Tài ban soạn thảO


III. Quá trình xây dựng Chuẩn hiệu trưởng ở Việt Nam



tải về 1.27 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.27 Mb.
#13249
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

III. Quá trình xây dựng Chuẩn hiệu trưởng ở Việt Nam:

3.1. Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam:

3.1.1. Nhiệm vụ của hiệu trưởng:


i) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường.

ii) Tổ chức, chỉ đạo và quản lý công tác tổ chức và nhân sự : tổ chức bộ máy; tuyển dụng, sử dụng kiểm tra đánh giá giáo viên và công chức; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, công chức và học sinh.

iii) Tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy và học

iv) Quản lý cơ sở vật chất và tài chính: Tài chính, tài sản, CSVC, cảnh quan môi trường.

v) Tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện đường lối chính sách pháp luật của Đảng,nhà nước. Các chính sách và quy định của địa phương.

vi) Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn cho bàn thân và cho đội ngũ NG.


3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp của hiệu trưởng:


i) Đòi hỏi trình độ học vấn và tầm văn hóa.

ii) Đòi hỏi năng lực và kinh nghiệm SP.

iii) Đòi hỏi năng lực lãnh đạo và quản lý

iv)Đòi hỏi khả năng giao tiếp tuyên truyền và thuyết phục.

v) Đòi hỏi phẩm chất, đạo đức và sự tận tâm.

3.2. Ý tưởng tiếp cận:


Yêu cầu năng lực cơ bản đối với hiệu trưởng đặt trong cơ chế và môi trường quản lý vận hành phát triển kinh tế - xã hội hiện nay với đặc trưng là chuyển phương thức chỉ đạo quản lý tập trung sang việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm(6) của đơn vị cơ sở. quản lý giáo dục cũng cần tuân theo đặc điểm đó. Có nghĩa là :

- Đơn vị quản lý cơ bản : Nhà trường

- Nội dung quản lý cơ bản: Chất lượng và công bằng

- Cơ chế quản lý cơ bản là: Tự chủ và trách nhiệm XH

- Nguyên tắc quản lý cơ bản là : Dân chủ và minh bạch.

- Vai trò quản lý cơ bản là: Hiệu trưởng.

- Quan hệ quản lý cơ bản là : Phối hợp.

Cũng như quản lý một doanh nghiệp, quản lý một trường phổ thông có hai thành tố quan trọng nhất đó là chiến lượctác nghiệp.

Đối với nhà trường phổ thông vai trò quản lý cơ bản là hiệu trưởng. Điều kiện để hiệu trưởng có một Kế hoạch chiến lược đúng, có khả năng tác nghiệp hiệu quả trước hết cần có những phẩm chất và năng lực cơ bản, đối với nước ta, chúng tôi cho rằng Chuẩn Hiệu trưởng bao hàm các thành tố cơ bản :

Hiệu trưởng = Nhà Giáo + Nhà Lãnh đạo + Nhà Quản lý.

- Nhà giáo: như là điều kiện cần, bảo đảm năng lực quản lý nghề nghiệp trong giáo dục.

- Nhà lãnh đạo: Làm cho nhà trường đổi mới và phát triển.

- Nhà Quản lý : Giữ trật tự kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu đã được xác định

Phẩm chất, năng lực cơ bản và khả năng tác nghiệp làm cơ sở, được vận dụng thường xuyên vào việc thiết kế tổ chức thực hiện các chương trình, các dự án, các phương án hành động để đạt được mục tiêu chiến lược và các mục tiêu cụ thể

3.3. Phác thảo nội dung:


Cấu trúc của bộ chuẩn bao gồm: Mục đích, nguyên tắc, nội dung, bộ công cụ đánh giá và quy trình sử dụng.

Trong nội dung gồm có :



Tiêu chuẩn, trong các tiêu chuẩn có các tiêu chí sau các tiêu chí có các mức đạt được và các nguồn minh chứng.

3.3.1. Phác thảo nội dung:


Năng lực nhà giáo bao gồm: Phẩm chất chất đạo đức chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đây được coi là điều kiện cần, cộng thêm năng lực lãnh đạo phát triển nhà trường và năng lực quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục theo đúng quy định pháp luật.

Từ đó, ban soạn thảo đã xác định chuẩn hiệu trưởng bao gồm các tiêu chuẩn về:

1. Phẩm chất chính trị và đạo đức nhà giáo

2. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

3. Năng lực lãnh đạo.

4. Năng lực quản lý

5. Năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trư­ờng, gia đình và xã hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành nghiệm thu lần 1 và cho tiến hành triển khai thí điểm.


3.3.2. Tổ chức biên soạn và triển khai thí điểm:


Chuẩn hiệu trường được triển khai nghiên cứu và biên soạn từ tháng 9/2007 đến tháng 4/2008, với sự tham gia rất tích cực của các thành viên Ban soạn thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý thực tiễn. Ngày 9/4/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành nghiệm thu lần 1. Theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu, Ban soạn thảo đã chỉnh sửa và hoàn tất bộ chuẩn để đưa vào thí điểm.

Cục NG&CBQLCSGD và Học viện QLGD đã triển khai thí điểm và xin ý kiến đóng góp rộng rãi tại Hải Phòng và Bắc Giang theo các bước:

Bư­ớc 1 : Tập huấn

Bư­ớc 2 : Triển khai tại địa phương

Bư­ớc 3 : Hội thảo tổng kết, tiếp thu ý kiến góp ý

Bư­ớc 4 : Chỉnh sửa sau thí điểm .

Bước 5 : Hội đồng nghiệm thu lần 2.

Sau khi biên soạn, tổ chức thí điểm và nghiệm thu lần 2, Ban soạn thảo đã gửi Cục NG&CBQLCSGD để chuyển kết quả nghiên cứu thành văn bản pháp quy, xin ý kiến rộng rãi trên Internet và các cơ quan liên quan của Bộ để hoàn thiện Hồ sơ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chuẩn hiệu trưởng đã được ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2009.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Trịnh Thị Hồng Hà, Một số cách tiếp cận trong việc xây dựng chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông, Hội thảo “Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục” Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, tháng 1 năm 2005.

  2. Đặng Thành Hưng, Khái niệm chuẩn và các thuật ngữ liên quan, Hội thảo “Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục” Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, tháng 1 năm 2005.

  3. NAESP, Six Standards for What Principals Should Know and Be Able To Do and Strategies for Achievinh Them, New Jersey, USA (2002).

  4. School Principal in New Zealand-1998-2002, http://www.careers.co.nz (8/2003).

  5. IBSTPI, Instructor Competencies, www.aboutlearning.com ( 2004).

  6. Luật Giáo dục 2005 của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam.

  7. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

  8. Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng vào quản lý cán bộ, cụng chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

  9. Nghị định số 121/2006/NĐ- CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.

  10. Chiến l­­ược phát triển giáo dục 2001 – 2010.

  11. Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 16 tháng 5 năm 2004 của Ban bí thư Trung ương về Xây dựng và nâng cao chất l­ượng đội ngũ Nhà giáo và CBQL giáo dục.

  12. Quyết định số 09/2005/QĐ - TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005 – 2010.

  13. Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ quy định công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

  14. Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 2003.

  15. Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

  16. Quyết định sô:27/2001/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

GIỚI THIỆU

THÔNG TƯ 29/2009/TT-BGDDT, CÔNG VĂN SỐ 430/BGDDT-NGCBQLGD VÀ CÔNG VĂN SỐ 1962/BGDDT-NGCBQLGD

(Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Công văn số 430/BGDĐT-NG-CBQLGD ngày 26/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn đánh giá, xếp loại HT trường trung học theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT và Công văn số 430/BGDĐT-NG-CBQLGD ngày 14/04/2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn tổ chức triển khai áp dụng đánh giá hiệu trưởng trường trung học theo Chuẩn)

A. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHUẨN

Để phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương “chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá” giáo dục với quan điểm nhất quán “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Trong những năm vừa qua, chủ trương lớn nói trên đã được thể chế hoá thành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT cũng như của các Bộ ngành khác. Nội dung các văn bản này đang được hiện thực hoá và đang có tác dụng tích cực làm thay đổi diện mạo nền giáo dục nước nhà.

Đối với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển.

Trên cơ sở đánh giá những ưu khuyết điểm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong thời gian qua, Ban Bí thư TW Đảng đã ra Chỉ thị 40-CT/TW (15/6/2004) và Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 09/2005/QĐ-TTg (11/1/2005) phê duyệt Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2004-2010” với mục đích tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện trong công tác phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá nhằm phát huy sức mạnh to lớn, vai trò nòng cốt của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về dân trí, nhân lực và nhân tài của công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Một trong những giải pháp nhằm đạt mục tiêu của Đề án là: “Xây dựng Chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm cơ sở cho việc bố trí, đánh giá và sàng lọc đội ngũ, sắp xếp bố trí lại, giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không còn đủ điều kiện công tác trong ngành giáo dục”. Thời gian qua, giải pháp này đã được lãnh đạo Bộ chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc thể hiện qua việc triển khai xây dựng một loạt các chuẩn: Qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Qui định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Chuẩn hiệu trưởng) (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Mục đích của việc xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường trung học là xây dựng nội dung và công cụ để dựa vào đó đánh giá phẩm chất và năng lực (quản lý nhà trường) của đội ngũ hiệu trưởng. Trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc xây dựng nội dung và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; sử dụng đội ngũ; đề xuất và thực hiện các chính sách đối với đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học. Vì vậy, Chuẩn hiệu trưởng trường trung học được ban hành nhằm mục đích (Điều 2-Qui định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học):

1. Để hiệu trưởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường;

2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng;

3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.



B. VỀ CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHUẨN

Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấu trúc như sau:


I. Cấu trúc của văn bản Qui định Chuẩn hiệu trưởng


Qui định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học


Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

03 điều


Chương II

CHUẨN HIỆU TRƯỞNG

03 điều

Chương III

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG


THEO CHUẨN

03 điều


Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

02 điều



II. Cấu trúc của Chuẩn hiệu trưởng

C. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ TRONG QUY ĐỊNH CHUẨN

I. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CHUẨN

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được quy định tại khoản 1, khoản 2 của Quy định Chuẩn, cụ thể là:

1. Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, bao gồm: Chuẩn hiệu trưởng; đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn;

2. Quy định này áp dụng đối với hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Như vậy, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy định Chuẩn hiệu trưởng được hiểu là cho đối tượng quy định tại Điều 4 của Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)


Điều 4. Hệ thống trường trung học

1. Trường trung học có loại hình công lập và loại hình tư thục.

a) Trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

2. Các trường có một cấp học gồm:

a) Trường trung học cơ sở;

b) Trường trung học phổ thông.

3. Các trường phổ thông có nhiều cấp học gồm:

a) Trường tiểu học và trung học cơ sở;

b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Các trường trung học chuyên biệt gồm các loại trường theo quy định tại Mục 3 Chương III của Luật Giáo dục.




2. Tại sao số lượng các tiêu chí trong tiêu chuẩn 3 lại nhiều hơn so với tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 2

Chuẩn Hiệu trưởng trường trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản thuộc ba lĩnh vực : về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý. Đây là hệ thống các năng lực cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà trường trung học, đáp ứng mục tiêu của giáo dục trung học. Được bổ nhiệm làm hiệu trưởng thì nhiệm vụ chủ yếu của người hiệu trưởng là lãnh đạo và quản lý nhà trường. Do đó số tiêu chí trong tiêu chuẩn 3 chiếm một tỷ lệ cao hơn so với các tiêu chuẩn khác.



3. Hiểu thế nào về qui định hiệu trưởng phải sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc

Khoản 5, Điều 5 của Chuẩn qui định: ”5. Tiêu chí 10. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin

a) Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số);

b) Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc. Được hiểu là:

- Biết sử dụng một trong 5 ngoại ngữ (Anh, Nga, Trung, Pháp, Đức) trong giao tiếp cơ bản, hoặc sử dụng được tiếng dân tộc khi công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc. Trong trường hiệu trưởng biết được nhiều hơn một ngoại ngữ hoặc hiệu trưởng vừa biết tiếng dân tộc, vừa biết ngoại ngữ đương nhiên sẽ được đánh giá, xếp loại cao hơn về tiêu chí này.

- Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc được hiểu là biết sử dụng máy tính, sử dụng được tin học văn phòng (đối với mức trung bình) phục vụ cho công tác quản lý và dạy học.



4. Hiểu thế nào về tầm nhìn chiến lược của hiệu trưởng?

Tại khoản 2 Điều 6 của Chuẩn qui định: “Tiêu chí 12. Tầm nhìn chiến lược

a) Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường;

b) Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường; công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường”

Điều này được hiểu, người hiệu trưởng phải hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương; nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục; phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương và khả năng phát triển của nhà trường ( khoản 1, điều 6) ít nhất là trước 5 năm, để từ đó xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương.

Trong Chuẩn, các tiêu chuẩn, tiêu chí đều có sự gắn bó với nhau, đặc biệt các tiêu chí 11, 12, 13, 14, 15 của tiêu chuẩn 3. Người hiệu trưởng, nếu không có khả năng dự báo (tiêu chí 11) thì không thể có tầm nhìn chiến lược (tiêu chí 12), từ đó, không thể có khả năng thiết kế và định hướng triển khai (tiêu chí 13) và do đó việc lập kế hoạch hoạt động cho nhà trường (tiêu chí 15) sẽ gặp khó khăn hoặc tuy lập được kế hoạch nhưng kế hoạch hoạt động đó khi thực hiện sẽ hoặc là kém hiệu quả hoặc là không thực hiện được.



II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO CHUẨN

1. Về lực lượng tham gia đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

Về điểm này, tại khoản 1, Điều 9. Lực lượng và quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng đã qui định: “Lực lượng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng” đây là những lực lượng có nghĩa vụ và có đủ điều kiện để đánh giá hiệu trưởng nhằm mục đích phát triển nhà trường.

Tuy nhiên, đối với các đối tượng khác, không nằm trong lực lượng đánh giá đã nêu trên, nếu có ý kiến phản ánh về hiệu trưởng có thể gửi cho nhà trường hoặc gửi cho thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng để được xem xét, xử lí như qui định tại điểm b, khoản 2, Điều 9 của Qui định Chuẩn hiệu trưởng:

“b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng chủ trì thực hiện các bước sau đây:

- Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường (được thể hiện trong các mẫu phiếu của Phụ lục 1, 2, 3) và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 4”.

2. Về phương pháp đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.

Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo phương pháp:

1) Thông qua việc đánh giá và cho điểm từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. Việc cho điểm tiêu chí được thực hiện trên cơ sở xem xét các minh chứng liên quan.

Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên. Tổng điểm tối đa của 23 tiêu chí là 230.

2) Căn cứ vào kết quả đánh giá, việc xếp loại hiệu trưởng dựa vào các điều kiện cụ thể như sau:


3. Sơ đồ qui trình tổ chức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng tại địa phương



4. Để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, nhà trường cần phải chú ý những điểm gì?

Để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý và tham gia đánh giá hiệu trưởng một cách tích cực, chủ động, khách quan, có hiệu quả, nhà trường nên lưu ý những điểm sau:



  1. Sắp xếp và có thông báo lịch họp trước ít nhất một tuần để đảm bảo mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của trường đều có điều kiện dự họp, tối thiểu phải có 2/3 số người được góp ý và tham gia đánh giá dự họp;

  2. Trong cuộc họp cần quán triệt kĩ mục đích, yêu cầu việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn, hướng dẫn chi tiết cách ghi Phiếu cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng;

  3. Tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thảo luận, góp ý cho hiệu trưởng ở tất cả các mặt hoạt động lãnh đạo, quản lý nhà trường của hiệu trưởng diễn ra trong năm học; động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên tham gia đánh giá một cách trung thực khách quan đối với hiệu trưởng;

  4. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tiến hành kiểm tra, đối chiếu các minh chứng với từng tiêu chí đánh giá hiệu trưởng, việc xác định mức độ đạt được ở từng tiêu chí của hiệu trưởng cần dựa trên cơ sở là các minh chứng và nguồn minh chứng cụ thể, xác thực.

5. Khi tổng hợp kết quả tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cần lưu ý gì?

Khi tổng hợp kết quả tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cần lưu ý phân tích cụ thể, kĩ lưỡng các thông tin sau:



  1. Các phiếu của giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường đánh giá hiệu trưởng thuộc xuất sắc và loại kém;

  2. Những ý kiến nhận xét trái chiều; những ý kiến chưa thống nhất giữa hiệu trưởng và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên .

Trên cơ sở đó, các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, sẽ phân tích, nhận xét và góp ý cho hiệu trưởng, ghi phiếu theo Phụ lục 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT). Nếu hiệu trưởng có ý kiến không đồng tình thì được trình bày trong một văn bản riêng gửi cho Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.

Каталог: uploads -> files -> news -> 2012
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
2012 -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở giáo dụC ĐÀo tạO
news -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương