THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 0.97 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu10.12.2017
Kích0.97 Mb.
#35036
1   2   3   4   5

Mô hình phát triển sản xuất giúp

nông dân nâng cao đời sống kinh tế

Xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đến nay đã thành lập 25 tổ, nhóm với 788 thành viên, hoạt động trên các lĩnh vực tổ LKSX mận An phước, Tổ hợp tác chôm chôm, Tổ LK sản xuất và dịch vụ cây giống hoa kiểng, Tổ LKSX bưởi , Tổ hợp tác – tiêu thụ sầu riêng, câu lạc bộ nông dân, làng nghề cây giống hoa kiểng, nhóm lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản- tín dụng-tiết kiệm-khuyến nông …Trong đó có 02 mô hình đang thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP ( 01 mô hình tổ TLKSX chôm chôm VietGAP ấp Tân Thới dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của tiến sỹ Võ Mai Phó chủ tịch Hội làm vườn Trung Ương, 01 tổ hợp tác VietGAP sản xuất tiêu thụ sầu riêng Sơn Định dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của Chi cục Phát triển Nông thôn và Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Lách). Đặc biệt là tổ hợp tác sản xuất tiêu thụ sầu riêng Sơn Định được đánh giá và cấp chứng nhận VietGAP vào cuối tháng 03 năm 2013 đem lại niềm phấn khởi cho hội viên nông dân khi tham gia vào các mô hình kinh tế tập thể.

Có thể thấy rằng sau khi tham gia vào mô hình tổ, nhóm phát triển sản xuất, đời sống nông dân nâng lên, nhất là về hiệu quả trong sản xuất tạo ra sản phẩm không chỉ nâng lên về số mà chất lượng được đề cao, giảm được chi phí đầu tư, tăng thu nhập, ổn định đời sống bà con nông dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Về thu nhập của các thành viên trong các mô hình khá ổn định, bình quân 25 triệu đồng/ người/ năm. Đặc biệt qua tham gia mô hình phát triển sản xuất, tinh thần đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển kinh tế của các thành viên được thực hiện khá tốt, giúp cho nhiều hộ trong tổ đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Điển hình như hộ anh Lê Văn Hiền ấp Sơn Lân và hiện tại trong các mô hình này không còn hộ nghèo.

Ngoài ra, với mô hình phát triển sản xuất nông dân Sơn Định còn có một trình độ sản xuất khá cao, đặc biệt là nhận thức về sản xuất trong thời kỳ hội nhập, bà con đã chú trọng việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất tăng cường sử sụng phân hữu cơ, giảm phân hóa học để tái tạo đất. Bên cạnh đó vấn đề bảo vệ môi trường được bà con ý thức rất tốt, việc vứt bỏ các phế phẩm thuốc bảo vệ thực vật lung tung không còn và thay vào đó là việc gom lại, xử lý và thiêu hủy đúng cách hơn.

Bằng nhiều việc làm cụ thể các thành viên ở các tổ, nhóm không ngại khó đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất và vật kiến trúc để mở rộng các tuyến đường theo tiêu chí xã nông thôn mới. Bởi lẽ đa số nông dân đều nhận thức được vai trò cuả mình trong xây dựng NTM, họ vừa là chủ thể vừa là người thụ hưởng nên rất nhiệt tình tham gia. Không ít gia đình ở các ấp sẳn sàng chia sẽ và đóng góp về vật chất lẫn tinh thần cho các phong trào góp phần cùng địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo thời gian quy định.



Việc thực hiện mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở Sơn Định cho thấy phần nào đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, đặc biệt là nhận thức về sản xuất trái cây theo hướng hữu cơ, an toàn cho môi trường, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao./.

(Nguồn: sonongnghiep.bentre.

gov.vn)


THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHCN

Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Cái Mơn” cho sản phẩm giống cây trồng

Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Cái Mơn” cho sản phẩm giống cây trồng của hợp tác xã Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre chủ trì thực hiện vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước nghiệm thu.

Qua 24 tháng triển khai thực hiện, dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung đề ra. Cụ thể, đã xây dựng hệ thống văn bản và bộ máy quản lý nhãn hiệu tập thể (NHTT) phù hợp với thực tế sản phẩm; Hệ thống văn bản làm cơ sở cho hoạt động quản lý khai thác NHTT Cái Mơn; NHTT Cái Mơn cho sản phẩm cây giống được sử dụng trên thực tế; Hệ thống tem nhãn, bao bì sản phẩm, phương tiện giới thiệu và quảng bá cho NHTT Cái Mơn dùng cho sản phẩm. Từ đó, đã thiết kế logo và đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm, thiết kế tem, nhãn, tờ rơi, biển hiệu ngoài trời, biển hiệu cho các đại lý, đồng phục nhân viên, mẫu thiết kế cho các sản phẩm văn phòng, website cho hợp tác xã cây giống và hoa kiểng Cái Mơn (HTX) tại địa chỉ: http://caygiongcaimon.vn. Ngoài ra, còn có sổ hướng dẫn quy trình ươm, trồng và chăm sóc cây giống, tài liệu hướng dẫn quy chế sử dụng, thiết kế thương hiệu,…

Ông Dương Văn Huyền-chủ nhiệm HTX cho biết dự án thật sự đem lại hiệu quả. Từ khi có NHTT, uy tín cũng như chất lượng sản phẩm cây giống của HTX được nâng lên. Số lượng xã viên tham gia HTX ngày càng đông hơn, trước khi tham gia dự án là 177, hiện nay trên 200 xã viên. Số lượng cây giống không còn tồn đọng như trước, doanh thu của xã viên ngày một tăng hơn so với trước khi có nhãn hiệu.

Qua khảo sát thực địa tại HTX và một số cơ sở sản xuất kinh doanh về cây giống mang nhãn hiệu cây giống "Cái Mơn” và kết quả nhóm thực hiện đạt được, Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước đã đánh giá cao kết quả dự án và nghiệm thu loại khá. Dự án đem lại hiệu quả thiết thực về về khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và có khả năng nhân rộng. Kết quả của dự án một lần nữa khẳng định danh tiếng, chất lượng sản phẩm đặc thù của vùng đất Cái Mơn đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm giống cây trồng của địa phương trên thị trường. Bên cạnh đó dự án còn góp phần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc sử dụng NHTT.



(Nguồn: dost-bentre.gov.vn)


Hội thảo sơ kết đề tài nấm cao cấp

kim châm, ngọc châm

Đơn vị chủ trì thuộc Trung tâm ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Trung tâm) vừa tổ chức hội thảo sơ kết đề tài “Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng thí nghiệm nấm cao cấp kim châm, ngọc châm trên cơ chất bã mía và bã mía phối trộn”. Đề tài do cử nhân Võ Thị Thanh Hà-Phó Giám đốc Trung tâm làm chủ nhiệm, thực hiện trong thời gian 24 tháng.

Kết quả đề tài đã đạt mục tiêu đề ra là tìm ra quy trình nhân giống, quy trình sản xuất phôi, quy trình nuôi trồng chăm sóc nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất nấm cao cấp kim châm, ngọc châm.

Tại hội thảo thu hút nhiều ý kiến của đại biểu xoay quanh các nội dung: kinh phí đầu tư, hình thức nhân rộng mô hình trong thời gian tới,... Riêng CN Trương Minh Tú-Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng (Trung tâm) cho rằng, trồng nấm ngoài tận dụng nguồn phế phẩm sẵn có của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, bên cạnh đó còn góp phần bảo vệ môi trường đồng thời tạo ra được nguồn thực phẩm bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho các bửa ăn gia đình.

Theo chủ nhiệm đề tài, hiện nay nấm kim châm, ngọc châm được bán trên thị trường Bến Tre chủ yếu là các nơi khác nhập về như: Đà Lạt, Đồng Nai, Trung Quốc. Do các loại nấm này trồng nhiệt độ thấp nên ở Bến Tre chỉ có Trung tâm là đơn vị thử nghiệm đầu tiên. Trước đây, nấm bào ngư cũng được Trung tâm hướng dẫn nhân rộng cho bà con trong tỉnh thực hiện có hiệu quả. Dự kiến sau khi thành công đề tài, đơn vị sẽ tính toán lại và tiếp tục triển khai nhân rộng bên ngoài cho bà con trong tỉnh.



(Nguồn: dost-bentre.gov.vn)


Thạnh Phú hội thảo tìm đầu ra cho cây lúa

UBND huyện Thạnh Phú vừa phối hợp với các ngành tổ chức hội thảo thử nghiệm giống lúa DS1 tại xã Tân Phong. Đại diện lãnh đạo huyện, Công ty Lương thực, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Giống nông nghiệp và nhiều nông dân các huyện đến dự.

Trước khi vào hội thảo, các đại biểu có cuộc khảo sát vùng lúa thử nghiệm của hộ ông Phan Văn Út (ấp Thạnh B - xã Thạnh Phong). Đây là mô hình thử nghiệm đã được Công ty Lương thực Bến Tre đầu tư giống và bao tiêu sản phẩm. Tuy mùa vụ gieo sạ không thích hợp nhưng lúa khá trúng, đang chuẩn bị thu hoạch. Ông Út cho biết, đã nhận của Công ty 35kg giống DS1, sản xuất thử nghiệm trên 3 công đất, bình quân sạ mật độ 12kg/1.000m2. Qua quá trình chăm sóc, theo dõi, lúa phát triển tốt, thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng ở đây, lúa ít sâu bệnh, không bị đổ ngã. Ước thu hoạch khoảng 400kg/công, sau khi trừ chi phí còn lãi 1,47 triệu đồng/công.



Ông Nguyễn Ngọc Tuấn (ấp Phú - xã Tân Phong) cho biết, Công ty Lương thực hỗ trợ 15kg giống, ông sản xuất trên 1.500m2 với lượng giống gieo sạ 10kg/1.000m2. Qui trình bón phân, phun thuốc cũng bình thường như các giống lúa khác, cây lúa sinh trưởng tốt, kháng đạo ôn, đốm vằn và vàng lá, cây cứng, không đổ ngã, năng suất đạt 420kg/1.000m2. Tổng chi phí đầu tư 1 triệu đồng, Công ty Lương thực bao tiêu, giá 6.000đ/kg, lãi 1,45 triệu đồng/công. Trao đổi thêm mô hình thử nghiệm này, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện cho biết, giống DS1 sinh trưởng và phát triển nhanh, ít sâu bệnh, nhất là đạo ôn và sâu cuốn lá. Sau đầu tư với sự bao tiêu giống lúa, sản phẩm mỗi công đất nông dân lời hơn 360.000đ/công so sản xuất lúa thường. Cho nên, có thể tổ chức nhân rộng 2 vụ tại các xã Tân Phong, Phú Khánh, Đại Điền, Thới Thạnh, Hòa Lợi và cả vùng lúa - tôm một vụ trong huyện.

(Nguồn: baodongkhoi.com.vn)



Số: 185 (10/2013)

Каталог: upload -> anphamthongtin -> thongtinkhcnpvptntm -> 2013
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
2013 -> THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương