt chúng chỉ định dòng thần thông lực trong những thần kinh.  Tất cả tiến trình này, như người ta mô tả nó ở đây bằng những thuật ngữ tổng quát, có vẻ kỳ bí, và cần phải dùng nhiều giấy mực nữa mới có thể làm cho nó trở nên tạm thời thích đáng được.  Tôi bắt buộc phải mời độc giả tham khảo hàng chồng luận thuyết tiện dụng về Hatha Yoga.

Ở đây chúng tôi chỉ muốn trình bầy thái độ nghiêm trang mà Mật Tông dành cho thân thể.  Chân lý ở trong thân thể, và phát nguyên từ thân thể.  Trong Hevajra Mật Tông, đức Thế Tôn giải thích rằng, mặc dầu vạn pháp là không, thân thể vật lý cũng phải cần có, bởi vì vĩnh phúc tối thượng không thể gặt hái được nếu không có nó.  Chân lý cứu cánh nằm trong thân thể: “Hắn ở trong nhà, nhưng người lại đi tìm hắn ở bên ngoài.  Người nhìn thấy chồng người bên trong, nhưng người lại hỏi hàng xóm xem chàng nơi đâu.”  Tương tự Saraha, thi sĩ Mật Tông xứ Bengale, viết: “Những nhà học giả giải thích tất cả mọi kinh điển, nhưng họ không biết rằng Phật thường trú trong vùng châu thân.”  Cuộc chiến đấu miệt mài với sự cấu tạo thể chất của chính mình đã làm tròn đầy đời sống của Du-già Sư Mật Tông, và tất cả lý thuyết du-già sư có thể có không là gì khác hơn phẩm vật phụ của sự tu tập của ngài.


 

[1] Amir (A) hay Emir (P) Tù Trưởng Ả-rập.



[2] Siddhi ngoài nghĩa thành tựu còn được dịch là phát thuật – G.c.D.

[3] Tính Lực Phái – G.c.D.

[4] Hoằng pháp Đại sư.

[5] Tối Trừng hay Truyền giáo Đại sư. (G.D.)

[6] OM MANI PADME HUM

[7] Avalokitesvara

[8] Anh: Too woo, Pháp: courtiser – G.c.D.

[9] Tức Tam-mật

[10] Tức Tam- mật-du-già

[11] Tức Hóa Phật – G.c.D.

 

--- o0o ---


IX - NHỮNG SỰ PHÁT TRIỂN NGOẠI ẤN

ĐẠI CƯƠNG


Những tông phái mà chúng ta đã khảo sát từ trước tới nay đều bắt nguồn từ Ấn Độ, và, mặc dầu chúng được đón nhận ngoài đất Ấn, những chủ đề của những tông phái này cũng không biến đổi bao nhiêu.  Nhưng ba tông phái ngoài đất Ấn đã biến đổi sâu xa xung lực Ấn Độ.  Đó là Thiền (Ch'an hay Zen) và Di Đà giáo (Amidism) ở Viễn Đông, Rnyin-ma-pa ở Tây Tạng.

Phật giáo truyền đến Trung Hoa bằng ngả Trung Á.  Lần thứ nhất nó được du nhập vào đây vào khoảng 50 năm sau công nguyên.  Luôn luôn bị Khổng giáo nghi kỵ, Phật giáo Trung Hoa đã vay mượn rất nhiều mầu sắc của Lão giáo bản xứ.  Nó thành công rực rỡ dưới triều nhà Tùy thế kỷ thứ VI và một phần lớn triều đại nhà Đường (618-907).  Từ khoảng 1000 sau T.L. trở về sau, hai tông phái đã lôi cuốn đa số chư tăng Trung-Hoa.  Thiền tông là một phát triển của siêu hình học Đại Thừa, của Prajnàpàramità và Duy Thức được cải cách bởi những điều kiện Trung Hoa và Nhật Bản.  Di-đà giáo là hình thức mà “Phật giáo Tịnh Độ” đã mặc ở Trung Hoa và Nhật Bản theo dòng thời gian.

Chư tăng ở Bengale vào năm 700 sau T.L. đã mang Phật giáo tới Tây Tạng.  Bõn, tôn giáo bản xứ của Tây Tạng[1] là một hình thức Shaman giáo pháp thuật.  Phật giáo không có cách nào thành công trong việc thay thế nó cả.  Cho đến tận ngày nay, sau gần 1200 năm Phật giáo ngự trị, Tôn giáo Bõn vẫn còn là một sức mạnh đầy sinh lực.  Chư tăng ở Tây Tạng luôn luôn bị chia rẽ quyết liệt trong thái độ của họ đối với Shaman giáo bản xứ.  Một số hấp thụ nhiều, số khác hấp thụ nó ít hơn.  Sau năm 1400 sau T.L. tông phái ít tính cách pháp thuật hơn, gọi là Hoàng Mạo phái, chiếm ưu thế nhờ sự cải cách của Tsong-kha-pa (Tông Khách Ba).  Nhiều tông phái của Hồng Mạo phái, - tông phái nhiều tính chất pháp thuật hơn - tiếp tục tồn tại, và Rnyin-ma-pa đại biểu cho ngành Mật tông Tây Tạng chịu nhiều ảnh hưởng của tông phái Bõn hơn bất cứ tông phái nào.

---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương