Tài liệu tham khảo BÀn trộN Âm soundcraft cùng các thiết bị ngoại VI trong phòng thu sida



tải về 351.28 Kb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích351.28 Kb.
#17889
1   2   3   4   5   6   7   8   9

7. HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHÒNG THU SIDA

7.1. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của hệ thống thiết bị phòng thu SIDA


a) Sơ đồ khối



Hình 11: Sơ đồ khối hệ thống thiết bị phòng thu SIDA
Hệ thống thiết bị phòng thu SIDA được đấu nối như trên hình 11 với các thiết bị, linh kiện như sau:

  • Stud Sp: cặp loa kiểm tra trong phòng thu SAGA.

  • Box: bộ phân phối tín hiệu cho 3 tai nghe phòng thu (H là tai nghe AKG K100).

  • 3 micro điện dung SHURE BG 5.1.

  • C: nút ho (công tắc ho).

  • Op SW: chuyển mạch quang học để cấp điện cho 2 đèn báo.

  • Cue: đèn báo CUE đặt trong phòng thu.

  • On-Air: đèn báo On-Air gắn trong phòng máy.

  • Mixer Soundcraft: bàn trộn âm phát thanh trực tiếp SOUNDCRAFT Series 10.

  • Pwr: bộ nguồn cấp điện cho bàn trộn âm.

  • Tuner: đầu thu thanh PIONEER F-104 để kiểm tra tín hiệu chương trình phát thanh trực tiếp đang phát trên sóng FM.

  • CR Sp: cặp loa kiểm tra phòng máy GENELEC, H: tai nghe phòng máy AKG K100.

  • Hybrid: bộ Telephone Hybrid SONIFEX HY-02.

  • Tel: điện thoại bàn.

  • CD1, CD2: 2 máy phát đĩa CD chuyên nghiệp MARANTZ PMD321.

  • Deck1, Deck2: 2 máy cassette chuyên nghiệp MARANTZ PMD502.

  • S1, S2, S3, S4: 4 bộ chuyển đổi đối xứng – không đối xứng SYMETRIX 303.

  • DA: máy tăng âm phân phối 6 đầu ra SONIFEX REDBOX RB-DA6.

  • Lim: bộ hạn biên SONIFEX REDBOX RB-SL2.

Phòng thu SIDA được ngăn thành 2 phòng: phòng thu (studio) với diện tích khoảng 28m2 và phòng máy hay phòng điều khiển (control room) với diện tích khoảng 18m2. Cửa vào phòng thu SIDA được mở vào phòng máy, từ phòng máy có cửa đi vào phòng thu. Cửa sổ lớn bằng kính lắp giữa phòng thu và phòng máy cho phép người làm việc trong hai phòng này nhìn thấy nhau và có thể truyền thông cho nhau bằng cử chỉ, điệu bộ. Cả phòng thu và phòng máy đều được xử lý tiêu âm và cách âm khá tốt, cho phép thu âm bằng micro tại phòng thu hoặc thu âm bằng micro ngay tại phòng máy.

Phòng thu có bàn ghế cho phát thanh viên, người dẫn chương trình và khách mời ngồi đối diện với cửa sổ nhìn sang phòng máy để thực hiện các bản tin phát thanh, phỏng vấn hoặc tọa đàm phát thanh. Diện tích phòng thu cũng đủ rộng để thu thanh các chương trình câu chuyện truyền thanh, kịch truyền thanh. Hiện nay phòng thu được bố trí 3 micro điện dung gắn trên 3 cần micro, 3 tai nghe lấy tín hiệu từ bộ phân phối tín hiệu cho tai nghe và cặp loa phòng thu. Công tắc ho COUGH và đèn báo CUE được đặt ngay trên bàn. Đồng hồ treo trên tường để theo dõi thời gian.



Phòng máy có bàn với hình dạng chữ U để bố trí thiết bị thuận tiện cho việc thao tác: bàn trộn âm đặt chính giữa đối diện với cửa sổ; máy cassette 1, máy phát đĩa CD 1, đầu thu thanh Tuner và bộ Telephone Hybrid đặt bên trái kỹ thuật viên; máy cassette 2, máy phát đĩa CD 2 và máy tính PC đặt bên phải kỹ thuật viên. Bộ nguồn cho bàn trộn âm, máy tăng âm phân phối, bộ hạn biên được đặt phía dưới bàn trộn âm. Kỹ thuật viên, người chịu trách nhiệm điều khiển toàn bộ hệ thống thiết bị theo yêu cầu của đạo diễn hoặc biên tập viên, ngồi giữa hệ thống thiết bị, đối diện với bàn trộn âm và có thể nhìn sang phòng thu thông qua cửa sổ. Phòng thu có bố trí cặp loa kiểm thính, một tai nghe cho kỹ thuật viên. Một micro sẵn có trong bàn trộn âm cho phép kỹ thuật viên nói chuyện với phòng thu cũng như nói chuyện với người gọi điện thoại tới. Bộ Telephone Hybrid đang đấu nối vào đường dây điện thoại. Tín hiệu ra khỏi bộ chuyển đổi S4 được dẫn sang phòng trạm máy A301 để có thể đấu nối với đầu vào máy phát thanh FM để phát thanh trực tiếp chương trình phát thanh đang sản xuất tại phòng thu SIDA này. Trong phòng máy có đồng hồ treo tường để theo dõi thời gian, đèn báo ON-AIR để báo đang làm phát thanh trực tiếp.
b) Nguyên lý hoạt động

  • Bàn trộn âm có 12 đầu vào, sử dụng 4 khối đầu vào mono, 2 khối đầu vào telco và 6 khối đầu vào stereo được bố trí theo thứ tự từ trái sang phải như sau:

  • [1] Đầu vào stereo: dự phòng, chưa sử dụng.

  • [2] Đầu vào stereo: nối với máy phát đĩa CD1.

  • [3] Đầu vào stereo: nối với máy cassette Deck1 thông qua bộ chuyển đổi đối xứng – không đối xứng S1 vì các đầu vào, đầu ra tín hiệu của Deck1 này đều thuộc loại không đối xứng.

  • [4] [5] [6] Ba đầu vào mono: nối với 3 micro đặt trong phòng thu.

  • [7] Đầu vào mono: dự phòng, chưa sử dụng.

  • [8] Đầu vào stereo: nối với máy phát đĩa CD2.

  • [9] Đầu vào stereo: nối với máy cassette Deck2 thông qua bộ chuyển đổi đối xứng – không đối xứng S2 vì các đầu vào, đầu ra tín hiệu của Deck2 này đều thuộc loại không đối xứng.

  • [10] Đầu vào stereo: nối với máy vi tính PC thông qua bộ chuyển đổi đối xứng – không đối xứng S3 vì các đầu vào, đầu ra tín hiệu của PC đều thuộc loại không đối xứng.

  • [11] Đầu vào telco: dự phòng, chưa sử dụng.

  • [12] Đầu vào telco: nối với bộ Telephone Hybrid.

  • Tín hiệu từ các đầu vào này (cụ thể là tín hiệu từ micro trong phòng thu, tín hiệu của người gọi điện thoại gọi vào, tín hiệu thu sẵn phát lại từ CD, băng cassette hay máy vi tính) sẽ được bàn trộn âm lựa chọn, hiệu chỉnh mức, điều chỉnh âm sắc, pha trộn (nếu sử dụng cùng một lúc từ 2 nguồn tín hiệu vào trở lên) rồi đưa tới đầu ra.

  • Khi đang sử dụng micro phòng thu (khi đẩy chiết áp gạt của micro lên), đèn báo CUE trong phòng thu và đèn báo ON-AIR trong phòng máy sẽ sáng, báo hiệu đang thu âm thanh từ phòng thu.

  • Khi đang thu âm từ micro, có thể ấn nút ho COUGH khi ho hoặc hắt hơi để tạm ngắt tín hiệu micro.

  • Hai máy phát đĩa CD có thể được điều khiển từ xa để phát đĩa CD khi chiết áp gạt tương ứng trên bàn trộn âm được đẩy lên.

  • Tín hiệu âm thanh sau khi ra khỏi bàn trộn âm sẽ cung cấp cho bộ khuếch đại phân phối để rẽ thành 6 đường: 1 đường qua bộ hạn biên, bộ chuyển đổi đối xứng – không đối xứng S4 đưa tới máy phát thanh FM, 2 đường đưa trở lại 2 máy cassette Deck1, Deck2 để ghi băng cassette, 1 đường đưa trở lại máy tính để ghi âm vào đĩa cứng, 2 đường còn lại để dự phòng, chưa sử dụng.

  • Trong lúc chưa phát sóng trực tiếp hoặc trong lúc đang phát sóng tín hiệu lấy từ các khối đầu vào khác, sử dụng thích hợp các nút điều khiển trên bàn trộn âm, kỹ thuật viên có thể kiểm tra tín hiệu đọc thử trước micro, tín hiệu phát thử từ băng, đĩa CD, đĩa cứng như là các tín hiệu nghe trước chiết áp PFL, cũng như có thể trao đổi trước với người gọi điện thoại tới tham gia chương trình.

  • Trong lúc không phát sóng tín hiệu micro, người trong phòng máy và trong phòng thu cũng có thể nói chuyện được với nhau thông qua micro và loa hay tai nghe.

  • Đầu máy thu thanh Tuner được dùng để thu kiểm tra chương trình phát thanh đang phát sóng trực tiếp trên sóng FM. Đầu ra Tuner được nối vào bàn trộn âm như là một tín hiệu bên ngoài EXT để kỹ nghe kiểm tra.


7.2. Hướng dẫn sử dụng bàn trộn âm Soundcraft khi làm chương trình phát thanh trực tiếp


a) Khi đọc tin hoặc nói trực tiếp trên sóng

b) Khi đàm thoại với người gọi điện thoại trên sóng

c) Khi phát băng/đĩa chương trình thu sẵn lên sóng

d) Khi pha trộn các nguồn âm thanh để phát trực tiếp lên sóng

e) Khi thu, dựng các chương trình phát thanh thu sẵn

f) Khi thực hiện một buổi phát thanh trực tiếp

chưa soạn xong phần này
Ghi chú

Đồng hồ chỉ thị mức tín hiệu trên bàn trộn âm nên khống chế ở mức 6dB (lời nói), 5dB (nhạc), 4 dB (điện thoại)

Khi trộn âm thanh: phần âm thanh nền nên để ở khoảng 2 – 3 dB, phần tiếng nên để ở mức 5 – 6 dB

Khi biên tập âm thanh trên máy vi tính, các file âm thanh nên để ở mức 6dB.

Chất lượng băng thu qua máy ghi âm xách tay Marantz nên để ở mức 0dB là tốt nhất.

Mức tín hiệu ra khỏi bàn trộn âm đưa tới máy phát thanh thông thường nên để ở mức 6 – 7dB



tải về 351.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương