Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang37/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   38

THIỀN TÔNG (CH'AN)


Tiếng Ch'an là tiếng Trung Hoa tương đương với tiếng dhyàna của Sanskrit và có nghĩa là thiền định.  Người ta có thể phân biệt bốn giai đoạn trong sự phát triển của Thiền tông:

1. Một giai đoạn hình thành, bắt đầu vào khoảng 440 với một nhóm học tăng của bản dịch Lăng già kinh (Lankàvatàra sùtra) Hoa ngữ của Đức Hiền (Gunabhadra).  Vào khoảng năm 520 chúng ta có chân dung thần thoạt của Bồ-Đề Đạt Ma (Bodhidharma).  Sau đó, một nhóm tăng sĩ qui tụ xung quanh những người như Tăng Xán (tịch năm 606), bài kệ của ngài, gọi làTín tâm Minh là một trong số những bài thuyết minh hay nhất về Phật giáo mà ta được biết, và Huệ-Năng (637-713), người miền Nam Trung Hoa, được hậu thế coi như một người thất học, tinh thần thực nghiệm, đi đến chân lý bằng con đường đốn ngộ.  Nhiều truyền thống về cựu sử của Thiền tông là những phát kiến của thời gần đây.  Tuy nhiên, nhiều câu thoại đầu[2] và nhiều bài Kệ của các vị tổ được truyền thừa đến chúng ta, là những tài liệu lịch sử và tâm linh rất có giá trị.

2. Sau vào khoảng 700 sau T.L. Thiền tông tự lập thành một tông phái biệt lập.  Năm 734 ngày Thần Hội, một đệ tử của Huệ Năng, thành lập một phái ở Nam Trung Hoa.  Trong khi ngành Thiền tông miền Bắc suy tàn giữa thời nhà Đường (vào khoảng 750), tất cả những phát triển sau này của Thiền tông đều bắt nguồn từ phái của Thần Hội.  Chư tăng của Thiền Tông từ trước đến giờ vẫn sống trong những tinh xá của Luật Tông (Vinaya), nhưng vào năm 750 ngài Bá Trượng cung cấp cho họ một qui luật riêng, và một tổ chức độc lập.  Đặc điểm cách mạng nhất của Luật tông của Bá Trượng là sự du nhập công việc tay chân: “Một ngày không làm một ngày không ăn”.  Dưới triều đại nhà Đường (618-907), Thiền tông dần dần lấn át những tông phái khác.  Một trong những lý do là nó tồn tại hơn những tông phái khác sau cuộc ngược đãi tàn bạo năm 845.  Năm Thiền Sư trong đám đệ tử của Huệ Năng mở đầu cho một loạt những Thiền sư đời Đường và đó là thời kỳ oanh liệt và sáng tạo của Thiền tông.

3. Vào khoảng năm 1000, Thiền tông đã làm lu mờ tất cả mọi tông phái Phật giáo Trung Hoa, trừ Di đà giáo.  Trong Thiền Tông, phái Lâm Tế giữ vai trò lãnh đạo.  Phương pháp phái này nó ngày nay được hệ thống hóa, và đôi khi cơ giới hóa.  Trong hình thức mật ngôn và thoại đầu bí hiểm, thường nối kết với các thiền sư đời Đường, những chuyên thư được trước tác vào thế kỷ thứ XII và XIII.  Những mật ngôn theo thuật ngữ là Kungan (Nhật ngữ Koan, nghĩa đen là Công án).  Đây là một thí dụ: “Một hôm tăng sĩ hỏi Động Sơn “Phật là gì?”, Động Sơn trả lời: ba lạng vải gai.”

4. Thời kết thúc thời kỳ thấu nhập vào văn hóa Viễn Đông nói chung, trong nghệ thuật và trong tập quán sống.  Nghệ thuật thời Tống là một biểu thị của triết học Thiền.  Đặc biệt ở Nhật Bản, ảnh hưởng văn hóa của Zen rõ rệt nhất.  Thiền tông được mang vào Nhật Bản vào năm 1200.  Tính chất đơn giản và anh hùng mã thượng của nó đã lôi cuốn những người ở giai cấp võ sĩ.  Kỷ luật Zen giúp họ vượt được sự sợ hãi cái chết.  Nhiều bài kệ được trước tác giãi bầy sự chiến thắng cái chết của quân nhân:

Ta không tìm thấy nơi trú ẩn trên trời cũng như trên trái đất.



Ta sung sướng biết rằng vạn pháp giai không, - ta và cả thế gian này.

Vinh quang thay lưỡi gươm được các kiếm khách Yuan vung lên!

Đập và cắt ngọt cơn gió xuân, như một tia chớp.”

Mô tả kỹ lưỡng về ảnh hưởng bao trùm của Zen trên hội họa Nhật bản và bút thiếp, nghệ thuật làm vườn, trà đạo, kiếm đạo, vũ và thi ca sẽ đưa chúng ta đi quá xa; tôi phải mời độc giả tham khảo những tác phẩm tuyệt tác của D.T. Suzuki về vấn đề này.

Những nét đặc trưng của Phật giáo Thiền tông như thế có thể xếp dưới bốn chủ đề:

1. Những khía cạnh cổ truyền của Phật giáo bị cừu thị.  Ảnh tượng và kinh điển bị khinh miệt, những ước lệ bị chế diễu bởi những sự kỳ dị cố ý.  Thiền tông bầy tỏ một tinh thần thực tiễn triệt để rất giống tinh thần của Royal Society ở Anh quốc vào thế kỷ XVII.  Châm ngôn của họ là: “Đừng nghĩ, hãy thử!” và “Với sách vở họ xen vào tất cả để chỉ thấy cái mà những kinh nghiệm đã thử trước họ” (Sprat).  Thiền tông nhắm truyền đạt trực tiếp Phật tính ngoài truyền thống văn tự.  Sự nghiên cứu kinh điển do đó bị sao nhãng.  Trong những tinh xá người ta đặt kinh điển sát cạnh nhà cầu phòng khi ngẫu nhiên tham khảo tới.  Bàn luận về những sớ giải, lục lọi kinh điển, nghiền ngẫm văn tự bị coi như mò cát dưới đáy biển: “Đếm những của cải của kẻ khác ích lợi gì?”, “Để thấy tự tính là Thiền.” Chỉ có cái đó mới đáng kể.  Những sử gia thường qui những thái độ này vào phong thể thực tiễn của dân tộc tính Trung Hoa.  Điều này không thể hoàn toàn đúng, bởi chủ trương phi truyền thống đã tràn ngập toàn thể thế giới Phật giáo giữa năm 500 và 1000 và Mật Tông Ấn Độ về phương diện này cung hiến nhiều tính chất song phương với Thiền tông.

2. Thiền tông đối nghịch với sự suy lý siêu hình, nó ghê tởm lý thuyết và nhằm phế bỏ lý luận.  Trực giác được đề cao hơn màng lưới vi tế của tư tưởng tế nhị rất nhiều.  Chân lý không được phát biểu bằng thuật ngữ trừu tượng và tổng quát, nhưng hết sức cụ thể.  Những thiền sư đời Đường nổi tiếng vì những câu sấm ngữ bí hiểm cũng như những hành vi kỳ dị và độc đáo.  Giải thoát được tìm thấy trong những sự vật thông thường của đời sống hàng ngày.  Huyền Kiến (?) giác ngộ khi bổn sư của ngài thổi tắt một ngọn nến, người khác giác ngộ khi thấy hòn gạch rơi, người khi chân bị gẫy.  Đó không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ.  Trưởng Lão Kệ và Trưởng Lão Ni Kệ bằng tiếng pàli chứng minh rằng trong Cổ Phái Trí Tuệ những việc ngẫu nhiên tầm thường cũng có thể làm phát khởi sự thức tỉnh tối hậu.  Những thiền sư phô trương sự bất đồng với truyền thống bằng những hành động kỳ cục.  Họ đốt những tượng Phật bằng gỗ, giết mèo, bắt tôm cá.  Thiền sư trợ giúp đệ tử bằng “hành động trực tiếp” như kéo mũi, dùng thiền trượng đánh (pang) hay hét vào tai thiền giả (pang-ho) nhiều hơn là bằng những lời nói khôn ngoan.  Công án, nền tảng và trợ lực của thiền định, gồm mật ngữ và những chuyện bí hiểm mà người ta phải suy niệm cho đến khi sự kiệt quệ tinh thần đưa đến sự thấu hiểu thình lình ý nghĩa của chúng.  Nhưng Công án cũng không phải là một sản phẩm riêng của tinh túy Trung Hoa.  Đó chỉ là hình thức Trung Hoa của khuynh hướng chung của Phật giáo, cùng thời đó, xuất hiện ở Bengale, nơi Mật Tông Sahajiya giảng dậy bằng những mật ngữ và thuật ngữ bí hiểm, một phần để giữ bí mật cho tư tưởng, một phần để tránh những suy lý trừu tượng bằng biểu tượng cụ thể.

3. Đốn ngộ là biểu ngữ đặc biệt của ngành Thiền Tông phương Nam.  Sự Giác ngộ theo Huệ Năng và những vị tổ kể tiếp ngài là một tiến trình chớp nhoáng chứ không phải tiệm tiến.  Thâm ý của giáo lý này thường bị hiểu lầm.  Thiền sư không có ý nói rằng sự sửa soạn không cần thiết và Giác ngộ được đạt tới trong một thời gian gấp rút.  Các vị nhấn mạnh tới chân lý thần bí chung cho rằng sự giác ngộ xẩy ra trong một “khoảnh khắc phi thời gian,” nghĩa là ngoài thời gian, trong vĩnh cửu, và đó là một hành vi của chính Tuyệt đối, không phải việc làm của chúng ta.  Người ta không thể làm bất cứ điều gì để trở nên “giác ngộ” hết (ch IV, 7).  Trông đợi những khổ hạnh hay thiền định mang lại giải thoát chẳng khác nào “mài một viên gạch để biến nó thành một tấm gương.”  Giác ngộ xẩy ra, không có sự can thiệp của bất cứ một điều kiện hay ảnh hưởng rõ rệt nào, ta có thể nói nó giống như một biến cố hoàn toàn “tự do.”  Không phải sự thu thập dần dần công đức nhưng một hành vi lãnh hội hốt nhiên tạo ra giác ngộ.  Giáo lý này, trong yếu tính, thuộc chính thống giáo.  Thiền tông chỉ ra ngoài chính thống giáo khi kết luận rằng người ta không cần câu chấp những chỉ thị thứ yếu của luật, và do đó vun trồng một thái độ lãnh đạm luân lý cho phép nó chiều theo những yêu sách của chủ trương quân phiệt Nhật Bản.

4. Như Di đà giáo, Trung quán và trong một giới hạn nào đó, như Mật Tông, Thiền tông tin tưởng rằng sự viên mãn của đời sống Phật giáo chỉ có thể tìm thấy trong sự phủ nhận nó.  Đức Phật ẩn trong những sự vật tiềm tàng của cuộc sống thường thật.  Chúng đến như thế nào nhận như thế, thế là giác ngộ. “Với những thiền giả, khi họ trông thấy cây gậy họ gọi nó đơn giản là cây gậy.  Nếu họ muốn đi là họ đi; nếu họ muốn ngồi, họ ngồi.  Họ không được bối rối hay điên dảo trong bất cứ cảnh ngộ nào.” Hoặc “kỳ diệu siêu phàm thay! Và tuyệt vời tay! Ta kéo nước lên ta vác củi này!” Hay:

Mùa xuân, hoa nở, và mùa thu trăng thanh.



Mùa hạ gió mát thổi, và mùa đông tuyết rơi.

Ta còn cần gì hơn nữa?

Mỗi giờ là một phút giờ hân hoan”.

---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương