TÀi liệU ĐÀo tạo liên tục an toàn ngưỜi bệnh nhà xuất bản y họC


II. PHÂN LOẠI SAI SÓT, SỰ CỐ Y KHOA LIÊN QUAN TỚI PHẪU THUẬT



tải về 0.74 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.74 Mb.
#2195
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

II. PHÂN LOẠI SAI SÓT, SỰ CỐ Y KHOA LIÊN QUAN TỚI PHẪU THUẬT

Định nghĩa sự cố, sai sót y khoa liên quan tới phẫu thuật, thủ thuật.

a. Sai sót (Error): Là thất bại khi thực hiện kế hoạch được đề ra trước đó hoặc là triển khai sai kế hoạch nên không thể để đạt được mục đích. Đôi khi là đưa ra kế hoạch sai dẫn đến sai sót. Sai sót cũng có thể xảy ra khi làm ngược lại với kế hoạch. Ví dụ điều dưỡng để quên gạc khi phẫu thuật viên đóng ổ bụng và làm cho phẫu thuật viên phải mở lại bụng tìm gạc để quên.

b. Sự cố y khoa (Adverse event) : Hoặc các tai biến/biến chứng xảy ra ngoài ý muốn, hậu quả làm cho việc điều trị kéo dài, tăng tỷ lệ mắc và tử vong của người bệnh.

Nếu sự cố do nguyên nhân sai sót, hoàn toàn có thể phòng tránh được. Ví dụ trường hợp sót gạc được lấy ra và có thể tránh được áp xe trong ổ bụng. Tuy nhiên những trường hợp sau phẫu thuật bụng có biến chứng áp xe nhưng không phải do nguyên nhân sót gạc, thì khó có thể phòng tránh. Theo các chuyên gia, đến hơn 50% các trường hợp sự cố là có thể phòng tránh được.

- Những sai sót trong phần hành chính của phẫu thuật: sai bệnh nhân, sai vị trí phẫu thuật, sai về cơ quan nội tạng, quên dụng cụ phẫu thuật trong cơ thể bệnh nhân.

- Sai sót trong phẫu thuật: Phẫu thuật viên có thể cắt sai hoặc phạm các sai sót khác.

- Sai sót trong gây mê: Nhiều thuốc gây mê quá hoặc ít quá (đau hoặc tỉnh dậy trong lúc mổ).

- Các biến chứng của phẫu thuật : Chảy máu, thủng tạng, tổn thương tạng khác …

- Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Còn gọi là nhiễm khuẩn do thầy thuốc.

- Truyền sai nhóm máu.

Phân loại sự cố, sai sót theo mức độ nguy hại :

a. Sự cố, sai sót gần như sắp xảy ra

- Do điều kiện làm việc không đảm bảo

- Sự cố xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do may mắn

- Sự cố xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do phản ứng kịp thời của nhân viên y tế

b. Sự cố xảy ra nhưng không nguy hại đến người bệnh

- Sự cố tác động đến người bệnh nhưng không nguy hại, hoặc sai sót do sự sao nhãng, ví dụ quên đưa thuốc , thuốc đưa không đúng liều cho người bệnh.

- Sự cố tác động đến người bệnh nhưng được theo dõi giám sát chặt chẽ đề phòng nguy hại xảy ra.

c. Sự cố nguy hại đến người bệnh

- Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải điều trị can thiệp phẫu thuật để sửa chữa

- Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải kéo dài thời gian nằm viện

- Người bệnh bị ảnh hưởng gây tác hại thường xuyên

- Người bệnh bị ảnh hưởng và cần phải can thiệp điều trị để cứu tính mạng

d. Chết


- Hậu quả sự cố làm dẫn đến tử vong

III. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC SAI SÓT, SỰ CỐ Y KHOA LIÊN QUAN TỚI PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT

Các biến chứng xảy ra liên quan đến nhiều yếu tố như: lỗi con người, lỗi kỹ thuật, thiếu sự phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện phẫu thuật nhất là nhóm gây mê và phẫu thuật viên, cũng như lỗi phương tiện sử dụng do thiếu hoặc hỏng hóc.

Các thao tác phẫu thuật thường rất phức tạp và thường vấp nhiều sai sót. Công việc hành chính trong khoa ngoại cũng có thể dẫn đến sai sót. Trong một số trường hợp, có những biến chứng và nguy cơ của phẫu thuật dù đã được dự báo trước nhưng cũng không thể tránh khỏi được.

Những nguyên nhân chính dẫn đến sai sót, sự cố được xếp theo mức độ:

- Bất cẩn/thiếu quan tâm

- Nhân viên chưa được đào tạo/thiếu kinh nghiệm

- Tuổi và sức khoe của “ Nhóm phẫu thuật “

- Thiếu thông tin liên lạc

- Chẩn đoán sai

- Nhân viên làm việc quá sức, áp lực công việc

- Đọc toa thuốc sai hoặc sai sót trong cấp phát thuốc, bao gồm cả việc ghi chép không “ rõ ràng “ trong hồ sơ bệnh án hoặc do nhầm nhãn

- Thiếu công cụ ( Bảng kiểm ) để chắc chắn mọi thứ được kiểm tra kỹ lưỡng

- “ Nhóm Phẫu thuật “ chưa thực sự ăn ý và gắn kết

- Áp lực giảm thời gian phẫu thuật

- Phương pháp phẫu thuật yêu cầu các thiết bị hoặc tư thế người bệnh khác biệt

- Văn hóa tổ chức/ làm việc

- Mức độ thân thiện, an toàn của môi trường làm việc

- Chăm sóc / theo dõi tiếp tục sau phẫu thuật

- Đặc điểm người bệnh, nhất là khi người bệnh có nguy cơ như: béo phì, bất thường giải phẫu,

- Sự hiểu nhầm giữa Người bệnh – Nhóm phẫu thuật do bất đồng ngôn ngữ: khách du lịch, dân tộc thiểu số …

- Do bản thân người bệnh gây ra: do rối loạn ý thức, thiếu sự hợp tác.

IV. MƯỜI MỤC TIÊU AN TOÀN PHẪU THUẬT THEO KHUYẾN CÁO CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI

Dựa trên kết quả áp dụng thử trên thế giới, theo ý kiến các chuyên gia, WHO đã đề ra 10 mục tiêu chính trong việc thực hiện An Toàn Phẫu Thuật – ATPT :

1. Phẫu thuật đúng bệnh nhân, đúng vùng mổ

2. Khi làm giảm đau, xử dụng các phương pháp phù hợp tránh gây tổn hại cho bệnh nhân.

3. Đánh giá và chuẩn bị đối phó hiệu quả với nguy cơ tắc đường thở và chức năng hô hấp

4. Đánh giá và chuẩn bị tốt để xử lý nguy cơ mất máu.

5. Tránh xử dụng đồ hay thuốc gây dị ứng ở những bệnh nhân biết có nguy cơ dị ứng

6. Áp dụng tối đa các phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ngoại khoa

7. Tránh để quên dụng cụ mổ hay bông gạc trong vùng mổ

8. Kiểm tra đối chiếu kỹ bệnh phẩm phẫu thuật

9. Thông báo kết quả và trao đổi thông tin đến người tổ chức thực hiện an toàn phẫu thuật

10. Các Bệnh viện và hệ thống Y tế thành lập bộ phận có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi số lượng và kết quả phẫu thuật.



V. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG VỀ PHẪU THUẬT SAI VỊ TRÍ, SAI NGƯỜI BỆNH: NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC

1. Trường hợp người bệnh bị bỏ quên dụng cụ sau mổ.



Hình : Bệnh nhân Donna và hình kẹp phẫu thuật bỏ quên trong bụng.
Nữ bệnh nhân 39 tuổi Donna được phẫu thuật cắt túi mật tại một bệnh viện ở London, Anh. Thời gian dài sau đó gia đình đều không hề nghĩ tới việc bác sĩ đã bỏ quên dụng cụ y tế trong bụng bà nên cũng không đi kiểm tra ngay khi những cơn đau bắt đầu xuất hiện.  Người bệnh chịu đựng những cơn đau này trong suốt 3 tháng vì cho rằng những đau đớn là do vết mổ. Vì cơn đau càng ngày càng nhiều hơn nên Donna đã quyết định quay trở lại bệnh viện để kiểm tra. Kết quả chụp X – quang cho thấy một vật thể lạ trong bụng. Sau nhiều lần kiểm tra các bác sĩ xác định đó là một chiếc panh phẫu tích dài khoảng 18cm. Khi nhận được thông báo từ các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, cả gia đình Donna đều vô cùng bức xúc vì sai lầm nguy hiểm của các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật sỏi mật cho bà. Ngay sau khi phát hiện sự cố, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật để đưa chiếc panh phẫu tích ra ngoài.

Hậu quả không mong muốn :

Uy tín : Bác sĩ phẫu thuật đã bị chuyển công việc.

Kinh tế : Bệnh viện cam kết bồi thường cho bà Donna toàn bộ chi phí điều trị, cũng như do ảnh hưởng đến công việc.

Sức khỏe: Vì thời gian chiếc kẹp gắp đó nằm trong cơ thể bà Donna quá lâu cùng với sự vận động của bà trong suốt thời gian sau khi phẫu thuật đã khiến cho hầu hết các cơ quan nội tạng trong bụng bà đều bị tổn thương, và sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều.

2. Trường hợp cháu bé bị cắt nhầm Bàng quang:

Bệnh nhân Trần Anh Đ, 21 tháng tuổi. Ngày 23/10/2012 cháu được gia đình đưa đến bệnh viện thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa khám và được bác sĩ chẩn đoán thoát vị bẹn và chỉ định phẫu thuật. Ca mổ được tiến hành ngày 25/10/2012 tuy nhiên tai sót sảy ra do bác sĩ cắt nhầm vào bàng quang. Bệnh nhân Đ phải tiếp tục chịu thêm các lần mổ tiếp theo để khắc phụ sự cố tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, sau đó tại bệnh viện Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh để mở thông bàng quang cùng năm 2012.


Hình : Bênh nhân Trần Anh Đ. Tại BV Cam Ranh
Đến tháng 6 năm 2013, cháu được đón ra bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội để tiếp tục phẫu thuật theo chỉ đạo của Bộ Y tế, và sự hỗ trợ của Sở Y tế Khánh Hòa.

Hậu quả không mong muốn :

Uy tín: Bác sĩ phẫu thuật cho cháu bị bị kỷ luật cảnh cáo. Bệnh viện Cam Ranh cũng bị ảnh hưởng từ sự cố trên do báo chí nhắc đến nhiều thời gian qua.

Kinh tế: Bệnh viện Cam Ranh hỗ trợ đầu tiên là sổ tiết kiệm 230 triệu đồng, và một số chi phí khác trong thời gian cháu đi khám chữa bệnh, kể cả hỗ trợ tiền tàu xe ra Hà Nội.

Sức khỏe: Sức khỏe cháu Đ không được tốt do nhiều lần mổ, đã 29 tháng tuổi mới chỉ có 10kg. Bản thân bố mẹ cũng phải vất vả đi chăm sóc trong quá trình cháu nằm viện điều trị.


VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI

Chương trình phẫu thuật an toàn cứu sống người bệnh được tổ chức y tế thế giới – WHO xây dựng nhằm mục đích giảm số ca biến chứng và tử vong liên quan phẫu thuật trên toàn thế giới. Những nguy cơ gây trong phẫu thuật không an toàn như thiếu thông tin và sự kết nối của các thành viên trong nhóm phẫu thuật, không kiểm tra kỹ người bệnh, vùng mổ, cũng như phương tiện sử dụng trong quá trình phẫu thuật... Mặc dù là những điều khá phổ biến nhưng có thể ngăn ngừa được. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia : phẫu thuật viên, gây mê hồi sức, điều dưỡng, và chuyên gia về an toàn người bệnh đã xác định những mục tiêu cơ bản của an toàn phẫu thuật và đưa vào Bảng kiểm và đưa vào áp dụng. Từ bảng kiểm đầu tiên do WHO đề xuất, năm 2009 chỉnh sửa là Bảng kiểm cuối cùng gồm có 16 mục cho phù hợp việc áp dụng và được đa số các chuyên gia tán thành. Chúng tôi xin được giới thiệu ở đây.

Để sử dụng bảng kiểm, bệnh viện. khu mổ cần phân công việc cụ thể cho nhân viên phụ trách việc điền thông tin bảng kiểm. Thường là điều dưỡng của khu mổ: nhân viên chạy ngoài, hoặc có thể là bất kể nhân viên nào tham gia cuộc mổ.


Trong Bảng kiểm này cụm từ “ Nhóm phẫu thuật “ được hiểu là bao gồm các bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, điều dưỡng và kỹ thuật viên và các nhân viên khác của nhóm liên quan đến phẫu thuật. Tuy phẫu thuật viên đóng vai trò quan trọng đối với thành công cuộc mổ, xong việc chăm sóc người bệnh cần phải có sự phối hợp của toàn nhóm. Mỗi thành viên của “ Nhóm phẫu thuật “ đều có vai trò riêng trong việc đảm bảo sự an toàn và thành công của ca phẫu thuật.

Bảng kiểm được chia ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn lại tương ứng với một thời điểm cụ thể trong quy trình thao tác : Giai đoạn tiền mê – Giai đoạn gây mê và trước khi rạch da – Giai đoạn trong suốt quá trình phẫu thuật, ngay sau khi đóng da và chuẩn bị chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ.

Người phụ trách Bảng kiểm cần phải xác nhận rằng nhóm mình đã hoàn thành những phần việc trước khi chuyển sang giai đoạn khác.

Giai đoan tiền mê:

Tất cả những bước cần được kiểm tra bằng lời với mỗi thành viên có liên quan trong “ Nhóm phẫu thuật “ để đảm bảo rằng những hành động chủ chốt được thực hiện. Do vậy trước khi gây mê người phụ trách Bảng kiểm sẽ kiểm tra lại bằng lời với bác sĩ gây mê và người bệnh ( trường hợp người bệnh có thể nói được ) để xác định nhận dạng, phương pháp và vùng mổ là đúng khi đó người bệnh đồng ý cho tiến hành phẫu thuật. Trường hợp người bệnh không thể xác nhận được vì nhiều lý do như : bệnh nhân mê, trẻ em … một người giám hộ của gia đình người bệnh sẽ đứng ra chịu trách nhiệm. Tình huống cấp cứu mà không có ai giám hộ được, cả nhóm sẽ hội ý thống nhất để thực hiện bước này.

Người phụ trách “ Nhóm phẫu thuật “ diễn đạt bằng lời và hình ảnh xác nhận rằng vùng mổ đã được đánh dấu ( nếu phù hợp ). Việc đánh dấu vết mổ do phẫu thuật viên thực hiện (thường bằng bút) nhất là trong trường hợp có liên quan đến những vị trí có ở cả hai bên ( bên trái và bên phải ) hoặc phối hợp nhiều lớp, tầng ( ngón tay, chân, đốt sống …). Việc đánh dấu nhất quán trong tất cả các trường hợp, nhiều khi là cơ sở để xác nhận đúng thủ thuật và đúng chỗ cần phẫu thuật.

Sau đó họ sẽ trao đổi với bác sĩ gây mê các vấn đề quan tâm: nguy cơ mất máu, khó thở, dị ứng của người bệnh, cũng như hoàn tất việc kiểm tra toàn bộ máy móc gây mê và thuốc gây mê. Lý tưởng nhất là phẫu thuật viên nên có mặt thời điểm này vì những thông tin trao đổi sẽ giúp cho bác sĩ phẫu thuật biết được diễn biến ca mổ và những nguy cơ có thể xảy ra như tiên lượng máu mất, dị ứng, các yếu tố biến chứng khác của người bệnh.

Kiểm tra thiết bị đo bão hòa oxy trong máu gắn trên người bệnh để đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường là một khâu quan trọng, nên để chỗ dễ quan sát thấy của cả nhóm. Việc sử dụng thiết bị đo bão hòa oxy máu được WHO đặc biệt khuyến cáo để bảo đảm an toàn gây mê. Trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật khẩn cấp để cứu tính mạng, nhưng thiết bị này có vấn đề thì cả nhóm cần phải thống nhất bỏ qua và có sự theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình phẫu thuật.

Ngoài các vấn đề được lưu ý như người bệnh có tiền sử dị ứng ? người bệnh có biểu hiện khó thở/nguy cơ hít khí thở …để điều chỉnh phương pháp gây mê phù hợp, ví dụ gây mê vùng nếu có thể và chuẩn bị sẵn các thiết bị cấp cứu cần thiết. Việc gây mê chỉ có thể tiến hành khi bác sĩ gây mê xác nhận đã có đầy đủ các thiết bị và sự hỗ trợ cần thiết bên cạnh người bệnh đối với những người bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đường thở hoặc có biểu hiện khó thở.

Việc mất máu trong quá trình phẫu thuật được dự tính trước, đặc biệt lưu ý khả năng mất trên 500ml máu ( hoặc tương đương 7ml/kg ở trẻ em). Trước mổ cần được tính toán để dự trữ máu. Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên thường xuyên trao đổi với bác sĩ gây mê và nhóm điều dưỡng để chuẩn bị đường truyền khi cần.

Giai đoạn gây mê và trước khi rạch da :

Trước khi rach da, mỗi thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu tên tuổi và vai trò. Nếu là nhóm tham gia phẫu thuật hàng ngày thì chỉ cần xác nhận mọi người trong nhóm đã có mặt đầy đủ và xác nhận mọi người trong nhóm đều biết nhau. Lần nữa toàn nhóm cần xác nhận họ thực hiện phẫu thuật cho đúng người bệnh và xác nhận bằng lời giữa các thành viên, sau đó là những điểm chủ yếu trong các kế hoạch phẫu thuật sử dụng Bảng kiểm làm cơ sở hướng dẫn.

Mọi người cùng xác nhận việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong vòng 60 phút trước mổ. Nếu kháng sinh dự phòng chưa được dùng, cần cho ngay trước khi rạch da. Trường hợp đã cho người bệnh sử dụng kháng sinh quá 60 phút “ Nhóm phẫu thuật “ có thể cân nhắc để bổ xung nếu cần. Trường hợp kháng sinh dự phòng được cho là không phù hợp ( không rạch da, người bệnh đã bị nhiễm khuẩn trước đó và đã dùng kháng sinh rồi ) thì sẽ đánh dấu vào ô “ không áp dụng “ với sự xác nhận của cả nhóm.

Tiếp theo đó, cả nhóm cần liên tục trao đổi các thông tin như: Tiên lượng các biến cố, những bước chính và dự tính có xảy ra việc gì bất thường trong mổ ? Thời gian phẫu thuật dự kiến ? Những lo ngại về phía phẫu thuật viên, về phía bác sĩ gây mê …

Điều dưỡng kiểm tra lại tình trạng vô trùng của vùng mổ người bệnh, cũng như các dụng cụ, thiết bị trước khi tiến hành rạch da: máy hút, dao mổ điện, dàn mổ nội soi …

Hình ảnh hiển thị tại phòng mổ là việc cần thiết đảm bảo cho việc lên kế hoạch mổ như đường mổ, cách thức phẫu thuật ..Hiển thị hình ảnh cần được đảm bảo cả trong suốt quá trình phẫu thuật.



Giai đoạn trong suốt quá trình phẫu thuật, ngay sau khi đóng da và chuẩn bị chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ:

Trước khi rời phòng mổ, cả nhóm đánh giá lại cuộc mổ, hoàn thành việc kiểm tra thiết bị sử dụng cho cuộc mổ, gạc phẫu thuật và dán mác bệnh phẩm phẫu thuật. Do trong quá trình phẫu thuật có thể thay đổi hoặc mở rộng tùy theo tình trạng tổn thương nên người phụ trách Bảng kiểm cần xác nhận với “ Nhóm phẫu thuật “ xem chính xác là phẫu thuật/thủ thuật gì đã được thực hiện. Câu hỏi thường đặt ra như “ Chúng ta vừa tiến hành thủ thuật/phẫu thuật gì ?? “ hoặc xác nhận “ Chúng ta vừa tiến hành thủ thuật X có đúng không ??”

Một bước không kém phần quan trọng là dán nhãn bệnh phẩm hoặc đọc to nhãn bệnh phẩm bao gồm cả tên người bệnh. Do việc dán nhãn không đúng bệnh phẩm là nguy cơ tiềm ẩn đối với người bệnh, thậm chí mất bệnh phẩm sẽ dẫn đến những sai sót hoặc khó khăn trong việc điều trị người bệnh về sau nên việc dán nhãn cần được lưu ý. Người phụ trách cần xác nhận việc dán nhãn bệnh phẩm thu được trong quá trình phẫu thuật là đúng bằng cách đọc to tên người bệnh, mô tả bệnh phẩm và ghi thông tin người bệnh lên trên.

Nhóm phẫu thuật cũng cần đánh giá lại hoạt động của trang thiết bị, những hỏng hóc xảy ra nếu có hoặc những vấn đề liên quan cần giải quyết.

Cuối cùng cả nhóm sẽ trao đổi kế hoạch chính và những vấn đề liên quan tới xử lý hậu phẫu và phục hồi của người bệnh trước khi chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ.

Trong quá trình phẫu thuật, đặc biệt các phẫu thuật phức tạp, nhiều chuyên khoa … việc cử người phụ trách Bảng kiểm để giám sát mọi thành viên, tránh bỏ sót trong tất cả mọi Giai đoạn. Chừng nào mà các thành viên của “ Nhóm phẫu thuật “ còn phải làm quen với những khâu liên quan, người phụ trách Bảng kiểm sẽ tiếp tục hướng dẫn cả “ Nhóm phẫu thuật “ thông qua quy trình bảng kiểm này.

Do người phụ trách Bảng kiểm có quyền dừng không cho tiến hành các bước tiếp theo nếu các bước trước đó chưa được hoàn thành, đảm bảo cho cuộc mổ an toàn nên họ có thể gặp xung đột với một vài các thành viên khác của nhóm. Vì vậy việc lựa chọn người phụ trách Bảng kiểm cần phù hợp: có trách nhiệm và cả có tiếng nói đối với mọi người

VII. GIẢI PHÁP BẢO ĐÁM AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TRONG PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT

1. Giải pháp chung phòng ngừa sự cố y khoa trong phẫu thuật:

Để việc thực hiện phẫu thuật thành công, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và sự cố, mọi nhân viên y tế liên quan đến chăm sóc người bệnh cần phải nắm rõ thông tin của người bệnh, hiểu rõ về chức năng sinh lý của người bệnh cũng như loại bệnh họ mắc phải, phương thức phẫu thuật, vấn đề tâm lý, thông tin thành công của ca phẫu thuật và sự phục hồi của người bệnh.

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi ca phẫu thuật từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp: thuốc, máu, dịch truyền, các phương tiện cần thiết …để đảm bảo ung ứng tốt nhất cho cuộc mổ thành công, cũng như các biến chứng xảy ra sau này.

Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện phẫu thuật an toàn là sự gắn kết nhóm phẫu thuật (phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, điều dưỡng và nhóm phụ giúp) và thông tin đầy đủ về người bệnh cũng như phương pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành.

Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sự cố, sai sót y khoa trong phẫu thuật, gồm nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, tuối tác và sức khỏe, phân công công việc hợp lý, đặc biệt là được cảnh báo về sự cố và những biện pháp phòng ngừa. Bệnh viện có thể đưa ra chính sách như khen thưởng, động viên kịp thời những trường hợp tránh được sự cố và sai sót, phát hiện và sử trí sự cố kịp thời, cứu được người bệnh …

Các bệnh viện, cơ sở y tế nên tổ chức các khóa học hoặc tọa đàm chủ đề sai sót, sự cố y khoa để nhắc nhở nhân viên y tế thường xuyên. Một ví dụ là Trung tâm phẫu thuật và ung thư thuộc trường Đại học Hoàng gia London đã tiến hành chương trình tập huấn về an toàn phẫu thuật cho gần 50 nhân viên y tế. Kiến thức về an toàn phẫu thuật đã tăng từ 55% ( test trước khóa học ) lên 68% ( test sau khóa học ). Tất cả đều hiểu và tự tin về việc đánh giá an toàn người bệnh tại phòng mổ.

Cải thiện điều kiện làm việc cũng là một yếu tố quan trọng phòng ngừa sự cố như cung cấp đầy đủ phương tiện làm việc, giảm tải công việc, nhân viên y tế được chế độ phụ cấp và nghỉ ngơi để có thể lấy lại sức khỏe đáp ứng công việc.

Có hệ thống báo cáo sự cố thường xuyên, kịp thời để mọi người được biết và cảnh báo về việc này trong công việc hàng ngày.



2. Áp dụng Bảng kiểm an toàn phẫu thuật.

Tổ chức Y tế Thế giới đã cố gắng nỗ lực để làm giảm bớt các nguy cơ dẫn đến việc phẫu thuật không an toàn như xây dựng chương trình an toàn người bệnh, bao gồm an toàn phẫu thuật, áp dụng bảng kiểm - check list trong phòng phẫu thuật … Mục đích của chương trình này tạo nên sự phối hợp , chia xẻ thông tin cũng như việc chuẩn bị tốt người bệnh giữa các nhóm chăm sóc và phẫu thuật , gây mê liên quan quá trình tiến hành phẫu thuật từ phòng bệnh đến phòng bệnh ( room to room ) có nghĩa là người bệnh được an toàn từ lúc rời khỏi phòng bệnh cho đến khi trở lại phòng bệnh. Bảng kiểm đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Được sự giúp đỡ của WHO, Việt nam đã tiến hành áp dụng thử bảng kiểm bước đầu tại một số cơ sở ngoại khoa lớn năm 2011 và cho kết quả rất khả quan.

Bảng kiểm ATPT đã được áp dung trên thế giới và cho kết quả khả quan qua nhiều số liệu và các báo cáo liên quan.

Theo báo cáo của WHO nghiên cứu thử nghiệm ở 8 Bệnh viện trên toàn cầu: 7688 Bn (3733 trước và 3955 sau thực hiện Checklist) từ 10-2007 đến 9- 20080. Biến chứng lớn giảm từ 11% đến 7% (giảm36%), tỷ lệ tử vong nội trú giảm từ 1,5% đến 0,8% (giảm gần 50%).

Một nghiên cứu khác về việc áp dụng Checklist An toàn phẫu thuật tại 6 Bệnh viện ở Hà lan (Netherland) qua 3760 trường hợp trước và 3820 sau áp dụng Checklist An toàn phẫu thuật: Biến chứng giảm từ 27,3% đến 16,7%, tử vong tại Bệnh viện giảm từ 1,5% đến 0,8%. Trong khi đó không thay đổi kết quả ở 5 Bệnh viện kiểm chứng.

Theo một nghiên cứu của Armndo C.Crriostomo, tại Philippines ở 40 Bệnh viện / 102 phòng mổ giai đoạn 2/ 2009 – 12/2009 qua 44.359 phẫu thuật : Tỷ lệ xử dụng Checklist = từ 24 đến 100%, tỷ lệ biến chứng = 0,38 – 2,3%. Tỷ lệ biến chứng và tử vong cao hơn ở những bệnh viện có tỷ lệ xử dụng Checklist thấp.

Khoa phẫu thuật, bệnh viện Johns Hopkins, Baltimore Mỹ năm 2011triển khai an toàn phẫu thuật toàn diện, theo dõi thời gian 12 tháng đã thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giảm từ 27,3% xuống còn 18,2% sau khi tiến hành các biện pháp can thiệp.

Theo Eefje N de Vries, việc sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật đã giúp giảm tỷ lệ biến chứng từ 11% xuống còn 7%. Tuy nhiên nhiều các báo cáo cho thấy hầu hết các biến cố ( từ 53 đến 70%) lại xảy ra ngoài phòng mổ, vậy việc áp dụng bảng kiểm và thực hiện an toàn phẫu thuật cần phải tiến hành nghiêm túc ngoài phòng mổ chứ không chỉ ở phòng mổ và trong cuộc mổ. Nghiên cứu được tiến hành tại 5 bệnh viện, cho thấy tỷ lệ tử vong giảm được 0.1% ( từ 1.2% xuống 1.1% ) sau khi thực hiện áp dụng bảng kiểm.

Bệnh viện HN Việt Đức, một trung tâm lớn về ngoại khoa của cả nước, cùng với một số các bệnh viện đã tiến hành áp dụng thử Bảng kiểm ATPT trong năm 2010 theo khuyến cáo của WHO cho kết quả tốt. Đánh giá chung là Bảng kiểm phù hợp, đơn giản và dễ thực hiện, tạo điều kiện kiểm soát phẫu thuật an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên có thể chỉnh sửa một số thông tin để có thể áp dụng ở tất cả các bệnh viện.

Triển khai an toàn trong phẫu thuật là một chương trình mà Bộ Y tế đã đề ra (Thông tư số 19/2013/TT-BYT về triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế). Do vậy mọi nhân viên y tế tại các cơ sở y tế chăm sóc người bệnh cần biết và thực hiện nghiêm túc.

Trên cơ sở pháp lý này cũng như hiệu quả của áp dụng Bảng kiểm trên thế giới, việc triến khai áp dụng Bảng kiểm ATPT được coi như một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan đến phẫu thuật trong điều kiện của Việt nam hiện nay.

VIII. KẾT LUẬN

Sai sót y khoa, đặc biệt là các sai sót và sự cố liên quan đến phẫu thuật gây thiệt hại cho người bệnh, gây lãng phí, tốn kém không cần thiết, làm giảm chất lượng điều trị, làm mất uy tín của bệnh viện.

Tình trạng công việc căng thẳng liên tục ở các cơ sở y tế khiến nhân viên rất mau mệt mỏi và dễ phạm phải những sai sót y khoa.

Cần nhận rõ những nguy cơ và những rủi ro tiềm tàng để có biện pháp phòng tránh tích cực.

Cần có bộ phận quản lý rủi ro trong mỗi cơ sở y tế để giới hạn đến mức thấp nhất các sai sót trong thực hành y khoa.

Các nhân viên y tế cần được giáo dục thường xuyên về tác hại của các sai sót y khoa và cách thức, qui trình cần tuân thủ nghiêm ngặt để phòng tránh sai sót.

Bảng kiểm ATPT được coi là công cụ hiệu quả áp dụng để ngăn ngừa sự cố, sai sót y khoa liên quan đến phẫu thuật trong điều kiện Việt nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương