Tài liệu ôn thi tốt nghiệp tc dược – Hóa dược Dược lý Đại học Võ Trường Toản Nội dung ôn thi gồm các bài



tải về 0.73 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích0.73 Mb.
#32249
1   2   3   4   5   6   7   8

2.5.1.2. Cơ chế tác động:

Các tetracycline gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom, ngăn cản sự tổng hợp protein.



2.5.1.3. Cơ chế đề kháng của vi khuẩn:

- Ngăn chặn kháng sinh đi qua màng tế bào vi khuẩn đẩy kháng sinh ra ngoài bằng sự vận chuyển tích cực.

- Có sự đề kháng chéo giữa các cyclin.

2.5.1.4. Dược động học:

- Hấp thu: không đều.

+ Cyclin thế hệ I : 60 – 80% (ngoại trừ clotetracycline 30%).

+ Cyclin thế hệ II : 90 – 100%.

Sự hấp thu cyclin I bị giảm bởi sự hiện diện của thức ăn (nhất là sản phẩm từ sữa) và các chất kháng acid (hydroxyd Mg, Al …).

- Phân bố: tốt vào mô, qua nhau thai và tuyến sữa. Tích lũy ở gan, xương, răng, qua hàng rào máu não kém.

- Thải trừ: qua thận, ngoại trừ doxycycline thải qua mật. Các cycline có chu kỳ gan mật.

2.5.1.5. Phổ hoạt tính:

- Phổ kháng khuẩn rộng có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gram (+) và gram (-), ký sinh trùng sốt rét. Tuy nhiên do sự đề kháng của nhiều loại vi khuẩn nên cyclin chỉ hạn chế sử dụng trong một số nhiễm trùng.

- Hoạt tính của các chất được xắp xếp theo thứ tự :

Minocycline > Doxycyclin > Tetracyclin > Oxytetracyclin



2.5.1.6. Tác dụng phụ:

- Trên da: da nhạy cảm với ánh sáng, tổn thương da nặng (doxycyclin, demeclocyclin).

- Trên dạ dày – ruột: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.

- Bội nhiễm candida.

- Trên gan, thận: tổn thương gan , suy thận khi dùng liều cao.

- Trên xương, răng: tạo chelat với calci, chất này lắng đọng gây đổi màu răng, hư men răng ở trẻ em dưới 8 tuổi.

- Dị ứng: ban đỏ, ngứa (hiếm).

- IV gây viêm tĩnh mạch huyết khối, IM gây đau.

- Doxycyclin có thể gây viêm thực quản, nên dặn bệnh nhân giữ vị trí thẳng đứng ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc.

2.5.2. Kháng sinh nhóm cyclin điển hình

2.5.2.1. TETRACYCLIN

Nguồn gốc:

Phân lập từ môi trường nuôi cấy Streptomyces viridifaciens hoặc tổng hợp hóa học.

Chỉ định:

- Nhiễm trùng hô hấp do clamydia, mycoplasma.

- Nhiễm trùng sinh dục do những chủng nhạy cảm.

- Mụn nhọt, mắt hột.

- Viêm loét dạ dày - tá tràng do H. pylori, sốt rét do P. falciparum, amib.

Chống chỉ định:

- Dị ứng .

- Phụ nữ có thai và cho con bú

- Trẻ em < 8 tuổi.

- Suy gan, suy thận

Cách dùng – Liều dùng:

Dạng dùng:

- Viên nén, nang 250mg, 500mg.

- Dạng tiêm : ít dùng.

Cách dùng – liều dùng: uống xa bữa ăn

A : 1,5g – 2g/ngày chia 2 – 4 lần.

E > 8 tuổi : 50mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.



2.5.2.2. DOXYCYCLIN

Chỉ định:

- Các chỉ định giống như tetracyclin nhưng hiệu lực 2 – 10 lần mạnh hơn.

- Thuốc chọn lựa đầu tiên cho trường hợp “tiêu chảy của người đi du lịch“.

Chống chỉ định:

- Mẫn cảm.

- Trẻ em < 8 tuổi.

- Suy gan.

Cách dùng – Liều dùng:

Dạng dùng:

- Viên nang 100mg, 200mg.

- Ống tiêm 100mg/5ml.

- Hỗn dịch uống 10mg/ml.

Cách dùng – liều dùng:

- Uống xa bữa ăn:

A : 200mg/ngày × 1 – 2 lần/ngày.

E > 8 tuổi : 4mg/kg/ngày × 1 – 2 lần/ngày.

- Tiêm IM : 1 ống/ngày.



2.6. NHÓM LINCOSAMID

2.6.1. Đại cương

2.6.1.1. Phân loại

Gồm có 2 kháng sinh

- Lincomycin: được phân lập từ Streptomyces lencolnensis.

- Clindamycin: dẫn chất của lincomycin có hoạt tính mạnh hơn và sinh khả dụng đường uống cao hơn lincomycin.



2.6.1.2. Cơ chế tác động

Ức chế tổng hợp protein do kết hợp với receptor trên tiểu đơn vị 50S ribosom (cùng chỗ với macrolid, cloramphenicol).



2.6.1.3. Cơ chế đề kháng của vi khuẩn

- Đa số vi khẩn gram (-) đề kháng tự nhiên.

- Biến đổi điểm đích trên ribosom.

- Giảm tính thấm của thuốc qua màng.



2.6.1.4. Dược động học:

- Hấp thu: hoàn toàn bằng đường uống, ít chịu ảnh hưởng của thức ăn.

- Phân bố: rộng rãi trong các mô, kém qua dịch não tủy.

- Thải trừ: chủ yếu qua mật, phần nhỏ qua thận.



2.6.1.5. Phổ hoạt tính: tương tự macrolid

- Hầu hết vi khuẩn gram (+).

- Vi khuẩn kỵ khí ( trừ Clos. difficile ).

- Không tác động trên vi khuẩn gram (-) hiếu khí.

- Tụ cầu kể cả tụ cầu methi – R.

2.6.1.6. Tác dụng phụ:

- Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn.

- Viêm ruột kết màng giả (pseudomemoranous colitis) do bội nhiễm Clos. difficile rất nguy hiểm với triệu chứng sốt, đau bụng, phân có máu.

- Máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.



2.6.2. Kháng sinh lincosamid điển hình

2.6.2.1. LINCOMYCIN

Nguồn gốc:

Phân lập từ nấm Streptomyces lencolnensis.



Chỉ định:

Các bệnh nhiễm trùng nặng về huyết, sinh dục, xương khớp, TMH, màng bụng, da, phẫu thuật. Thay thế penicillin , erythromycin khi bệnh nhân dị ứng 2 thuốc này.



Chống chỉ định:

Mẫn cảm, viêm đại tràng, suy gan thận.



Tương tác:

- Tăng cường tác dụng ức chế thần kinh cơ.

- Đối kháng cloramphenicol, erythromycin (do gắn cùng 1 nơi trên receptor).

- Tăng độc thận khi dùng chung với aminosid.

Cách dùng – Liều dùng:

Dạng dùng:

- Viên nang 250, 500mg.

- Lọ bột tiêm 250, 500mg.

- Ống tiêm 600mg/2ml.

Cách dùng – liều dùng:

- Dùng đường uống

A : 1,5g – 2g/ngày × 3 lần.

E : 30 – 60mg/ngày.

- Tiêm IM : 600mg/ngày.



2.7. NHÓM QUINOLON

2.7.1. Đại cương

Đây là nhóm kháng sinh hoàn toàn tổng hợp hóa học và có tác dụng diệt khuẩn.

Phân loại: Quinolon được chia thành 2 phân nhóm :

Quinolon thế hệ I (quinolon đường tiểu): thuốc đào thải nhanh, hiệu quả điều trị thấp, không đạt nồng độ kháng khuẩn trong máu.

- Acid nalidixic.

- Acid pipemidic.

- Acid oxolinic.

- Flumequin.

Quinolon thế hệ thứ II (fluoroquinolon): hoạt tính kháng khuẩn rộng

- Pefloxacin.

- Ofloxacin.

- Norfloxacin.

- Ciprofloxacin.

Cơ chế tác động:

Các quinolon ức chế ADN - gyrase là men cần thiết cho sự tái bản hay sao chép của phân tử ADN, do đó ngăn chặn sự tổng hợp ADN và protein ở vi khuẩn.

Cơ chế đề kháng của vi khuẩn:

- Vi khuẩn đề kháng quinolon do đột biến gen tạo men ADN gyrase.

- Có sự đề kháng chéo giữa các fluoroquinolon.

Dược động học:

- Hấp thu: tốt qua đường uống.

- Phân bố:


  • Quinolon I : phân bố kém ở các mô.

  • Quinolon II: phân bố tốt hầu hết các mô, ngoại trừ thần kinh trung ương, norfloxacin phân bố kém nhất.

- Thải trừ : qua thận, riêng pefloxacin thải qua mật.

Phổ hoạt tính:



Quinolon I:

- Tác động chủ yếu trên các vi khuẩn gram (-) : E. coli, shigella, salmonella, klebsiella.

- Không có hiệu lực trên vi khuẩn gram (+) và trực khuẩn mủ xanh.

Quinolon II:

Hiệu lực bao gồm phổ kháng khuẩn của quinolon I cộng thêm :

- Tụ cầu methi - R và methi - S.

- Liên cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn.

- Haemophilus influenzae.

- Trực khuẩn mủ xanh.

- Mầm bội bào: clamydia, mycoplasma.

Các quinolon có hiệu lực hậu kháng sinh (postantibiotic effect - P.A.E) là sự ức chế vi khuẩn vẫn còn tiếp tục sau khi nồng độ kháng sinh trong huyết tương hạ thấp, đó là lý do khoảng cách giữa 2 lần dùng quinolon là 12 giờ.

Tác dụng phụ:

- Da: nhạy cảm với ánh sáng.

- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.

- Rối loạn thần kinh: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.

- Đau khớp và cơ khi trị liệu kéo dài (tổn thương phát triển sụn).

- Tổn thương gân achil.

- Bội nhiễm candida.

Tương tác

Tăng nồng độ theophylin trong huyết tương  động kinh, ngừng tim, suy hô hấp.

2.7.2. Thuốc quinolon điển hình:

2.7.2.1. CIPROLOXACIN

Chỉ định:

Nhiễm trùng đường tiểu, tiêu hóa, mô mềm, xương khớp, sinh dục, các nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Chống chỉ định:

- Phụ nữ có thai, nuôi con bú.

- Trẻ em < 15 tuổi.

- Thiếu enzym G6PD (gây thiếu máu tiêu huyết: màng hồng cầu không ổn định và dễ bị vỡ).

Cách dùng – Liều dùng:

Dạng dùng:

- Viên nén 250mg, 500mg.

- Ống tiêm 2 – 10mg/ml.

- Dịch truyền 100mg/50ml, 200mg/100ml.

Cách dùng – liều dùng: PO hoặc IV

250 - 500mg × 2 lần/ngày, nhiễm trùng nặng 750mg × 2 lần/ngày.



2.7.2.2. ACID NALIDIXIC

Chỉ định:

Chỉ dùng trong nhiễm trùng đường tiểu.

Chống chỉ định:

- Phụ nữ có thai, nuôi con bú.

- Trẻ em < 15 tuổi.

- Thiếu enzym G6PD

Cách dùng – Liều dùng:

Dạng dùng:

- Viên nén 250mg, 500mg, 1000mg.

- Hỗn dịch uống 250mg/ml

Cách dùng – liều dùng: PO

A : 1g/ngày x 4 lần/ngày × 1 – 2 tuần , sau đó 2g/ngày.

E > 15 tuổi : 55mg/kg/ngày × 4 lần.








tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương