Tài ban soạn thảO


Nguyên tắc xây dựng chuẩn hiệu trưởng



tải về 1.27 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.27 Mb.
#13249
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

3. Nguyên tắc xây dựng chuẩn hiệu trưởng:


Khi xây dựng, Chuẩn hiệu tr­ưởng được quán triệt phải đảm bảo tối thiểu bốn nguyên tắc sau:

  1. Tính pháp lý: Phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng về công tác cán bộ, phù hợp với những quy định của Luật Giáo dục, các chỉ thị nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với các quy chế, quy định và các văn bản pháp quy hiện hành như: Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

  2. Tính tiên tiến: Đảm bảo tính chuẩn hoá, hiện đại hoá phù hợp với mục tiêu của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

  3. Tính thực tiễn: Phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam; phù hợp với yêu cầu chung, đảm bảo tính đặc thù của đối tượng, đảm bảo đánh giá thuận tiện, dễ dàng, sát với thực tế, dễ đo các mức độ và có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nư­ớc, phải thống nhất với các nội dung khác của đánh giá chất lư­­ợng trư­­ờng học.

  4. Tính phát triển: Chuẩn phải có tác dụng động viên, khuyến khích được Hiệu trưởng không ngừng phấn đấu vươn lên trong công tác; Thông qua đánh giá, kích thích tính trách nhiệm và tăng cường sức mạnh phát triển nhà trường, khi áp dụng đánh giá phải động viên khuyến khích hiệu trưởng vư­ơn lên trong công tác.

II. Một số hướng tiếp cận khi xây dựng Chuẩn trên thế giới:


Coi cái gì là trọng tâm đối với công việc của Hiệu tr­ưởng sẽ chi phối nhiều đến các nội dung của chuẩn.

Nhiều bang của Hoa Kỳ nhấn mạnh vai trò lãnh đạo quản lý dạy học, Úc thiên về việc cho rằng Hiệu tr­ưởng là ng­ười tác động lên kết quả học tập của học sinh thông qua các định h­ướng phát triển nhà trường (nhấn mạnh khía cạnh lãnh đạo trường học hướng đến chất lượng), tuy nhiên gần đây (như chuẩn của Bang Victoria) quan tâm nhiều hơn đến năng lực quản lý nhà trường. Trung Quốc chú ý đến nội dung tác nghiệp cụ thể.



Dù tiếp cận cách nào thì cũng cần quan tâm đến các vấn đề :

- Mục đích của việc xây dựng chuẩn?

- Xây dựng và phát triển chuẩn dựa trên những thành tố cơ bản nào?

- Có thể có các mục đích bao gồm các khía cạnh theo thứ tự ­ưu tiên khác nhau nh­ưng nói chung đều phải có sự đối chiếu, đánh giá.



Một số nghiên cứu đánh giá chuẩn LĐTH có các nguyên tắc :

- Chuẩn có thể phải chấp nhận sự thách thức về tính đa dạng và hoạt động thực tiễn của quản lý và lãnh đạo.

- Chuẩn là sự tuyên bố về hiệu quả hoạt động với sự xem xét, tham khảo kỹ càng về mặt lý thuyết và thực hành.

- Chuẩn phải phù hợp với các chính sách, quy định của xã hội và của tổ chức.

- Chuẩn phải xác định rõ hiệu quả lãnh đạo quản lý và đổi mới, chứ không chỉ có kiến thức và kỹ năng.

- Cá tính có thể không đ­ược bao hàm trong một tiêu chuẩn nào của chuẩn.

- Chuẩn có thể mô tả sự mong muốn thực hiện mà không nhất thiết phải phân hạng chính xác.

Và Chuẩn như­ là các yêu cầu một Hiệu tr­ưởng phải đạt đư­ợc để :

+ Nâng cao kết quả học tập của học sinh.

+ Nâng cao chất l­ượng của lãnh đạo quản lý giáo dục.

+ Cung cấp một khung để phát triển nghề nghiệp.

+ Cung cấp một khung để xác định các chứng chỉ hành nghề.

+ Cung cấp một khung để tự phản ánh và đánh giá.

+ Cung cấp một cơ sở để xác định tư­ cách của vị trí lãnh đạo trường học.



Chuẩn cũng chứa đựng các yêu cầu :

- Đạo đức và sự tận tâm

- Kiến thức và kĩ năng

- Giao tiếp và sự hợp tác

- Sáng kiến và sự thích ứng

Bốn yếu tố đó tập trung hướng vào kết quả đầu ra là chất lượng giáo dục.



2.1. Chuẩn hiệu trưởng được xác định theo những công việc và những nhiệm vụ cụ thể mà người hiệu trưởng phải thực hiện:

2.1.1. Chuẩn hiệu trưởng bang New Jersey


Chuẩn hiệu trưởng do hiệp hội hiệu trưởng bang New Jersey – Hoa kì (NAESP-The National Association of Elementary School Principals) phát triển năm 2002. Bộ chuẩn này cấu thành từ 6 chuẩn tương đối riêng biệt nhau, tương ứng với những công việc cụ thể của hiệu trưởng. Nội dung mỗi chuẩn có 2 phần: yêu cầu của chuẩn và những chiến lược để hành động theo yêu cầu đó. Ví dụ trong chuẩn 1 có:

yêu cầu – Lãnh đạo nhà trường sao cho việc học tập của học sinh và người lớn luôn được đặt ở trung tâm, hướng mọi nỗ lực của nhà trường vào việc học tập của người học



Các chiến lược thực hiện

- Tạo ra và đẩy mạnh cộng đồng những người học. Hiệu trưởng cần quan tâm nhất việc xác định tầm nhìn chung cho cả cộng đồng trường học

- Thể hiện rõ sự lãnh đạo hướng vào người học

- Huy động được công sức lãnh đạo từ nhiều nguồn đa dạng. Phải xem các giáo viên như những nhà lãnh đạo bên cạnh mình, các bậc cha mẹ học sinh như những đồng sự, cùng nhau hành động vì giáo dục

- Gắn những hoạt động hàng ngày của nhà trường với những mục đích giáo dục và học tập của trường. Hiệu trưởng lúc này sử sự như một giáo viên chủ chốt trong trường”.

2.1.2. Chuẩn trình độ quản lý trường học của Trung Quốc


i) Quản lý hành chính

ii) Quản lý đức dục

iii) Quản lý giảng dạy

iv) Quản lý giáo dục

v ) Quản lý công chức

vi) Quản lý tổng vụ


2.2. Chuẩn hiệu trưởng được xác định theo những yêu cầu về năng lực và đức tính cá nhân đáp ứng những đặc điểm của hoạt động và quan hệ quản lý ở trường học:

2.2.1. Chuẩn hiệu trưởng bang Colorado


Đây là cách xây dựng chuản hiệu trưởng của Cục tiêu chuẩn nghề quản trị và hiệu trưởng bang Colorado, Hoa kì. Bộ chuẩn này gồm 6 chuẩn chung, riêng biệt nhau, chủ yếu quy định tri thức và kỹ năng mà hiệu trưởng cần phải có, dựa theo những yêu cầu khái quát .

Ví dụ trong đó có:

Chuẩn 1- Hiệu trưởng xác định các mô hình hoạt động và đề ra những chuẩn cao để đảm bảo các kinh nghiệm học tập đạt chất lượng mong muốn, dẫn mọi người học đến thành công.

Trong chuẩn 1 này lại có những yêu cầu cụ thể hơn về những kỹ năng và tri thức mà hiệu trưởng phải có, chẳng hạn để đảm bảo thực hiện được chuẩn này hiệu trưởng phải có tri thức kỹ năng trong 12 lĩnh vực sau:



Hiệu trưởng phải có các tri thức về :

1. Chương trình, công tác giảng dạy và quan hệ của chúng với sự phát triển của người học;

2. Các nhu cầu trí tuệ và xã hội/ tình cảm trong học tập của mọi người học;

3. Những con đường để đánh giá có phê phán các mô hình dạy học và giáo dục khác nhau;

4. Các chuẩn học tập trong giáo dục do Bộ giáo dục của Bang xác định;

5. Các phương pháp đánh giá việc học và thành tích học tập của người học và đánh giá chương trình giáo dục;

6. Các mô hình giám sát và đánh giá việc thực hiện;

7. Các quá trình, các chiến lược và tác động thay đổi;

8. Lãnh đạo cộng đồng nhà trường hướng theo các chuẩn có tính thách thức đối với sự thực hiện của người học và phát triển các phương pháp đánh giá đúng đắn, chính xác;

9. Sử dụng dữ liệu để phân tích thực trạng học tập hiện tại của người học và tiếp đó gây tác động và quản lý sự thay đổi cần thiết;

10. Giám định và huấn luyện những thực tiễn dạy học hiệu quả trên lớp, giám sát và phối hợp chương trình giảng dạy của trường sao cho mọi người học đều thành công;

11. Phát triển bầu không khí của trường sao cho cổ vũ mọi người học đều học tập tích cực;

12. Hiểu và thể hiện cách sử dụng các phương tiện viễn thông và công nghệ trong dạy học”.

2.2.2 Chuẩn hiệu trưởng của New Zeland


Cũng theo cách tiếp cận này có Chuẩn hiệu trưởng của New Zeland:

Chuẩn có hai phần cơ bản, phần một là những nhiệm vụ và bổn phận của hiệu trưởng, phần hai là những yêu cầu cá nhân của hiệu trưởng, trong phần hai này lại chia nhỏ thành những yêu cầu theo ba lĩnh vực đó là kĩ năng, tri thức và phẩm chất cá nhân.



i) Nhiệm vụ và bổn phận của hiệu trưởng :

1i/ Quản lý các ngân quỹ của trường

2i/ Tham kiến Hội đồng quản trị và bảo đảm đáp ứng những quan điểm chỉ đạo của Hội đồng

3i/ Chỉ đạo bộ máy giảng dạy, nhân sự phục vụ hành chính

4i/ Giám sát việc chỉ đạo học sinh và kỉ luật của học sinh

5i/ Tìm kiếm nguồn tài trợ từ nhà nước và những người đỡ đầu cho trường

6i/ Tiếp thị các dịch vụ do trường mình cung cấp

7i/ Báo cáo với cha mẹ học sinh về tiến bộ của các em

8i/ Cung cấp những báo cáo cần thiết cho Bộ giáo dục

9i/ Có thể trực tiếp giảng dạy trên lớp.



ii )Những yêu cầu về cá nhân :

Kỹ năng:

1k/ Những kỹ năng giao tiếp và quan hệ cá nhân tốt

2k/ Những kỹ năng hành chính

3k/ Năng lực hoạch định và tổ chức

4k/ Năng lực ra quyết dịnh

5k/ Những kỹ năng giải quyết vấn đề

6k/ Kỹ năng thực hiện các việc tính toán

7k/ Các kỹ năng về máy tính

8k/ Các kỹ năng dạy học

iii) Tri thức về:

1t/ Các hệ thống và các phương pháp quản lý;

2t/ Những quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục;

3t/ Các phương pháp dạy học và chương trình giáo dục;

4t/ Các phương pháp quản lý hành vi

5t/ Hành vi người và sự phát triển của hành vi người

6t/ Những nền văn hoá khác nhau

7t/ Tài chính và ngân sách;

8t/ Công nghệ thông tin;

iv) Các phẩm chất cá nhân:

1p/ Là nhà lãnh đạo tốt;

2p/ Quyết đoán và ngay thẳng;

3p/ Có khả năng động viên mọi người;

4p/ Có khả năng làm việc tốt ngay cả khi phải chịu sức ép;

5p/ Đáng tin cậy và có trách nhiệm;

6p/ Linh hoạt và thích ứng cao”.

2.2.3 Chuẩn quốc gia Hiệu trưởng trường học ở Anh


Chuẩn Hiệu trưởng được xây dựng trên 3 nguyên tắc chính

- Học tập làm trung tâm;

- Tập trung vào quan hệ lãnh đạo

- Phản ánh cao nhất chuẩn nghiệp vụ quản lý trường học

Nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng:

Nhiệm vụ chính của Hiệu trưởng là thực hiện các hoạt động lãnh đạo và quản lý trường học.

- Hiệu trưởng là người lãnh đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

- Quản lý tài chính và cơ sở vật chất.

- Hiệu trưởng phải có trách nhiệm đánh giá hoạt động của nhà trường.

- Hiệu trưởng phải xây dựng được mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp đó.



Chuẩn Hiệu trưởng trường học được xây dựng bởi 6 thành phần chính:

- Hoạch định tương lai (Xác định tầm nhìn, kế hoạch chiến lược)

- Quản lý việc dạy và học

- Tự phát triển bản thân bản thân và phối hợp công tác

- Quản lý tổ chức

- Báo cáo kết quả hoạt động của nhà trường

- Xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng

Trong từng thành phần này có các yêu cầu về kiến thức, chất lượng nghiệp vụ (các kỹ năng, các năng lực quản lý) và các hành động cần thiết để đạt được các nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng.



Каталог: uploads -> files -> news -> 2012
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
2012 -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở giáo dụC ĐÀo tạO
news -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương