TÀi liệU ĐÀo tạo liên tục an toàn ngưỜi bệnh nhà xuất bản y họC


Tư vấn người bệnh về thông tin thuốc và tuân thủ điều trị



tải về 0.74 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.74 Mb.
#2195
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4.1.9. Tư vấn người bệnh về thông tin thuốc và tuân thủ điều trị

- Tư vấn người bệnh cách chủ động trong việc tìm hiểu và xác định đúng trước khi nhận thuốc hay sử dụng thuốc

- Cung cấp thông tin cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh về tên thuốc (bao gồm tên biệt dược và hoạt chất) cách sử dụng, mục đích điều trị, liều dùng và cách phản ứng phụ nghiêm trọng

- Hỏi ý kiến dược sỹ về cách sử dụng thuốc nêu người bệnh dùng trên 5 loại thuốc

- Khuyến khích người bệnh hỏi về các thuốc điều trị

- Trả lời đầy đủ các câu hỏi của người bệnh về thuốc (nếu có) trước khi điều trị.

- Cung cấp cho người bệnh thông tin về các thuốc cảnh báo cao kê trong đơn thuốc khi xuất viện

- Cung cấp cho người bệnh số điện thoại và người để liên lạc khi cần hỏi thông tin về thuốc sau khi xuất viện

- Khuyến khích người bệnh giữ tất cả thông tin về đơn thuốc đã dùng, các thuốc không kê đơn, thuốc đông dược, vitamin và đưa cho nhân viên y tế khi nhập viện hoặc điều trị tại nhà.

4.1.10. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng và rủi ro tại đơn vị

- Công bố vấn đề an toàn cho người bệnh là nhiệm vụ của đơn vị

- Đào tạo cho cán bộ quản lý bậc trung để đánh giá hiệu quả về năng lực và khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp.

- Thay đổi cách nghĩ đổ lỗi khi xảy ra sai sót trong sử dụng thuốc, khi các lỗi đó không dự đoán hoặc không đo đếm được.

- Thúc đẩy việc báo cáo thường xuyên và duy trì các sai sót từ các khoa phòng điều trị.

- Thông tin tất cả các sai sót cho người bệnh

- Định kỳ thảo luận nhóm về các sai sót đã xảy ra và cách phòng tránh.

- Xây dựng nhóm đa ngành thường xuyên phân tích, đánh giá các sai sót và các dữ liệu về an toàn người bệnh để thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn cho người bệnh.

- Mời đại diện hội đồng người bệnh tham gia thảo luận về vấn đề an toàn, khuyến khích cùng tham gia.

- Phổ biến rộng rãi thông tin về các giải pháp phòng ngừa sai sót.

- Sử dụng công nghệ mã hoá bệnh nhân trong điều trị..

4.2. Giải pháp với các đối tượng có liên quan

4.2.1. Đối với bác sỹ [4]

- Lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, tham khảo ý kiến dược sĩ và tư vấn với các bác sĩ chuyên ngành sâu.

- Đánh giá tổng trạng của người bệnh và xem xét tất cả các thuốc đang điều trị để xác định tương tác thuốc. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cần thiết để đánh giá và tối ưu hóa điều trị và khả năng đáp ứng với điều trị bằng thuốc của người bệnh.

- Bác sỹ cần biết về hệ thống quản lý thuốc tại bệnh viện, bao gồm: danh mục thuốc bệnh viện, quy trình điều tra sử dụng thuốc, hội đồng có thẩm quyền quyết định lựa chọn thuốc, quy trình thông tin thuốc mới, các quy định về quản lý thuốc và quy định kê đơn thuốc.

- Đơn thuốc cần ghi đầy đủ các thông tin: Họ tên người bệnh, tên thuốc ( tên gốc và tên thương mại), nồng độ/hàm lượng, đường dùng, dạng dùng, liều lượng, số lượng, tần suất sử dụng, tên bác sỹ kê đơn.

- Đơn thuốc được ghi rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu:

- Không sử dụng chữ viết tắt .

- Ghi cách sử dụng cụ thể cho mỗi loại thuốc trong đơn

- Ghi rõ số lượng cần sử đúng theo đơn vị đo lường (mg, ml), không nên ghi theo đơn vị đóng gói (lọ, hộp), ngoại trừ các thuốc dạng phối hợp.

- Kê đơn tên thuốc theo tên gốc, tránh: kê thuốc tên địa phương (thuốc bà lang…), tên hóa học, viết tắt tên thuốc.

- Luôn sử dụng một số 0 trước đơn vị nhỏ hơn 1 (ví dụ: 0,5 ml). Với đơn vị lớn hơn 1, không đượ thêm số 0 vào sau (ví dụ , 5,0 ml ).

- Ghi rõ đơn vị tính, tránh nhầm lẫn (Ví dụ: 10 units Unsulin thay vì 10U, có thể nhầm là 100)

- Đơn thuốc và chữ ký bác sỹ phải rõ ràng. Nếu có thể nên sử dụng máy tính hoặc kê đơn thuốc qua hệ thống máy tính.

- Với các y lệnh hoặc kê đơn thuốc bằng miệng, bác sỹ chắc chắn người thực hiện hiểu đúng đơn thuốc bằng cách đọc lại đơn thuốc cho bác sỹ.

- Hạn chế kê đơn thuốc tiêm

- Giải thích với người bệnh hoặc người nhà về các lưu ý và tác dụng phụ của thuốc

- Theo dõi người bệnh và định kỳ khám lại


      1. Đối với dược sỹ

- Triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện, có dược sỹ tham gia giám sát điều trị bằng thuốc (tham gia từ khi khám bệnh, lựa chọn thuốc điều trị thích hợp, dùng thuốc, xem xét khả năng tương tác thuốc, trùng lặp thuốc, đánh giá triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm thích hợp với người bệnh), điều tra sử dụng thuốc để giúp sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [4].

- Sẵn sàng cung cấp thông tin về thuốc cho bác sỹ và điều dưỡng

- Hiểu rõ về các quy trình và quy định trong cung ứng thuốc tại bệnh viện, kể cả thuốc cấp phát nội trú, ngoại trú và nhà thuốc bệnh viện

- Đảm bảo hiểu rõ đơn thuốc trước khi cấp phát

- Sắp xếp khu vực chuẩn bị thuốc gọn gàng, sạch sẽ và tránh gián đoạn khi chuẩn bị.

- Trước khi cấp phát thuốc hàng ngày, cần kiểm tra kỹ đơn thuốc. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình cấp phát. Đối với các thuốc cảnh báo cao (thuốc điều trị ung thư, thuốc cấp cứu…) cần kiểm tra 2 lần.

- Nên sử dụng nhãn phụ để cảnh báo các thuốc có nguy cơ cao và chú ý cách sử dụng thuốc. Ngăn ngừa các sai sót liên quan đến tên thuốc “nhìn giống nhau”, “đọc giống nhau” (LASA) [9]

1. Cung cấp thông tin về các thuốc LASA cho bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ trong bệnh viện

2. Xác định mục đích sử dụng thuốc trước khi cấp phát thuốc hay sử dụng thuốc.

3. Chỉ chấp nhận y lệnh bằng miệng khi thật sự cần thiết, trừ với các thuốc điều trị ung thư.

4. HĐT&ĐT cần xem xét các thuốc khi lựa chọn thuốc vào Danh mục thuốc bệnh viện, tránh các thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau

5. Kê đơn thông qua hệ thống mạng, tránh nhầm lẫn tên thuốc do chữ viết khó đọc

6. Thay đối cách nhận biết về tên các thuốc nhìn giống nhau (cả trong hệ thống kho tàng và máy tính) bằng cách đánh dấu, viết chữ cái cao hơn (DAUNOrubicin và DOXOrubicin)

7. Cảnh báo nguy cơ sai sót do nhầm lẫn thông qua hệ thống mạng bệnh viện

8. Sắp xếp các thuốc LASA tại các vị trí khác nhau trong kho thuốc, tủ thuốc, hộp thuốc của người bệnh…. Dán các nhãn cảnh báo cho cán bộ y tế trên các lọ thuốc.

9. Đề nghị báo cáo các trường hợp sai sót để có biện pháp phòng tránh kịp thời.

- Đảm bảo thuốc được cấp phát kịp thời, đảm bảo thời gian điều trị [3]

- Giám sát chất lượng và quy trình sử dụng các thuốc tại tủ trực thuốc tại các khoa lâm sàng, đảm bảo tối ưu hóa trong điều trị

- Giám sát chất lượng và quy trình trả thuốc từ các khoa lâm sàng. Đánh giá các thuốc không sử dụng do quên liều.

- Với các đơn thuốc kê cho người bệnh xuất viện, tư vấn cụ thể cho người bệnh hoặc người nhà cách sử dụng của từng thuốc, các lưu ý và cẩn trọng khi sử dụng.

- Thu thập và lưu trữ các dữ liệu về sai sót trong sử dụng thuốc để phòng ngừa và điều chỉnh các hoạt động về sử dụng thuốc


      1. Đối với điều dưỡng

- Hiểu rõ về các quy trình và quy định trong cung ứng thuốc tại bệnh viện, kể cả thuốc cấp phát nội trú, ngoại trú [4]

- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

- Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.

- Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc [2]

- Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.

- Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

- Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.

- Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị. Điền thông tin cần thiết vào mẫu báo cáo ADR và thông báo cho dược sỹ phụ trách.

- Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị. Giải thích cho người bệnh và người nhà về tác dụng và quy trình dùng thuốc. Với người bệnh từ chối điều trị theo y lệnh, báo cáo cho bác sỹ điều trị.

- Phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong dùng thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh.



4.3. Giám sát và quản lý sai sót trong sử dụng thuốc [4]

4.3.1. Giám sát chặt các yếu tố có khả năng gây sai sót

- Ca trực (tỷ lệ sai sót xảy ra cao hơn khi đổi ca)

- Nhân viên mới (thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo đầy đủ)

- Các đối tượng bệnh nhân: người già, trẻ sơ sinh, bệnh nhân ung thư.

- Bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc (dễ xảy ra tương tác thuốc)

- Môi trường làm việc (ánh sáng, tiếng ồn, hay bị gián đoạn)

- Cán bộ y tế quá tải và mệt mỏi

- Trao đổi thông tin giữa các cán bộ y tế không đầy đủ, rõ ràng

- Dạng thuốc (VD: giám sát sử dụng thuốc tiêm chặt chẽ)

- Bảo quản thuốc không đúng

- Tên thuốc, nhãn thuốc, cách đóng gói dễ gây nhầm lẫn

- Nhóm thuốc sử dụng nhiều

- Chữ viết tay trong bệnh án hoặc đơn thuốc không rõ ràng

- Hình thức kê đơn, yêu cầu thuốc bằng miệng dễ gây nhầm lẫn

- Các quy trình làm việc chưa hiệu quả

- Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị (có chức năng giám sát) chưa hiệu quả



      1. Quản lý các sai sót trong sử dụng thuốc

- Đảm bảo hỗ trợ và cung cấp cho người bệnh các liệu pháp khắc phục khi xảy ra sai sót

- Ghi chép và báo cáo ngay các sai sót khi được phát hiện theo các mẫu quy định của từng bệnh viện (mẫu báo cáo ADR, báo cáo chất lượng thuốc…).

- Với mỗi sai sót xảy ra, cần thu thập các thông tin và báo cáo đầy đủ bằng văn bản các nội dung, bao gồm: vấn đề xảy ra, nơi xảy ra, tại sao và như thế nào, các đối tượng có liên quan. Thu thập và giữ lại các bằng chứng có liên quan đến sự việc (vỏ thuốc, sy lanh) để tìm nguyên nhân và cách phòng tránh.

- Lãnh đạo bệnh viện, hội đồng quản lý chất lượng, trưởng khoa (phòng) và cá nhân có liên quan bệnh viện xem xét các sai sót và biện pháp khắc phục kịp thời.

- Nên thông tin rộng rãi về nguyên nhân và cách giải quyết các sai sót đã xảy ra. Các sai sót thường mang tính hệ thống, không nên xử lý bằng biện pháp kỷ luật mà khuyến khích báo cáo để có biện pháp phòng ngừa.

- Thông tin từ các báo cáo sai sót nên được làm tài liệu để đào tạo cho cán bộ y tế hoặc để làm căn cứ xây dựng các quy định phòng cách phòng tránh sai sót.

- Lãnh đạo bệnh viện và các hội đồng có liên quan định kỳ đánh giá các sai sót và xác định nguyên nhân gây sai sót và xây dựng các giải pháp phòng tránh (đào tạo, luân chuyển cán bộ, sửa đổi chính sách và quy trình, thay thế các trang thiết bị không phù hợp, …)

- Báo cáo các sai sót lên trung tâm quốc gia để tổng hợp và có chiến lược phòng tránh sai sót trên toàn quốc.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, (2008) Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

2. Bộ Y tế, (2011) Thông tư số 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

3. Bộ Y tế, (2011) Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh.

4. American Society of Hospital Pharmacists (1993), ASHP Guidelines on Preventing Medication Errors in Hospitals, Am J Hosp Pharm; 50:305–14.

5. Barker et al (2002), "Medication Errors Observed in 36 Health Care Facilities", Archives of Internal Medicine 162:1897-903.

6. Bates DW, Spell N et al (1997), "The costs of adverse drug events in hospitalized patients", JAMA 1997; 277:301-34.

7. Kathleen Holloway, Terry Green, (2005), Drug and Therapeutics Committees - A Practical Guide, World Health Organization n collaboration with Management Sciences for Health

8. Kohn LT, Corrigan JM et al (1999), "To err is human-building a safer health system", Washington, DC: National Academy Press.

9. Michael R. Cohen, (2010) Medication Errors, American Society of Hospital Pharmacists, 2010.

10. National Coordinating Council for Medication Error Reporting and Prevention (2013), NCC MERP Index for Categorizing Medication Errors.

11. Phillips DF, Christefeld N, Glynn LM (1998), "Increase in U.S. medication-error deaths between 1983 and 1993", Lancet. 1998; 351:643-4.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1. Sai sót trong sử dụng thuốc xảy ra trong:

A. Kê đơn thuốc B. Cấp phát thuốc

C. Thực hành sử dụng thuốc D. Tất cả các hoạt động trên.

Câu 2. Liệt kê các loại sai sót trong sử dụng thuốc theo giai đoạn?

……………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………



Câu 3. Liệt kê các loại sai sót trong sử dụng thuốc theo biến số?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………



Câu 4. Lựa chọn sai sót theo mức độ nghiêm trọng

A. Sự cố có khả năng gây sai sót

B. Sai sót đã xảy ra gây tổn hại tạm thời đến người bệnh, yêu cầu có can thiệp

C. Sai sót đã xảy ra nhưng không ảnh hưởng tới người bệnh

D. Sai sót đã xảy ra ảnh hưởng tới người bệnh, yêu cầu giám sát và báo cáo kết quả có tổn hại đến người bệnh không hoặc có biện pháp can thiệp làm giảm tổn hại.

E. Sai sót đã xảy ra ảnh hưởng tới người bệnh nhưng không gây tổn hại

F. Sai sót đã xảy ra gây tổn hại tạm thời đến người bệnh, yêu cầu nằm viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện.

G. Sai sót đã xảy ra gây tử vong.

H. Sai sót đã xảy ra, yêu cầu tiến hành các can thiệp cần thiết để duy trì cuộc sống của người bệnh.

I. Sai sót đã xảy ra gây tổn hại vĩnh viễn đến người bệnh.



Câu 5. Các yếu tố hệ thống liên quan đến sai sót trong sử dụng thuốc? Lựa chọn câu trả lời đúng.

A. Lãnh đạo bệnh viện

B. Thông tin người bệnh

C. Thông tin thuốc

D. Trao đổi thông tin giữa các nhân viên y tế

E. Tên thuốc, nhãn thuốc và dạng đóng gói

F. Tiêu chuẩn hoá bảo quản, tồn trữ thuốc

G. Thiết bị hỗ trợ dùng thuốc

H. Các yếu tố môi trường làm việc ảnh hưởng đến nhân viên y tế.

I. Năng lực và đào tạo của cán bộ y tế

K. Đào tạo người bệnh

L. Quy trình quản lý chất lượng và rủi ro

M. Cơ sở vật chất của bệnh viện

Câu 6. Các sai sót hay gặp trong kê đơn thuốc? Lựa chọn câu trả lời đúng.

A. Thiếu thông tin người bệnh: tên, tuổi (tháng với trẻ em nhỏ hơn 3 tuổi), cân nặng…

B. Ghi sai tên thuốc

C. Ghi thiếu hàm lượng thuốc

D. Ghi thiếu hướng dẫn sử dụng thuốc

E. Dùng sai thuốc trong đơn

F. Kê các thuốc có tương tác mức độ nguy hiểm

G. Dùng thuốc sai thời điểm

H. Chữ viết quá khó đọc

I. Viết tắt trong đơn, gây nhầm lẫn

K. Kê đơn bằng miệng

Câu 7. Các sai sót hay gặp trong cấp phát thuốc

A. Không cho người bệnh dùng thuốc đã kê đơn

B. Cho người bệnh dùng sai thuốc đã kê trong đơn

C. Không hướng dẫn người bệnh bảo quản thuốc



Câu 8. Các sai sót hay gặp trong thực hiện thuốc

A. Dùng thuốc sai người bệnh

B. Dùng sai thuốc hay sai dịch truyền

C. Dùng thuốc sai liều hoặc sai hàm lượng

D. Dùng sai dạng thuốc, ví dụ dùng thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch thay vì dạng mỡ tra mắt

E. Sai đường dùng thuốc

F. Sai tốc độ dùng thuốc (Ví dụ: trong truyền dịch)

G. Sai thời gian hay khoảng cách dùng thuốc

H. Sai thời gian điều trị

I. Hướng dẫn sử dụng thuốccho người bệnh sai

K. Sai sót trong pha chế liều thuốc

L. Sai kỹ thuật dùng thuốc cho người bệnh

M. Dùng thuốc cho người bệnh đã có tiền sử dị ứng trước đó

N. Kê các thuốc có tương tác mức độ nguy hiểm



Câu 9. Liệt kê những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong dùng thuốc

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………



………………………………………………………………………………

Câu 10. Xác định câu đúng sai

TT

Một số giải pháp ngăn ngừa sai sót trong sử dụng thuốc

Đ

S

1

Không kê đơn điện tử







2

Trả xét nghiệm qua mạng







3

Đào tạo, giám sát kiểm tra trình độ năng lực cán bộ y tế







4

Có biện phát kỷ luật nặng với người gây ra sai sót







5

Che giấu các sai sót đã xảy ra, tránh bị kỷ luật







6

Xây dựng hệ thống báo cáo các sai sót trong sử dụng thuốc tại đơn vị







7

Có biện pháp khuyến khích báo cáo các sai sót đã xảy ra







8

Được kê đơn bằng miệng hay qua điện thoại







9

Không sử dụng chữ viết tắt .







10

Ghi cách sử dụng cụ thể cho mỗi loại thuốc trong đơn







11

Luôn sử dụng một số 0 trước đơn vị nhỏ hơn 1







12

Cung cấp thông tin về các thuốc LASA cho bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ trong bệnh viện







13

Đeo vòng đeo tay đánh dấu người bệnh có tiền sử dị ứng







14

Không cẫn xây dựng các quy trình trong sử dụng thuốc







15

Điều dưỡng chịu trách nhiệm pha thuốc tiêm truyền tĩnh mạch









Bài 4

PHÒNG NGỪA SAI SÓT, SỰ CỐ Y KHOA TRONG PHẪU THUẬT

MỤC TIÊU

Sau khi học bài này học viên có khả năng:

1. Trình bày được khái niệm sai sót, sự cố y khoa trong phẫu thuật và mức độ ảnh hưởng của sự cố y khoa trong phẫu thuật

2. Mô tả được vai trò của nhân viên y tế trong phòng ngừa sai sót, sự cố y khoa trong phẫu thuật.

3. Thực hiện được các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu sai sót, sự cố trong phẫu thuật

4. Áp dụng Bảng kiểm an toàn Phẫu thuật của WHO và hướng dẫn áp dụng
NỘI DUNG
I. BẰNG CHỨNG NGHIÊN CỨU

Phẫu thuật là một kỹ thuật y tế được thực hiện với mục đích để chẩn đoán bệnh, điều trị, chỉnh hình, ghép tạng, giảm đau … được tiến hành phổ biến trong chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành phẫu thuật, sai sót và sự cố có thể xảy ra. Mọi biến cố và tai biến có thể xảy ngay trước cuộc mổ bắt đầu (phản ứng thuốc mê, tê ) … cho đến thời gian về sau, thậm chí hàng năm sau khi người bệnh đã ra viện ( để quên đồ..trong cơ thể người bệnh ), gây ảnh hưởng sức khỏe, cả về thể lực và tâm lý lâu dài. Hậu quả không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc mổ, còn làm tăng thời gian điều trị và nằm viện, tăng chi phí điều trị, người bệnh giảm thu nhập, tăng tỷ lệ mắc và tử vong, những đau đớn mà người bệnh phải gánh chịu cũng như vấn đề kiện cáo và pháp luật .

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm trên toàn thế giới ước chừng có trên 230 triệu năm ca phẫu thuật được thực hiện tương đương (1 : 25 người), gấp 2 lần số trẻ được sinh ra. Biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng tới 7 triệu trường hợp ( khoảng 16%), trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật ( gần 10%) các biến chứng chết người xảy ra tại các phòng mổ lớn. Cứ 150 người bệnh nhập viện, có 1 trường hợp tử vong do sự cố y khoa và 2/3 sự cố xảy ra trong bệnh viện liên quan đến phẫu thuật. Sự cố y khoa tác động đến 1/10 bệnh nhân trên toàn thế giới.

Theo những báo cáo gần đây cho thất tỷ lệ sự cố (Adverse events ) liên quan đến phẫu thuật chủ yếu xảy ra ở các nước kém và đang phát triển chiếm khoảng 18%. Các bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật ngày càng tăng do : bệnh lý tim mạch tăng, tăng tai nạn thương tích và nhiều người bệnh chấn thương, bệnh lý ung thư, tăng tuổi thọ… Và đương nhiên nguy cơ xảy ra sự cố hoặc sai sót y khoa liên quan hầu hết đến phẫu thuật.



Theo báo cáo của Bộ Y Tế Anh, trong suốt 4 năm qua đã có tới 762 bệnh nhân tử vong vì những lỗi  sai lầm ngớ ngẩn của các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Trong số đó có tới 322 người bệnh tử vong vì bác sĩ bỏ quên dụng cụ y tế trong người và 214 ca bệnh thiệt mạng vì các bác sĩ cắt nhầm các bộ phận nội tạng của bệnh nhân. Ngoài ra, 73 tai nạn khác là do các y tá nhầm lẫn đưa thức ăn vào dẫn lưu màng phổi của bệnh nhân thay vì đưa vào dạ dày và 58 trường hợp các bệnh nhân qua đời do bị cấy ghép nhầm nội tạng hoặc chân tay giả. Tiến sĩ Mile Durkin, giám đốc Trung Tâm bảo vệ sự an toàn của bệnh nhân thuộc  Bộ Y Tế Anh cho biết bên cạnh những lỗi sai của các bác sĩ ở các bệnh viện gây nguy hiểm tới tính mạng của các bệnh nhân đã được thống kê, còn rất nhiều tai nạn khác chưa được các bệnh viện báo cáo chính xác. Vị giám đốc này cho biết Ban quan lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Anh cam kết sẽ không cho phép bất kỳ sơ xuất nào gây nguy hại tới tính mạng bệnh nhân xảy ra trong thời gian sắp tới. Ngoài ra ông còn nói thêm rằng dù chỉ là 1 lỗi sai, một tai nạn cũng đã đáng báo động đối bất kỳ bệnh viện nào.

Năm 2011, Bộ Y tế Đài Loan đã có báo cáo chấn động về 5 trường hợp bệnh nhân được ghép tạng từ một người cho chết não có nhiễm HIV. Nguyên nhân được xác định sau đó là do sai sót từ trung tâm điều phối ghép tạng đã nhầm lẫn dữ liệu của bệnh nhân chết não với một bệnh nhân khác.

Viện Y học Mỹ ( Institute of Medicine) báo cáo gần đây tại Mỹ cho thấy từ 1500 đến 2500 các trường hợp phẫu thuật sai vị trí xảy ra hàng năm tại nước này. Điều tra 1050 phẫu thuật viên bàn tay thấy 21% trong số họ đã từng ít nhất 1 lần mổ sai vị trí trong sự nghiệp của mình, cũng như vậy sự cố xảy ra 1 / 4 phẫu thuật viên chỉnh hình có trên 25 kinh nghiệm làm việc… Ước tính hàng năm tại Mỹ có gần 98,000 trường hợp tử vong và 1,000,000 trường hợp bị thương tổn do sự cố y khoa. Người ta cũng ước tính năm 2000, riêng chi phí để giải quyết sự cố y khoa cũng mất khoảng 887 triệu đô la.

Cơ quan đánh giá chất lượng bệnh viện ( Joint Commission on Accreditation of Healthcare Organization ) sáng lập tổ chức theo rõi WSS – Wrong Site Surgery – Phẫu thuật sai vị trí cho biết sự cố nhầm vị trí phẫu thuật chiếm tỷ xuất là 1 /27,686 bệnh nhân nhập viện, hoặc 1/112,994 trường hợp phẫu thuật.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương