Tichtruyenphapcu


*  12. Nghiệp Của Ðề Bà Ðạt Ða



tải về 3.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang25/293
Chuyển đổi dữ liệu11.03.2023
Kích3.79 Mb.
#54358
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   293
tichtruyenphapcu


12. Nghiệp Của Ðề Bà Ðạt Ða 
Nay than, đời sau than... 
Giáo lý này do đức Ðạo sư dạy khi ở tại Kỳ Viên, liên quan đến Ðề-bà-đạt-đa. 
Chuyện của Ðề-Bà-Ðạt-Ða, từ lúc trở thành Tỳ-kheo đến lúc mặt đất nứt ra và 
nuốt ông ta, đều có trong mọi chuyện Bổn Sanh. 
Sau đây là tóm tắt câu chuyện: 
Khi Thế Tôn ngụ tại vườn xoài Anupiya, gần Anupiya, một thị trấn của thị tộc 
Mallas, tám mươi ngàn quyến thuộc của ngài một hôm bổng nhận ra những đặc điểm của 
đấng Như Lai nơi Ngài, và tám mươi ngàn chàng trai con của họ đồng tình rằng Ngài là 


vua hay một vị Phật, Ngài cũng sẽ sống với một đoàn tùy tùng gồm những ông hoàng 
dòng Sát-đế-lợi. Sau đó trừ sáu ông hoàng trẻ tất cả đều xuất ly thế gian và trở thành Tỳ-
kheo. 
Thấy sáu ông hoàng trẻ họ Thích này là vua Bhaddiya, và các ông hoàng 
Anuruddha, Ananda, Bhayu, Kimbila và Devadatta chưa xuất thế, hoàng tộc họ Thích 
thảo luận với nhau: 
- Chúng ta chỉ cho chính con của chúng ta vào Tăng đoàn. Còn sáu ông hoàng họ 
thích này chắc không phải quyến thuộc của Phật nên không xuất gia làm Tỳ-kheo. 
Vì vậy, một hôm, ông hoàng họ Thích tên Mahanama đến gặp em là A-nậu-lâu-đà 
(Anuruddha), tâm sự: 
- Này em, trong gia đình ta chưa có ai xuất gia, em hãy xuất gia trở thành Tỳ-kheo 
và anh sẽ theo gương em. 
Thuở đó, A-lậu-nâu-đà là người được nuôi dưỡng trong nhung lụa và sự cưng chìu, 
chàng chưa bao giờ nghe tiếng "không có". Thí dụ, một hôm sáu ông hoàng họ Thích này 
chơi bắn bi. A-nậu-lâu-đà lấy bánh ra đánh cuộc. Khi thua, chàng nhắn về nhà đòi bánh. 
Mẹ chàng làm bánh đưa cho họ. Mấy ông hoàng ăn bánh xong tiếp tục chơi. A-nậu-lâu-
đà thua liên tiếp. Ba lần mẹ chàng phải gởi bánh tới. Lần thứ tư bà nhắn: 
- Không có bánh để gởi. 
Trước đó A-nậu-lâu-đà chưa hề nghe chữ "không có". Do đó chàng nghĩ rằng đó 
là một loại bánh khác, chàng nhắn bảo tên tiểu đồng về nhà: 
- Hãy gởi cho tôi mấy cái bánh không có. 
Khi mẹ chàng nhận được tin "Mẹ ơi! Hãy gởi cho con mấy cái bánh không có", bà 
tự nghĩ: 
- Từ trước con ta chưa hề nghe chữ không có, vậy thì ta sẽ dạy cho nó biết nghĩa 
ấy. 
Rồi bà lấy một bát vàng rỗng chụp lên một bát vàng khác và gởi cho con trai. 
Chư thiên bảo vệ thành biết được khi xưa A-nậu-lâu-đà là Annabhara đã bố thí 
thức ăn phần mình cho Phật Ðốc Giác Uparritha và ước nguyện: "Không bao giờ bị nghe 
tiếng 'không có', không bao giờ cần biết thức ăn từ đâu đến". Bây giờ nếu để A-nậu-lâu
đa thấy bát rỗng, các vị trời sẽ không bao giờ dự được hội trời, ngoài ra có thể đầu bị bể 
làm bảy mảnh nữa. 
Vì thế chư thiên bỏ đầy bánh trời vào bát. Ngay khi bát được đặt xuống trên chiếc 
dĩa tròn và mở ra, mùi bánh thơm tỏa khắp thành. Hơn nữa, lúc miếng bánh đuợc đặt vào 
miệng, bảy ngàn thần kinh vị giác rung lên. A-nậu-lâu-đà thưởng thức xong liền kết luận: 
- Mẹ ta chẳng thương ta, mọi khi mẹ chẳng hề chiên bánh không có này cho ta. Từ 
đây trở đi ta sẽ không ăn loại bánh nào khác. 
Rồi chàng về nhà hỏi mẹ: 
- Mẹ, mẹ có thương con hay không? 


- Con cưng của mẹ, con ví như con mắt quí báu của một người chỉ có một con mắt, 
và cũng giống như trái tim mẹ yêu quí con còn hơn thế nữa. 
- Vậy thì mẹ thương, tại sao mấy lần trước mẹ không chiên bánh "không có" cho 
con? 
Người mẹ hỏi chú tiểu đồng: 
- Nhỏ, không có gì trong bát chứ? 
- Thưa bà, chiếc dĩa tràn đầy bánh, và thứ bánh này tôi chưa hề thấy trước kia. 
Người mẹ liền hiểu: "Thật là con ta có công đức lớn. Chắc là nó có một ước 
nguyện. Những vị trời chắc đã bỏ bánh dầy đĩa và gởi cho nó". 
Ðứa con nói tiếp với mẹ: 
- Từ nay con sẽ không ăn loại bánh nào khác hơn. 
Từ nay về sau xin mẹ hãy chỉ chiên bánh "không có" cho con. 
Từ lần đó, khi con bà nói "Con muốn ăn bánh" bà liền gởi một bát không, đậy 
bằng một bát khác, và suốt thời gian chàng sống ở nhà, những vị trời gởi bánh trời cho 
chàng. Vì A-nậu-lâu-đà quá ngây thơ với mọi sự như thế làm sao chàng có thể nghĩ ra để 
hiểu ý nghĩ của từ ngữ "trở thành một Tỳ-kheo". 
Vì lý do đó chàng hỏi anh mình: 
- Trở tnành một Tỳ-kheo là sao? 
Anh chàng trả lời: 
- Ðời sống của một Tỳ-kheo gồm cạo bỏ râu tóc, ngủ trong bụi gai cũng bình 
thường như y trong giường đẹp và đi khắp nơi khất thực. 
A-nậu-lâu-đà bày tỏ ý mình: 
- Này anh, em quá sung sướng, em sẽ không bao giờ có thể thành một Tỳ-kheo. 
- Tốt lắm, em thân yêu, vậy hãy học nghề nông và sống đời sống của một gia chủ. 
Nhưng ít nhất, một trong hai anh em chúng ta phải trở thành Tỳ-kheo. 
A-nậu-lâu-đà nói: 
- Làm nông là sao? 
Làm sao có thể trông mong một chàng trai biết được ý nghĩ của chữ nông nghiệp 
khi anh ta không biết được thức ăn từ đâu đến? Như một ngày nọ, ba ông hoàng Kimbila, 
Bhaddiya và A-nậu-lâu-đà bàn lận với nhau về thức ăn từ đâu đến. 
Kimbila nói: 
- Nó đến từ kho lúa. 
Bhaddiya nói với chàng: 
- Anh không biết thức ăn từ đâu đến, nó đến từ cái nồi. 
A-nậu-lâu-đà nói: 
- Cả hai anh đúng là chẳng biết thức ăn đến từ đâu cả. Nó đến từ một bát vàng đậy 
nắp ngọc. 


Người ta kể rằng: Một hôm Kimbila thấy gạo được chuyển ra từ kho thóc, và lập 
tức chàng nghĩ "những hạt gạo được sản xuất trong kho". Cũng vậy, một hôm Bhaddiya 
thấy thức ăn được múc ra từ một cái nồi, và chàng cho rằng "nó có được từ trong nồi". 
A-nậu-lâu-đà chưa hề thấy người ta chứa gạo, nấu cơm hay múc ra khỏi nồi, 
nhưng chỉ thấy sau khi đã múc ra khỏi nồi và đặt trước chàng. Vì vậy chàng cho rằng khi 
người ta muốn ăn, thức ăn xuất hiện ngay trong một bát vàng. Ðó là sự ngu dốt của cả ba 
ông hoàng về việc thức ăn đến từ đâu. 
Bấy giờ trở lại khi A-nậu-lâu-đà hỏi: 
- Làm nông nghĩa là sao? 
Chàng nhận được câu trả lời sau: 
- Trước hết cánh đồng phải được cày lên, và sau đó những việc khác như thế, như 
thế phải làm. Và những việc ấy phải làm từ năm này đến năm khác. 
Chàng tự nhủ: 
- Những bổn phận ràng buộc với nghề nông như thế thì đến bao giờ mới hết. Bao 
giờ chúng ta mới có thời gian vui hưởng tài sản của mình một cách an nhàn? 
Và vì cho rằng những bổn phận ràng buộc vào đồng áng không bao giờ hết và 
không bao giờ dừng, chàng liền đổi ý: 
- Thôi thì, nếu như vậy anh phải sống đời sống của một gia chủ; còn em, em 
không sống như vậy. 
Sau đó, chàng đến nói với mẹ: 
- Mẹ! Hãy cho phép con! con muốn xuất gia trở thành một Tỳ-kheo. Ba phen 
chàng đòi mẹ cho phép trở thành Tỳ-kheo và ba lần bà từ chối. Cuối cùng bà nói với 
chàng: 
- Nếu vua Bhaddiya, bạn con xuất gia, con có thể xuất gia với anh ta. 
Sau đó, chàng đến Bhaddiya bạn mình và nói: 
- Này bạn, tôi có xuất gia được hay không với điều kiện là bạn xuất gia đấy! 
A-nậu-lâu-lâu-đà thúc giục bạn Bhaddiya bằng mọi lý lẽ khiến anh cùng đi xuất 
gia. Và cuối cùng, vào ngày thứ bảy Bhaddiya hứa khả. 
Rồi sáu ông hoàng thuộc giai cấp Sát-đế-lợi - Bhaddiya, vua của những người họ 
Thích (Sakyans), A-nậu-lậu-đá, Ananda, Bhagu, Kimbila và Ðề-bà-đạt-đa - kèm thêm 
người hớt tóc là Upali thành bảy người, sau bảy ngày vui hưởng hạnh phúc thần tiên như 
những vị trời, bắt đầu ra đi với trang phục nhiều gấp bốn lần, như thể trên đường đến 
vườn giải trí. Khi họ tới lãnh thổ nước khác, họ ra lệnh quân lính trở về. Họ cởi những đo 
trang sức, gói lại và đưa cho Upali, nói: 
- Này Upali, bây giờ hãy trở về. Tất cả tài sản này sẽ đủ cung cấp cho anh sanh 
nhai. 
Upali gieo mình xuống chân họ, lặn lộn trên đất và khóc thảm thiết. Nhưng không 
giám cãi lệnh, đứng lên và trở về. Giờ chia tay rừng rủ lá, đất rung động. Upali đi được 
một quãng ngắn không an lòng vì nghĩ rằng những người Sakyans họ Thích ác nghiệt và 


tàn bạo có thể giết mình vì nghĩ rằng mình đã giết anh em họ. Những ông hoàng họ Thích 
Sakyans này đã từ bỏ nếp sống lộng lẫy xa hoa, đã lột bỏ những trang sức vô giá xem như 
một đống đờm dãi và dự định xuất gia trở thành Tỳ-kheo. Sao mình lại không? 
Rồi ông mở gói, treo những đồ trang sức trên cây để mặc, ai muốn hãy đến lấy! 
Xong, ông đến chỗ những ông hoàng. Họ ngạc nhiên hỏi ông tại sao ở lại, ông kể 
với họ toàn bộ câu chuyện. Như vậy sáu ông hoàng đem theo người thợ cạo Upali đến 
Thế Tôn và bạch: 
- Bạch Thế Tôn, chúng con là những người họ Thích kiêu hãnh. Người thợ cạo 
này là người phục vụ chúng con từ lâu. Xin thu nạp ông ta vào Tăng đoàn trước, vì để 
ông ta vào trước chúng con sẽ cung kính ông ta, do sự kiêu hãnh của chúng con sẽ được 
giảm bớt. 
Vậy là trước tiên họ đã xin cho thợ cạo Upali xuất gia trước và sau đó chính họ xin 
vào Tăng đoàn. 
Trong sáu ông hoàng họ Thích này , Tôn giả Bhaddiya chứng Tam minh ngay mùa 
hạ đầu. Tôn giả A-nậu-lâu-đà chứng Thiên nhãn thông, và sau nghe bài kinh đầu đề 
"Những điều suy niệm của một bậc đại nhân", Ngài chứng A-la-hán. Tôn giả A-nan 
chừng quả Dự lưu, Trưởng lão Bhaya và Trưởng lão Kimbila sau đó khai mở Minh-sát-
tuệ và chứng A-la-hán. Ðề-bà-đạt-đa chứng thần thông thấp hơn. 
Sau một thời gian, khi Thế Tôn ngụ tại Kossambi, của cải và tiếng tăm đều dồn về 
Thế Tôn và chúng đệ tử của Ngài. Mọi người đến tinh xá thường mang trong tay y phục, 
thuốc men và những vật cúng dường khác, và hỏi: 
- Ðức Ðạo sư ở đâu? 
- Trưởng lão Xá-lợi-phất đâu? 
- Trưởng lão Mục-kiền-liên đâu? 
- Trưởng lão Ca-diếp đâu? 
- Trưởng lão Bhaddiya đâu? 
- Trưởng lão A-nậu-lâu-đà đâu? 
- Trưởng lão A-nan đâu? 
- Trưởng lão Bhagu đâu? 
- Trưởng lão Kimbila đâu? 
Nói xong, họ đi tìm chỗ ngồi của tám mươi vị Ðại đệ tử. 

tải về 3.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   293




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương