THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng



tải về 0.56 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.56 Mb.
#16051
1   2   3   4   5

Điều 28. Hoạt động của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt

1. Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt là tín hiệu màu đỏ, tín hiệu ngăn đường bật sáng báo hiệu dừng tàu.

2. Khi tín hiệu ngăn đường tắt, tàu hoạt động bình thường. Khi có trở ngại trên đường ngang ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu thì nhân viên gác chắn mới chuyển tín hiệu này bật sáng.

3. Đường ngang có người gác nằm trên khu gian có thiết bị đóng đường tự động thì bất kể có tín hiệu ngăn đường trên đường sắt hay không, đều phải lắp đặt thiết bị để chuyển tín hiệu đóng đường ở gần đường ngang nhất về trạng thái đóng để nhân viên gác chắn thao tác kịp thời khi trên đường ngang có trở ngại ảnh hưởng đến chạy tàu.



Điều 29. Thiết bị thông tin tại đường ngang

Trong nhà gác đường ngang phải có các thiết bị thông tin tín hiệu như điện thoại hoặc điện thoại và thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang.



Điều 30. Thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang

1. Đối với đường ngang có người gác

Các thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang có người gác hoạt động bằng điện phải được điều khiển tập trung tại nhà gác đường ngang; trường hợp không thể điều khiển tập trung được phải được người có thẩm quyền quyết định thành lập đường ngang cho phép.

Các thiết bị phải luôn tốt, sử dụng được và phải điều khiển được bằng tay nếu thiết bị tự động bị hư hỏng đột xuất.

2. Đối với hệ thống tự động phòng vệ đường ngang, bao gồm: Phòng vệ bằng cần chắn tự động và bằng cảnh báo tự động

Các tín hiệu tự động phía đường bộ phải đảm bảo thông báo rõ ràng và kịp thời trong mọi điều kiện thời tiết về trạng thái đóng đường ngang.

Khi thiết bị của hệ thống tự động phòng vệ đường ngang có trở ngại, không thể phát tín hiệu cấm đường bộ thì đơn vị quản lý sở tại phải khẩn trương sửa chữa, khôi phục lại hệ thống tự động phòng vệ đường ngang trong thời gian sớm nhất. Đồng thời trong thời gian chờ sửa chữa, đơn vị quản lý sở tại phải tổ chức phòng vệ đường ngang theo biện pháp sau:

a) Phải có tín hiệu cảnh báo (đèn vàng sáng nhấp nháy) cả về phía đường sắt và đường bộ.

b) Cử người tổ chức phòng vệ tại đường ngang .

Điều 31. Chiếu sáng tại đường ngang

Đường ngang có người gác ở nơi có nguồn điện lưới quốc gia phải trang bị đèn chiếu sáng về ban đêm và ban ngày khi có sương mù. ánh sáng đèn đủ để người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ nhìn rõ tín hiệu của người gác chắn.



Điều 32. Quy định về kỹ thuật đối với chắn đường ngang

1. Đường ngang có người gác phải đặt chắn ở hai đầu đường bộ đi vào đường ngang. Xà chắn đặt cách má ray ngoài cùng 6 m. Trường hợp địa hình hạn chế, xà chắn không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt.

2. Xà chắn có thể làm trơn hoặc treo các lá kim loại hoặc lưới kim loại.

3. Xà chắn (trừ xà chắn tự động) đều phải có bộ phận chốt hãm để chắn không thể tự di động.



Điều 33. Thao tác đóng, mở chắn đường ngang

1. Ở đường ngang có người gác, khi chắn đã đóng, xà chắn phải chắn ngang hết mặt đường bộ, liền sát với hàng rào cố định và phải cao hơn mặt đường bộ từ 1 m đến 1,2 m.

2. Chắn phải bắt đầu đóng từ phía bên phải đường bộ (theo hướng đi vào đường ngang) sang phía trái. Đường ngang có nhiều chắn phải đóng chắn phía bên phải trước, đóng chắn phía trái tiếp theo cho đến chắn tận cùng phía bên trái.

3. Khi chắn mở, không một bộ phận nào của chắn được cản trở tĩnh không đường bộ.

4. Cấm để giàn chắn, cần chắn ở vị trí lơ lửng.

Điều 34. Các loại chắn đường ngang

Chắn ở đường ngang có người gác có 2 loại: Cần chắn và giàn chắn. Quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của cần chắn, giàn chắn được quy định theo sơ đồ tại Phụ lục D.



Điều 35. Thời gian đóng chắn

1. Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất:

a) 40 giây đối với chắn tự động;

b) 60 giây đối với chắn điện và tời;

c) 90 giây đối với chắn thủ công.

2. Không đóng chắn trước quá 3 phút đối với đường ngang cấp I, cấp II và trước quá 5 phút đối với đường ngang cấp III trước khi tàu đến đường ngang (trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải).



Điều 36. Hoạt động của cơ cấu và thiết bị chắn tự động

Các cơ cấu và thiết bị chắn tự động phải bảo đảm hoạt động theo trình tự sau đây:

1. Khi tàu đến gần đường ngang, đèn đỏ báo hiệu trên đường bộ và đèn đỏ trên xà chắn tự động bật sáng, chuông báo hiệu tự động kêu. Sau từ 7 giây đến 8 giây, cần chắn bắt đầu đóng. Khi cần chắn đóng hoàn toàn, chuông báo hiệu tự động tắt;

2. Khi tàu qua khỏi đường ngang, cần chắn tự động mở. Khi chắn đã mở hoàn toàn, đèn trên xà chắn và đèn báo hiệu trên đường bộ tự động tắt.

Đường ngang lắp đặt cần chắn tự động và không bố trí người gác chỉ dùng loại cần đóng 1/2 hoặc 2/3 mặt đường bộ. Phần đường bộ còn lại không có cần chắn phải rộng ít nhất 3 m và ở bên trái của chiều xe chạy vào đường ngang.

Điều 37. Vị trí đặt biển báo, chuông trên đường bộ đối với đường ngang không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

1. Nơi đường bộ chạy song song với đường sắt có đường rẽ vào đường sắt mà đường bộ từ chỗ rẽ đến má ray ngoài cùng của đường sắt cùng phía nhỏ hơn 10 m thì phải bố trí giao cắt lập thể hoặc làm đường bộ đi vòng để kéo dài đoạn đường rẽ đủ để đặt biển báo hiệu, cọc tiêu, vạch kẻ đường.

2. Việc đặt biển báo hiệu trên đoạn đường bộ nói tại Điều này được quy định như sau:

a) Khi chiều dài đoạn đường bộ nhỏ hơn 10 m: Đặt 2 biển phụ “chỗ đường sắt giao cắt với đường bộ” và cột đèn báo hiệu, chuông điện trên đường bộ của đường sắt theo hướng vuông góc với chiều xe chạy trên đường bộ song song với đường sắt. Quy cách các biển theo Điều 21 của Thông tư này.

Vị trí cắm biển tại lề đường bộ, nơi giao cắt giữa lề đường bộ vào đường sắt và đường bộ chạy song song với đường sắt;

b) Khi chiều dài đoạn đường bộ từ 10 m đến 50 m: Chỉ đặt một biển phụ “chỗ đường sắt giao cắt với đường bộ” (biển số 242a hoặc 242b) và cột đèn báo hiệu, chuông trên đường bộ của đường sắt (cho đường ngang có người gác và cảnh báo tự động);

c) Khi chiều dài đoạn đường bộ trên 50 m: Đặt các biển báo hiệu theo quy định tại Điều 21của Thông tư này.

3. Mặt biển báo hiệu trên đường bộ đặt vuông góc với chiều xe đi vào đường ngang và đặt trong phạm vi đoạn đường rẽ vào đường sắt.



Điều 38. Đèn báo hiệu trên đường bộ khi khoảng cách từ đường bộ giao cắt với đường bộ vào đường ngang nhỏ hơn 50 m

Tại ngã ba, ngã tư đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang có tổ chức phòng vệ, khi khoảng cách từ ngã ba, ngã tư đó đến đường ngang nhỏ hơn 50 m thì cơ quan quản lý đường bộ phải:

1. Đặt đèn báo hiệu trên đường bộ ở ngã ba, ngã tư nếu ở ngã ba, ngã tư không có đèn điều khiển giao thông để báo cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ sắp đi vào đường ngang đỗ lại trước ngã ba, ngã tư khi chắn đường bộ tại đường ngang phía trước đang đóng.

Nếu ở ngã ba, ngã tư có đèn điều khiển giao thông đường bộ thì đèn này phải có biểu thị phù hợp với đèn báo hiệu trên đường bộ đặt trên đoạn đường bộ đi vào đường ngang;

2. Đèn báo hiệu trên đường bộ song song với đường sắt phải có biểu thị phù hợp với biểu thị tín hiệu đường sắt (khi đường bộ vào đường ngang đóng để cho tàu chạy; đường bộ song song với đường sắt phải thanh thoát).

Điều 39. Đặt biển báo hiệu trên đường bộ đi vào đường ngang khi cùng một lúc giao cắt cả đường sắt và đường bộ chạy song song

Đường bộ cùng một lúc giao cắt cả đường sắt và đường bộ chạy song song với đường sắt, việc đặt biển báo hiệu trên đường bộ đi vào đường ngang được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Hướng đường bộ đi vào đường ngang có giao cắt với đường bộ sau đó giao cắt với đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Thông tư này;

2. Hướng đường bộ đi vào đường ngang không giao cắt với đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.

CHƯƠNG V
QUY ĐỊNH VỀ GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG NGANG


Điều 40. Giao thông trên đường ngang

Người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi qua đường ngang phải thực hiện quy định sau đây:

1. Phải ưu tiên cho các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt;

2. Phải chấp hành hướng dẫn của người gác đường ngang hoặc tín hiệu phòng vệ đường ngang:

a) Hiệu lệnh của người gác chắn, cờ đỏ, biển đỏ, đèn đỏ;

b) Chắn đường bộ;

c) Tín hiệu đèn, tín hiệu chuông.

3. Khi có báo hiệu dừng (hiệu lệnh của người gác chắn, cờ đỏ, biển đỏ, đèn đỏ, còi, chuông kêu, chắn đã đóng), người và tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước báo hiệu dừng (trước “vạch dừng” nêu tại Điều 20 của Thông tư này).

4. Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.

5. Cấm người không có trách nhiệm leo trèo, xê dịch, động chạm vào các tín hiệu, thiết bị đường ngang; vào nhà gác đường ngang.

6. Đối với đường ngang nói tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, người và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi sắp đi vào đường ngang phải dừng lại, chú ý quan sát biển báo, lắng nghe còi tàu, quan sát trên đường sắt từ xa ở 2 phía đường ngang, nếu thấy tàu hoặc phương tiện giao thông đường sắt sắp đến gần đường ngang thì phải dừng trước đường ngang cách má ray ngoài cùng trở ra ít nhất 5 m và phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn.

Điều 41. Dừng, đỗ xe trong phạm vi đường ngang

1. Trong phạm vi đường ngang, cấm quay đầu xe và dừng, đỗ xe.

2. Khi cần phải đỗ xe gần đường ngang, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải chấp hành biển chỉ dẫn giao thông đường bộ, nơi không có biển chỉ dẫn thì phải đỗ xe cách xa chắn đường bộ ít nhất 10 m ở nơi có chắn hoặc đỗ cách xa má ray ngoài cùng ít nhất 20 m ở nơi không có chắn nhưng không được ảnh hưởng đến tầm nhìn của người quan sát hệ thống báo hiệu đường ngang.

Điều 42. Phương tiện đặc biệt khi qua đường ngang

Xe bánh xích, các loại xe lu bánh sắt, các phương tiện vận tải chuyên chở hàng siêu trường, siêu trọng, quá khổ giới hạn lưu thông trên đường bộ, trước khi đi qua đường ngang phải báo trước với nhân viên gác chắn để người đó bố trí và hướng dẫn đi qua đường ngang. Nơi không có nhân viên gác chắn thì phải báo trước cho đơn vị quản lý trực tiếp đoạn đường sắt đó để cử người phòng vệ và hướng dẫn đi qua đường ngang.



Điều 43. Xử lý khi có trở ngại trên đường ngang

Khi phương tiện giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hoá rơi đổ tại đường ngang không có nhân viên gác chắn mà điểm gần nhất của xe hoặc của hàng hoá cách ray ngoài cùng nhỏ hơn 1,7 m thì người điều khiển phương tiện giao thông đó phải tìm biện pháp để báo hiệu cho tàu dừng trước chướng ngại (Phụ lục E).



Điều 44. Xe thô sơ, súc vật qua đường ngang

Đoàn xe thô sơ, đàn súc vật khi qua đường ngang phải được chia ra từng tốp nhỏ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Đối với súc vật qua đường ngang, người coi dẫn súc vật phải dẫn dắt chúng.



Điều 45. Người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt qua đường ngang

Khi sắp đến đường ngang, người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phải kéo còi, chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang (nếu có), chú ý quan sát đường ngang để nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên đường ngang.



Điều 46. Dừng, đỗ tàu khi duy tu, sửa chữa đường sắt

1. Khi duy tu, sửa chữa đường sắt nếu cần phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang mà làm ảnh hưởng đến giao thông đường bộ phải được phép của Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và có ý kiến thống nhất bằng văn bản của đơn vị quản lý đường bộ.

2. Trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu thì người phụ trách phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng giải phóng tắc nghẽn giao thông.

3. Khi phải đỗ tàu trên đường ngang thì thời gian đỗ không được vượt quá 3 phút trên đường ngang cấp I, cấp II, không được vượt quá 5 phút trên đường ngang cấp III (trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải).

CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC PHÒNG VỆ ĐƯỜNG NGANG


Điều 47. Phương tiện, thiết bị và người gác đường ngang

1. Đường ngang phải được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị theo quy định.

2. Đối với đường ngang có người gác phải bố trí người gác thường trực liên tục suốt ngày đêm theo chế độ ban, kíp.

Điều 48. Trách nhiệm về tổ chức phòng vệ đường ngang

1. Người đứng đầu Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm tổ chức phòng vệ đường ngang công cộng, đường ngang nội bộ.

2. Tổ chức, cá nhân có đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm tổ chức phòng vệ đường ngang chuyên dùng.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức phòng vệ đường ngang đô thị.

4. Các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều này có trách nhiệm tổ chức phòng vệ đường ngang phù hợp với cấp đường ngang tương ứng.

5. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn về tổ chức phòng vệ đường ngang.



CHƯƠNG VII
QUẢN LÝ, XÂY DỰNG ĐƯỜNG NGANG


Điều 49. Xây dựng công trình gần đường ngang

Khi xây dựng mới khu dân cư, công nghiệp, vui chơi giải trí, trường học, thương mại, bệnh viện và các công trình khác tại vùng lân cận phạm vi bảo vệ đường ngang, nếu phải làm đường ngang qua đường sắt thì phải có khoảng cách từ điểm gần nhất của công trình thuộc khu đó đến tim đường sắt ít nhất là 25 m và phải có thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ngay từ khi lập dự án.



Điều 50. Điều kiện để xây dựng đường ngang

1. Đường sắt chính của đường sắt quốc gia giao nhau với đường bộ cấp I, cấp II, cấp III làm mới hoặc nâng cấp và ngược lại phải xây dựng nút giao khác mức. Đối với đường ngang hiện có thì từng bước thay bằng cầu vượt hoặc hầm chui.

2. Trong thành phố, thị xã, thị trấn đông dân cư, nếu khoảng cách giữa hai đường ngang dưới 500 m, ở nơi khác nếu khoảng cách giữa hai đường ngang dưới 1000 m thì phải làm cầu vượt hoặc hầm chui.

3. Chỉ được tiến hành xây dựng đường ngang sau khi có quyết định (giấy phép) thành lập và hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 51. Thẩm quyền quyết định (cấp giấy phép) thành lập, bãi bỏ, cải tạo, nâng cấp đường ngang

Thẩm quyền quyết định (cấp giấy phép) thành lập, bãi bỏ, cải tạo, nâng cấp đường ngang được quy định như sau:

1. Đường ngang trong điều kiện đặc biệt, đường ngang cấp I, cấp II, cấp III giao cắt giữa đường sắt quốc gia và đường bộ các cấp do Bộ Giao thông vận tải quyết định;

2. Đường ngang chuyên dùng liên quan đến đường quốc lộ do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định; liên quan đến đường địa phương do Giám đốc Sở Giao thông vận tải quyết định;

3. Đường ngang đô thị do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, có trách nhiệm quyết định (cấp giấy phép) nâng cấp đường ngang khi cấp đường bộ qua đường ngang thay đổi hoặc tích số tàu xe qua đường ngang tăng lên.



Điều 52. Trách nhiệm của Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và Chính quyền địa phương trong quản lý đường ngang

1. Trách nhiệm của Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong quản lý đường ngang:

a) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra, phát hiện kịp thời và chủ động đề xuất, phối hợp với chính quyền địa phương dỡ bỏ đường ngang không có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 51 của Thông tư này.

b) Hàng năm Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ và chính quyền địa phương nơi có đường ngang thống kê lưu lượng tàu, xe qua đường ngang để có kiến nghị hoặc tổ chức phòng vệ đường ngang phù hợp với quy định tại Thông tư này.

2. Trách nhiệm của Chính quyền địa phương trong quản lý đường ngang:

Chính quyền địa phương nơi có đường ngang có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân, tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi mở đường ngang trái phép; chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt kiểm tra, phát hiện và kịp thời giải toả cây, vật kiến trúc gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ tại khu vực đường ngang.



Điều 53. Trình tự đề nghị thành lập, bãi bỏ, cải tạo, nâng cấp đường ngang

1. Trong quá trình lập dự án, tổ chức, cá nhân phải có văn bản thoả thuận của cơ quan cấp phép xây dựng đường ngang về vị trí, mặt bằng, giải pháp kỹ thuật, an toàn giao thông, vốn đầu tư, phương án quản lý và khai thác. Thủ tục thoả thuận được quy định như sau:

a) Trình tự, cách thức thực hiện thỏa thuận:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan cấp phép quy định tại Điều 51 của Thông tư này.

- Cơ quan cấp phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ theo quy định.

- Khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp phép phải biên nhận hồ sơ và hẹn, thông báo ngày trả kết quả.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp phép có nghĩa vụ hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân đề nghị thỏa thuận để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn thực hiện việc thỏa thuận.

b) Thành phần hồ sơ đề nghị thỏa thuận:

- Đề nghị thỏa thuận thành lập (hoặc cải tạo, nâng cấp) đường ngang theo mẫu quy định tại Phụ lục F kèm theo Thông tư này;

- Hồ sơ thiết kế cơ sở.

c) Số lượng hồ sơ là 01 bộ.

d) Thời gian thỏa thuận xây dựng đường ngang giao cắt giữa đường sắt quốc gia với đường bộ các cấp chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Trước khi thành lập, cải tạo, nâng cấp đường ngang, tổ chức, cá nhân phải có Giấy phép xây dựng đường ngang. Thủ tục cấp giấy phép như sau:

a) Trình tự, cách thức thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan cấp phép theo quy định tại Điều 51 của Thông tư này.

- Cơ quan cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ theo quy định.

- Khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép phải biên nhận hồ sơ và hẹn, thông báo ngày trả kết quả.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép có nghĩa vụ hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân đề nghị để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn thực hiện việc giải quyết đề nghị thành lập, cải tạo, nâng cấp đường ngang.

b) Thành phần hồ sơ đề nghị thành lập, cải tạo, nâng cấp đường ngang:

- Đơn đề nghị thành lập, cải tạo, nâng cấp đường ngang theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bản vẽ thiết kế phải thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc đường sắt, đường bộ qua đường ngang và các công trình khác có liên quan, biện pháp phòng vệ, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông;

- Ý kiến thỏa thuận của doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (nếu liên quan).

c) Số lượng hồ sơ là 01 bộ.

d) Thẩm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép:

- Trên cơ sở hồ sơ tiếp nhận, căn cứ các quy định của pháp luật và ý kiến của tổ chức, cá nhân liên quan. Cơ quan cấp giấy phép thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần) để quyết định cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép.

- Khi cần xác minh các thông tin liên quan đến tổ chức, cơ quan khác để phục vụ việc cấp giấy phép mà không thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thì cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan để làm rõ.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của cơ quan cấp phép, các cơ quan, tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Quá thời hạn trên, nếu không nhận được văn bản trả lời thì được coi cơ quan, tổ chức được hỏi ý kiến đó chấp thuận và phải chịu mọi hậu quả do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ gây ra.

đ) Thời hạn cấp giấy phép: Giấy phép xây dựng đường ngang được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Giấy phép xây dựng đường ngang được lập thành 10 bản chính có nội dung như nhau và theo mẫu quy định tại Phụ lục O kèm theo Thông tư này, 01 bản gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép, 07 bản gửi cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt để phổ biến cho các đơn vị liên quan, 01 bản gửi cho Cục Đường sắt Việt Nam, 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép.

3. Trước khi thi công công trình, tổ chức, cá nhân phải làm việc với doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt để thống nhất về thời gian thi công và chỉ được thi công công trình khi đã có văn bản thống nhất thi công của doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt.

4. Gia hạn giấy phép xây dựng đường ngang

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng đường ngang mà công trình chưa khởi công hoặc quá thời hạn hoàn thành công trình được ghi trong giấy phép mà công trình chưa được hoàn thành và bàn giao sử dụng thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng đường ngang phải làm hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng đường ngang.

a) Trình tự, cách thức thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan cấp giấy phép.

- Cơ quan cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ theo quy định.

- Khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép phải biên nhận hồ sơ và hẹn, thông báo ngày trả kết quả.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép có nghĩa vụ hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp gia hạn giấy phép.

b) Thành phần hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy phép bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp gia hạn giấy phép xây dựng đường ngang theo quy định tại Phụ lục P kèm theo Thông tư này;

- Bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép xây dựng đường ngang đã được cấp.

c) Số lượng hồ sơ là 01 bộ.

d) Thời gian xét cấp gia hạn giấy phép xây dựng đường ngang chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

đ) Cơ quan cấp gia hạn giấy phép xây dựng đường ngang là cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng đường ngang. Mẫu quyết định gia hạn giấy phép xây dựng đường ngang theo quy định tại Phụ Q kèm theo theo Thông tư này.

5. Các công trình, thiết bị đường ngang sau khi thi công xong đều phải được nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị quản lý theo đúng các quy định hiện hành. Tổ chức nghiệm thu phải có đủ thành phần và đại diện của đơn vị thi công; các đơn vị quản lý đường sắt, quản lý đường bộ sở tại.

6. Các đơn vị quản lý đường sắt và quản lý đường bộ có trách nhiệm theo dõi các đường ngang sử dụng có thời hạn để yêu cầu các đơn vị sử dụng dỡ bỏ khi hết thời hạn.

Điều 54. Kinh phí để xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang

Mọi tổ chức đề nghị thành lập, cải tạo, nâng cấp đường ngang, làm hầm chui, cầu vượt qua đường sắt phải tuân theo quy định về vốn đầu tư xây dựng sau đây:

1. Đường sắt làm mới, cải tạo, nâng cấp cắt đường bộ do chủ đầu tư đường sắt đảm nhiệm;

2. Quốc lộ làm mới, cải tạo, nâng cấp cắt đường sắt do chủ đầu tư quốc lộ đảm nhiệm;

3. Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị làm mới, cải tạo, nâng cấp cắt đường sắt do ngân sách địa phương, nguồn vốn khác đảm nhiệm và đóng góp của nhân dân;

4. Cơ quan, xí nghiệp, công ty ... xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang phải tự chi trả kinh phí.



Điều 55. Vốn dành cho quản lý, sửa chữa đường ngang

1. Vốn dành cho quản lý, sửa chữa đường ngang được bố trí từ nguồn vốn ngân sách của trung ương, địa phương và của các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập đường ngang.

2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đường ngang phải chỉ định rõ nguồn vốn quản lý, bảo trì, sửa chữa đường ngang đó.

Điều 56. Phạm vi quản lý đường ngang

Phạm vi quản lý đường ngang bao gồm:

1. Phạm vi đường ngang do Doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, gồm:

a) Nhà gác chắn, hàng rào cố định, cọc tiêu, các biển báo hiệu, tín hiệu, thông tin, chiếu sáng trên đường sắt và trên đường bộ thuộc phạm vi đường ngang;

b) Nền, mặt đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;

c) Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt tại đường ngang.

2. Phạm vi đường ngang do các tổ chức, cá nhân quản lý đường bộ, gồm:

a) Nền, mặt đường bộ, biển báo hiệu, các vạch kẻ đường trên mặt đường của phần đường bộ dẫn vào đến phạm vi đường ngang ngoài phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;

b) Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ tại đường ngang.

3. Đơn vị quản lý đường ngang phải bảo đảm các công trình, thiết bị, tín hiệu được giao quản lý luôn ở trạng thái hoạt động bình thường trên đường ngang.



Điều 57. Quy định về an toàn giao thông khi sửa chữa đường ngang

1. Khi sửa chữa đường ngang có ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, đơn vị thi công đường sắt phải thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ, không được làm ách tắc giao thông đường bộ và đường sắt trong thời gian sửa chữa. Trong khi sửa chữa phải bảo đảm an toàn giao thông; khi cần, phải cử người hướng dẫn người và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ qua lại đường ngang; phải đặt các biển báo hiệu, ban đêm phải có đèn đỏ; khi tạm nghỉ giữa hai đợt sửa chữa phải bố trí người điều khiển và hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông đường bộ qua lại đường ngang an toàn.

2. Trường hợp đặc biệt cần phong toả đường bộ phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

3. Đường ngang sau khi sửa chữa xong phải được tổ chức nghiệm thu, bàn giao theo quy định.



CHƯƠNG VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều 58. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế Điều lệ đường ngang ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BGTVT ngày 30/3/2006 và Điều 2 của Thông tư số 28/2011/TT-BGTVT ngày 14/4/2011 của Bộ Giao thông vận tải.

3. Việc xây dựng mới, bãi bỏ, cải tạo, nâng cấp đường ngang phải tuân theo quy định tại Thông tư này. Những đường ngang hiện có chưa phù hợp quy định của Thông tư này phải từng bước được cải tạo và sửa chữa cho phù hợp với quy định của Thông tư này theo khả năng nguồn vốn được cân đối; trong thời gian chưa có điều kiện để cải tạo, sửa chữa cho phù hợp với quy định của Thông tư này phải có biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản về Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu, giải quyết./.


Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;

- Các Sở Giao thông vận tải;

- Công báo;

- Website CP, Website Bộ GTVT;

- Lưu: VT, KCHT.



BỘ TRƯỞNG

Đinh La Thăng

Phụ lục A

TRÍCH "TIÊU CHUẨN VIỆT NAM"

TCVN 4054 : 2005

ĐƯỜNG Ô TÔ - YÊU CẦU THIẾT YẾU

3.3 Lưu lượng xe thiết kế

3.3.1 Lưu lượng xe thiết kế là số xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian, tính cho năm tương lai. Năm tương lai là năm thứ 20 sau khi đưa đường vào sử dụng đối với các cấp I và II; năm thứ 15 đối với các cấp III và IV; năm thứ 10 đối với các cấp V, cấp VI và các đường thiết kế nâng cấp, cải tạo.

3.3.2 Hệ số quy đổi từ xe các loại về xe con theo Bảng 2

Bảng 2 - Hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con


Địa hình

Loại xe

Xe đạp

Xe máy

Xe con

Xe tải có 2 trục và xe buýt dưới 25 chỗ

Xe tải có từ 3 trục trở lên và xe buýt lớn

Xe kéo moóc, xe buýt kéo moóc

Đồng bằng và đồi

0,2

0,3

1,0

2,0

2,5

4,0

Núi

0,2

0,3

1,0

2,5

3,0

5,0

Chú thích:

- Việc phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang phổ biến của sườn đồi, sườn núi như sau: đồng bằng và đồi ≤ 30%; núi > 30%.

- Đường tách riêng xe thô sơ thì không quy đổi xe đạp.

3.3.3 Các loại lưu lượng xe thiết kế:

3.3.3.1. Lưu lượng xe thiết kế trung bình ngày đêm trong năm tương lai (viết tắt Ntbnđ) có thứ nguyên xcqđ/nđ (xe con quy đổi/ngày đêm).

Lưu lượng này có thể áp dụng khi chọn cấp thiết kế của đường và tính toán nhiều yếu tố khác.

3.3.3.2. Lưu lượng xe thiết kế giờ cao điểm trong năm tương lai viết tắt là Ngcđ có thứ nguyên xcqđ/h (xe con quy đổi/giờ).

Lưu lượng này có thể chọn và bố trí số làn xe, dự báo chất lượng dòng xe, tổ chức giao thông ...

Ngcđ có thể tính bằng cách:

- Khi có thống kê, suy từ Ntbnđ bằng các hệ số không đều theo thời gian;

- Khi có đủ thống kê lượng xe giờ trong 1 năm, lấy lưu lượng giờ cao điểm thứ 30 của năm thống kê;

- Khi không có nghiên cứu đặc biệt, có thể áp dụng Ngcđ = (0,10 ÷ 0,12) Ntbnđ

3.4 Cấp thiết kế của đường

3.4.1 Phân cấp thiết kế là bộ khung các quy cách kỹ thuật của đường nhằm đạt tới:

- Yêu cầu về giao thông đúng với chức năng của con đường trong mạng lưới giao thông;

- Yêu cầu về lưu lượng xe thiết kế cần thông qua (chỉ tiêu này được mở rộng vì có những trường hợp, đường có chức năng quan trọng nhưng lượng xe không nhiều hoặc tạm thời không nhiều xe);

- Căn cứ vào địa hình, mỗi cấp thiết kế lại có các yêu cầu riêng về các tiêu chuẩn để có mức đầu tư hợp lý và mang lại hiệu quả tốt về kinh tế.

3.4.2 Việc phân cấp kỹ thuật dựa trên chức năng và lưu lượng thiết kế của tuyến đường trong mạng lưới đường và được quy định theo Bảng 3.



Bảng 3 - Phân cấp kỹ thuật đường ô tô theo chức năng và lưu lượng thiết kế


Cấp thiết kế của đường

Lưu lượng xe thiết kế (xcqđ/nđ)

Chức năng của đường

Cao tốc

> 25.000

Đường trục chính, phù hợp theo TCVN 5729 : 1997

Cấp I

> 15.000

Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước.

Quốc lộ.


Cấp II

> 6.000

Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước.

Quốc lộ.


Cấp III

> 3.000

Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước, của địa phương.

Quốc lộ hay đường tỉnh.



Cấp IV

> 500

Đường nối các trung tâm của địa phương, các điểm lập hàng, các khu dân cư.

Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.



Cấp V

> 200

Đường phục vụ giao thông địa phương. Đường tỉnh, đường huyện, đường xã.

Cấp VI

< 200

Đường huyện, đường xã.

*) Trị số lưu lượng này chỉ để tham khảo. Chọn cấp hạng đường nên căn cứ vào chức năng của đường và theo địa hình.

3.4.3. Các đoạn tuyến phải có một chiều dài tối thiểu thống nhất theo một cấp. Chiều dài tối thiểu này đối với đường từ cấp IV trở xuống là 5 km, với cấp khác là 10 km.

3.5. Tốc độ thiết kế (VTK)

3.5.1. Tốc độ thiết kế là tốc độ được dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của đường trong trường hợp khó khăn. Tốc độ này khác với tốc độ cho phép lưu hành trên đường do cơ quan quản lý đường qui định. Tốc độ lưu hành cho phép phụ thuộc tình trạng thực tế của đường (khí hậu, thời tiết, tình tạng đường, điều kiện giao thông, ...).

3.5.2. Tốc độ thiết kế các cấp đường dựa theo điều kiện địa hình, được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 - Tốc độ thiết kế của các cấp đường


Cấp thiết kế

I

II

III

IV

V

VI

Địa hình

Đồng bằng

Đồng bằng

Đồng bằng

Núi

Đồng bằng

Núi

Đồng bằng

Núi

Đồng bằng

Núi

Tốc độ thiết kế,

VTK, Km/h



120

100

80

60

60

40

40

30

30

20

Chú thích: Việc phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang phổ biến của sườn đồi, sườn núi như sau: đồng bằng và đồi ≤ 30%; núi > 30%.


11.4. Chỗ giao cùng mức với đường sắt

11.4.1. Chỗ giao của đường ô tô với đường sắt phải bố trí ngoài phạm vi ga, đường dồn tàu, cửa hầm đường sắt, ghi cổ họng, các cột tín hiệu vào ga. Góc giao tốt nhất là giao góc vuông. Trường hợp đặc biệt cũng không được giao dưới 450­.

11.4.2. Không nên bố trí chỗ giao cùng mức giữa đường ô tô và đường sắt trong các trường hợp sau:

- Đường ô tô có Vtk /80 km/h giao với đường sắt;

- Đường ô tô có Vtk < 80 km/h giao với đường sắt có tốc độ cao (120 km/h) nhất là khi không đảm bảo tầm nhìn.



11.4.3 Ở những chỗ giao cùng mức giữa đường ô tô với đường sắt (nơi không bố trí barie chắn tàu hoặc không có người gác giữ) phải đảm bảo tầm nhìn để người lái xe ô tô quan sát thấy tầu hoả. Cụ thể là phải đảm bảo phạm vi không có chướng ngại vật cản trở tầm nhìn như ở Hình 6, Bảng 34.

Bảng 34 - Khoảng cách dỡ bỏ chướng ngại dọc theo đường sắt kẻ từ chỗ giao nhau

Tốc độ chạy tàu cao nhất (có thể) của đoạn đường sắt trên đoạn có nút giao km/h

120

100

80

60

40

Khoảng cách dọc theo đường sắt, m

400

340

270

200

140


(*) Khi địa hình thực tế bị hạn chế, có thể bố trí trên đường ôtô, cách mép ray ngoài cùng 5 m "Vạch dừng xe" và cắm biển báo "dừng lại" theo 22TCN-237-01. Khoảng cách tia nhìn dọc theo đường ôtô phải đảm bảo 5 m và dọc theo đường sắt đảm bảo theo quy định trong Bảng 34.
Hình 6 - Sơ đồ phạm vi không có chướng ngại vật để đảm bảo tầm nhìn giữa đường ô tô và đường sắt
Bảng 10 - Tầm nhìn tối thiểu khi chạy xe trên đường


Cấp thiết kế của đường

I

II

III

IV

V

VI

Tốc độ thiết kế, VTK, Km/h

120

100

80

60

60

40

40

30

30

20

Tầm nhìn hãm xe (S1), m

210

150

100

75

75

40

40

30

30

20

Phụ lục B

TRÍCH "ĐIỀU LỆ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ 22TCN-237-01"

Điều 29. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm

29.1. Biển báo nguy hiểm gồm có 46 kiểu biển, được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246.

Điều 30. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm

30.1. Biển báo nguy hiểm có hình dạng tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên phía trên, trừ biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống phía dưới;

30.2. Kích thước biển tỷ lệ thuận với tốc độ thiết kế; nền biển màu vàng nhạt, xung quanh viền đỏ rộng 5 cm (tương ứng với biển có kích thước hệ số 1); hình vẽ trong biển nếu không có chú dẫn đặc biệt thì là màu đen;

Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục C và Điều 15.



Điều 31. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển

31.1. Biển báo nguy hiểm được đặt cách nơi định báo một khoảng cách tuỳ thuộc vào tốc độ trung bình của xe ôtô trong phạm vi 10 km tại vùng đặt biển; trường hợp không tính toán để xác định khoảng cách được thì theo bảng quy định dưới đây:

Bảng 4 – Khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo

Tốc độ trung bình của xe trong khoảng 10km ở vùng đặt biển

Khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo

- Dưới 20km/h

- Từ 20km/h đến dưới 35km/h

- Từ 35km/h đến dưới 50km/h

- Từ 50km/h trở lên



- Dưới 50m

- Từ 50m đến dưới 100m

- Từ 100m đến dưới 150m

- Từ 150m đến 250m



31.2. Khoảng cách từ biển đến nơi định báo phải thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn nhưng phải có thêm biển số 502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu";

Biển số 208 - trong khu đông dân cư được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số 502.



Điều 46. Ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường

46.1. Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe;

46.2. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông;

46.3. Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

Điều 47. Phân loại vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường chia làm hai loại: Vạch nằm ngang (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng;

- Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng;

- Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch trắng và vạch đen.



Điều 48. Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường

Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường được quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H.



Điều 49. Hiệu lực của vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn này.



Điều 50. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ

Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở lề đường các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người sử dụng đường biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.



Điều 51. Hình dạng và kích thước cọc tiêu

Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông, cạnh 15cm. Trường hợp đặc biệt được sử dụng kích thước mở rộng, cạnh 18cm; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70cm; ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ 40cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70cm tại phân giác. Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất liệu phản quang.



Điều 53. Kỹ thuật cắm cọc tiêu

53.1. Đường mới xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo, cọc tiêu cắm sát vai đường và phải cách mép phần xe chạy tối thiểu 0,5m;

53.2. Đường đang sử dụng, lề đường không đủ rộng thì cọc tiêu cắm sát vai đường;

53.3. Nếu đường đã có hàng cây xanh trồng ở trên vai đường hoặc lề đường, cho phép cọc tiêu cắm ở sát mép hàng cây nhưng bảo đảm quan sát thấy rõ hàng cọc, nhưng không lấn vào phía tim đường làm thu hẹp phạm vi sử dụng của đường;

53.4. Nếu đường ở trong khu đông dân cư, đã có hè đường cao hơn phần xe chạy 0,20m trở lên thì không phải đặt cọc tiêu;

53.5. Nếu ở vị trí theo quy định phải cắm cọc tiêu đã có tường xây hoặc rào chắn bê tông cao trên 0,40m thì không phải cắm cọc tiêu;

53.6. Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho xe khi đi ra sát hàng cọc tiêu và không có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu;

53.7. Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc nêu ở Khoản 53.6 thuộc Điều này, thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn.

53.8. Cọc tiêu phải cắm thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong:

a) Khoảng cách giữa hai cọc tiêu (S) trên đường thẳng là S= 10m;

b) Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường cong:

- Nếu đường cong có bán kính R=10 đến 30m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S= 3m;

- Nếu đường cong có bán kính R: 30m

- Nếu đường cong có bán kính R> 100m thì S = 8m10m;

- Khoảng cách giữa hai cọc tiêu ở tiếp đầu và tiếp cuối có thể bố trí rộng hơn 3m so với khoảng cách của hai cọc tiêu trong phạm vi đường cong.

c) Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc (cong đứng)

- Nếu đường dốc  3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 5m;

- Nếu đường dốc < 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 10m.

d) Mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất là 6 cọc.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

4.20. Tên các bộ phận chủ yếu của con đường được chỉ dẫn ở hình cắt ngang kèm theo (Hình 1 và 2):

Bảng 1 – Các bộ phận chủ yếu của đường


Số ký hiệu

Tên bộ phận

Số ký hiệu

Tên bộ phận

1

Phần xe chạy

9

Đỉnh mui luyện

2

Lề đường

10

Dải phân cách giữa

3

Mái taluy nền đường

11

Dải an toàn

4

Hành lang an toàn đường bộ

12

Dải dừng xe khẩn cấp

5

Nền đường

13

Dải đất dọc hai bên đường bộ, dành cho quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ

6

Tim đường

7

Vai đường

14

Phần lề đường gia cố

8

Dấu hiệu mép phần xe chạy

15

Rãnh dọc



Hình 1 – Mặt cắt ngang đường thông thường



Hình 2 - Mặt cắt ngang đường cao tốc

Ghi chú: Bề rộng hành lang an toàn đường bộ và phần đất dành cho bảo vệ, quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định của Chính phủ.




Trích trong Điều lệ báo hiệu đường bộ

Каталог: Uploads -> File -> word documents
File -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
File -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương