Tài liệu ôn thi tốt nghiệp tc dược – Hóa dược Dược lý Đại học Võ Trường Toản Nội dung ôn thi gồm các bài



tải về 0.73 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích0.73 Mb.
#32249
1   2   3   4   5   6   7   8

2.6. MỘT SỐ CORTICOID THƯỜNG DÙNG:

Tên thuốc

Tác dụng chống viêm

Tác dụng giữ Na+

Chuyển hoá đường

T1/2

(giờ)

Liều tương đương

Cortison

Hydrocortison

0,8

1


0,8

1


0,8

1


8- 12

8- 12


25mg

20mg


Prednison

Prednisolon

Metylprednisolon

Triamcinolon

4

4

5



5

0,8

0,8


0,5

0


4

4

5



5

12- 36

12- 36


12- 36

12- 36


5mg

5mg


4mg

4mg


Betamethason

Dexamethason

25- 30

25- 30


0

0


25

25


36- 54

36- 54


0,75mg

0,75mg


3. HORMON TUYẾN SINH DỤC:

3.1. HORMON SINH DỤC NAM:

TESTOSTERON

3.1.1. Tính chất:

Dùng dưới dạng muối propionat. Chế phẩm là bột kết tinh trắng hoặc trắng hơi có ánh vàng, không mùi, không tan trong nước, tan trong ethanol.



3.1.2. Tác dụng:

- Phát triển cơ quan sinh dục nam.

- Phát triển và duy trì các đặc trưng thứ cấp của nam.

- Tiến biến protein: thúc đẩy tổng hợp protein làm tăng cân.

- Tăng LDL-cholesterol và giảm HDL-cholesterol nên có thể gây xơ vữa mạch.

- Tăng tạo hồng cầu.



3.1.3. Chỉ định:

- Suy sinh dục nam (dậy thì muộn, vô sinh, bất lực...)

- Làm tăng tiến biến protein như sau chấn thương, phỏng, giải phẫu.

- Trị các rối loạn phụ khoa như căng sữa sau khi sinh (thường phối hợp estrogen), bệnh lạc màng trong tử cung.

- Trị loãng xương do suy sinh dục nam.

3.1.4. Tác dụng phụ:

- Trên nữ giới: gây nam hóa ở phụ nữ và trẻ em trước tuổi dậy thì.

- Trên nam giới: gây chứng to vú ở đàn ông. Tác động này trầm trọng ở trẻ em và người có bệnh gan.

- Trên cả nam giới và nữ giới:

+ Giữ muối và nước gây phù.

+ Vàng da ứ mật.

3.1.5. Chống chỉ định và thận trọng:

- Thời kỳ mang thai.

- Đàn ông ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư vú.

- Trẻ em.

- Thận trọng đối với bệnh nhân bị bệnh tim, gan, thận, phù nề.

3.1.6. Chế phẩm:


Tên thuốc

Chế phẩm

Chỉ định

Liều dùng

(người lớn)

Testosteron propionat

Dịch treo nước 25, 50, 100 mg/ml.

Viên nén 10mg.



Suy sinh dục nam.

25mg, 2 - 4 lần/ tuần, IM.

10 - 20mg/ngày, ngậm trong miệng.



Nandrolon phenylpropionat

(Durabolin)

Dung dịch dầu 25- 50mg/ml.

Tăng tiến biến protein.

25 - 50mg/tuần, IM.

Testosteron enanthat




Giảm căng sữa sau sanh.

180mg/ml + estradiol valerat 8mg/ml, 2ml ngay sau sanh.

Danocrine

(Danazol)

Viên nang 100, 200mg

Lạc nội mạc tử cung

400 - 800mg/ngày

3.2. HORMON SINH DỤC NỮ:

3.2.1. CÁC ESTROGEN

3.2.1.1. Tính chất:

Ethinyl estradiol là dẫn chất của folliculin, chế phẩm là bột kết tinh trắng, không mùi, gần như không tan trong nước, tan trong ethanol.



3.2.1.2. Tác dụng của estrogen:

Liều sinh lý (liều thấp):

- Phát triển cơ quan sinh dục nữ.

- Phát triển các đặc trưng thứ cấp ở nữ giới.

- Phát triển xương, tóc nhưng sớm đóng đầu xương.

Liều cao:

- Ức chế bài tiết FSH.

- Kháng androgen: dùng lâu dài làm teo tinh hoàn, ngừng tạo tinh trùng và teo các cơ quan sinh dục nam bên ngoài.

- Ức chế bài tiết sữa.

Các tác dụng khác:

- Tăng tiến biến protein nhưng yếu hơn androgen.

- Giữ muối và nước.

- Ngăn tiêu xương.

- Giảm LDL và tăng HDL- cholesterol nên giảm nguy cơ bệnh mạch vành.

- Tăng đông máu.

3.2.1.3. Chỉ định:

- Tránh thai (thường phối hợp progestin).

- Điều trị thay thế khi thiếu estrogen: Suy buồng trứng thời kỳ tiền mãn kinh.

Các lợi ích khi điều trị thay thế bằng estrogen:

- Giảm triệu chứng mãn kinh.

- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành.

- Giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.

Các bất lợi khi điều trị thay thế bằng estrogen:

- Tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

- Tăng nguy cơ ung thư vú.

- Các tác dụng phụ khác như: viêm tĩnh mạch huyết khối, huyết khối phổi…

3.2.1.4. Tác dụng phụ:

- Buồn nôn, nhức đầu, căng ngực.

- Tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung...

3.2.1.5. Chống chỉ định:

- Phụ nữ có thai.

- Ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung.

- Chảy máu đường sinh dục không chẩn đoán được.

- Bệnh gan.

- Huyết khối tắc mạch.



3.2.1.6. Chế phẩm:

Ethinyl estradiol

- Mất kinh hoặc kinh ít:

+ Uống 0,02- 0,1 mg/ngày (dạng thuốc viên nén ethinyl estradiol 0,01mg), mỗi đợt dùng 20 ngày; sau đó dùng tiếp progesteron 5mg/ngày (dùng 5 ngày liên tiếp).

+ Tiêm bắp 5mg/ngày (dạng thuốc tiêm 5mg/1ml).

- Cai sữa:

+ Uống sau khi sinh 3 ngày: 0,01mg x 3 lần/ngày.

+ Sau đó uống tiếp 3 ngày: 0,02 - 0,04mg x 3 lần/ngày.

+ Ngày cuối cùng: 0,01mg.



- U tuyến tiền liệt:

+ Uống 3 ngày đầu: 0,05- 0,1mg x 3 lần/ngày.

+ Sau đó giảm dần đến liều duy trì 0,05mg/ngày.

3.2.2 PROGESTERON:

3.2.2.1. Tính chất:

Chế phẩm là tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi, không tan trong nước, tan trong ethanol.



3.2.2.2. Tác dụng:

- Ức chế quá trình rụng trứng.

- Làm giảm co bóp tử cung, mềm cơ tử cung, tăng phát triển niêm mạc tử cung, trợ thai.

- Tham gia vào sự phát triển tuyến vú, tuyến sữa.

- Điều hòa dịch tiết bã nhờn ngoài da.

3.2.2.3. Chỉ định:

- Thuốc tránh thai (phối hợp với estrogen)

- Các trường hợp dọa sẩy thai, sẩy thai liên tiếp.

- Rối loạn kinh nguyệt.

- Bệnh ở vú lành tính.

- Vô sinh do suy hoàng thể.

- Tăng tiết bã nhờn ở da đầu, mặt, bệnh trứng cá.

3.2.2.4. Tác dụng phụ:

Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, trầm cảm, tăng cân, thay đổi dục tính...



3.2.2.5. Chống chỉ định: Người suy gan nặng.

3.2.2.6. Chế phẩm -Cách dùng:

- Uống: 100 - 200mg/ngày, chia làm hai lần (dạng viên nang Urogestan 100mg).

- Tiêm bắp: 10 - 25mg/24 giờ để phòng sẩy thai, dạng thuốc tiêm Progesteron 5mg/1ml, 10mg/1ml, 25mg/1ml (dung dịch dầu).

- Bôi trên vú: Từ 3 - 6 tuần liền, kể cả những ngày hành kinh.

+ Dạng gel: Progestogel 1%, bôi ngày 1 lần.

+ Dạng dung dịch nước: Progestosol 0,5% ngày bôi 1 - 2 lần.

4. HORMON TUYẾN TỤY (INSULIN) VÀ BỆNH LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

4.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

4.1.1. Định nghĩa:

Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối. Đặc trưng của bệnh đái tháo đường là tăng đường huyết và các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và khoáng chất.



4.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường:

- Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l) kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết, hoặc

- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l), hoặc

- Đường huyết 2 giờ sau ăn (nghiệm pháp dung nạp glucose) ≥ 200 mg/dl.



4.1.3. Các triệu chứng tăng đường huyết:

- Khát nhiều, đói nhiều.

- Tiểu nhiều và thường xuyên.

- Sụt cân bất thường.

- Mệt mỏi, mờ mắt.

- Vết thương lâu lành.



4.1.4. Phân loại bệnh đái tháo đường:

Đặc điểm

Đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 2

Tên khác

Trước đây gọi là đái tháo đường type I, đái tháo đường phụ thuộc Insulin, đái tháo đường khởi bệnh lúc trẻ tuổi.

Trước đây gọi là đái tháo đường type II, đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, đái tháo đường khởi bệnh lúc lớn tuổi.

Tuổi khởi bệnh

Thường từ tuổi thơ ấu đến dậy thì.

> 35 tuổi.

Chức năng tuyến tụy

Thường không có khả năng tiết insulin.

Insulin huyết thấp, bình thường hoặc cao.

Bệnh sinh

Do quá trình tự miễn phá hủy tế bào β đảo tụy.

Rối loạn bài tiết Insulin, đề kháng Insulin, tăng phóng thích glucose từ gan vào máu.

Tiền sử gia đình

Ít liên quan.

Liên quan rõ rệt.

Béo mập

Ít gặp

Thường gặp

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng từ trung bình đến nặng, tiến triển tương đối nhanh.

Ăn nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều, mệt mỏi, giảm cân nhanh, nhiễm acid – ceton.



Khởi đầu chậm, tiến triển chậm, tăng nhẹ tiểu tiện, mệt mỏi, không nhiễm acid – ceton.

Chữa trị:

+ Chế độ ăn


+ Luyện tập thể dục

+ Insulin

+Thuốc hạ đường huyết đường uống



Bắt buộc cho tất cả BN. Tính thời gian sao cho phù hợp với đỉnh Insulin tiêm vào.

Rất cần.


Cần cho tất cả các BN.

Không hiệu quả.



Bắt buộc cho tất cả các bệnh nhân. Nếu tuân thủ tốt không cần dùng thuốc.

Rất cần.


Cần cho 20 – 30% BN.

Hiệu quả.



4.2. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

4.2.1. INSULIN: Do tế bào β của đảo Langerhans tụy tiết ra.

Insulin được chiết từ tuyến tụy của động vật (heo, bò), hiện nay đã tổng hợp được để đưa vào điều trị.



4.2.1.1. Tính chất:

Insulin là bột vô định hình, không màu hoặc màu hơi vàng, dễ tan trong nước và ethanol. Chế phẩm bị phân hủy nhanh bởi men pepsin và trypsin nên khi dùng qua đường uống sẽ bị mất tác dụng.



4.2.1.2. Tác dụng:

- Làm hạ đường huyết.

- Kích thích tổng hợp và ngăn thoái hóa triglycerid.

- Kích thích tổng hợp protein, ức chế phân hủy protein, ức chế tân tạo đường từ acid amin.



4.2.1.3. Chỉ định:

- Bệnh nhân đái tháo đường type 1.

- Bệnh nhân đái tháo đường type 2 không còn đáp ứng với thuốc hạ đường huyết dùng theo đường uống.

4.2.1.4. Tác dụng phụ:

- Hạ đường huyết.

- Dị ứng với insulin và kháng insulin.

- Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ nơi tiêm.



4.2.1.5. Chế phẩm insulin:

Loại insulin

Thời gian

khởi đầu

tác dụng (giờ)

Thời gian

tác dụng (giờ)

Insulin lấy từ động vật:

- Tác dụng ngắn:

Regular

- Tác dụng trung gian:

NPH

Lent

- Tác dụng dài:

Ultralent

0,5 - 2

4 - 6


4 - 6

8 - 14


6 - 8

16 - 20


16 - 20

24 - 36


Insulin người:

- Khởi đầu cực nhanh, tác dụng cực ngắn:

Lispro

- Tác dụng ngắn:

Regular

- Tác dụng trung gian:

NPH

Lent

- Tác dụng dài:

Ultralent

0,25

0,5 - 1


2 - 4

3 - 4


6 - 10

2 - 4

4 - 6


10 - 16

12 - 18


20 - 24

4.3. Thuốc hạ đường huyết dùng theo đường uống:

Nhóm

Thuốc

Cơ chế

tác dụng

Cách dùng theo sự công nhận của FDA

Sulfonylure (SU)

I: Tolbutamid, tolazamid, acetohexamid, clorpropamid.

II: Glyburid, glipizid, gliclazid, glimepirid.



Tăng bài tiết insulin từ tuyến tụy

- Đơn trị liệu.

- Phối hợp với insulin, metformin, TZD, chất ức chế glucosidase



Chất gây bài tiết insulin không thuộc SU

Repaglinide

Nateglinide



Tăng bài tiết insulin từ tuyến tụy

- Đơn trị liệu.

- Phối hợp với metformin.



Biguanid

Metformin

Giảm sản xuất glucose ở gan


- Đơn trị liệu.

- Phối hợp với insulin, TZD, chất gây bài tiết insulin không SU.




Chất ức chế glucosidase

Acarbose, Miglitol

Giảm hấp thu carbohydrat ở ruột

- Đơn trị liệu.

- Phối hợp với SU



Thiazolidinedion (TZD)

Rosiglitazone

(Châu Âu cấm dùng)

Pioglitazone



Tăng thu nhận glucose ở cơ.

Giảm phóng thích glucose từ gan



- Đơn trị liệu.

- Phối hợp với insulin (chỉ với oglitazon), SU, metformin.



5. HORMON TUYẾN GIÁP VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP:

5.1. HORMON TUYẾN GIÁP:

5.1.1. Đại cương:

Nguyên liệu chính để tổng hợp hormon tuyến giáp là tyrosin và iod.



Bệnh lý tuyến giáp:

- Cường giáp (Basedow):

 Triệu chứng: Nóng nảy, dễ xúc động, giảm thể trọng dù ăn nhiều, tăng chuyển hóa cơ sở, da ấm và ẩm, không chịu được thời tiết nóng, nhịp tim nhanh.

 Đặc điểm: phì đại tuyến giáp và lồi mắt.

- Suy giáp:

Triệu chứng: Chậm chạp, chuyển hóa cơ sở giảm, tóc khô và dòn, da khô, ít chịu được lạnh, giọng khàn, trí nhớ kém.



- Bướu giáp đơn thuần:

Khi thức ăn thiếu iod nên giảm hormon tuyến giáp làm tăng bài tiết TSH gây phì đại tuyến giáp gọi là bướu giáp địa phương.



5.1.2. LEVOTHYROXIN (T4):

Tác dụng:

- Tăng chuyển hóa cơ bản, tăng mức tiêu thụ oxy ở các mô, tăng nhịp tim.

- Đối với trẻ em, thyroxin đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của cơ thể như phát triển chiều cao, cân nặng, bộ não.

Chỉ định:

- Thiểu năng tuyến giáp.

- Bướu cổ đơn thuần.

- Sau phẫu thuật tuyến giáp.



Tác dụng phụ: Khi dùng liều cao gây mạch nhanh, mất ngủ.

Chống chỉ định:

- Cường giáp.

- Suy tim, loạn nhịp tim, suy mạch vành.

Chế phẩm - cách dùng:

Người lớn:

- Thiểu năng tuyến giáp:

+ Uống ngày đầu 25g, nếu dung nạp tốt thì những ngày sau tăng liều lên, liều tối ưu 75g/24giờ (dạng thuốc viên nén 25g, 50g hoặc 100g).

+ Hoặc thuốc tương tự Liothyronin (LT3) 25g/viên: liều bắt đầu 1/4 viên, sau tăng liều dần lên, liều tối ưu là 3 viên/ngày.

- Hôn mê do phù niêm, người suy giáp trạng không nuốt được:

+ Dạng thuốc tiêm Levothyroxin 200g/1ml.

+ Tiêm tĩnh mạch chậm 100g/ngày hoặc truyền tĩnh mạch chậm với liều tấn công ngày đầu 500g/250ml thuốc tiêm truyền natri clorid 0,9%.

Trẻ em: Uống 3g/kg thể trọng/ngày.

5.2. THUỐC KHÁNG GIÁP:

Methylthiouracyl (MTU)

Tác dụng:

Ức chế hormon tuyến giáp và sinh tổng hợp các hormon.



Chỉ định:

- Bệnh basedow, các chứng cường giáp.

- Chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp.

Tác dụng phụ:

- Dị ứng da.

- Giảm bạch cầu hạt.

Chống chỉ định:

- Giảm bạch cầu hạt.

- Suy tủy.

- Suy gan.

- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Chế phẩm- cách dùng:

- Dạng thuốc viên nén MTU 25, 50 hoặc 100mg.

- MTU liều tấn công 300mg/24 giờ, chia 2- 3 lần. Sau đó dùng liều duy trì 50- 100mg/ngày, chia 2 - 3 lần, uống sau bữa ăn.

Các thuốc tương tự:

- Propylthiouracyl (PTU):

+ Dạng thuốc viên nén PTU 25 và 50mg.

+ Tác dụng tương tự MTU, đặc biệt chuẩn bị cắt bỏ tuyến giáp, 100- 300mg/lần, ngày 3 lần cho tới khi bệnh thuyên giảm trên lâm sàng, sau đó dùng liều duy trì 50- 150mg/ngày.

- Thiamazol (Methimazol):

+ Dạng thuốc viên nén Thiamazol 5mg, 10mg.

+ Tác dụng tương tự như MTU nhưng mạnh hơn MTU gấp 10 lần, uống sau bữa ăn 5 - 10mg/lần, ngày 2 - 4 lần, sau đó dùng liều duy trì 2,5 - 10 mg/ngày.

6. HORMON HẬU YÊN:

OXYTOCIN

Tác dụng:

Oxytocin là hormon thùy sau tuyến yên, có tác dụng gây cơn co bóp đều đặn và làm tăng trương lực cơ tử cung nên có tác dụng thúc đẻ, tăng quá trình bài tiết sữa.



Chỉ định:

- Gây chuyển dạ trong những trường hợp cơn co tử cung yếu, mất trương lực cơ.

- Xuất huyết sau khi mổ dạ con lấy thai, sau khi sanh và xổ nhau.

Chống chỉ định:

- Khung chậu hẹp.

- Thai ngôi ngang.

- Nguy cơ vỡ tử cung.



Chế phẩm- cách dùng:

- Truyền tĩnh mạch chậm 0,25- 2UI Oxytocin pha với glucose tiêm truyền 5%, dạng thuốc tiêm Oxytocin 1UI, 2UI, 5UI / 2ml (1mg có 560 UI).

- Tiêm bắp 0,5- 2UI / lần, cách nhau 30 - 60 phút.

Chú ý:

Khi sử dụng phải theo dõi tim thai và cơn co bóp tử cung vì có thể gây giảm oxy huyết ở thai nhi hoặc dọa vỡ tử cung.



THUỐC GIẢM ĐAU – HẠ SỐT –

KHÁNG VIÊM – KHÔNG STEROID

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. ĐỊNH NGHĨA:

Thuốc giảm đau hạ sốt là những dược phẩm có hiệu lực giảm đau giới hạn trong các chứng đau nhẹ và trung bình như đau đầu, đau răng, đau dây thần kinh. Ngoài tác dụng giảm đau các thuốc này có thể có hiệu lực hạ sốt và kháng viêm.



1.2. PHÂN LOẠI:

Dựa vào tác dụng, thuốc giảm đau – hạ sốt – kháng viêm không steroid được chia thành các nhóm như sau:



1.2.1. Thuốc giảm đau – hạ sốt – kháng viêm:

- Dẫn xuất của acid salicylic: acid salicylic, acid acetyl salicylic, metyl salicylic,…

- Dẫn xuất của pyrazolon: antipyrin, analgin,…

1.2.2. Thuốc giảm đau – hạ sốt:

Dẫn xuất của anilin: paracetamol, phenacetin…



1.2.3. Thuốc giảm đau đơn thuần:

Dẫn xuất của quinolein: floctafenin (không có tác dụng hạ sốt và chống viêm).



1.2.4. Thuốc kháng viêm không steroid – NSAIDs (Non Steroidal AntiInflamatory Drugs):

- Dẫn xuất của indol: indometacin.

- Dẫn xuất của acid phenylacetic: diclofenac.

- Dẫn xuất của acid propionic: ibuprofen, naproxen, ketoprofen.

- Dẫn xuất của carboxamid: piroxicam, tenoxicam, meloxicam.

- Dẫn xuất của acid N – phenyl antranilic: acid mefenamic, acid nifluric.

- Aspirin và các dẫn chất pyrazolon cũng được xếp vào nhóm NSAIDs.

1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:

1.3.1. Tác dụng hạ sốt

Với liều điều trị, nhóm thuốc này chỉ gây hạ sốt với người có sốt (do bất kỳ nguyên nhân nào), không có tác dụng hạ sốt ở người có thân nhiệt bình thường.

Tác dụng hạ sốt là do ức chế trung tâm điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, gây giãn mạch ngoại biên, tăng sự tỏa nhiệt và tăng tiết mồ hôi.

Như vậy thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trị triệu chứng, do đó nếu cần phải kết hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân để đạt hiệu quả cao.



1.3.2. Tác dụng giảm đau:

Thuốc có tác dụng tốt đối với các cơn đau nhẹ do viêm như đau dây thần kinh, đau đầu, đau răng, đau cơ. Khác với nhóm thuốc giảm đau opioid, nhóm thuốc này không có tác dụng với các chứng đau nội tạng (dạ dày, thận), không gây ngủ, không gây khoan khoái và không gây nghiện.

Cơ chế tác dụng giảm đau là làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm, mức độ giảm đau tùy thuộc vào từng loại thuốc.



tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương