Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang32/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   38

VẤN ĐỀ MẬT TÔNG


Khác với những người Âu Châu hiện đại, người Á Châu đã quá quen thuộc với những trò ma thuật của đám pháp sư, phù thủy v.v… tạo thành một phần bình dị của cuộc sống hằng ngày của họ.  Về điểm này, tôi nghĩ rằng một thí dụ cụ thể sẽ giúp ta thấy người Ấn Độ, Ả Rập hay Trung Hoa trung bình nhìn những hiện tượng này ra sao.  Vào thế kỷ thứ XIV Ibn Batuta, một nhà du lịch Ả Rập, đã đến thăm quan Tổng Đốc phủ Hàng Châu.  Một ảo thuật gia “cầm một quả cầu bằng gỗ có đục nhiều lỗ, qua những lỗ ấy, có luồn những sợi dây thừng dài, và nắm lấy một trong những sợi thừng ấy, hắn ném nó lên không trung.  Quả cầu bay lên cao đến nổi không ai nhìn thấy nó đâu nữa.  Chỉ còn lại một đầu sợi dây nhỏ trong tay ảo thuật gia, và hắn ra lệnh một cậu bé phụ tá nắm lấy nó và leo lên.  Cậu bé nhờ sợi dây leo lên và đến lượt cậu cũng mất hút! Nhà ảo thuật gọi cậu ba lần nhưng không có tiếng trả lời, hắn ta rút ra một con dao găm, và tỏ vẻ vô cùng tức giận, hắn ta nắm lấy sợi dây và cũng biến  mất! Lần lượt hắn ném xuống bàn tay cậu bé, rồi một bàn chân, rồi bàn tay kia, bàn chân kia, thân mình và cuối cùng là cái đầu! Lúc đó hắn tuột xuống, thở hổn hển, với quần áo vấy máu, cúi xuống hôn đất trước mặt tù trưởng[1] và nói với ông một vài câu bằng tiếng Trung Hoa.  Tù trưởng đáp lại bằng một mệnh lệnh, và ông bạn của chúng ta lượm tứ chi đứa trẻ ráp vào chỗ của chúng và đá một cái, và kìa! đứa bé ngồi dậy và đứng trước mặt chúng tôi.  Điều này làm tôi kinh ngạc vô cùng, Kari Afkharundin ngồi cạnh tôi nói: Wallah! Theo ý tôi không có cả việc leo dây lẫn tuột dây, không có việc cắt hay ráp nối thân thể: tất cả chỉ là trò ảo thuật”.

Theo Prajnàpàramità, toàn thể tiến trình giải thoát tính chất giống hệt trò ảo thuật này.  Hãy chứng kiến cuộc đối thoại sau đây  giữa đức Phật Thế Tôn và Subhùti (Tu Bồ Đề): “Thế Tôn: Như vậy Subhuti, nếu có một ảo thuật gia khéo léo hay một người học ảo thuật tạo ra ở ngã tư một đám đông; và sau khi tạo ra, hắn lại làm cho đám đông kia biến đi.  Ông nghĩ sao, Subhùti, có kẻ nào bị kẻ nào giết, hay sát hại, hay tiêu diệt, hay làm sao cho biến mất ? Subhùti: Bạch Thế Tôn, không.  Đức Thế Tôn: Cũng vậy một Bồ Tát, một đại nhân, dẫn dắt vô lượng và vô số chúng sinh đến Niết Bàn, và tuy vậy không có chúng sinh nào được dẫn dắt đến Niết Bàn, cũng như không có chúng sinh nào dẫn độ chúng sinh cả.  Nếu một vị Bồ Tát nghe thấy điều này mà không run, không sợ cũng không hoảng kinh, lúc đó người ta nói rằng vị đó đã được “mặc khôi giáp”.

Mật Tông Phật giáo từ những sự kiện này rút ra những kết luận thực tiễn.  Nó là kết quả tất nhiên, của những phát triển đi trước, về những khó khăn mà nó mang lại cho nhiều học giả là do các vị này tạo ra.  Dĩ nhiên, nếu người ta cho rằng Phật giáo “nguyên thủy” là một tôn giáo hoàn toàn duy lý theo ước nguyện của “Giáo hội đức lý” không pha một chút siêu nhiên hay thần bí nào, thì lúc đó Mật Tông sẽ trở thành sự “suy đồi” gần như không thể hiểu nổi của cái tự nhận là Phật giáo nguyên thủy.  Thực ra, Phật giáo luôn luôn liên kết chặt chẽ với điều mà nhà duy lý coi là mê tín dị đoan.  Thực tính của những năng lực siêu linh phi phàm, tức phép lại là một điều hiển nhiên.  Luyện tập những năng lực này, đối với những người có căn lực, là một phần chương trình của giải thoát, mặc dầu đối với những người khác đó là một ân phúc đáng nghi ngờ.  Sự hiện hữu của nhiều loại linh hồn xuất thể và thực tại của những mãnh lực pháp thuật đã được thừa nhận và lòng tin tưởng vào những mãnh lực này là một phần của vũ trụ luận quen thuộc.

Những tác giả Âu châu viết về Mật Tông thường sôi nổi bốc đồng.  Sự ghê tởm của họ một phần có tính cách trí thức, bởi vì họ tin rằng họ đã vượt qua những tin tưởng ma thuật của tổ tiên chúng ta.  Ngoài ra, Mật Tông tự bản chất gợi ra cho họ sự phẫn nộ về phương diện luận lý.  Đối với họ hình như trong lịch sử của Phật giáo, một nền siêu hình trừu tượng vô cùng cao viễn đã dần dần nhường chỗ cho một sự bận tâm về những thần tính hữu ngã và về ma thuật, cho sự sùng bái ngẫu tượng của lễ nghi phù thủy và mọi thứ mê tín.  Một sự vô luân có dụng ý hình như dành chỗ của sự khắc khổ ngày xưa.  Sự không tham trước thế gian trước kia đã được thay thế bởi ước muốn cưỡng bách nó tuân theo những khao khát nhơ nhớp nhất; thái độ chịu đựng hoàn cảnh bị thay thế bởi ước muốn thu phục quyền năng chế ngự hoàn cảnh.  Ngày xưa sự thanh bần được coi như điều kiện tiên quyết của sự tiến bộ tâm linh, bây giờ người ta nghĩ tới việc cầu đảo Kuvera và Jambhaha, những thần tài v.v…

Thái độ miệt thị này không công bình với Mật Tông.  Đúng là Mật Tông tuyên bố có hai mục tiêu - sự thành tựu (siddhi)[2]trong việc đạt tới giác ngộ viên mãn trong cuộc sống này, và sự thành tựu trong việc quy phục sức khỏe của cải và quyền năng.  Nhưng sự phối hợp phi luận lý giữa những mục tiêu thế gian và xuất thế gian này xưa như chính Phật giáo vậy và là một trong những cột trụ chính của sức mạnh Phật giáo.  Tính cách phi luận, như chúng ta sẽ thấy, không phải là phi luân của con người của thế gian này, nhưng của những bậc thánh.  Sự thỉnh cầu rằng bùa chú và nghi lễ pháp thuật là con đường chắc chắn nhất đưa đến giác ngộ viên mãn, quả thực, mới mẻ trong hình thức được đề cao, nhưng một sự phát triển lịch sử lâu dài chắc chắn phải dẫn đến đó.  Không những không phải là cơn ác mộng của một số những kẻ bội giáo bịp bợm, đáng kính một cách khả nghi, Mật Tông đã, và chính là một giai đoạn không tránh được của Phật giáo sử. 

---o0o---


LỊCH SỬ MẬT TÔNG


Ngày nay không thể xác định rõ rệt được thời gian trong đó những sự tu tập Mật Tông lần đầu tiên được nghĩ tưởng tới.  Những người theo Mật phái thường có khuynh hướng giữ bí mật.  Những quan điểm thần thông và bí truyền chắc chắn phải lưu hành trong những nhóm nhỏ gồm những kẻ được khai ngộ trong một thời gian rất lâu trước khi ra đến vòm trời cao rộng.  Với tư cách một hệ thống tư tưởng ít hay nhiều chính thức, Mật Tông sẽ trở nên quan trọng sau 500 hay 600 năm sau công nguyên.  Nhưng những bước khởi đầu của nó phải trở lại buổi bình minh của lịch sử nhân loại, khi xã hội nông nghiệp bị tràn ngập bởi ma thuật và phép phù thủy, sự tế sống người, và chế độ mẫu hệ, nghi thức cầu xin mưa nắng và những ma vương.  Mật Tông thực sự không phải là một sáng tạo phẩm mới mẻ, đó là kết quả của sự hấp thụ những tín ngưỡng sơ khai bởi truyền thống văn chương, và sự pha trộn của chúng với triết học Phật giáo.

Kinh điển Mật Tông Phật giáo như rừng rậm và phần lớn chưa được khai phá.  Phần rất nhỏ mới được dịch thuật.  Ngôn ngữ của những kinh bản này khó hiểu và tối tăm, nhiều khi cố ý như vậy.  Cũng như những người theo Ấn giáo, Phật tử phân biệt một thứ Mật Tông “hữu phái” và một Mật Tông “tả phái”.  Trong Ấn Độ giáo hai phái được phân biệt bởi sự kiện những“môn đồ của hữu phái” (dakshimàcàrin) chú trọng nhiều tới nguyên lý dương, những “môn đồ tả phái” (vàmàcàrin) chú trọng tới nguyên lý âm trong vũ trụ.  Trong Phật giáo, sự khác biệt chính giữa hai phái nằm trong thái độ của họ đối với cái giống (sex).  Nên dành từ ngữ Sàkti phái[3] cho hình thức tả phái.  Phái Sàkti Ấn Độ giáo liên kết với tôn phái thờ thần Siva.  Những giáo lý của phái Siva có một ảnh hưởng rất lớn đối với phái Sàkti Phật giáo.  Sàkti là năng lực sáng tạo hay “thế lực” của một thánh tính, nhân cách hóa như người vợ hoặc nữ vương của thánh tính ấy.  Trong tôn phái Siva, sự thờ phụng Sàkti nghiêng về phía người vợ của Siva – là Pàrvati hay Umà - được biết dưới tên Đại Nữ Thần hay Đại Mẫu.  Một đặc điểm của tôn phái Sàkti là đa số thánh tính hiện hữu dưới cả hai hình thức thiện và ác.  Hình thức hung của Pàrvati là Durgà, Bất Cận Thần, hay Kàlì, Hắc Thần.  Những hình thái hung ác liên kết với cái chết và sự hủy hoại, với phép chiêu hồn, với những cuộc tế sống người và vật.  Đồng thời tôn phái Siva rất có nhiều nữ thần, nhiều mụ phù thủy, tinh cái và nữ yêu quái mà phần lớn đã gia nhập vào tôn phái Sàktì Phật-giáo.  Những môn đồ của phái Sìva triệt để nhất không mấy khi được người đồng thời kính trọng.  Pháp sư Bhairavànanda của phái Sìva đã hát, trong một vở tuồng Ấn Độ vào năm 900 sau T.L. bài hát sau đây: 

Về sách ma thuật và thần chú – cho chúng xuống địa ngục cho rồi!

Thầy tôi đã miễn cho tôi việc tu tập thiền định.

Với rượu và đàn bà chúng ta sẽ đi rất xa.

Còn về giải thoát, chúng ta nhẩy múa hân hoan!

Nàng phù thủy trẻ và kiêu hãnh, tôi dẫn nàng đến trước bàn thờ.

Tôi ăn thịt béo ngon, tôi uống rượu mạnh;

Người ta cúng dường tất cả những thứ đó - với một cái chăn trên giường.

Ai có thể tưởng tượng nổi một tôn giáo tuyệt hảo hơn ?

Những thần thánh Vishnu và Brahman và những vị khác có thể giảng thuyết rất   hay

Về sự giải thoát bởi thiền định, nghi lễ thánh và Vệ đà.

Chỉ có người tình dịu dàng của Umà mới có thể dậy chúng ta

Sự giải thoát cùng với rượu, cùng vui thú với đàn bà

                                                            (C.P. Lanman) 



Sự nghiên cứu khoa học những tài liệu của Mật Tông hãy còn đang ở bước khởi đầu.  Hiện nay, theo chỗ chúng ta biết, trong rừng tông phái Mật Tông, có hai trường phái lớn quan trọng nhất về phương diện lịch sử, hình thức tả phái của Vajra-yàna, và hình thức hữu phái gọi là Mi-tsung (Mật Phái) .  Vajrayàna là Kim Cương Thừa.  Vajra nghĩa đen là sấm sét mà thần Indra, như Zeus hay Thor, dùng như khí giới rất lợi hại.  Tự tính không thể đập vỡ, nó chia xẻ tất cả mọi vật.  Trong triết học Phật giáo sau này, danh từ dùng để chỉ một bản chất siêu nhiên, cứng rắn như kim cương, trong sáng như chân không, không thể kháng cự như sấm sét.  Từ nay Vajra đồng nhất với thực tại tối hậu, với Pháp và với Giác ngộ.  Vajrayàna thần thoại hóa giáo lý về không tính, dậy rằng môn đồ, qua sự phối hợp của nghi thức, hồi phục lại trong bản chất kim cương đích thực, có một thân thể kim cương, được biến đổi thành kim cương Bồ Tát hay Tát Đỏa (Vajrasattva).  Những bước đầu tiên của Vajrayàna có thể ngược lại vào khoảng 300 sau T.L.  Như chúng ta biết, hệ thống được phát triển từ vào khoảng năm 600. Tam Nghiệp Bí Mật Kinh (Guhyasamàja Tantra) là một trong những pho kinh cổ điển nhất của phái này.  Vajrayàna được thành lập bởi nhiều đạo sư kế tiếp trong đó một đệ nhị Long-Thụ (vào khoảng 600-650) là một trong những vị đầu tiên.  Tên tuổi của các vị được ghi lại vào khoảng 1100 sau T.L.  Phái Vajrayàna có vẻ khởi nguyên từ cực Bắc Ấn, vừa ở phương Đông, như Bengale và vùng đồi núi Assam, và vừa ở phương Tây, một vùng gọi là Udiyàna có lẽ là vùng xung quanh Peshàvar.  Những ảnh hưởng ngoại Ấn cũng có một vài liên lạc với sự thành lập những tư tưởng Mật Tông.  Huyền học dục tình và sự nhấn mạnh về nguyên lý âm vay mượn rất nhiều của tầng lớp Dravidienne của nền văn minh Ấn Độ, trong sự thờ phụng những Nữ Thần hương thôn đã duy trì những truyền thống mẫu hệ về đức Thánh Mẫu nhiều hơn cả tôn giáo vệ đà.  Ở Bengale, sự bảo trợ của vương triều Pàla (750-1150) đã cho phép những giáo lý Mật Tông phát triển và tổ chức.  Phật giáo chính thức thời kỳ này một sự pha trộn của Prajnàpàramità và Mật Tông.  Chư tăng sống ở Nalandà và trong những tịnh xá do các vua triều Pàla xây dựng – như Odantapuri Vikramasila, Jaggadala, Somarùpa - phối hợp siêu hình học và pháp thuật gần như kiểu Gerbert ed Rhims và Albert đại đế trong dân ca thời trung cổ.  Phạm vi hoạt động của các vị được tượng trưng bởi Vàgisvarakìrti, vào khoảng 1100 sau T.L., mà Tàrànàtha viết như sau: “Trong khi chuyên chú nhìn thẳng khuôn mặt của Thành sở tác Trí (Tàrà) ngài đã đoạn trừ tất cả mọi nghi ngờ.  Ngài lập tám tông phái cho Prajnàpàramità, bốn tông phái để trình bầy Guhyasamàja, ba tông phái cho ba thứ Mật Tông khác.  Ngài cũng còn thiết lập nhiều tông phái cốt để giảng dậy luận lý Trung Quán.  Bằng pháp thuật, ngài tạo ra nhiều thuốc trường sinh để phân phát cho những người khác, đến nỗi những người già cả từ một trăm năm mươi tuổi và cao hơn nữa trở thành trẻ trung lại.”  Sự phối hợp giữa Prajnàpàràmità và Mật Tông cho thấy một sinh lực phong phú lạ thường.  Bị tiêu diệt ở Bengale, nó lan truyền tới Java và Népal và ngày nay còn tiếp tục tồn tại như một truyền thống sinh động ở Tây tạng.

Chúng ta còn biết tới Mật tông hữu phái nhiều nhất qua hệ thống Amoghavajra (Bất Không Kim Cương) (705-774) còn được lưu giữ ở Trung Hoa.  Học thuyết này cũng tự nhận truyền thừa từ Nàgàrjuna.  Mật tông Trung Hoa (Mi-Tsung) phối hợp hai hệ thống mật giáo, cả hai cùng thể nhập vào một đồ hình pháp thuật (mandala).  Đồ Hình Thai Tạng giới Mạn đà la (Garbha-dhàtu-mandala)  Kim Cương Giới Mạn đà la (Vajra-dhàtu-mandala) ở đây là vũ trụ.  Thân ngài được phân thành hai phần bổ túc cho nhauThai Tạng (Womb-element) yếu tố thụ động tâm linh, và Kim Cương (Diamont-element) yếu tố tác động, vật chất.  Toàn thể thế gian và sự phát lộ của Đức Phật cho chính ngài, và được biễu thị trong hai mạn đà la này.  Giáo lý này đến Nhật Bản với Kobo Daishi[4] vào khoảng 800 sau T.L. và ngày nay, dưới tên Chân Ngôn Tông (Shin-gon) vẫn còn là một trong những tông phái lớn nhất ở Nhật Bản, với 8.000.000 tín đồ và 11.000 tăng sĩ Thiên Thai tông (Ten-dai do Dengyo Daishi[5] sáng lập thu nạp.  Dengyo Daishi đã bổ túc những giáo lý này bằng một giáo lý “khai phóng” hơn, căn cứ trênDiệu Pháp Liên Hoa kinh.  Phái Saktì (Tính lực) chưa bao giờ bành trướng hơn ở Trung Hoa hay Nhật Bản.  Những khuynh hướng bí truyền phát triển trong tông phái Tachikawa của Chân Ngôn tông vào thế kỷ XI, nhưng tông phái này chẳng bao lâu bị đào thải Năm 1132 một tông phái Chân Ngôn canh tân, phái Tịnh Độ Chân Tông (Shingi-shingon shu) được thành lập. 

Kinh điển Mật tông gồm có luận, thần chú, nghi quĩ và thần thoại.  Những thần linh Mật tông thường mang cùng tên của những thần linh thuộc truyền thống bhakti.  Sự đồng nhất tên che dấu một sự khác biệt sâu xa trong tác dụng của vạn thần miếu.  Những thần thánh bhakti là những sản phẩm của óc tưởng tượng thần thoại, được yêu chuộng và cầu xin phò trợ.  Những thần thánh mật tông là những sự nhân cách hóa những sức mạnh tâm linh và pháp thuật mà người ta biến chế ra và sử dụng như những cấp bậc trên đường giải thoát. 

---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương