Tài ban soạn thảO


Chuẩn hiệu trưởng được xây dựng theo các yêu cầu và tiêu chí đánh giá về chỉ số thành tích của nhà trường



tải về 1.27 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.27 Mb.
#13249
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

2.3. Chuẩn hiệu trưởng được xây dựng theo các yêu cầu và tiêu chí đánh giá về chỉ số thành tích của nhà trường:


Chuẩn hiệu trưởng do Bộ giáo dục Bắc Carolina- Hoa Kì phê duyệt năm 1998 (6) được xây dựng theo cách tiếp cận này. Trong chuẩn nêu ra các lĩnh vực cần đánh giá, đó là: Tầm nhìn; Thành tích học tập cao; Nhà trường an tàn và trật tự; Giáo viên, quản trị viên và nhân sự có chất lượng tốt; Vận hành có hiệu quả và hiệu lực. Trong mỗi lĩnh vực như vậy lại nêu ra các yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn trong Lĩnh vực 4: Giáo viên, quản trị viên và nhân sự có chất lượng tốt thì ” Hiệu trưởng phải là nhà lãnh đạo giáo dục đẩy mạnh tính văn hoá của việc cải thiện không ngừng, dựa vào việc dạy và việc học”, cụ thể hơn là hiệu trưởng phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

1) Sắp xếp kế hoạch phát triển nghề nghiệp của trường phù hợp với kế hoạch cải thiện nhà trường và những ưu tiên của Bang

2) Hỗ trợ việc tuyển chọn, bổ nhiệm, phát triển và lưu giữ đội ngũ giáo viên và nhân viên đa dạng có chất lượng tốt

3) Cung cấp điều kiện phát triển nghề nghiệp thiết yếu để hổ trợ sự cộng tác, tăng cường năng lực, thực hiện nhiệm vụ cao của mọi giáo viên và nhân viên

4) Phát triển những thực tiễn dạy và học dựa vào lí luận và nghiên cứu khoa học hiện nay

5) Tự mình luôn nỗ lực phát triển trí tuệ và tạo thuận lợi cho những cơ hội học tập chính quy và phi chính quy cho đội ngũ và cộng đồng

6) Hỗ trợ chương trình hành động bổ ích để phát triển chính mình và những người khác

7) Duy trì môi trường của trường sao cho hỗ trợ được những sáng kiến tìm tòi mạo hiểm và những kỳ vọng cao đẹp.

8) Giám sát và đánh giá nhân sự đã được trường giao việc

9) Thể hiện tính nhất quán và đề ra những chuẩn đạo đức và nghề nghiệp cao đối với tất cả mọi người”.

Chuẩn hiệu trưởng dựa vào phân tích những vai trò và chức năng tối thiểu mà người hiệu trưởng phải thực hiện tại cương vị của mình, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu trường học và dẫn nhà trường đến thành công.

Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và hoạt động cụ thể về tính chất và nội dung tuỳ theo cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) và loại hình trường học (Trường quốc lập, Trường dân lập, Trường công, Trường tư). Vì vậy cần có hệ chuẩn định khung chất lượng chung cho nghề hiệu trưởng trong từng trường hợp khác nhau này :



Hiệu trưởng dù ở trường hợp nào cũng phải đóng những vai trò cơ bản sau:

1/ Vai trò nhà quản lý trường học với tư cách một tổ chức hành chính, sự nghiệp và dân sự, tác nghiệp hoặc chuyên môn.

2/ Vai trò người lãnh đạo thực hiện chương trình giáo dục qua con người và tổ chức người thuộc nhà trường, các hoạt động và hành vi của những người này để họ tiến hành những nhiệm vụ khác nhau: quản lí, lao động, giáo dục, giảng dạy, tài chính, dịch vụ, học tập, nghiên cứu, hợp tác .v.v…, trong đó trọng tâm làdạy học và học tập.

3/ Vai trò người phối hợp tham gia các hoạt động và lực lượng giáo dục tại cộng đồng địa phương. Điều này khác hẳn 2 vai trò trên và tất nhiên phải được thực hiện bằng những phương thức khác

4/ Vai trò nhà giáo dục và người giáo viên, ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn nào đó, tương tự như mọi nhà giáo khác

5/ Vai trò nhà tư vấn và hướng dẫn chuyên môn cho các giáo viên, các nhà giáo dục ngoài nhà trường, là đồng nghiệp ưu tú của các nhà giáo trong trường

6/ Vai trò nhà nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các hoạt động khoa học -công nghệ và văn hoá quần chúng trong nhà trường

7/ Vai trò người học tích cực, thường xuyên, đi đầu và có hiệu quả trong phát triển nghề nghiệp và phát triển cá nhân

Nếu phân tích và dựa vào các chức năng của Hiệu trưởng, thì cấu trúc chuẩn cũng tương tự như trên. Chẳng hạn các chức năng sau:

1f/ Chức năng quản lý: được thực hiện qua các hoạt động: i- Điều chỉnh hành vi, hoạt động và hạnh kiểm của học sinh; ii- Quản lý ngân sách; iii- Quản lý, giám sát hoạt động và hành vi của bộ máy nhân sự; iv- Tổ chức và thực hiện các chính sách, quy chế; v- Quản lý học tập và giảng dạy

2f/ Chức năng lãnh đạo thực hiện chương trình giáo dục: được thực hiện qua các hoạt động: i- Xác định và tổ chức môI trường sư phạm; ii-Khai thác, sử dụng và điều tiết các nguồn lực chương trình; iii- Xây dựng và thực hiện chiến lược, biện pháp lãnh đạo; iv- Thực hiện chương trình giáo dục; v- Đánh giá chương trình và đội ngũ giáo viên, đánh giá thành tựu phát triển của người học

3f/ Chức năng tổ chức, hỗ trợ cộng đồng nhà trường, thực hiện qua các hoạt động sau: i- Đặt mục đích hoạt động cho toàn trường; ii- Kết nối các lực lượng bên trong trường; iii- Tổ chức đời sống văn hoá; iv- Tổ chức công tác truyền thông; v- Phát triển những khả năng khoán việc giao lớp

4f/ Chức năng xác định tầm nhìn phát triển và quan điểm chuyên môn, được thực hiện qua các hoạt động sau: i- Phát triển quan điểm chuyên môn; ii- Đặt ra những mục tiêu từ quan điểm riêng; iii- Truyền bá quan điểm trong tập thể; iv- Thay đổi và phát triển đội ngũ; v- Xây dựng văn hoá nhà trường, nhất là văn hoá học tập và giảng dạy

5/ Chức năng giải quyết vấn đề, được thực hiện qua các hoạt động sau:i- GiảI thích vấn đề nảy sinh trong công việc; ii- Xác định mục tiêu, giá trị và giải pháp; iii- Xử lí và áp dụng các giải pháp.

Mỗi chức năng, vai trò như vậy và những hoạt động tương ứng với nó được tiến hành ở 4 cấp: i)- Cấp cơ bản, tức là tối thiểu, không thể không có; ii)- Cấp trung ương, tức là có phần nâng cao về chất lượng thực hiện; iii)- Cấp nâng cao, tức là trình độ giỏi ; iv)- Cấp chuyên gia, tức là cấp đầy đủ và ưu việt về chất lượng thực hiện.

Trên cơ sở cấu trúc này, có thể xác định các cấp thực hiện, hoặc định bậc cho chuẩn theo các hoạt động chủ yếu mà hiệu trưởng phải đảm đương để hoàn thành từng vai trò hay từng chức năng. Cách làm chuẩn như vậy khiến chuẩn vừa có chức năng quản lý chung, vừa làm công cụ phát triển nghề nghiệp, vừa làm công cụ thẩm định, tuyển chọn hiệu trưởng, đánh giá chất lượng hiệu trưởng.


2.4. Các tiếp cận theo nội dung cơ bản của quản lý chất lượng một trường học là chiến lược và tác nghiệp cùng với yêu cầu nhân cách của một hiệu trưởng:


IBSTPI (International Board of Standards for Training Performance and Instruction)

Tập hợp những yêu cầu đào tạo năng lùc quản lý có từ 1989 là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và thùc thực hành thí điểm. Những kỹ năng này được phát triển thông qua sự hợp tác chặt chẽ của môt nhóm nổi tiếng trong lĩnh vực HRD, và dựa trên những nghiên cứu của tất cả vấn đề đang tồn tại, các tài liệu hợp tác nội bộ, những quan sát áp dụng và các đánh giá kiểm tra.Sự ra đời của bản tổng kết là một cố gắng để xác định những kỹ năng thiết yếu nhất dành cho những ngừơi trên vị trí quản lý trường học.

Năm 1999, IBSTPI đã xem xét lại những tiêu chuẩn này và thấy rằng sau những sự thay đổi trong tố chức, chức năng của đào tạo và công việc HRD qua một thập kỷ trước, các tiêu chuẩn về năng lực cần thiết cần sự đánh giá lại. IBSTPI bắt đầu công việc này (1999) và hoàn thành vào đầu năm 2001. Các tiêu chuẩn đã được sửa đổi, ngay lập tức được chấp nhân rộng rãi với gần 500 trung tâm trên toàn thế giới.

Lược đồ xác định các năng lực quản lý được tiếp cận theo các bước sau :

- Các yêu cầu nền tảng năng lực cơ bản, như là điều kiện cần đối với người CBQL.

Trên cơ sở nền tảng năng lực cơ bản bước đầu tiên là cần:



- Yêu cầu về khả năng phân tích và xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược.

Từ khả năng phân tích tình hình, kế hoạch và tầm nhìn chiến lược, bước tiếp theo là :



- Yêu cầu về thiết kế các phương án, dự án thực thi, đổi mới và phát triển.

Để thực hiện được kế hoach chiến lược và phương án hành động, đối với người cán bộ quản lý cần có các yêu cầu về:

- Kỹ năng quản lý và tác nghiệp.

IBSTPI chia thành 4 nhóm tiêu chuẩn



N.1 Nền tảng cơ bản của Hiệu trưởng :

1. Giao tiếp hiệu quả thông qua tất cả các hình thức nói, viết và nhìn.


2. Tôn trong và tuân theo những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

3. Duy trì mạng lưới các quan hệ để giúp đỡ cho chức năng đào tạo.

4. Cập nhật và cải thiện những kiến thức chuyên môn và nghề nghiệp,cũng như kỹ năng và thái độ.

N.2. Lên kế hoạch và phân tích.

5. Pháp triển và theo dõi một kế hoạch chiến lược.


6. Sử dụng các khả năng phân tích để cải thiển tính tổ chức.

7. Kế hoạch và khuyến khích những sự thay đổi trong tổ chức.



N.3. Thiết kế và phát triển. 

8. Áp dụng những nguyên tắc thiết kế trong hệ thống giảng dạy vào dự án đạo tạo (Nguyên tăc trật tự như là sự chi phối bởi của nguyên lý tất định luận; Nguyên tắc phân cách; Nguyên tắc quy giản; Nguyên tắc logic)


9. Sử dụng công nghệ để nâng cao chức năng quản lý đào tạo.
10. Đánh giá những phương pháp trong giáo dục

N.4. Kỹ năng quản lý

11

. Áp dụng những kỹ năng lãnh đạo vào nhiệm vụ đào tạo.



12. Áp dụng những kỹ năng quản lý vào nhiệm vụ đào tạo.

13. Áp dụng những kỹ năng kinh doanh vào nhiệm vụ đào tạo.


14. Xây dựng các giải pháp cho kiến thức và quản lý.

Nhóm 1 như là các điều kiện cần đối với Hiệu trưởng, Nhóm 2 là chiến lược, Nhóm 4 là kĩ năng tác nghiệp

vvà Nhóm 3 là cầu nối từ chiến lược sang tác nghiệp.

Với Trung Quốc, yêu cầu người quản lý theo cấu trúc nhân cách quản lý :



- Trí năng cá nhân;

- Trí năng chuyên môn;

- Trí năng quản lý
Ngoài ra còn có một số chuẩn hiệu trưởng theo những cách tiếp cận khác nhau nữa: ví dụ Bộ chuẩn áp dụng ở các trường công của thành phố New York – Hoa Kì từ năm 2000, và bộ chuẩn áp dụng cho các trường công của bang Louisiana-Hoa Kì, từ năm 1998. Xung quanh vấn đề phát triển và áp dụng chuẩn hiệu trưởng, tất nhiên còn nhiều việc cần thiết khác, không chỉ có cách tiếp cận. Tuy vậy đây là lĩnh vực rất đáng quan tâm hiện nay ở Hoa Kì.


Каталог: uploads -> files -> news -> 2012
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
2012 -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở giáo dụC ĐÀo tạO
news -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương