Tài liệu ôn thi tốt nghiệp tc dược – Hóa dược Dược lý Đại học Võ Trường Toản Nội dung ôn thi gồm các bài



tải về 0.73 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích0.73 Mb.
#32249
1   2   3   4   5   6   7   8

1.3.3. Tác dụng kháng viêm:

Ngoài tác dụng hạ sốt, giảm đau, các thuốc trong nhóm này còn có tác động kháng viêm. Riêng paracetamol có tác động kháng viêm không đáng kể.



1.4. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG

Tác động giảm đau, hạ sốt, kháng viêm như aspirin ngày nay được xác định là do tác động ức chế không hồi phục Cyclooxygenase là một enzym xúc tác chuỗi phản ứng thành lập prostaglandin từ acid arachidonic ở màng tế bào (sơ đồ).

Prostaglandin là chất nội sinh và được chứng minh là có vai trò trong phản ứng viêm, phản ứng sốt, làm tăng cảm giác đau ở nơi bị viêm nhiễm. Cũng do sự ức chế Cyclooxygenase, NSAIDs đã làm ngăn sự thành lập chất thromboxan ở tiểu cầu (thromboxan cần thiết cho sự kết tập tiểu cầu).



2. THUỐC THÔNG DỤNG

2.1. ACID ACETYL SALICYLIC (Aspirin)

Tính chất:

Tinh thể hình kim không màu , hoặc bột kết tinh màu trắng thoảng mùi acid acetic, vị chua, khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol và dung dịch kiềm. Khi gặp ẩm dễ phân hủy tạo thành acid salicylic và acid acetic.



Tác dụng:

- Làm giảm hoặc mất các cơn đau có cường độ yếu và trung bình.

- Hạ sốt, hiệu lực này chỉ tạm thời và không có tác động trên nguyên nhân gây sốt.

- Kháng viêm khi dùng liều cao ≥ 4g/ ngày.

- Ức chế kết tập tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máu.

- Dùng ngoài có tác dụng trị nấm, hắc lào.



Tác dụng phụ

- Trên dạ dày: buồn nôn, nôn mửa, viêm loét dạ dày tá tràng.

- Dị ứng: mẩn ngứa, mề đay, khó thở do phù thanh quản.

- Kéo dài thời gian chảy máu, kéo dài thời gian thai ngén và băng huyết sau sinh.

- Hội chứng Reye: viêm não và rối loạn chuyển hóa mỡ ở gan, xảy ra ở trẻ em <12 tuổi, khi các trẻ này bị nhiễm siêu vi mà được cho dùng Aspirin.

Chỉ định:

- Giảm đau như đau đầu, đau cơ, đau răng, đau do viêm khớp.

- Hạ sốt trong cảm cúm, nhiễm trùng...

- Kháng viêm trong các dạng thấp khớp cấp.

- Ngừa chứng huyết khối tĩnh mạch, động mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não)

Chống chỉ định:

- Tiền sử loét dạ dày – tá tràng

- Mẫn cảm

- Hen suyễn

- Phụ nữ có thai 3 tháng cuối

- Trường hợp xuất huyết (như sốt xuất huyết), cơ địa dễ chảy máu.



Cách dùng – Liều dùng:

a. Dạng dùng:

- Viên nén 250mg, 500mg, viên bao tan ở ruột Aspirin pH 8, viên sủi bọt.

- Gói bột 250, 300 mg.

- Ống tiêm 500mg/ml, 1000mg/ 5ml

b. Cách dùng – liều dùng:

- Giảm đau hạ sốt: 0,5 – 2g/ ngày chia 2 – 3 lần

- Viêm khớp: 4 – 6g/ ngày

- Phòng bệnh huyết khối mạch máu từ 81 – 325 mg/ngày.

Tương tác:

- Do có ái lực mạnh với protein huyết tương nên khi dùng chung với các thuốc như thuốc kháng vitamin K, methotrexat, phenytoin, sulfamid hạ đường huyết, aspirin sẽ làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu.

- Tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với heparin và thuốc kháng vitamin K.

- Sử dụng chung với các NSAID khác sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.



2.2. PARACETAMOL (ACETAMINOPHEN)

Tác dụng:

Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, không có tác dụng kháng viêm.

Paracetamol có ưu điểm ít gây tai biến dị ứng hay kích ứng dạ dày, không ảnh hưởng trên sự đông máu và có thể sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú.

Tác dụng phụ:

Nếu dùng liều cao và kéo dài (> 4g/ ngày) gây tổn thương gan (do một lượng lớn paracetamol bị chuyển thành N – acetyl benzoquinoneimin, chất này sẽ phản ứng với nhóm – SH của protein gan và gây hoại tử tế bào gan).



Chỉ định:

Giảm đau hạ sốt, có thể thay aspirin trong trường hợp chống chỉ định chất này. Có thể phối hợp với các thuốc giảm đau khác:

Alaxan: paracetamol + ibuprofen

Di - altavic: paracetamol + dextroproxyphen

Efferalgan - Codein: paracetamol + codein

Chống chỉ định: Suy gan, thận.

Cách dùng – liều dùng:

a. Dạng dùng:

- Viên nén, viên nang, viên sủi 0,1g – 0,325g – 0,500g – Tọa dược 0,08g – 0,150g – 0,300g – 0,600g

- Thuốc bột 0,08g – 0,150g

- Thuốc giọt 10%

- Thuốc tiêm:

Proparacetamol (Pro – dafalgan) là tiền chất của paracetamol sẽ phóng thích từ từ paracetamol trong cơ thể, 1g proparacetamol = 0,5g paracetamol. Dùng giảm đau trong trường hợp cấp cứu hay phẫu thuật.

Paracetamol dạng tiêm (Perfalgan) truyền 10mg/ ml.

b. Liều dùng:

Người lớn: 325 – 1000mg/ ngày

Trẻ em: 10mg/ kg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày

2.3. INDOMETHACIN

Tác dụng:

- Chống viêm mạnh.

- Giảm đau.

- Hạ nhiệt (ít dùng vì độc tính cao).

- Giảm acid uric tốt.

Tác dụng phụ:

- Tiêu hóa: nôn, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.

- Thần kinh: đau đầu, chóng mặt.

- Máu: giảm bạch cầu huyết, tiểu cầu, thiếu máu.

- Da: ngứa, ban đỏ.

- Hô hấp: suyễn cấp tính do quá nhạy cảm.



Chỉ định:

Chủ yếu để trị viêm khớp (viêm xương khớp, hư khớp, viêm đa khớp mãn tính, đau lưng, viêm dây thần kinh).



Chống chỉ định:

- Loét dạ dày, tá tràng.

- Phụ nữ có thai, cho con bú.

- Mẫn cảm.

- Thiểu năng gan thận nặng.

Cách dùng – liều dùng:

a. Dạng dùng:

- Viên nén 25mg

- Thuốc đạn 50mg, 100mg

b. Cách dùng – liều dùng:

- Uống sau bữa ăn hoặc đặt hậu môn.

- Uống 1 viên/ lần x 2 – 3 lần/ ngày, có thể tăng đến 6 viên/ ngày.

- Uống liều duy trì 1 – 2 viên/ ngày.

- Đặt 1 viên 50mg vào buổi tối trước khi đi ngủ.

2.4. DICLOFENAC

Tác dụng:

Giảm đau và chống viêm mạnh hơn indomethacin và dung nạp cũng tốt hơn.



Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa thấp hơn indomethacin và aspirin



Chỉ định:

Chủ yếu để trị viêm khớp (viêm xương khớp, hư khớp, viêm đa khớp mãn tính, đau lưng, viêm dây thần kinh).



Chống chỉ định:

- Loét dạ dày, tá tràng.

- Phụ nữ có thai, cho con bú.

- Mẫn cảm.

- Suy gan, thận nặng.

Cách dùng – liều dùng:

a. Dạng dùng:

- Viên nén 25mg, 50mg, 75mg, 100mg

- Viên đạn 100mg

- Ống tiêm 75mg/ ml

- Gel, thuốc nhỏ mắt

b. Cách dùng – liều dùng: Uống, đặt hậu môn hoặc tiêm bắp 75 – 150mg/ ngày.

2.5. PIROXICAM

Tác dụng:

Tác động kháng viêm kéo dài (T1/2 = 50 giờ) do đó chỉ cần dùng 1 liều trong ngày, nhưng do thuốc gây tích tụ nên cần tuân thủ liều.



Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa thấp hơn indomethacin và aspirin.



Chỉ định:

Điều trị cấp tính và dài hạn chứng viêm khớp và viêm xương khớp.



Chống chỉ định:

- Mẫn cảm.

- Viêm loét dạ dày tá tràng.

- Phụ nữ có thai.



Cách dùng – liều dùng:

a. Dạng dùng:

- Viên nang 10mg, 20mg.

- Viên đạn 20mg

- Ống tiêm 20mg/ ml

b. Cách dùng – liều dùng:

- Uống sau bữa ăn, đặt hậu môn hoặc tiêm bắp 20mg/ ngày

- Dùng lâu dài với liều ≥ 30mg/ ngày có nguy cơ gia tăng tác dụng phụ ở dạ dày.



2. 6. MELOXICAM

Tác dụng:

Có tác dụng ức chế chuyên biệt men Cyclooxygenase 2 (Cox – 2). Theo các nghiên cứu gần đây, tác động ức chế chọn lọc này sẽ làm giảm độc tính của meloxicam trên màng nhày tiêu hóa cũng như chức năng thận.



Chỉ định:

Điều trị cấp tính và dài hạn triệu chứng viêm khớp và viêm sưng khớp.



Liều dùng:

a. Dạng dùng: Viên nang 7,5mg, 15mg.

b. Cách dùng – liều dùng: 7,5 mg – 15 mg/ ngày, tùy tình trạng bệnh.

THUỐC TRỊ LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Bệnh loét dạ dày – tá tràng là sự loét niêm mạc dạ dày hay tá tràng, nguyên nhân chủ yếu là do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ niêm mạc và yếu tố gây loét.



- Yếu tố bảo vệ:

+ NaHCO3, chất nhầy mucin.

+ Prostaglandin.

+ Mạng lưới mao mạch của niêm mạc dạ dày.

+ Sự nguyên vẹn của tế bào biểu mô và bề mặt niêm mạc dạ dày – tá tràng…

- Yếu tố gây loét:

+ HCl, pepsin.

+ Thuốc kháng viêm không steroid và steroid (NSAIDs, corticoid).

+ Xoắn khuẩn Helicobater pylori.

+ Rượu, bia, thuốc lá…

1.2. PHÂN LOẠI BỆNH:

Hiện nay nhiều tác giả phân loại bệnh loét dạ dày – tá tràng thành 3 nhóm:

- Loét do tăng tiết acid dịch vị: Hội chứng Zollinger Ellison.

- Loét do dùng thuốc: NSAIDs làm giảm tổng hợp prostaglandin là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.

- Loét do nhiễm Helicobater pylori.

1.3. CÁC NHÓM THUỐC TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

1.3.1. Nhóm kháng acid (antacid)

Trung hòa HCl đã được bài tiết vào dạ dày, thường dùng các muối và hydroxyd của nhôm và magie.

Một số biệt dược: Phosphalugel, Maalox, Gastropulgit, Alumina II, Antacil, Mylanta…

1.3.2. Nhóm ức chế tiết acid dịch vị:

- Thuốc kháng Histamin H2: cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin...

- Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ ATPase: omeprazol, lansoprazol, pantoprazol…

1.3.3. Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày: sucrafat, hợp chất bismuth (bismuth subsalicylat)…

1.3.4. Nhóm diệt H. pylori: kháng sinh (amoxicillin, tetracillin, clarithromycin…), nhóm imidazol (metronidazol, tinidazol), muối bismuth....

2. MỘT SỐ THUỐC TRỊ LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

2.1. NHÔM HYDROXYD - Al(OH)3:

Tác dụng:

Trung hòa acid dịch vị, bảo phủ vết loét dạ dày - tá tràng, làm săn se và chống loét niêm mạc dạ dày - tá tràng.



Chỉ định:

Làm giảm các triệu chứng loét dạ dày - tá tràng (ợ chua, khó tiêu), đau rát ở thực quản.



Liều dùng:

- Người lớn: 1 – 2 viên (viên nén 400mg)/lần x 4 – 5 lần/ngày, nhai viên thuốc trước khi nuốt, dùng thuốc sau bữa ăn 1 giờ hoặc khi có cơn đau.

- Trẻ em: tùy theo tuổi dùng 1/3 – 1/2 liều người lớn.

Tác dụng phụ:

Dùng kéo dài gây táo bón, giảm phospho huyết, loãng xương.



Chống chỉ định: Suy thận nặng.

Chú ý:

- Để tránh táo bón, thường phối hợp nhôm hydroxyd với magnesi hydroxyd như Maalox, Mylanta II…

- Để tránh giảm phospho huyết có thể dùng muối nhôm phosphat như Phosphalugel…

- Nhôm hydroxyd làm giảm sự hấp thu của thuốc dùng chung ở ruột, kể cả các thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng như cimetidin, famotidin, omeprazol… do đó để tránh tương tác, các thuốc phối hợp phải uống cách xa nhôm hydroxyd ít nhất 2 giờ.



2.2. CIMETIDIN

Tác dụng:

Kháng histamin tại receptor H2 ở dạ dày → ức chế tiết acid dịch vị.



Chỉ định:

- Loét dạ dày - tá tràng.

- Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Zollinger – Ellison).

- Trào ngược dạ dày - thực quản.



Liều dùng:

Uống 200 – 400mg/ lần x 2 lần vào mỗi bữa ăn và 1 lần 400mg vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đợt dùng từ 4 – 6 tuần.



Tác dụng phụ:

- Rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mệt mỏi.

- Giảm tiểu cầu có hồi phục.

- Cimetidin kháng androgen và tăng tiết prolactin nên gây chứng vú to ở nam giới và chảy sữa không do sinh đẻ ở nữ giới.



Chống chỉ định:

- Phụ nữ có thai, cho con bú.

- Suy gan, suy thận nặng.

Chú ý: Cimetidin ức chế enzym CYP450 ở gan nên làm giảm chuyển hóa, gây tăng tác dụng và độc tính của một số thuốc khi dùng chung như: phenyltoin, diazepam, theophyllin, thuốc chống đông máu…

Các thuốc cùng nhóm với cimetidin:

- Ranitidin: Có tác dụng mạnh hơn cimetidin 5 – 10 lần, thời gian, tác dụng dài hơn nên dùng liều thấp hơn và dùng 2 lần trong ngày, ít ảnh hưởng đến chuyển hóa một số thuốc chuyển hóa ở gan. Uống 300mg/ ngày, chia 2 lần (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ).

- Famotidin: mạnh hơn ranitidin 8 – 10 lần, thời gian tác dụng dài hơn, không ảnh hưởng đến chuyển hóa một số thuốc ở gan như cimetidin. Uống 20mg/lần x 2 lần/ngày hoặc chỉ uống 1 lần 40mg vào buổi tối.

- Nizatidin: tương tự ranitidin về tác dụng và liều lượng.

2.3. OMEPRAZOL

Tác dụng:

Ức chế enzym H+/ K+ ATPase (bơm proton) nằm ở tế bào viền của dạ dày → ức chế tiết acid dịch vị.



Chỉ định:

- Loét dạ dày - tá tràng.

- Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Zollinger – Ellison).

- Trào ngược dạ dày - thực quản.



Liều dùng:

- Uống 20 – 40mg/ lần/ ngày, vào trước bữa ăn sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, trị loét dạ dày (trong 8 tuần), trào ngược dạ dày - thực quản (trong 4 - 12 tuần).

- Hội chứng Zollinger – Ellison: uống 120mg/ ngày, trong 4 tuần.

Tác dụng phụ:

Nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, làm giảm B12 huyết nếu dùng lâu dài...



Chống chỉ định:

Mẫn cảm, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.



Chú ý:

- Omeprazol bị phá hủy trong môi trường acid nên phải dùng dạng viên bao tan trong ruột, do đó khi uống không được làm vỡ viên thuốc, uống cách xa bữa ăn.

- Omeprazol làm giảm chuyển hóa của diazepam, warfarin, phenytoin.

Một số thuốc cùng nhóm:

- Lansoprazol: liều thường dùng để trị loét dạ dày - tá tràng là 30mg/ngày, trong 4 tuần.

- Pantoprazol: liều thường dùng trị loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản là 40mg/ ngày, trong 4 – 8 tuần.

2.4. SUCRAFAT:

Tác dụng:

- Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trong môi trường acid, sucrafat được hòa tan, Al3+ được tách rời, phần anion tạo thành chất nhày và dính có ái lực mạnh với các ổ loét nên làm mau lành vết loét và giảm tái phát. Hiệu lực làm lành vết loét tương tự kháng H2.

- Kích thích thành lập prostaglandin.

Chỉ định:

Loét dạ dày tá tràng tiến triển, dự phòng tái phát loét dạ dày - tá tràng.



Liều dùng:

- Uống 1g/lần x 4 lần/ngày, trong 4 – 8 tuần. Uống 1 giờ trước bữa ăn và trước lúc đi ngủ.

- Liều củng cố: 2g/ ngày, dùng trong vài tháng.

Tác dụng phụ:

Khô miệng, buồn nôn, táo bón, có thể gây giảm phospho khi dùng kéo dài.



Chống chỉ định: Suy thận nặng

Chú ý:

- Do thuốc chỉ có tác dụng khi pH dạ dày acid nên tránh dùng antacid hoặc kháng H2 30 phút trước hoặc sau khi uống sucrafat.

- Cần dùng cách khoảng ít nhất 2 giờ với các thuốc chống đông máu, fluoroquinolon, digoxin, phenytoin để tránh giảm hấp thu các thuốc này.

THUỐC CHỮA HO, LONG ĐÀM

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. HO

Ho là một phản xạ tự vệ của cơ thể nhằm loại trừ các chất nhầy, chất kích thích ra khỏi đường hô hấp.

Có 2 loại ho:

- Ho do đường hô hấp bị kích thích hay sưng viêm chứ không phải để loại các chất làm nghẽn đường hô hấp như đàm. Loại ho này không có tính bảo vệ, gây mệt mỏi khó chịu cho bệnh nhân nên cần phải ức chế bằng thuốc trị ho.

- Ho để tống đàm ra ngoài, làm sạch đường hô hấp giúp oxy đến phế nang. Loại ho này là phản xạ có tính bảo vệ, không nên sử dụng thuốc ho để ức chế vì sẽ làm tụ đàm rất có hại trong trường hợp viêm phế quản hoặc giãn phế quản do đó chỉ nên uống nhiều nước và thuốc long đàm.

1.2. PHÂN LOẠI THUỐC CHỮA HO, LONG ĐÀM

1.2.1. Thuốc ho:

Dựa vào cơ chế tác dụng, có thể chia:

a. Thuốc ho tác động ở ngoại biên làm giảm nhạy cảm của receptor ho đối với các chất kích thích: camphor, menthol…

b. Thuốc ho tác động ở trung ương làm dịu ho, ức chế trung tâm ho:

- Codein, codethylin, pholcodin, dextromethorphan, noscarpin, levopropoxyphen..

- Phenothiazin, alimemazin (Théralène), chlopheniramin.

c. Thuốc tác động trên chất nhầy:

- Giúp dễ thải đàm và các chất kích thích ra khỏi đường hô hấp.

- Thuốc tiêu chất nhầy: N-acetyl cystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol…

Các chất trên có tác dụng làm phân hủy chất nhầy, làm giảm tính nhầy giúp dễ dàng di chuyển ra khỏi đường hô hấp; ngoài ra còn điều hòa sự tiết đàm nhầy của phế quản. Không nên dùng thuốc tiêu nhầy ở người hen suyễn, giãn phế quản.



1.2.2. Thuốc long đàm:

Kích thích các tuyến bài tiết ở mặt trong khí quản, gây tăng bài tiết dịch khí quản, làm giảm độ nhày của chất tiết khí quản, giúp cho việc thải trừ được dễ dàng bao gồm natri benzoat, terpin hydrat, amoni chlorid, eucalyptol, glyceryl guaicolat (Guaifenesin)…

Các thuốc chữa ho chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, trong điều trị cần kết hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân.

2. CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG

2.1. NATRI BENZOAT

Tác dụng

Long đàm, sát trùng nhẹ.



Chỉ định

- Ho khan (phối hợp với các thuốc ho khác), ho do viêm phế quản (phối hợp với kháng sinh).

- Làm tăng độ tan của cafein khi pha dung dịch cafein.

Liều dùng:

Người lớn uống 0,2 g/ lần x 2 – 3 lần/ ngày. Trẻ em uống theo tuổi 0,1g/ 1 tuổi/ ngày 2 – 3 lần.



Chú ý:

- Thường dùng phối hợp với codein, terpin, bromoform…

- Các chế phẩm có natri benzoat: viên ho long đờm, Terpina, siro benzo, siro broma.

2.2. TERPIN HYDRAT

Tác dụng:

- Uống theo liều điều trị (<0,6 g/ngày) có tác dụng long đàm, lợi tiểu nhẹ.

- Uống liều cao (>0,6 g/ ngày) có tác dụng đảo ngược (đàm không long, tiểu tiện ít, có khi gây vô niệu ở người bị bệnh thận).

Chỉ định:

Ho có đàm, ho khan (phối hợp với các thuốc khác), viêm phế quản mạn tính.



Liều dùng:

Người lớn uống 0,2 – 0,3 g/ ngày. Trẻ em tùy theo tuổi uống 0,005 – 0,25 g/ ngày.



Chú ý:

- Thường dùng phối hợp với codein, natri benzoat.

- Các chế phẩm có terpin hydrat: Terpin codein, Terpin gonnon, Terpina, Terpincophan, Neocodion.

2.3. ACETYLCYSTEIN

Tác dụng:

- Tiêu đàm do phân hủy các chất đàm nhầy.

- Chống kích thích co thắt phế quản.

Chỉ định:

Điều trị hỗ trợ các rối loạn về tiết dịch trong bệnh viêm phế quản-phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm thanh quản, viêm xoang cấp và mạn tính, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa tiết dịch.



Liều dùng:

- Trên 7 tuổi: uống 1 gói (gói 200mg/ lần x 3 lần/ ngày, hòa tan vào nước, uống sau bữa ăn.

- Từ 2 – 7 tuổi: uống 1 gói/ lần x 2 lần/ ngày.

- Dưới 2 tuổi: uống ½ gói/ lần x 2 lần/ ngày.



Tác dụng phụ:

Đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy (hiếm gặp).



Chống chỉ định:

Thận trọng với người loét dạ dày, phụ nữ có thai, người đang lên cơn hen.



Chú ý:

- Acetylcystein có thể làm giảm tác dụng của các kháng sinh khi pha chung do làm phân hủy các thuốc kháng sinh (ampicillin, amoxicillin, doxycyclin, macrolid) do đó không trộn chung các thuốc trên với acetylcystein.

- Acetylcystein còn dùng giải độc gan khi ngộ độc cấp paracetamol.

2.4. BROMHEXIN

Tác dụng:

Phân hủy chất nhầy và tăng cường vận chuyển chất nhầy trong đường dẫn khí giúp long đàm và giảm ho.



Chỉ định:

Trị ho nhiều đàm, nếu có viêm nhiễm đường hô hấp cần phối hợp với kháng sinh.



Liều dùng:

- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 8mg/ lần x 3 lần/ngày.

- Từ 6 – 12 tuổi: 4mg/ lần x 3 lần/ ngày.

- Từ 2 – 6 tuổi: 4mg/ lần x 2 lần/ ngày.

- Dưới 2 tuổi: cồn ngọt 1,25ml/ lần x 3 lần/ ngày.

Tác dụng phụ:

Rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, dùng bằng đường tiêm có thể bị dị ứng nặng hơn.



Chống chỉ định:

Mẫn cảm với thuốc, loét dạ dày, có thai 3 tháng đầu, cho con bú.



Chú ý:

Thuốc làm tăng sự phân bố của các kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin…) trong nhu mô phổi giúp diệt khuẩn hô hấp tốt hơn.



2.5. CODEIN PHOSPHAT

Nguồn gốc:

Codein (methyl morphin) là alcaloid chiết xuất từ nhựa quả của cây thuốc phiện (Papaver somniferum L.), họ Thuốc phiện (Papaveraceae) hoặc bán tổng hợp từ morphin, dùng dạng base hoặc phosphat.



Tác dụng:

- Ức chế trung tâm ho.

- An thần, giảm đau.

- Ức chế trung tâm hô hấp.



Chỉ định:

Phối hợp với các thuốc ho khác để chữa ho, trường hợp viêm phế quản mãn tính.



Liều dùng:

- Người lớn: 0,01 – 0,15g/ngày 3 – 4 lần, trẻ em: 5mg/ tuổi/ ngày.

- Liều tối đa 100mg/ lần, 250mg/ ngày.

Viên nén terpin codein chứa (0,1g terpin hydrat và 0,01g codein phosphat).

- Người lớn uống 1 – 2 viên/ lần x 2 – 3 lần/ ngày.

- Trẻ em: 10 – 15 tuổi uống 1 viên/ lần x 3 lần/ ngày.

- 6 – 9 tuổi uống ½ viên/ lần x 3 lần/ ngày.

Tác dụng phụ:

Táo bón, buồn nôn, suy hô hấp (thường xảy ra ở liều giảm đau), dùng kéo dài gây nghiện.



Chống chỉ định: Suy hô hấp mãn.

Bảo quản:

Thuốc gây nghiện, bảo quản trong lọ thủy tinh, để nơi khô, tránh ánh sáng.



Chú ý:

- Không dùng chế phẩm có codein cho trẻ em < 30 tháng tuổi.

- Không dùng chế phẩm có codein của người lớn cho trẻ em < 15 tuổi.

2.6. DEXTROMETHORPHAN

Tác dụng:

Ức chế trung tâm ho làm giảm ho tương đương codein, không có tác dụng giảm đau, không gây nghiện, ít gây táo bón hơn codein.



Chỉ định:

Chữa các triệu chứng ho kích ứng, ho do viêm nhiễm đường hô hấp.



Liều dùng:

- Người lớn: 15 – 30mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày.

- Trẻ em > 6 tuổi: 10 – 20mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em < 6 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú.

Chú ý:

- Không dùng chế các chế phẩm có dextromethorphan cho trẻ em < 30 tháng tuổi.

- Không dùng chế các chế phẩm có dextromethorphan của người lớn cho trẻ < 15 tuổi.

THUỐC CHỮA HEN PHẾ QUẢN

1. ĐẠI CƯƠNG


    1. 1.1. HEN PHẾ QUẢN

Hen phế quản là một chứng biểu hiện khó thở ra, do lòng phế quản co thắt một cách đột ngột kèm theo rối loạn xuất tiết đờm dãi.

Cơn hen thường do nhiều nguyên nhân gây nên như thời tiết thay đổi đột ngột, cơ địa dị ứng, thần kinh bị kích thích…



    1. 1.2. THUỐC CHỮA HEN PHẾ QUẢN

- Thuốc giãn phế quản: theophyllin, aminophylin, ephedrin, salbutamol, terbutalin…

- Corticosteroid: hydrocortison, prenisolon, dexamethason, triamcinolon…

- Thuốc kháng các chất trung gian (histamin, prostaglandin D2, leucotrien…), fenspirid (Pneumorel), cromolyn dinatri, nedocromil…

2. CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG:



    1. tải về 0.73 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương