THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC


Dòi đục lá - Đối tượng mới gây hại



tải về 0.97 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu10.12.2017
Kích0.97 Mb.
#35036
1   2   3   4   5

Dòi đục lá - Đối tượng mới gây hại

trên cây có múi

Thời gian qua bưởi Năm roi nói riêng và cây có múi nói chung phải đối mặt với các đối tượng gây hại phổ biến như sâu đục vỏ trái, sâu đục trái, sâu vẽ bùa và sâu nhiếu đọt. Gần đây, các vườn cây có múi đang bị đe dọa bởi một đối tượng gây hại mới thuộc Bộ Diptera (Họ Cecidomyiidae- muỗi năng) làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Chúng ăn phá các lá non của chồi, trên lá xuất hiện vết cắn loang lỗ như những vết đục. Các lá trên chồi có thể bị hại ở nhiều cấp độ khác nhau, lá nhiễm nhẹ thường bị quăn queo, không phát triển, kích thước lá giảm và trở nên thui đen dễ bị rụng làm đọt cây có thể trơ trụi không có lá khi bị nhiễm nặng. Ngoài ra các vết thương do đối tượng này gây ra có thể trở thành cửa ngỏ cho các mầm bệnh khác dễ dàng xâm nhập và gây hại cho cây. Tất cả những yếu tố này gây bất lợi cho sự phát triển của tán lá và ảnh hưởng năng suất. Dựa trên triệu chứng và hình dạng của đối tượng gây hại, nông dân gọi với nhiều tên gọi khác nhau: dòi đục lá, dòi hại đọt, dòi búng hay dòi nhớt.



Đặc điểm hình thái sinh học và cách gây hại

Trứng: có dạng hình oval, kích thước rất nhỏ không thấy được bằng mắt thường. Vỏ trứng mỏng và nhẵn bóng. Màu sắc trứng có sự thay đổi, lúc mới đẻ có màu trắng gần như trong suốt, sau đó chuyển dần sang màu trắng đục và vàng kem khi gần nở. Thời gian ủ trứng 1-2 ngày.

Thành trùng: có hình dạng giống như muỗi, kích thước nhỏ, màu vàng nhạt, toàn thân phủ lớp lông hơi nâu đen mịn. Thời gian vũ hóa cao điểm xảy ra vào buổi chiều tối khoảng 17:00 đến 23:00. Thành trùng có chiều dài dao động 1-1,5 mm, chiều rộng sải cánh 2-3 mm, con cái thường hơi lớn hơn so với con đực. Râu đầu dài dạng chuỗi hạt, xung quanh có nhiều lông dài màu đen bao phủ. Số lượng đốt roi râu và lông trên râu của con đực đều nhiều hơn so với con cái. Thành trùng sống được khoảng 1-2 ngày.

Ấu trùng: gồm 3 tuổi, có màu trong suốt khi mới nở, sau đó chuyển dần sang màu trắng đục, vàng đến vàng cam khi gần đến tuổi cuối. Đến tuổi 3, ấu trùng có khả năng búng xuống đất để hóa nhộng. Các yếu tố môi trường và nguồn thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sinh trưởng, đặc biệt là hai yếu tố nhiệt độ và ẩm độ. Giai đoạn ấu trùng kéo dài 7-9 ngày.

Nhộng: ấu trùng sau khi búng mình xuống đất sẽ kết dính các hạt đất tơi mịn tạo kén bảo vệ. Khi mới bắt đầu hình thành, nhộng có đầu, mầm cánh và chân màu trắng trong sau đó chuyển dần sang màu vàng nhạt, màu đỏ cam và cuối cùng là màu nâu đen. Thời gian làm nhộng khoảng 3-4 ngày.

Đặc điểm gây hại:

Dòi đục lá thường thích hợp phát triển trong điều kiện ẩm ướt, đặc biệt vào những tháng mưa nhiều. Đồng thời, vào mùa mưa cũng là điều kiện thuận lợi cho cây ra nhiều chồi tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chúng phát triển tăng mật số và tăng mức độ gây hại. Con cái thường đẻ trứng thành cụm trên lá non, được tìm thấy nhiều nhất ở phần non nhất của lá (chóp lá) và một số ở rìa của mép lá. Trên cùng một chồi non có thể chứa 500-600 trứng/chồi, do đó những bộ phận này thường bị gây hại nặng. Chúng bắt đầu gây hại khi chồi còn rất nhỏ và chồi chỉ an toàn khi hai mép lá đã mở ra. Vào giai đoạn đầu khi mới bị ấu trùng tấn công, lá thường không thể hiện triệu chứng gây hại, nhưng nếu tách hai mép lá sẽ thấy dòi sinh sống theo kiểu bầy đàn phía trong. Ấu trùng ăn các tế bào thịt lá và gây tổn hại bề mặt phía trong của những lá non đang phát triển, là nguyên nhân làm lá bị cuộn tròn. Những vết cắn làm lá bị thủng lỗ chỗ, biến đổi màu và hoại tử khi gặp điều kiện ẩm ướt do dịch nhầy của dòi tiết ra. Những chồi nhiễm vào mùa mưa thường bị thối nhũn và khô đen vào mùa nắng. Khi chồi bị nhiễm nặng, các lá trên chồi có thể bị thui đen và rụng đi. Đối với những lá nhiễm nhẹ có thể tiếp tục phát triển nhưng giảm hoặc không còn khả năng quang hợp.

Biện pháp quản lý tổng hợp Với đặc điểm kích thước rất nhỏ khó quan sát, đặc tính sinh học khá phức tạp như sống ẩn phía trong chồi, hóa nhộng trong đất nên có thể tránh thuốc trừ sâu dễ dàng. Ngoài ra, chúng có vòng đời ngắn, nhiều thế hệ phát triển gối lứa nhau nên khó có thể phun thuốc trừ sâu liên tục và đầy đủ được, do đó ngoài biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu, cần kết hợp nhiều biện pháp mới có thể kiểm soát hiệu quả đối tượng gây hại này.

* Dự tính dự báo: sử dụng bẫy màu vàng bẫy bắt thành trùng để theo dõi được mức độ hiện diện của chúng và có biện pháp phòng trị hợp lý.

* Thuốc bảo vệ thực vật: ấu trùng thường gây hại ở giai đoạn đọt non khi các chồi có lá non chưa mở ra do đó nên phun thuốc vào thời điểm này. Với đặc tính sống ẩn nấp phía trong lá nên các loại thuốc trừ sâu có đặc tính lưu dẫn được xem cho hiệu quả cao hơn. Bên cạnh, chúng có vòng đời rất ngắn (2-3 tuần) và có nhiều thế hệ chồng chéo trong một năm nên khả năng tăng tính kháng thuốc rất cao, vì thế cần luân phiên các loại thuốc.

* Biện pháp canh tác:

- Đất là nơi ấu trùng sẽ hóa nhộng, ở điều kiện đất cực kỳ ẩm ướt hoặc khô gây trở ngại đáng kể đến sự vũ hóa của chúng. Do đó có thể tưới nước ngập vườn để diệt nhộng nếu có điều kiện. Bên cạnh, nên dọn sạch cỏ và rác mục để hạn chế nơi ấu trùng làm nhộng. Bồi sình cho vườn (độ dày không quá 5 cm) cũng góp phần hạn chế nhộng. Rải thuốc hột lưu dẫn để diệt nhộng trong đất.

- Tỉa cành và tiêu hủy chồi nhiễm và xử lý cho ra đọt đồng loạt.

* Bảo vệ thiên địch: Kiến vàng được xem là thiên địch của dòi đục lá, loài kiến này sẽ ăn trứng, ấu trùng và tấn công thành trùng. Do vậy, cần tạo điều kiện cho kiến vàng phát triển trong vườn cây có múi, có biện pháp bảo vệ kiến khi phun thuốc trừ sâu. Ngoài ra, trong điều kiện tự nhiên ở các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang và Tiền Giang, ấu trùng của dòi đục lá thường bị ký sinh bởi một loài ong ký sinh thuộc họ Eulophidae, tổng họ Chalcidoidea. Tại Mỹ và các nước trên thế giới ghi nhận thiên địch của ấu trùng họ Cecidomyiidae rất đa dạng gồm các loài ăn mồi và nhóm ong ký sinh. Vì thế, nên phun thuốc hợp lý tránh lạm dụng ảnh hưởng thiên địch trong vườn.

* Hóa chất kích kháng: dựa trên đặc tính kích kháng trên cây trồng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại, đã có một số nghiên cứu phun sodium salicylate hay methyl salicylic acid (Me-SA) đóng vai trò trung gian kích thích tính kháng của cây trồng bằng cách kích hoạt sản xuất H2O2 trong cây hạn chế sự gây hại của ấu trùng họ Cecidomyiidae. Chất kích kháng không là thuốc bảo vệ thực vật, được sử dụng với nồng độ loãng nên không gây ô nhiễm môi trường và là một hướng đi mới trong phòng trị sinh học. Vì thế đây cũng là một hướng đi mới trong việc sử dụng hóa chất kích kháng hạn chế sự gây hại của dòi đục lá trên cây có múi.



(Nguồn: nongnghiep.vinhlong.

gov.vn)



Sử dụng phân bón

đa yếu tố NPK Văn Điển cho ca cao

Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng

Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 6,0, tầng canh tác dày 1-1,5m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ.



1. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh

Ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1.500mm/năm. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao: Đây là cây hút nhiều dinh dưỡng, trong đó kali cao nhất. Với 1 tấn nhân ca cao ở miền tây Malaysia đã lấy đi 31kg N +11,2kg P2O5 + 64,8kg K2O + 8kg CaO + 6,8kg MgO.

Ngoài dinh dưỡng đa lượng, ca cao có nhu cầu khá cao về trung, vi lượng. Nhu cầu dinh dưỡng của ca cao tăng theo tuổi cây và mức năng suất. Ca cao thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm. Ca cao kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với ca cao mới thu bói.

2. Phân bón Văn Điển thích hợp cho ca cao

Sử dụng phân lân Văn Điển (bón lót trước khi trồng) và phân ĐYT NPK 16.6.16 và 16.16.8 dùng bón thúc, thành phần dinh dưỡng trong các loại phân như sau:

+ Phân lân Văn Điển: P2O5 =15-17%, CaO = 28-34%, MgO = 15-18%, SiO2 = 24-30% và các chất vi lượng B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe…với tổng dinh dưỡng lên đến 99%.

+ Phân ĐYT NPK 16.6.16: Có chứa 16%N, 6%P2O5, 16%K2O, 2%S, 5% MgO, 8% CaO, 7% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu...tổng dinh dưỡng trên 60%

+ Phân ĐYT NPK 16.16.8: Có chứa 16%N, 16%P2O5, 8%K2O, 5% MgO, 10% CaO, 8% SiO2 và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu... tổng dinh dưỡng trên 63%.

Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây.

Nhu cầu phân bón của ca cao tùy theo tuổi cây và năng suất. Ca cao kinh doanh cần bón nhiều phân hơn ca cao kiến thiết cơ bản. Năng suất ca cao càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn.

* Bón phân cho ca cao kiến thiết cơ bản:

+ Bón lót cho mỗi hố trồng từ 10-15kg phân hữu cơ và 0,5 - 0,8kg lân Văn Điển trước trồng 10-15 ngày.

+ Bón thúc: Ca cao kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm, lân, một ít kali và trung vi lượng để cây phát triển bộ rễ, thân lá.

Phân bón cho cây ca cao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là phân NPK 16.16.8 Văn Điển, lượng bón tuỳ theo tuổi cây như sau: Năm thứ nhất: 0,2-0,3kg/cây. Năm thứ hai: 0,5-0,6kg/cây Năm thứ ba: 0,6-0,8kg/cây. Lượng phân này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô.

* Bón phân cho cây ca cao kinh doanh: Ca cao kinh doanh có nhu cầu kali cao nhất, đến đạm, lân và các chất trung vi lượng. Sử dụng loại phân ĐYT NPK 16.6.16 Văn Điển.

Lượng bón thay đổi tùy theo loại đất, tuổi cây và năng suất, bón: 2,0 - 3,0 kg phân NPK 16.6.16 Văn Điển cho cây/năm, lượng phân trên chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao ăn nông (80% rễ tập trung ở tầng 0-30cm) nên cần bón phân trong lớp đất mặt. Đối với cây ≤ 3 năm tuổi, đào 3 - 4 hố (sâu 20 - 25 cm) xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bón phân vào hố và lấp đất lại.

Đối với cây > 3 năm tuổi, đào rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây (sâu 0,1m; rộng 0,2m), bón phân vào rãnh và lấp đất lại, để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa trôi.



(Nguồn: nongnghiep.vn)


Chăm sóc cây ca cao trong mùa mưa

Tại sao diện tích và năng suất ca cao giảm?

Mặc dù được đưa vào VN từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng với SX thì ca cao vẫn là cây trồng mới bắt đầu từ dự án của ngành nông nghiệp 1993. Sau hơn 20 năm khó nhọc ở VN, ca cao đang dần mang lại sự không thỏa mãn của nhà vườn so với kỳ vọng ban đầu và dự kiến phát triển 50.000 ha ca cao thu hoạch vào năm 2015 chắc chắn sẽ không đạt.

Có tình trạng trên là bởi cây trồng mới chưa quen nên việc chăm sóc chưa tốt, dinh dưỡng chưa được cung cấp đầy đủ và cân đối. Ca cao ưa ánh sáng tán xạ nên thích hợp với việc trồng xen. Ở Bến Tre và Bình Phước có một số diện tích thành công nhờ trồng dưới tán dừa hoặc tán điều. Tuy nhiên, việc trồng xen cũng gây nên trở ngại nhất định trong việc bón phân.

Ca cao là cây thích ẩm (85%) nhưng trong điều kiện mùa khô ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ lại không thể đáp ứng, trong lúc Tây Nguyên là nơi kỳ vọng có diện tích lớn nhất. Ca cao cũng là cây mẫn cảm với nhiều loại sâu bệnh, nhất là bị bọ xít muỗi chích hút, bệnh thối trái do nấm, bệnh rễ do nấm phytopthora, rệp sáp…

Ngoài ra, ca cao ra trái lai rai không tập trung như cà phê nên không phù hợp với tập quán bà con nông dân Tây Nguyên; việc thu hoạch và sơ chế phải qua công đoạn ủ men nên cũng gây nên trở ngại, giống chưa tốt nên tiềm năng năng suất thấp, thường chỉ đạt 1,0 - 1,5 tấn/ha so với 3 tấn/ha ở Bờ Biển Ngà.

Tuy có khó khăn, nhưng một số nhà vườn vẫn có được thu nhập đáng kể - khoảng 50 triệu/ha/năm. Cộng với cây trồng khác nên họ có thu hoạch 100 triệu/ha - con số không hề nhỏ và họ vẫn nhìn nhận trồng xen ca cao là giải pháp kinh tế khả thi nhất, bởi việc trồng xen ngoài có thu nhập thì việc đa dạng hóa cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng sẽ giảm thiểu rất nhiều sâu bệnh hại.

Tất nhiên, họ cũng đều là những hộ có hiểu biết về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và bảo vệ thực vật cho cây ca cao.

Cần che nhưng rất cần thông thoáng

Nếu trồng ca cao không che thì cây con không thể phát triển được, các lá non đều bị cháy. Tuy nhiên nếu che kỹ quá thì cây ca cao cũng phát triển kém, nhất là về mùa mưa, cành lá phát triển nhiều khiến cho “nó tự che nó” không thông thoáng làm cây rất dễ bị bệnh.

Thối trái là bệnh phổ biến và nỗi sợ nhất của nhà vườn bởi bệnh này có thể gây thất thu năng suất lên đến 70, thậm chí 80%. Bệnh này do nấm nên muốn hạn chế, điều đầu tiên là phải tỉa cành tạo tán sao cho có ánh nắng trực tiếp đến các cành mang trái.

Mùa mưa cành lá phát triển nhanh và nhiều nên việc tỉa cành lá cần tiến hành thường xuyên, nhất là những cành vô hiệu, đồng thời cũng phải rong tỉa bớt các cành nhánh cây che bóng.

Vườn rậm rạp, không thông thoáng cũng là yếu tố giúp bọ xít muỗi phát triển. Bọ xít muỗi chích hút nhựa nên làm cho đọt, quả bị “tu lại”, hoa không phát triển thành trái, rất ít hạt. Vết thương do bọ xít muỗi chích hút cũng tạo đường cho nấm xâm nhập.

Ngoài ta sâu hồng, bọ cánh cứng hại lá cũng tấn công mạnh vào mùa mưa, nhất là những vườn không thông thoáng.



Dinh dưỡng cho cây ca cao

Ca cao là một cây có tuổi thọ lên đến 30 năm nên cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối ngay từ khi mới trồng. Thông thường, sau 12-14 tháng thì cây đã cho ra quả bói và 18 tháng thì đã có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Từ năm thứ 5 trở đi thì cây cho năng suất ổn định. Khi thiếu dinh dưỡng, cây ca cao có những biểu hiện như sau:

- Thiếu đạm: Lá có màu vàng hay vàng nõn chuối, rụng nhiều.

- Thiếu lân: Mép lá ửng đỏ, lá chuyển dần sang màu tím, lá rụng nhiều.

- Thiếu kali: Mép lá chuyển màu vàng cam, chuyển dần sang xám nâu, lá khô - rụng nhiều.

- Thiếu Ma giê: Thịt lá chuyển màu vàng, lan rộng dần từ gân chính ra mép lá.

- Thiếu Can xi: Héo vàng từ rìa lá lan vào gân chính

- Thiếu kẽm: Chồi đầu cành phát triển kém, lá bé.

Quy trình bón phân cho cây ca cao:

* Bón phân cho ca cao kiến thiết cơ bản: Bón lót cho mỗi hố trồng từ 10-15 kg phân hữu cơ và 0,3-0,5 kg lân Đầu Trâu trước trồng 10-15 ngày. Bón thúc NPK-20-20-15+TE (sản phẩm mới có chế phẩm Avail và Agrotain có tên Đầu trâu 215 và Đầu trâu 215+TE) hoặc 16-16-8+TE Đầu Trâu.

Lượng bón tuỳ theo tuổi cây như sau: Năm thứ nhất 0,2-0,3 kg/cây. Năm thứ hai 0,5-0,6 kg/cây. Năm thứ ba 0,6-0,8 kg/cây. Lượng phân này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô.

* Bón phân cho cây ca cao kinh doanh: Ca cao kinh doanh có nhu cầu kali cao nhất, đến đạm, lân và trung vi lượng. Ở Malaysia, phân bón được dùng phổ biến cho ca cao kinh doanh là NPK-12-12-17, NPK-15-15-6-4, NPK-10-10-15.

Ở nước ta, ca cao được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền Trung, do vậy phân bón thích hợp nhất cho ca cao kinh doanh ở những vùng đất này là Phân “Đầu Trâu ca cao”.

"Đầu Trâu ca cao" chuyên dùng cho cây ca cao với hàm lượng: 12% N, 14% P2O5, 18% K2O và các trung vi lượng phù hợp; đặc biệt có bổ sung Penac P của Đức.

Lượng bón thay đổi tùy theo loại đất, tuổi cây và năng suất, bón: 1,5-2,5 kg Đầu Trâu ca cao cho cây/năm, lượng phân trên chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Cách bón: Rải phân bằng cách theo đường chiếu của vanh tán rồi vùi lấp để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa trôi.



(Nguồn: nongnghiep.vn)


Xã Vĩnh Hòa-Huyện Chợ Lách: Hiệu quả từ mô hình trồng trúc đốm của người nghèo

Tháng 04/2013 dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn DBRP Bến Tre đã triển khai thực hiện mô hình trồng kiểng lá cho 15 hộ nghèo, cận nghèo ở xã Vĩnh Hòa. Theo đó mỗi hộ sẽ nhận được 600 bụi trúc đốm, trị giá 3 triệu đồng. Sau thời gian gần 4 tháng chăm sóc đến nay cây đã sinh trưởng tốt, người dân đang tiến hành nhân thêm giống và bước đầu đã có bán lá cho các điểm thu mua trong và ngoài xã.

Là hộ cận nghèo, ông Nguyễn Văn Huệ ở ấp Hòa Lộc, xã Vĩnh Hòa cho biết, trước kia gia đình ông sản xuất kiểng tắc nhưng do điều kiện thời tiết không thuận lợi, mất mùa mấy năm liên tục nên kinh tế gia đình trở nên túng thiếu. Bên cạnh sức khỏe ông cũng kém nên không thể tiếp tục duy trì nghề làm kiểng tắc được nữa. Từ khi được dự án hỗ trợ 600 bụi trúc đốm và tập huấn kỹ thuật trồng, đến nay ông đã nhân ra hơn 3000 bụi, trong đó có hơn 2000 bụi đã cho thu hoạch. Với giá bán hiện nay dao động từ 400 đến 500 đồng/ cành, mỗi tháng gia đình ông thu nhập cũng gần 2 triệu đồng.

Ông Huệ cho biết, đối với cây trúc đốm mỗi tuần chỉ cần tưới phân NPK 20 – 20 – 15 pha loãng 1 lần với liều lượng 1kg/ 400 bụi. Mỗi tháng ông phun qua lá chế phẩm siêu lân đỏ 2 lần với liều lượng 10cc/ bình 8 lit cho 100 bụi. Cũng cho theo ông Huệ khâu quan trọng nhất trong chăm sóc cây trúc đốm là phải che lưới tạo bóng râm cho cây, nếu làm không tốt cây sẽ bị cháy lá, sinh trưởng kém và không bán được cành cho thương lái. Đồng thời ông cho biết, khâu giâm cành để nhân giống loại cây này cũng tương đối đơn giản, chỉ cần chọn những cành già còn đầy đủ lá đem giâm vào hỗn hợp sơ dừa và trấu với tỉ lệ 5 sơ dừa/ 1 trấu, sau đó giữ ẩm và che mát cho đến khi cây đâm chồi thì chăm sóc bình thường.

Ngoài ra, nắm bắt được nhu cầu thị trường, ông Huệ cũng bước đầu sản xuất thử nghiệm thêm 2 loại kiểng lá khác là vạn lộc và phú quí với số lượng gần 1000 chậu, và gần 500 chậu son môi. Hiện tại các loại này đang sinh trưởng tốt, ông Huệ dự định sẽ xuất bán vào dịp tết nguyên dán 2014 sắp tới.

Cũng là hộ cận nghèo, vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Nam, ấp Vĩnh Chính xã Vĩnh Hòa cũng được dự án DBRP Bến Tre hỗ trợ 600 bụi trúc đốm. Tuy mỗi ngày anh phải đi làm thuê, chị thì bận việc mua bán cây giống, hai người vẫn để dành thời gian chăm sóc số trúc đốm của mình, đến nay ngoài 600 bụi được dự án DBRP hỗ trợ, gia đình đã nhân giống thêm gần 400 bụi. Anh Nam cho biết, hàng tháng ngoài tiền làm thuê của anh và lợi nhuận từ việc mua bán của chị thì gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định gần 500 ngàn đồng từ việc bán đọt cho các điểm thu mua kiểng lá ở xã Vĩnh Thành. Anh Nam cho biết thêm, hiện tại anh đã đầu tư 1,2 triệu đồng để san lắp 500m2 mặt bằng để mở rộng diện tích trồng. Theo anh Nam, với số lượng trúc đốm hiện tại, một năm sau gia đình anh sẽ nhân giống khoảng 3000 bụi, với số lượng đó nếu cho thu hoạch và giá ở mức 400 đồng/cành như hiện nay thì mỗi tháng gia đình anh sẽ có thêm thu nhập gần 3 triệu đồng.

Theo nhận định của ông Huỳnh Văn Hòa – chủ tịch hội nông dân xã Vĩnh Hòa thì hiện nay mô hình trồng kiểng lá của dự án DBRP đầu tư cho hộ nghèo ở xã Vĩnh Hòa đã phát huy được hiệu quả. Phần đông các hộ dân tham gia dự án đã nắm bắt được kỹ thuật canh tác loại cây trồng khá mới này. Hướng tới hội nông dân xã sẽ tiến hành nhân rộng ra các hộ có điều kiện canh tác, đồng thời chủ động phối hợp với các điểm thu mua kiểng lá ở các xã lân cận để tạo đầu ra ổn định cho người dân, từng bước thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã. Qua đó, giúp địa phương sớm thực hiện đạt tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về tỉ lệ hộ nghèo trong bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới.



(Nguồn: sonongnghiep.bentre.

gov.vn)

Trồng rau muống lấy hạt: Đầu tư ít, lãi cao

Trong những năm qua, nhận thấy nguồn lợi từ hạt rau muống, nhiều nông dân xã Hiệp Xương (Phú Tân, An Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nếp truyền thống sang trồng rau muống lấy hạt và đạt hiệu quả kinh tế cao .

Vụ mùa năm nay, bà con càng vui khi rau muống trúng mùa, được giá. Ông Lê Văn Kịch - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất rau muống lấy hạt xã Hiệp Xương phấn khởi cho biết, gia đình ông vừa thu hoạch 10 công rau muống lấy hạt, năng suất 350kg/công, được thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư, gia đình ông còn lãi trên 100 triệu đồng.




Каталог: upload -> anphamthongtin -> thongtinkhcnpvptntm -> 2013
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
2013 -> THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC

tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương