THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 0.97 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu10.12.2017
Kích0.97 Mb.
#35036
1   2   3   4   5
Ở ấp Hiệp Trung kế bên, ông Nguyễn Thanh Điền cho hay, trước đây gia đình ông chỉ trồng 3ha rau muống lấy hạt, còn lại khoảng 7 công trồng nếp. Nhưng từ khi tham gia Tổ hợp tác sản xuất rau muống lấy hạt và được học tập kinh nghiệm, kỹ thuật trồng loại dây leo này thông qua những lớp tập huấn, hội thảo, ông đã mạnh dạn chuyển đổi tất cả diện tích sang trồng rau muống lấy hạt. Rau muống nhà ông đạt năng suất hơn 4 tấn/ha, được thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi khoảng 120 triệu đồng/ha, lời gấp 4-5 lần trồng lúa.

“Trồng rau muống lấy hạt lợi nhuận cao và ổn định hơn nhiều so với trồng nếp và các loại rau màu khác. Đặc biệt, ruộng nào mới trồng rau muống xong mà trồng lại lúa hoặc nếp sẽ rất trúng, vì ít sâu bệnh và ít tốn chi phí mua phân bón” - ông Điền nói.

Ông Kịch chia sẻ thêm: “Trồng rau muống lấy hạt không có gì khó, mà còn nhẹ công chăm sóc hơn trước rất nhiều, bởi tất cả các khâu từ trục, xới đất, sạ phân cho đến thu hoạch đều có máy móc và nhân công làm thuê. Nông dân chỉ cần thăm ruộng thường xuyên để kịp thời “chỉ huy” khi có dịch bệnh xảy ra”.

Chủ tịch Hội ND xã Hiệp Xương Nguyễn Thị Bích Phượng cho biết, toàn xã hiện có 20 hộ trồng rau muống lấy hạt với tổng diện tích trên 50ha. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mở rộng diện tích trồng rau muống lấy hạt, Hội đã hỗ trợ Tổ hợp tác sản xuất rau muống lấy hạt của xã vay vốn ưu đãi, với số tiền 600 triệu đồng (30 triệu đồng/thành viên) và tăng cường việc dạy nghề, tập huấn kỹ thuật trồng rau muống lấy hạt cho bà con. Đồng thời, Hội liên hệ tìm thị trường tiêu thụ, hướng bà con đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, góp phần tăng thêm thu nhập và bảo vệ quyền lợi của nông dân.

(Nguồn: nongnghiep.vinhlong

.gov.vn)



Trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ðịnh hướng phát triển nghề sản xuất nấm đến năm 2015 cả nước sản xuất, tiêu thụ khoảng 400 nghìn tấn nấm các loại và đạt một triệu tấn vào năm 2020, giải quyết việc làm cho một triệu lao động, không chỉ nhằm phát triển ngành sản xuất nấm, từng bước đưa sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu trở thành sản phẩm quốc gia, mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi giống cây trồng tăng thu nhập cho nông dân.

Khơi dậy những tiềm năng

Theo Cục Trồng trọt, hiện Việt Nam đang sở hữu 20 loại nấm các loại, cho sản lượng hằng năm đạt 250 nghìn tấn nấm tươi, nâng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 25 đến 30 triệu USD/năm. Tuy nhiên, sản lượng này vẫn có thể tăng lên nếu biết tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, do mỗi năm Việt Nam sản xuất 40 triệu tấn lúa gạo và cũng có hơn 40 triệu tấn rơm rạ sau thu hoạch, chưa kể các phụ liệu của sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như mùn cưa, bã mía, lõi ngô, bông phế liệu, vỏ hạt cà-phê, ước tính hơn 60 triệu tấn/năm. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu chỉ sử dụng từ 10 đến 15% số nguyên liệu này để trồng nấm đã tạo ra trên một triệu tấn nấm/năm và hàng chục nghìn tấn phân hữu cơ mà không phải nhập khẩu bất cứ một loại nguyên liệu nào.

Ðồng bằng sông Cửu Long và miền Ðông Nam Bộ đã phát triển nghề trồng nấm từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, hình thành những vùng sản xuất nấm tập trung cho thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng/ha. Tại tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang người dân đã tận dụng rơm rạ từ vụ hè thu và thu đông để sản xuất nấm (bình quân lên đến 5,8 tấn/ha cho thu nhập xấp xỉ 70 triệu đồng/ha nấm rơm, đạt 100 triệu đồng/ha nấm bào ngư). Tại các tỉnh miền bắc, khoảng 10 năm gần đây, nghề trồng nấm đã phát triển rất nhanh tại các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh... tạo ra những chuyển biến tích cực không chỉ trong phát triển kinh tế hộ mà còn giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nhàn rỗi vụ đông. Tuy nhiên, sản xuất nấm của nước ta hiện chỉ đáp ứng 10% nhu cầu sử dụng trong nước, còn lại 90% vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác.

Ðịnh hướng theo thị trường

Thứ trưởng NN và PTNT Bùi Bá Bổng khẳng định, nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm chủ lực, cộng với thị trường đang mở rộng do nhu cầu sử dụng nấm ngày một tăng. Tuy nhiên trên thực tế, sản xuất nấm vẫn gặp không ít khó khăn không chỉ từ khâu kỹ thuật, giống mà còn chịu ảnh hưởng mạnh của thời tiết. Do đó, Trung tâm công nghệ sinh học thuộc Viện Di truyền nông nghiệp - Viện KHNN Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, đào tạo chuyển giao công nghệ trồng nấm cho nông dân và các đơn vị sản xuất, kinh doanh tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó là thành lập các trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ đạt hiệu quả như: Trung tâm nấm Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trung tâm được thành lập từ năm 2004 (đầu tư giai đoạn 1) và từ năm 2006 đến 2010 (giai đoạn 2) với mục tiêu trồng nấm cao cấp với nguồn kinh phí xây dựng cơ sở lên đến 20 tỷ đồng. Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao, thử nghiệm sản xuất giống nấm dưới dạng dịch thể, các trung tâm này còn phối kết hợp các tổ chức quốc tế nghiên cứu và phát triển những giống nấm mới cho năng suất chất lượng cao, cũng như ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm nấm tươi, sấy khô, muối để chế biến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Khởi, chủ nhiệm câu lạc bộ trồng nấm (gồm 35 hộ gia đình) của Hợp tác xã Quang Phục, Tiên Lãng, Hải Phòng. Với thâm niên trồng nấm sáu năm, bốn nhân khẩu trong gia đình ông đã sở hữu 3.600 m2 đất trồng nấm với 1.000 m2 lán sản xuất nấm. Theo ông Khởi, trừ các khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng. Ðiển hình vụ nấm 2011, gia đình ông thu được 200 triệu đồng. Ông Khởi cho biết: Từ mức chỉ kiếm ăn từng ngày, đến nay, gia đình ông đã có của ăn của để. Ngoài việc cân đối thu chi mở rộng cơ sở sản xuất, ông Khởi còn tham gia giúp đỡ các hội viên trong hợp tác xã về kỹ thuật, vốn sản xuất để tiến tới trồng nấm trái vụ làm tăng giá trị. Ngoài ra, ông còn thuê thêm từ 15 đến 20 lao động, với mức lương từ 100 đến 120 nghìn đồng/ngày.

Nghề trồng nấm không chỉ góp phần làm thay da đổi thịt vùng đất Quang Phục, Tiên Lãng, Hải Phòng mà còn biến cả một vùng đất nghèo của xã Khánh An, tỉnh Ninh Bình có những bước chuyển mình rất đáng khâm phục. Hiện xã có khoảng hơn 20 hộ gia đình có cơ sở làm ăn lớn (mỗi hộ khoảng 3.000 m2). Ðiển hình là cơ sở sản xuất của gia đình anh Nguyễn Văn Quang. Ðến với cây nấm từ năm 2002, hiện gia đình anh đang sản xuất các loại nấm cho thu nhập cao như: nấm đùi gà, chân dài, kim châm... cho doanh thu 750 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho gần 20 lao động là người địa phương với mức lương tương đối ổn định.

Không chỉ bén duyên trên đất Hải Phòng, Ninh Bình, cây nấm còn phát huy tác dụng tối đa tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Có mặt tại cơ sở sản xuất của anh Lê Thanh Lăng tại thôn Từ Tây, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên mới thấy hết những đổi thay từ nấm. Với diện tích khoảng 13 nghìn ha, cơ sở sản xuất của anh Lăng mỗi ngày sản xuất và tiêu thụ khoảng 1,2 tấn nấm. Do áp dụng công nghệ máy móc vào khâu trộn nguyên liệu và đóng bịch trồng nấm, cơ sở của anh đã giải phóng tối đa sức lao động, tiết kiệm tiền nhân công và thời gian, mỗi năm gia đình anh thu nhập gần nửa tỷ đồng.

Nắm bắt được những khó khăn của người nông dân, các Sở NN và PTNT các tỉnh miền bắc đã tăng cường tập huấn kỹ thuật trồng, chế biến nấm tươi, nấm khô. Nhiều địa phương đã dành sự ưu tiên vốn cho phát triển nghề sản xuất nấm, đưa nấm trở thành cây trồng chính của vụ đông. Ði đầu trong chiến lược phát triển nghề trồng nấm là tỉnh Bắc Giang. Tỉnh đã tập trung hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật, 60% kinh phí mua giống nấm, 40% kinh phí mua vật tư kỹ thuật. Ðồng thời hỗ trợ đơn vị sản xuất cam kết sản xuất trong 10 năm là một tỷ đồng/cơ sở sản xuất, hộ gia đình 10 triệu đồng. Tại tỉnh Hà Nam, kinh phí dành cho Ðề án phát triển sản xuất nấm đã lên tới gần 39 tỷ đồng, tỉnh Hà Tĩnh đạt 63 tỷ đồng.



Mạnh dạn chuyển đổi sản xuất

Theo PGS, TS Phạm Văn Dư, chỉ riêng mặt hàng nấm rơm muối xuất khẩu hiện đã có giá khoảng 2.000 USD/tấn, cao gấp năm lần so với giá gạo 5% tấm, giá nấm linh chi đạt 15 nghìn USD/tấn. Kết quả này đã và đang đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu Ðông - Nam Á về sản xuất nấm, song vẫn được đánh giá là có bước phát triển chậm.

Những thành công của ngành sản xuất nấm cho phép chúng ta nghĩ đến việc nấm có thể thế chân cây lúa ở một số diện tích nhất định. Chính vì vậy, mục tiêu của Bộ NN và PTNT là đạt một triệu tấn nấm/năm và tạo ra một triệu việc làm, hoàn toàn nằm trong tầm tay nếu chúng ta phát huy tốt lợi thế, sản xuất theo nhu cầu của thị trường.

(Nguồn: vietlinh.com.vn)



Phân bón cân đối dinh dưỡng

nâng cao năng suất ớt

Ớt là cây rau quả gia vị có giá trị kinh tế cao với thời gian sinh trưởng ngắn sau 65 - 80 ngày trồng cây con đã cho thu hoạch. Năng suất có thể đạt 20 - 25 tấn/ha.

Cây ớt ưa đất mùn pha cát dễ thoát nước tầng đất canh tác dầy và có độ pH từ 6,0 - 6,8. Trung bình với sản lượng 21 tấn /ha, cây ớt lấy đi từ đất 120 kg N, 60 kg P2O5, 130 kg K2O, 67 kg CaO, 18 kg MgO, 2 kg S, 260 gr Zn, 230 gr B, 40 gr Zn, 450 gr Fe.

Ớt hấp thụ các chất dinh dưỡng mạnh nhất vào thời kỳ phân cành đến quả non, khi quả chín thì lượng dinh dưỡng hấp thụ giảm dần. Kết quả phân tích đất ở những vùng trồng ớt cho thấy hầu hết đất chua có độ pH từ 4,0 - 4,5 và rất thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng.

Khảo sát thực tiễn trồng ớt ở các địa phương như Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh... cho thấy bà con nông dân bón phân chưa cân đối và thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt các chất trung lượng và vi lượng. Hầu hết bà con sử dụng phân đơn hoặc phân bón NPK thông thường chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân và kali. Thiếu hẳn các chất trung lượng là canxi, magie, lưu huỳnh, Zn, Bo, Cu, Fe…

Nguyên nhân, chính là do chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về sử dụng phân bón cho cây ớt mà chỉ theo kinh nghiệm thói quen. Hậu quả là cây ớt sinh trưởng kém, cây yếu, nhiễm sâu bệnh nặng tỷ lệ rụng quả cao, năng suất thấp, chất lượng giảm sút như giảm độ cay, đặc biệt màu sắc vỏ kém, ớt sau khi phơi khô bảo quản dễ nhiễm nấm mốc giảm chất lượng.

Nắm bắt được những hạn chế về sử dụng phân bón cho cây ớt, Cty CP Phân lân Văn Điển đã phối hợp với các nhà nông học nghiên cứu cho ra đời các loại phân bón chuyên dùng để thâm canh cây ớt gồm phân đa yếu tố NPK 5.10.3 dùng bón lót có thành phần dinh dưỡng: N = 5%; P = 10%; K = 3%; MgO = 8%, CaO = 16%; SiO2 = 16%, và các chất vi lượng, Zn, Fe, Cu, Bo tổng dinh dưỡng hơn 64% và phân đa yếu tố chuyên dùng bón thúc loại NPK 16.6.16 có thành phần dinh dưỡng: N = 16%; P = 6%, K = 16%, CaO = 8%, MgO = 5%, S = 2%, SiO2 = 7%, các chất vi lượng Zn, Fe, Cu, Bo. Tổng dinh dưỡng đạt trên 64%.

Cách sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây ớt như sau:

Bón lót: 20 - 25 kg NPK 5.10.3 Văn Điển vào rạch luống lấp đất mỏng sau đó trồng cây con.

Bón thúc đợt 1: Khi ớt phân cành bón 10 - 12 kg NPK 16.6.16 Văn Điển.

Bón thúc đợt 2: Khi ớt có quả non bón 8 - 10 kg NPK 16.6.16 Văn Điển. Nếu ớt để thu hoạch nhiều lứa quả thì sau thu hoạch lứa quả thứ 2 tiếp tục bón thúc cho ớt 8 - 10 kg NPK 16.6.16 Văn Điển. Cách bón phân thúc: Bón phân xa gốc 10 - 15 cm, sau đó vét đất rãnh luống vun nhẹ lên mặt luống phủ đất kín phân.

Các biện pháp canh tác khác thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phương. Bà con lưu ý khi đã bón đầy đủ các loại phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây ớt thì không phải bón thêm phân đơn hoặc bất cứ các loại phân nào khác.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho cây ớt cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali, đầy đủ các chất dinh dưỡng trung lượng là vôi để nâng cao độ pH đất thích hợp cho cây ớt sinh trưởng phát triển, có chất ma nhê tăng cường quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng của ớt, chất lưu huỳnh giúp cho ớt hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, các chất vi lượng giúp cho cây ớt khoẻ tổng hợp các vitamin làm cho tăng cường độ cay và độ ngọt của ớt.

Ớt được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây khoẻ, ít sâu bệnh, tốt bền, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh đậu quả cao, mã quả đẹp, cho năng suất cao hơn 1,5 - 2,0 lần so với bón phân đơn. Chất lượng quả được cải thiện rất nhiều, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

(Nguồn: nongnghiep.vn)




Bệnh đốm vằn hại lúa

Bệnh đốm vằn hay khô vằn, có nơi còn gọi là bệnh ung thư là bệnh thường gặp và quan trọng trên lúa. Mặc dầu bệnh dễ nhận diện và có thuốc đặc trị, tuy nhiên nếu không phát hiện và phòng trị kịp thời hay phòng trị không đúng cách, năng suất lúa có thể giảm đáng kể.

Khác với bệnh cháy lá (đạo ôn) gây hại trong điều kiện khí hậu nóng, lạnh xen kẽ, trời âm u, nhiều sương mù, nên thường xuất hiện và gây hại trong vụ ĐX. Bệnh đốm vằn ưa thời tiết nóng, ẩm cao, ít ánh sáng nên bệnh thường thấy xuất hiện trong vụ HT, vụ mùa.



Tác nhân gây hại

Bệnh đốm vằn do nấm sống trong đất: Rhizoctonia solani, ngoài lúa nấm còn gây hại trên rau cải, đậu, bắp, bầu bí, dưa, cà rốt, ớt… mầm bệnh lây lan qua nước tưới, đất mang mầm bệnh và tàn dư thực vật của cây trồng bị bệnh vụ trước.

Trên lúa, nếu dùng giống ngắn ngày, năng suất cao, ruộng sạ, cấy dầy, thiếu ánh sáng, bón thừa đạm, bón đạm muộn, ẩm độ trên ruộng quá cao, ruộng vụ trước trồng bị bệnh đốm vằn, không dọn sạch rơm rạ, lúa chét, cỏ dại… bệnh đốm vằn dễ xảy ra trong vụ tiếp theo.

Khác với bệnh cháy lá, có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và gây hại trên các tất cả các bộ phận của lúa, mặt khác vết bệnh dễ thấy nhờ đó dễ phòng trị kịp thời.

Bệnh đốm vằn, trái lại, thường xảy ra vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa - làm đòng, trổ (khoảng 35 - 70 ngày sau sạ), bệnh âm thầm tiến triển nơi bẹ lá tiếp giáp mực nước, do đó nếu không phát hiện bệnh sớm để đến khi bệnh phát triển lên lá đòng (trổ nóc) mới phòng trị thì đã quá muộn.

Triệu chứng bệnh đốm vằn dễ nhân diện, lúc đầu bệnh xuất hiện ở bẹ lá giáp mực nước, vết bệnh có dạng đốm loang lổ như da beo, màu xanh xám, viền nâu, sũng nước, dần dần đốm bệnh ăn sâu vào bẹ lá làm bẹ lá vàng, khô chết dần, đồng thời bệnh còn ăn lan lên trên, một khi bệnh lan lên tới lá đòng (trổ nóc) thì năng suất có thể giảm tới 50%, hạt không đẹp, lúa bị lép, lửng, khi xay dễ bể.

Nếu quan sát kỹ trên vết bệnh già, ta sẽ thấy có những hạch nấm nhỏ màu nâu xám, cứng. Đây chính là những hạch khuẩn, các hạch khuẩn này sau đó sẽ rụng, rơi xuống nước lây lan qua bụi lúa bên cạnh hoặc nằm dưới đất, trong rơm rạ chờ vụ sau sẽ tiếp tục gây hại.

Bệnh đốm vằn thường xảy ra thành từng chòm trên ruộng nhất là nhưng nơi lúa mọc quá dầy, quá tốt (ở giữa ruộng hay gần cống bộng dẫn nước), do đó khi thăm đồng, bà con cần lưu ý các nơi nầy trước tiên.



Phòng, trị

Để phòng, trị bệnh đốm vằn cần áp dụng biện pháp tổng hợp như:

(1) Dọn sạch rơm rạ, lúa chét, cỏ dại, tàn dư thực vật sau khi thu hoạch.

(2) Không sạ, cấy quá dầy, bón cân đối N-P-K, không bón thừa đạm, bón đạm muộn, nên tăng cường bón K vừa tăng tính chống chịu bệnh vừa hạn chế đổ ngã.

(3) Không để ruộng quá ẩm, nước ngập quá sâu.

(4) Thường xuyên thăm đồng, nhất là giai đoạn đòng - trổ, chú ý nơi lúa mọc quá dầy, cần vạch lúa và quan sát nơi gốc xem có bệnh hay không. Nếu có, phải lập tức ngưng bón đạm, ngưng phun phân bón lá có đạm và phải phun thuốc trừ bệnh ngay.

(5) Sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị sau:

* Vanicide 3SL, 5SL liều dùng 1,5 L (1,0 l)/ha.

* Saizole 5SC: 1,0 L/ha.

* Pysaigon: 1,0 kg/ha.



Chú ý: Khi phun cần phun kỹ, phun đủ lượng nước khuyến cáo trên nhãn.

(Nguồn: nongnghiep.vn)


Sản xuất lúa đạt hiệu quả cao

trên vùng đất phèn

Nhiều nông dân ở ĐBSCL đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, tham gia mô hình “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu và tăng năng suất, chất lượng lúa gạo, thu nhập) ở các vùng đất nhiễm phèn, từ đó có thu nhập cao.

Anh Nguyễn Thanh Liêm ở xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang cho biết đã trồng lúa “3 giảm, 3 tăng” nhiều vụ liên tục những năm gần đây và đạt hiệu quả cao. Trong vụ đông xuân 2013, anh sử dụng giống lúa chịu phèn mặn OM 6976 trên diện tích 2ha và áp dụng phương pháp sạ theo hàng tiết kiệm giống. Lượng giống anh gieo là 120kg/ha, trong khi nhiều bà con ngoài mô hình sử dụng đến 150 - 200kg giống/ha. Anh cũng áp dụng kỹ thuật bón phân hợp lý và tiết kiệm cho vùng đất phèn như bón đủ phân đạm cho nhu cầu cây lúa, tăng lượng phân lân hạ phèn không gây độc cho lúa. Đồng thời áp dụng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu bệnh (IPM) như trừ cỏ bằng Sofit 2 ngày sau khi sạ, không phun thuốc trừ sâu giai đoạn 45-50 ngày đầu, không phun thuốc trước khi thu hoạch 10-15 ngày... Nhờ đó đã giảm lượng phân bón và thuốc BVTV xuống 30% và 50% so với trước khi áp dụng mô hình.

“Tuy giảm lượng giống gieo sạ, phân bón và thuốc BVTV nhưng năng suất lúa vẫn đạt khá cao với 6,4 tấn/ha. Tổng chi cho 2ha hết 32 triệu đồng, trong khi tổng thu hơn 69 triệu đồng. Tính ra lợi nhuận trên 1ha là 18,5 triệu đồng” – anh Liêm phấn khởi.

Ngoài anh Liêm còn có nhiều hộ nông dân trồng lúa khác ở các vùng đất phèn nhẹ tại Bạc Liêu như anh Nguyễn Văn Gai, Nguyễn Văn Hai, Trương Văn Tròn và đều đạt hiệu quả cao. Kết quả tổng kết mô hình ở các xã Vĩnh Hưng A, Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ đạt năng suất lúa bình quân hơn 5,6 tấn/ha (tăng hơn so với ngoài mô hình gần 350kg/ha). Thu nhập cũng tăng hơn ngoài mô hình khoảng 1.050.000 đồng/ha.



(Nguồn: danviet.vn)


Hiệu quả lúa lai Arize B-TE1 vùng tôm lúa

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.

Đất lúa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ngày càng phổ biến, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Việc canh tác lúa của người nông dân đang ngày càng khó khăn. Đối với người nuôi tôm cũng gặp tình trạng khó khăn tương tự. Môi trường nuôi thường xuyên biến động do nhiệt độ chênh lệch cao giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm, nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho dịch bệnh phát sinh, tôm chết hàng loạt, nhiều vụ người nông dân thất trắng.

Trước thực trạng đó, từ tháng 8/2012, Tập đoàn Bayer đã phối hợp với các viện, trường thực hiện các khảo nghiệm về sự thích ứng và những tác động tích cực của việc canh tác lúa tại các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL thông qua dự án Khảo nghiệm giống lúa lai Arize B-TE1 trên vùng đất nhiễm phèn mặn tôm lúa.

(hinh)


Kết quả bước đầu của dự án cho thấy, giống lúa lai Arize B-TE1 thích nghi tốt trên vùng đất phèn mặn, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất vượt trội, cải thiện môi trường nước của ruộng tôm.

Lúa lai Arize B-TE có bộ rễ khỏe giúp cải thiện môi trường đất, hấp thu tối đa các hóa chất và dưỡng chất dư thừa trên ruộng tôm giúp cân bằng môi trường nước cho vụ tôm sau. Sau khi thu hoạch vụ lúa, nguồn rơm rạ phân hủy tạo ra rong tảo làm chuỗi thức ăn đầu vào cho các phiêu sinh vật và làm thức ăn cho tôm.

Arize B-TE1 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty Bayer tại Ấn Độ lai tạo, SX và được thương mại hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, giống lúa này được Bộ NN-PTNT công nhận giống tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào năm 2006 và là giống lúa lai đầu tiên được công nhận tại khu vực ĐBSCL.

Kết quả SX thực tế những năm qua tại ĐBSCL, Arize B-TE1 là giống thích ứng rộng, phù hợp cơ cấu giống cho vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm. Đặc biệt trên khu vực tôm lúa, giống lúa lai này cho năng suất cao và ổn định nhất trong các năm qua, năng suất vượt trội của giống lúa lai này so với các giống phổ biến tại địa phương lên đến trên 2 tấn/ha.

Mô hình SX tôm lúa Arize B-TE1 của Tập đoàn Bayer được xem là một giải pháp hiệu quả cho người trồng lúa ở các tỉnh vùng ven biển Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng nhằm tổ chức SX đạt hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần để Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới.

(Nguồn: nongnghiep.vn)



Vì sao ngô lép hạt?

Rất nhiều bà con hỏi vì sao ngô bị lép hạt? Hiện tượng này xảy ra ở An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Gia Lai, Nghệ An, Sơn La... Họ cho biết: Ngô đến giai đoạn sắp thu hoạch thì phát hiện bắp bị kết hạt kém (còn gọi là bồ cào, răng cưa) và hiện tượng bắp chìa ra như nải chuối... làm giảm năng suất do giống kém chất lượng (?).

Theo chúng tôi, cần nhìn nhận chính xác hơn vì cây ngô còn gắn bó lâu dài. Loại trừ các nguồn giống trôi nổi trên thị trường, các Cty nổi tiếng thường rất nghiêm ngặt trong quy trình SX giống. Ít khi họ để xảy ra những sai sót, làm tổn hại đến uy tín của Cty. Vì vậy, bà con cần nhìn nhận cho thấu đáo...

Nếu như hiện tượng vừa qua mà cho là do giống giả hoặc giống kém chất lượng thì cây ngô ngay từ giai đoạn đầu cũng đã có những biểu hiện bất thường (như cây to nhỏ khác nhau, sinh trưởng và phát triển khác nhau, độ đồng đều cũng khác nhau ...).

Nhưng trong thực tế bà con cho biết, chỉ tới sau giai đoạn trổ cờ, phun râu mới phát hiện thấy hiện tượng kết hạt kén (bồ cào, răng cưa). Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn tới kết quả này lại không phải từ giống mà từ các yếu tố sau:

Thứ nhất là vấn đề thời tiết. Nếu vào giai đoạn trổ cờ, phun râu mà gặp lúc nắng nóng dữ dội (nhiệt độ lên trên 35 độ C và độ ẩm không khí xuống dưới 50%) thì hạt phấn có khi đã bị chết khô, không còn để thụ phấn nữa. Hạt làm sao hình thành được!

Thứ hai, nếu gặp trời mưa kéo dài đúng lúc trổ cờ, phun râu thì hạt phấn dễ dàng bị rửa trôi hoặc dính bết vào với nhau. Như vậy, làm sao mà nó thụ tinh được. Không thụ tinh thì không thể hình thành hạt. Đây cũng là một nguyên nhân rất dễ gặp.

Thứ ba, việc bón phân không cân đối cũng là một nguyên nhân. Đặc biệt, nếu bón quá nhiều đạm vào giai đoạn trổ cờ, phun râu thì việc kết hạt cũng bị hạn chế. Ngoài ra, nếu đất trồng quá chua hoặc quá mặn cũng ảnh hưởng tới việc thụ tinh.

Vì vậy, để đảm bảo cho ngô thụ tinh tốt, chúng ta phải gieo đúng thời vụ mà cán bộ nông nghiệp ở địa phương đã ấn định; đảm bảo bón phân cân đối; thực hiện thau chua, rửa mặn cho đất trồng. Cũng cần lưu ý việc sử dụng thuốc trừ cỏ phải tuân thủ theo đúng lịch trình đã in trong nhãn bao bì.

Còn việc ra bắp chìa có thể do một trong hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất, có thể do đặc tính giống. Ví dụ các giống LVN4, NK6326 hoặc NK 6654 có hiện tượng ra bắp chìa. Nhưng các bắp phụ này mau chóng teo đi khi bắp chính vào chắc. Do đó, nó không ảnh hưởng gì tới năng suất của cây ngô.

Còn trường hợp khi gặp thời tiết bất lợi, hạt phấn không thụ tinh được nên hạt không hình thành. Lúc này, các chất hoocmon sinh trưởng trong cây không dồn vào hạt nữa mà tập trung vào các đỉnh sinh trưởng giữa các lá bi, đánh thức chúng dậy để hình thành các bắp phụ, nhiều khi trông như nải chuối. Các bắp này thường không có hạt.

Đôi điều như vậy để bà con hiểu rõ hơn về các hiện tượng xảy ra trên cây ngô. Ta cần xác định đúng nguyên nhân để kịp thời xử lý cho tốt.



(Nguồn: nongnghiep.vn)


Giúp nhà nông tránh sử dụng phân bón giả, phân bón kém chất lượng

Nhiều năm qua, thị trường phân bón nước ta có nhiều vấn đề nổi cộm, đặc biệt là tình trạng sản xuất - kinh doanh phân bón kém chất lượng, phân bón giả ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, khiến người nông dân bị thiệt hại nhiều mặt. Ngày 2/10/2013, Báo điện tử Công Thương đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giúp nhà nông tránh sử dụng phân bón giả, phân bón kém chất lượng”.

Theo ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), vấn nạn phân bón giả và kém chất lượng đã diễn ra từ nhiều năm qua. Phân bón giả, kém chất lượng xuất hiện ở cả 3 khâu sản xuất (chủ yếu là phân NPK và phân hữu cơ), lưu thông trên thị trường và nhập khẩu. Tuy chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ phân bón giả ở từng khâu, nhưng qua thực tế kiểm tra thì phân bón giả nhiều nhất là ở khâu sản xuất.

Tại tọa đàm, đại diện của các cơ quan chức năng đều nhấn mạnh, để kiểm soát tốt thị trường phân bón thì cần thiết phải hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, các Bộ, ngành phải sớm xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 113/2003/NĐ-CP ngày 7/10/2003 và Nghị định 191/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón, trong đó cần đưa phân bón vào diện mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Đồng thời xây dựng thể chế quản lý, làm rõ trách nhiệm quản lý của từng ngành, ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong kiểm tra giám sát sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, tránh chồng chéo và bỏ sót, xây dựng chế tài đủ mạnh và khả thi.

Đối với bà con nông dân, các chuyên gia khuyến cáo, bà con không nên lựa chọn mua phân bón của những DN có uy tín, hàng hóa có nhãn mác, chứ không nên mua hàng rẻ, hàng trôi nổi trên thị trường. Hàng hóa mua phải lấy hóa đơn để làm bằng chứng khi có sự cố; khi mua phải xem sản phẩm có nhãn mác rõ ràng, trung thực hay không.

Theo kiến nghị từ phía đại diện nông dân đã từng mua phải phân bón giả thì nhìn cảm quan bằng mắt thường, người nông dân không thể phân biệt được hàng giả, thật do công nghệ sản xuất phân bón ngày nay rất tiên tiến. Vì thế, bà con mong nhà sản xuất có những buổi tập huấn, đào tạo giúp bà con phân biệt phân giả, phân kém chất lượng.

Theo ông Phùng Hà, tại Công văn số 154/TTg-KTN ngày 18/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo, giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Nghị định quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón. Theo đó, Dự thảo Nghị định đã quy định phân bón là sản phẩm nhóm 2, quản lý chất lượng theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Dự thảo Nghị định quy định Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón, quy định việc công bố hợp quy chất lượng phân bón.

Đáng chú ý là các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón chỉ được đi vào hoạt động sản xuất phân bón sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép. Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón thì mới được cấp Giấy phép sản xuất phân bón. Với quy định này, các tổ chức sản xuất phân bón sẽ phải đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng phân bón đồng thời sẽ loại bỏ được những tổ chức yếu kém, không đủ điều kiện, hạn chế được tình trạng phân bón giả, kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón phải đáp ứng các điều kiện về kho chứa, chứng từ hợp pháp, về điều kiện an toàn, phòng chống cháy nổ, công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón phải bảo đảm được chất lượng, cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật. Sau khi Nghị định về quản lý phân bón được ban hành, khi đó ngành sản xuất kinh doanh phanh bón sẽ là ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện (ở cả 3 khâu gồm sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu). Hy vọng cùng cơ quan quản lý nhà nước, sự ủng hộ của bà con nông dân thì việc thực hiện sẽ đẩy lùi nạn phân bón giả trong thời gian tới.

Số liệu thống kê cho thấy, nhu cầu sử dụng phân bón của Việt Nam hàng năm khoảng trên dưới 10 triệu tấn. Trong số đó, hiện nay, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước cung ứng được khoảng 80%, còn lại 20% là nhập khẩu, nhưng nguồn nhập chủ yếu là từ Trung Quốc.



(Nguồn: vietlinh.com.vn)


Thời của nông nghiệp hữu cơ?
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương