THÔNg đIỆp từ HỘi nghị quốc tế VỀ biếN ĐỔi khí HẬU 2008 : thuần chay, SỐng xanh, CỨU ĐỊa cầU!


Thuần Chay! Sống Xanh! Cứu Địa Cầu!



tải về 1.26 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.26 Mb.
#39344
1   2   3   4   5   6
Thuần Chay! Sống Xanh! Cứu Địa Cầu! Cảm ơn quý vị rất nhiều!
MC: - Xin cảm ơn rất nhiều, ông Howard, về sự hiểu biết sâu sắc của ông, về câu chuyện đáng nhớ này, nó thật sự bổ ích và có tính giáo dục. Và ngay bây giờ, một số khán giả có vài câu hỏi dành cho ông.
Một khán giả: - Thưa ông Howard Lyman, ông đã làm tôi phải kinh ngạc. Xin cảm tạ lòng yêu thương của ông và sự hiện diện của ông ngày hôm nay với chúng tôi. Tôi tên là Betska K. Burr, tôi là đồng chủ tịch Hiệp Hội Lãnh Đạo Và Huấn Luyện Quốc Tế, chúng tôi là những nhà lãnh đạo toàn cầu về đào tạo, huấn luyện thân tâm và tâm linh. Tôi cũng là chủ tịch trang mạng Ecofoodprint.com. Tôi có một câu hỏi rất quan trọng dành cho ông, đó là: Chúng ta có nên đánh thuế hiệu ứng Các-bon lên thịt không? Và nếu có, thì chúng ta nên thực hiện như thế nào?
Howard Lyman: - Câu hỏi là: Chúng ta có nên đánh thuế hiệu ứng Các-bon lên thịt không? Câu trả lời cho điều này là “Có”. Chúng ta nên thực hiện như thế nào ư? Quý vị nên nhớ rằng, tôi đã có 5 năm làm việc tại Tòa Quốc Hội Hoa Kỳ. Tôi đã học được một điều gọi là “Luật Lệ Vàng”: những người có Vàng thì làm Luật Lệ. Vấn đề là chúng ta sẽ thực hiện điều đó như thế nào? Thật đơn giản. Quý vị hãy lấy ví dụ về một người thuộc thế hệ thứ tư của nhà nông, chủ trại, điều khiển chỗ nuôi thú như tôi, mà còn có thể thay đổi để trở thành một người thuần chay không giấu giếm. Có phải điều đó có nghĩa là những ai quan tâm tới môi trường sống thì không thể làm việc ấy ư? 79% người dân Mỹ tuyên bố rằng họ là người ăn chay, nếu quý vị đang thực sự cho rằng mình là người ăn chay thì hãy thực hành lời nói của mình đi! Nếu chúng ta định thay đổi điều này, thì nó không phải là sẽ xảy ra ở thủ đô Washington DC, mà nó sẽ xảy ra ngay tại đây. Hãy nhìn vào những gì đang diễn ra tại thành phố Hollywood đây, điều chúng ta đang làm trong cộng đồng này, chúng ta cần phải đi vào các cộng đồng của mình, chúng ta phải có tổ chức. Chúng ta hãy nhìn vào những điều mà người ta chưa làm, nếu điều đó chưa được làm thì chúng ta cần phải bắt đầu làm điều đó! Nếu cần có những thay đổi, thì chúng ta phải là những người bắt đầu những thay đổi đó. Công việc của chúng ta là trở thành những người dẫn dắt, để khi nhìn vào ánh mắt trẻ thơ thì chúng ta có thể nói với chúng rằng: “Không phải ta muốn làm gì thì làm. Ta chỉ có thể làm những gì có thể”. Và nếu chúng ta không làm, thì có thể sẽ không còn tương lai cho con cháu mai sau. Liệu chúng ta có thể làm chăng? Hoàn toàn có thể! Khi nào thì sẽ bắt đầu làm? Ngay bây giờ!
Một khán giả: - Tôi tên là Daryl Cumberbatch, là kế toán viên đến từ thủ đô Toronto, Canada. Câu hỏi của tôi là: chúng ta có nên dán nhãn lên thịt cảnh báo về các hóa chất, dược phẩm và kích thích tố gây ung thư và một số bệnh khác như bệnh tiểu đường?
Howard Lyman: - Nếu chúng ta hỏi xem có cuốn sách nào trả lời hay nhất câu hỏi của ông, thì đó chính là “Nghiên Cứu Trung Quốc” (The China Study) của tiến sỹ T. Colin Campbell. Nó không chỉ là về những hóa chất chúng ta sử dụng trong việc sản xuất thịt, mà còn nhìn vào việc đạm động vật là nguyên nhân số 1 của bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và béo phì. Đó là công trình nghiên cứu về chế độ ăn lớn nhất trong lịch sử thế giới. Có tồi tệ hơn không khi người ta bơm hóa chất, kích thích tố và chất trụ sinh vào nó không? Hoàn toàn rồi! Nhưng nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời lành mạnh và lâu dài thì cần nhận ra rằng Tạo hóa đã không tạo những điều dở. Chúng ta được ban tặng một thân thể tuyệt vời và chỉ ăn những gì thích hợp để ăn. Đó không phải là bánh Hamburger nhân thịt, thịt bò bít tết hay món sườn heo. Tôi chưa bao giờ thấy trong 45 năm đời tôi một con vật nào đi vào lò sát sinh mà nhịp chân và nói: “Ồ, vui quá! Mình sắp trở thành bánh Hamburger vào ngày mai!” Động vật không muốn chết! Việc làm của chúng ta là đảm bảo rằng động vật sẽ có thể sống cuộc đời được ấn định để sống, để mà chúng ta có thể sống được cuộc đời được ấn định để sống.
MC: - Xin cảm ơn ông Howard. Và câu hỏi kế tiếp dành cho Thanh Hải Vô Thượng Sư.
Một khán giả: - Tôi tên là Steve Bhaerman hay Swami Beyondananda. Câu hỏi của tôi là: trên một chương trình TV gần đây, Ngài gợi ý rằng các chính phủ nên trợ cấp cho nông dân trồng rau. Ngài có thể nói thêm về điều đó không?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Vâng. Trước hết tôi xin cảm ơn ông Howard Lyman về bài phát biểu rất hay và tấm gương phi thường của ông. Nếu như ông ấy – một chủ chăn nuôi gia súc giàu có, lại có thể buông bỏ một lượt để trở thành một người thuần chay, thì tôi tin rằng mọi người có thể học hỏi từ tấm gương của ông ấy. Ông ấy đã có nhiều thứ để mất hơn nhiều người trong số chúng ta. Nhưng ông đã buông bỏ mọi thứ để trở thành một người thuần chay. Cảm ơn ông đã làm một tấm gương sáng. Thưa ông Swami, việc làm trang trại hữu cơ luôn là lý tưởng cho sức khỏe và sinh thái, như đã được chứng minh bởi các nhà khoa học. Và giờ đây, làm trang trại hữu cơ không chỉ tốt cho sức khỏe và sinh thái, mà còn giúp giữ cho nước sạch và môi trường sống được an toàn. Bởi vì hiện giờ mô hình này chưa được phổ biến và khích lệ bởi chính phủ hoặc giới truyền thông, nên tôi thiết nghĩ thay vì trợ cấp cho những người đầu tư sản xuất thịt, và vì thịt thường bị nhiễm bệnh, chính phủ có thể trợ cấp cho các nông gia để họ có thêm sự hỗ trợ tài chính để duy trì cho đến khi điều này trở nên ổn định hơn và thị trường có nhu cầu cao hơn về thực phẩm hữu cơ. Nên nông dân sẽ cảm thấy thích phát triển thực phẩm chay để mang lại sức khỏe cho con người và cho cả hành tinh. Tôi muốn nói cần trợ cấp nhiều hơn cho việc làm trang trại hữu cơ, vì nó hữu ích ở nhiều góc độ. Không chỉ về sức khỏe, mà còn cả nguồn nước của hành tinh, và giờ đây chúng ta đang thiếu lương thực. Do vậy nếu nông dân được khuyến khích trồng trọt nhiều hơn, được ủng hộ và trợ cấp bởi chính phủ, thì người dân sẽ có thực phẩm chay nhiều hơn để lựa chọn. Đó là điều tôi muốn nói. Cảm ơn ông Swami.
MC: - Xin một tràng pháo tay cho ông Howard Lyman và Vô Thượng Sư! Xin cảm ơn 2 vị về những ý kiến sâu sắc tuyệt vời. Quý vị biết đấy, toàn thế giới cần phải lắng nghe những gì Vô Thượng Sư đang nói, những gì ông Howard đang nói. Và tôi tự hỏi rằng tại sao lại cần Vô Thượng Sư để nói với thế giới những điều mà thực sự các phương tiện thông tin đại chúng lẽ ra nên nói với thế giới, nhưng lại không, phải không thưa quý vị? Quý vị hãy tự hỏi mình câu hỏi: Tại sao họ vẫn không chịu truyền đạt thông tin này? Tất cả những điều quý vị phải làm là xem các chương trình quảng cáo rồi quý vị sẽ có câu trả lời. Hãy nghĩ về điều đó.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Quý vị biết đấy. Cô Jane là một người thuần chay nhưng đầy năng lực. Nếu quý vị nhìn vào cô ấy thì sẽ cảm thấy thích trở thành người thuần chay luôn. Hãy nhìn vào năng lực mà cô ấy có mọi lúc. Không chỉ ngày hôm nay, mà lúc nào cũng thế. Tôi đã xem cô trên nhiều chương trình, cô luôn luôn như vậy. Cô là một tấm gương tốt của một người thuần chay.
MC: - Cảm ơn Vô Thượng Sư. Và thưa quý vị, mẹ tôi năm nay 92 tuổi, bà ấy là người trường chay và đã dạy tôi điều này. Bà ấy sắc sảo vô cùng. Bà ấy không bị bệnh đãng trí. Bà vào mạng Internet, trên YouTube, trên Google. Bà luôn bảo tôi thoát khỏi Internet để cho bà dùng mạng. Thế nên, nếu quý vị muốn sống lâu và khỏe mạnh, hãy thuần chay. Quý vị sẽ 92 tuổi vẫn chạy khắp nhanh như đạn vậy. Và bây giờ chúng tôi có một đoạn phim ngắn thực sự phác họa được vấn đề này. Có nhiều người không muốn đối diện với nó, không muốn xem đoạn phim, họ không muốn thấy những điều gì thực sự đang diễn ra. Và tôi hoan nghênh tất cả quý vị, tất cả những người đang xem ở nhà đã để ý đến tài liệu quan trọng về những sự thật của “Bóng Dài Gia Súc”:

Bản tường trình Liên Hợp Quốc: Ăn thịt là sát thủ số một. Tổ Chức Nông Lương Liên Hợp Quốc Tường Trình: chăn nuôi gia súc là một trong những điều đóng góp lớn nhất cho biến đổi khí hậu. Giảm ảnh hưởng của ngành chăn nuôi nên xếp vào một trong những mục tiêu hàng đầu của chính sách về môi trường. 20% trong tổng số lượng khí gây hâm nóng toàn cầu đến từ ngành chăn nuôi – nhiều hơn tất cả xe hơi, xe tải, tàu, thuyền, máy bay trên thế giới. Chất thải từ động vật sản sinh: khí Methane – mạnh hơn gấp 23 lần so với khí thải từ xe hơi và các phương tiện giao thông khác, khí Nitrous Oxide – mạnh hơn gấp 296 lần so với khí thải từ xe hơi và các phương tiện giao thông khác, khí thải Ammonia – góp phần vào việc tạo ra mưa A-xit và A-xit hóa các hệ sinh thái, gần 2/3 khí thải là từ gia súc. Hãy tạo tin lành: Thuần chay, Sống Xanh.”


Một số bệnh liên quan đến việc tiêu thụ thịt: bệnh lưỡi xanh, vi khuẩn E Coli, Salmonella, cúm gia cầm, bệnh bò điên, bệnh của heo (PMWS), nhiễm độc vi khuẩn Listeria, nhiễm độc hải sản, tiền kinh sản, nhiễm khuẩn Campylobacter. Một vài tổn thất do ăn thịt: bệnh tim mạch – hơn 17 triệu người tử vong mỗi năm, phí tổn ít nhất là 1000 tỉ đô la mỗi năm; bệnh ung thư – hằng năm hơn 1 triệu người được chuẩn đoán là ung thư ruột già và hơn 600 ngàn trường hợp tử vong liên quan đến bệnh này, chỉ riêng ở Hoa Kỳ chi phí điều trị bệnh này là 6.5 tỉ đô la mỗi năm, mỗi năm có hàng triệu người được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư liên quan tới việc ăn thịt; bệnh tiểu đường: 246 triệu người bị ảnh hưởng khắp toàn cầu, phí tổn ước tính 174 tỉ đô la để điều trị; bệnh béo phì: toàn thế giới có 1.6 tỉ người lớn bị thừa cân, 400 triệu người bị béo phì, phí tổn 93 tỉ đô la cho việc điều trị bệnh này tính riêng ở Hoa Kỳ, ít nhất 2.6 triệu người tử vong hằng năm liên quan đến các vấn đề thừa cân và béo phì. Ảnh hưởng về môi trường: sử dụng đến 70% lượng nước sạch, gây ô nhiễm hầu hết các nguồn nước, phát hoang rừng – lá phổi của Địa Cầu, sử dụng tới 90% lượng ngũ cốc trên thế giới, gây nạn đói và chiến tranh, 80% nguyên nhân gây hâm nóng toàn cầu...”
Một số tổn thất bi thảm do việc hút thuốc lá: 5.4 triệu người khắp thế giới tử vong mỗi năm liên quan đến việc hút thuốc lá; Chi phí về các bệnh liên quan đến hút thuốc lá: 96 tỉ đô la chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ; Gây bệnh tim mạch, nghẽn động mạch vành, nghẽn khí quản, hư thận, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thận, ung thư bàng quang, bệnh nghẽn phổi kinh niên, bệnh khí thủng, viêm cuống phổi, đột quỵ. Các tổn hại khác đối với người hít khói thuốc lá: hội chứng trẻ sơ sinh – chết đột ngột, sinh non, hen suyễn, viêm cuống phổi, nhiễm trùng tai, sứt môi”
Một số tổn thất bi thảm do việc uống rượu bia: 1.8 triệu người khắp thế giới tử vong liên quan đến uống rượu bia; Chi phí cho các bệnh liên quan tới uống rượu bia: 186.4 tỉ đô la chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, khoảng 210-665 tỉ đô la khắp toàn cầu; Gây các bệnh: ung thư, bệnh gan, tim mạch, tổn thương não – mất trí, đãng trí, não bị thu nhỏ; Suy yếu tim, gan, thận, dạ dày, tuyến tụy, mắt; Khuyết tật bẩm sinh - chậm phát triển trí não; Phát triển còi cọc, mặt dị dạng, trẻ sơ sinh chết đột ngột, sẩy thai; Một số bạo lực liên quan đến uống rượu bia: lạm dụng trẻ em, bạo lực đối với người thân, các hành vi tàn bạo, tự sát.”
Một số tổn thất bi thảm do việc lạm dụng ma túy: 200 ngàn người chết mỗi năm; Mỗi năm tổn thất 181 tỉ đô la ở Hoa Kỳ và 33 tỉ đô la ở Anh quốc, tổn thất trong suốt cuộc đời tổng cộng là 575 tỉ đô la ở Anh quốc; Các ảnh hưởng nguy hại: tổn thương não, đột quỵ, tim mạch, bệnh gan, bệnh lao, khí thủng, ung thư, trầm cảm, tự vẫn, mất trí vĩnh viễn, tâm thần, tỉ lệ tử trẻ sơ sinh cao hơn, tội phạm và bạo lực gia tăng; Về tội phạm và bạo lực: sử dụng ma túy bất hợp pháp là nhân tố trong 50% các vụ trộm cắp ở Anh quốc mỗi năm, ở Hoa Kỳ, 60% tội phạm bị bắt giữ mỗi năm liên quan đến sử dụng ma túy trái phép, 650 người nghiện heroin ở Hoa Kỳ có 70000 hành vi phạm tội trong thời gian 3 tháng; Tổn thất xã hội: các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại 100 tỉ đô la mỗi năm do nhân viên lạm dụng ma túy và rượu, người dân Úc phải trả 53 tỉ đô la mỗi năm cho việc chăm sóc y tế và thi hành pháp luật đối với những người lạm dụng ma túy cũng như sự mất khả năm làm việc của họ; Tỉ lệ tử vong: 52 người chết mỗi ngày do ma túy ở Hoa Kỳ, ở Canada 25% trường hợp tử vong và 23% giảm tuổi thọ do lạm dụng chất kích thích.”
Chúng tôi có một chương trình lập sẵn cho quý vị. Và tôi rất vui vì toàn thể thế giới đang xem và lắng nghe chương trình này nhờ vào Thanh Hải Vô Thượng Sư, thông tin này đang đến với thế giới. Với hơn 30 thứ tiếng, 14 vệ tinh cùng hệ thống Internet, chương trình này đang được tường thuật khắp toàn cầu, do đó người dân khắp nơi đang theo dõi. Chúng ta sẽ có ban thuyết trình thứ nhất. Và chúng ta rất phấn khởi ngày hôm nay khi có mặt vài trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này, trong phong trào này với chúng ta: Tiến sỹ Gurminder Singh của Viện Công Nghệ Xanh, Tiến sỹ Jim Stewart thuộc Ủy Ban Nạn Hâm Nóng Toàn Cầu và Giáo sư Ryan Galt – một chuyên gia nông nghiệp hàng đầu từ Đại Học Carlifornia Davis. Trước tiên hãy bắt đầu với tiến sỹ Singh. Điều gì đang xảy ra trên hành tinh này? Tôi được biết ông có một số tài liệu rất kinh hoàng để nói với mọi người và nó liên quan đến hâm nóng toàn cầu. Chúng tôi muốn nghe và thế giới cũng muốn nghe. Xin hãy nói về điều đó.


Tiến sỹ Singh: - Để tôi nói vào điểm chính. Chúng ta đã vượt quá đỉnh điểm rồi. cách đây khoảng 1 năm, điều các khoa học gia đang nói là thán khí không phải là vấn đề. Có 3 hay 4 loại khí khác và đứng đầu là khí Methane. Khí Methane độc hại hơn gấp 23 lần so với thán khí. Việc xảy ra tại nghị định thư Kyoto là các chính trị gia cùng họp và lập ra một văn kiện thỏa thuận về thông điệp này. Chúng ta đã nói về thán khí và bây giờ thế giới đang biết về thán khí nhưng riêng CO2 không phải là vấn đề mà là Methane. Ngoài khí Methane còn có Nitrous Oxide – 300 lần độc hại hơn. Bây giờ khi quý vị hòa các khí này lại và bắt đầu nhìn vào những ảnh hưởng mà hỗn hợp đó đang gây cho toàn cầu. Hâm nóng toàn cầu đang gia tăng với tốc độ nhanh vô cùng. Ngày nay chúng ta cần biết sự thật rằng tài liệu khoa học mà chúng ta thấy hôm nay đã vượt xa những gì chúng ta nghĩ 5 năm trước. Chúng ta nói rằng thế giới sẽ mất đi đỉnh băng đá trong 60 năm. Hiện giờ chúng ta đang mất đỉnh băng trong 4 năm.
Chúng tôi tái xét mỗi sự kiện mỗi một ngày, bởi vì một số điều mà chúng ta không để ý lại là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chính này khi mình bắt đầu xem xét lại thì chính là khí Methane. Khí Methane đến từ lớp hàn băng quanh năm, khí Methane đến từ đại dương bị hâm nóng và khí Methane đến từ ngành chăn nuôi. Khi kết hợp 3 thứ đó thì quý vị thấy rằng chúng ta đang tiến đến một thảm họa trong thời gian ngắn hơn bất cứ ai có thể dự liệu. Chúng ta đang đi đến chỗ vô phương cứu vãn. Thái tử Charles nói ngoài 18 tháng chúng ta sẽ vượt quá đỉnh điểm. Nhưng xã hội loài người làm được nhiều để tạo ra được thay đổi trong đời sống. Chung quy lại là quý vị và chúng tôi. Không còn có chuyện nói rằng có ai khác ngoài kia mình có thể trách cứ. Chúng ta là giải pháp, chúng ta cũng là vấn đề. Tôi có câu hỏi dành cho Vô thượng Sư: tôi xin hỏi là, với tất cả những sự kiện mà chúng ta đang thấy, chẳng hạn những sự kiện trên mặt đất, những biến đổi đang xảy ra, thì còn gì nữa ngoài kia mà mắt người nhìn không thấy, còn điều gì khác mà thế giới cần biết mà chúng ta không biết đến trong lúc này? Đó là câu hỏi của tôi.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Nói đến điểm vô phương cứu vãn tôi vui mừng thông báo cho quý vị biết rằng chúng ta chưa vượt qua. Điều thái tử Charles có ý nói là vào lúc đó chúng ta có khoảng 18 tháng để thay đổi số phận, như chúng ta nên hoàn toàn mau mau chuyển sang ăn chay, sống xanh để cứu Địa Cầu. Nhưng bây giờ tôi rất vui được thông báo cho quý vị rằng nếu có ai tin vào trí tuệ và sự hiểu biết của tôi, thì bây giờ chúng ta có thêm 3 năm 4 tháng nữa, thưa tiến sỹ Singh, để thay đổi. Đây là điều tôi biết từ thiền định bên trong tôi không thể nói cho quý vị. Nhưng trong trường hợp quý vị tin hay không tin thì chúng ta cũng có từ 3 năm 4 tháng. Và với tin này tôi xin cảm ơn những người mới thuần chay, mới trường chay đã gia nhập lớp người ưu tú cao thượng – sống cuộc đời bàn tay không dính máu, sống như những tấm gương hòa bình bắt đầu nơi chính họ và bắt đầu trên bàn ăn của họ. Bởi vì điều này, do nỗ lực của mọi người trên hành tinh này - những người có ý thức về tình trạng khó khăn hiện thời của chúng ta đang làm việc rất tích cực nhằm cố gắng quảng bá thông tin, tài liệu về những điều nguy hiểm hiện giờ mà chúng ta đang đối mặt, và đồng thời không quản ngại quảng bá giải pháp mà tất cả có thể thực hiện để cứu lấy hành tinh.
Bởi vậy, có nhiều người đang tham gia thuần chay và trường chay bây giờ nên chúng ta lại càng có nhiều thời gian hơn. Tôi biết chúng ta đã tham gia trồng cây và vào một số công nghệ như thay đổi bóng đèn...và tắt điện trong 1 giờ đồng hồ ở nhiều nơi. Những việc này rất hữu ích nhưng rất ít khi so với phước báo của việc ăn trường chay và thuần chay. Bởi vì một khi họ chuyển hướng trái tim mình vào phương hướng từ bi này, thì năng lực của lòng yêu thương và từ bi phát ra vô cùng to lớn. Vì vậy chúng ta mới có thể chống lại sức mạnh tiêu cực muốn phá hủy tinh cầu này thậm chí trước khi chúng ta có cơ hội thức tỉnh về tâm linh. Xin cảm ơn ông, tiến sỹ Singh.
MC: - Và bây giờ, thưa tiến sỹ Jim Stewart, ông có thể chia sẻ với chúng tôi về chiều sâu và phạm vi của cơn khủng hoảng mà chúng ta đang đối mặt? Chính xác là nó nghiêm trọng như thế nào?

Jim Stewart: - Tôi nghĩ tiến sỹ Singh đã nói nhiều về cơn khủng hoảng này, nhưng tất nhiên chúng ta có thể bàn về những điều cụ thể đối với sự dâng cao mực nước biển. Và nếu chúng ta mất đỉnh băng Greenland và tảng băng Tây Nam Cực thì mực nước biển sẽ dâng lên 40 đến 50 feet (khoảng 14 mét), và dĩ nhiên, điều đó sẽ tàn phá nhiều nước trên thế giới. Chúng ta cũng đang đối mặt với cơn khủng hoảng liên quan đến hạn hán ở một số nơi và lũ lụt ở một số nơi khác như chúng ta đều biết rõ. Và cơn khủng hoảng về nước thậm chí đang trở nên tồi tệ hơn bởi vì sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, điều đó có nghĩa là các vụ mùa cần nhiều nước hơn để có thể tăng trưởng. Và bởi vậy, cùng một lúc chúng ta có ít nước hơn, ít mưa tuyết hơn, ít cơ hội hơn để giữ nguồn nước trên núi; chúng ta cũng đang cần nhiều nước hơn. Dĩ nhiên, mọi người đều biết rõ thực tế rằng các khu rừng đang trở nên khô cằn nên tình trạng cháy rừng đang phổ biến rất nhiều và trở nên căng thẳng hơn nhiều so với trước đây. Nhưng tôi muốn mang tới đây một chút hi vọng dành cho tình hình này và đó là công nghệ để giải quyết cơn khủng hoảng hâm nóng toàn cầu. Chúng ta không cần phải chờ đợi nữa.
Như ông Al Gore đã công bố tuần trước, rằng công nghệ đã có sẵn để nội trong vòng 10 năm sẽ đi đến 100% năng lượng điện tái tạo. Và tôi xin đề nghị quý vị truy cập vào trang Web của ông ấy, http://wecansolveit.org . Bài thuyết trình có ở đó, cũng như các chi tiết để làm thế nào cho kế hoạch này được thực hiện. Bên cạnh việc này, tất nhiên, một giải pháp khác cho vấn đề trường chay và thuần chay mà chúng ta đang bàn chính là làm trang trại hữu cơ. Các nhà khoa học, chẳng hạn như Giáo sư Galt đã chỉ ra rằng việc làm trang trại hữu cơ tránh được nhiều Carbon hơn nhiều so với làm trang trại thông thường với thuốc bảo vệ thực vật...Cho nên nếu chúng ta có thể chuyển mọi người sang nông nghiệp hữu cơ, chúng ta thực sự sẽ có thể giảm được khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Một tia hi vọng khác tôi muốn trình bày hôm nay nằm trong một đạo luật gọi là AB32 ở bang California. Đó chính là Đạo Luật Về Giải Pháp Cho Hâm Nóng Toàn Cầu cách đây vài tuần đã được đề xuất về Dự Thảo Kế Hoạch.
Việc kế hoạch này tồn tại được là hoàn toàn phấn khởi, bởi vì nó xem xét về tất cả các sự thải khí gây hâm nóng toàn cầu đang diễn ra khắp bang California, và tất cả 36 triệu người dân sống ở đây, tất cả các ngành công nghiệp, họ đã tính toán được cần bao nhiêu để đến năm 2020 sẽ giảm xuống về mức của năm 1990. Họ đã đề xuất và thông qua được dự thảo nhằm giảm được 170 triệu tấn đến năm 2020. Và tôi cũng gợi ý quý vị vào trang Web đó, http://arb.ca.gov . Và Ban Tài Nguyên Không Khí của bang California đã có kế hoạch này và đang chờ đóng góp ý kiến.
Và tôi muốn nói rằng còn rất thiếu sự đề cập đến kế hoạch nông nghiệp này. Chưa có những ý kiến đóng góp về nông nghiệp hữu cơ – ngành nông nghiệp đã được chứng minh là có thể cứu nạn hâm nóng toàn cầu. Cũng chưa có ý kiến về sự giúp ích của việc người dân chuyển sang trường chay và thuần chay. Do vậy, chúng tôi mời quý vị vào trang Web đó đóng góp ý kiến và kêu gọi tất cả mọi người trên toàn thế giới đang theo dõi buổi tường thuật trực tiếp này cùng hành động. Quý vị không cần phải là cư dân California, bởi vì đây là một kế hoạch sơ khởi; dự án này có thể là một dự án mà có thể giúp cứu toàn bộ hành tinh. Tôi mong tất cả các bạn hãy xem xét dự án này, rồi làm việc với địa phương, thành phố, tiểu bang và đất nước của mình để đảm bảo rằng một dự án toàn diện kiểu này được đi vào hoạt động ngay bây giờ trước khi hết hạn 3 năm.
MC: - Ngài có kiến gì không, thưa Vô Thượng Sư?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Tuyệt vời. Bài thuyết trình tuyệt vời. Chúng ta có thể có hy vọng. Mọi người hãy vào trang Web và làm theo cách tiến sỹ Jim đã gợi ý. Đó là một đề xướng rất hay. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông, tiến sỹ Jim. Chúng ta sẽ tiến thêm một bước bằng cách chuyển sang thuần chay để lo liệu nửa còn lại. Và nếu chúng ta ăn chay bây giờ, thì chúng ta có thể giữ các công nghệ cũ cho tới khi chúng bị thay thế. Bởi vì chế độ ăn chay có thể giảm được 80% sự ô nhiễm gây hâm nóng toàn cầu theo tính toán của các nhà khoa học. Và đó là cách dễ dàng nhất, nhanh nhất và an toàn nhất mà ta có thể loại bỏ 80% nạn hâm nóng toàn cầu hầu như ngay lập tức. Và 20% còn lại có thể được lo liệu bởi tự nhiên. Đó là vì chúng ta làm vượt quá khả năng của tự nhiên, quá lạm dụng tài nguyên của Mẹ Địa Cầu. Bây giờ chúng ta phải thay đổi lại hành động của mình. Thật tuyệt vời, xin cảm ơn ông rất nhiều, tiến sỹ Jim, tôi rất vui được biết rằng chính phủ và mọi người đang ra sức nhằm giúp cứu lấy Địa Cầu. Tôi rất hạnh phúc.
MC: - Xin ông Galt có thể cho biết quan điểm của mình về ngành công nghiệp thịt, nó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình hiện nay của chúng ta?

Giáo sư Ryan Galt: - Vâng. Tôi cũng muốn bàn về những sự liên hệ tổng quát hơn giữa thực phẩm và biến đổi khí hậu. Tôi xin bắt đầu ngắn gọn bằng cách nhấn mạnh 2 trường hợp của thế giới ngày nay mà chúng ta cần ghi nhớ. Thứ nhất, nông nghiệp – gồm cả sự sản xuất thực vật và động vật, sử dụng nguồn đất đai lớn nhất trên hành tinh. Nông nghiệp góp phần tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính khá lớn. Như quý vị đã nói, xét về mặt Carbon Dioxide, 21-25% do con người gây ra là từ nông nghiệp, khoảng 60% lượng khí Methane, 65-80% lượng Nitrous Oxide thải từ nông nghiệp. Như Tiến sỹ Singh đã nói. Methane mạnh hơn Carbon Dioxide xấp xỉ 30 lần và Nitrous Oxide mạnh hơn Carbon Dioxide 200 lần mỗi trọng lượng phân tử. Do vậy, những khí này cũng thành vấn đề, chúng ta cần đề cập tới chúng.

Một điều khác tôi muốn nhấn mạnh là sự cực kỳ bất bình đẳng của thế giới ngày nay. Có một số tỷ phú sở hữu khối tài sản nhiều hơn, hoặc ngang ngửa với 48 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và đó là khoảng 3 tỷ người, hay gần nửa dân số thế giới. Sự bất bình đẳng về tài sản này cũng liên quan đến sự tiếp cận thực phẩm của người dân. Do vậy chúng ta có khoảng 800 triệu hoặc bây giờ đã có hơn 1 tỷ người thiếu thực phẩm, tức khoảng 1/6 dân số thế giới. Chúng ta đã chứng kiến những sự nhiễu loạn thực phẩm ở nhiều quốc gia như là một thể hiện của sự bất bình đẳng này. Hệ thống kinh tế thế giới về cơ bản không có lợi cho những ai không đủ khả năng mua thực phẩm. Ý tôi là, chúng ta đang có đủ thực phẩm, hoàn toàn có đủ thực phẩm để nuôi sống mọi người trên hành tinh này. Nhưng chúng ta lại không làm như vậy. Hàng triệu người không có đủ đồ ăn. Vì vậy tôi muốn nhấn mạnh hai điều ấy và rồi từ đó tôi sẽ bàn thêm.

Về cơ bản, như chúng ta đã nói, thịt thực sự thành vấn đề. Viện Nông Nghiệp Bền Vững tại UC Davis gần đây có một hội nghị quốc tế bàn về những ảnh hưởng của “Chế Độ Ăn Ít Thán Khí”, như chúng ta có thể gọi đó là việc hướng chế độ ăn tới sự ít ảnh hưởng hơn đối với biến đổi khí hậu. Và bản tường trình từ phiên làm việc là: “Vấn đề đạm thực vật so với đạm động vật không còn là điều ưu tiên dành cho các nghiên cứu mới nữa, bởi vì các công trình nghiên cứu hiện thời đã chứng minh hùng hồn được rằng đạm thực vật gần như luôn thân thiện với môi trường một cách vượt trội so với đạm động vật nhìn từ quan điểm về cường độ năng lượng và sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính.”

Chúng ta có khoảng 56 tỉ thú vật trên hành tinh bị giết hại mỗi năm. Chúng tiêu thụ khoảng 80% vụ mùa đậu nành và 50% vụ mùa ngô của thế giới. Điều này thật sửng sốt khi chúng ta nhìn nhận trên phương diện đó. Việc chăn nuôi góp phần vào các khí hiệu ứng nhà kính là lớn hơn so với nhân tố vận chuyển. Vậy tại sao điều này lại là vấn đề? Tôi chỉ muốn nhấn mạnh và trở lại với dây chuyền thực phẩm dùng để nuôi động vật. Trước hết, dĩ nhiên, đầu vào nhiên liệu hóa thạch được dùng trong việc phát triển thức ăn gia súc. Do vậy, chúng ta đang biến khí đốt tự nhiên thành phân bón tổng hợp. Đây là quá trình tiêu tốn năng lượng nhiều; chúng ta đốt cháy khí để làm việc đó. Thuốc bảo vệ thực vật hiện đại, cũng chính là một điều tương tự. Cũng vậy, chúng ta vận chuyển ngũ cốc dùng nhiên liệu hóa thạch để chăn nuôi, bởi vì có sự tách rời giữa các xí nghiệp nuôi thú tập trung và hệ thống cho ăn. Dầu vậy, điều thứ 3 là quan trọng nhất, đó là mỗi khi một sinh vật ăn thực phẩm thì nó có được năng lượng từ đó, rồi biến thành khối lượng thân thể. Nhưng trong suốt sự chuyển hóa đó, bạn mất khoảng 90% năng lượng trong thực phẩm đó. Bởi vậy, như ông Howard đã nói, chúng ta có tình trạng là phải mất 16 cân ngũ cốc để tạo ra 1 cân thịt. Thêm vào đó, tất nhiên, chúng tôi đã nhấn mạnh sự đóng góp của Methane - đó là nông súc góp phần lớn đối với các khí nhà kính khác chứ không riêng gì thán khí.

Nông nghiệp động vật chịu trách nhiệm về 37% trong sự thải Methane do con người và khoảng 65% sự thải Nitrous Oxide. Đó là chỉ tính riêng nông nghiệp chăn nuôi. Và tất nhiên, chúng ta có một lượng năng lượng lớn dùng vào việc giữ ấm và làm mát các trại nuôi thú tập trung. Chúng ta cũng có một lượng năng lượng vô cùng lớn để đông lạnh thịt khi quý vị sát sanh rồi chuyển tới tay khách hàng. Tất cả việc ấy đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng và bởi vậy đã thải ra những khí nhà kính. Nên trong cộng đồng khoa học hiện giờ, người ta đang hưởng ứng cái gọi là “Phân Tích Chu Kỳ Đời Sống”. Họ nghiên cứu tất cả các đầu vào và những ảnh hưởng khi chúng ta lấy một thứ nào đó từ trang trại đến việc dùng nó tại nĩa ăn của mình. Vì vậy khi quý vị làm việc ấy và xem xét đến 1 kg thịt bò, thì có đến tương đương 36 kg thán khí được thải ra từ đó. Đối với thịt heo là 6 kg, tức là ít hơn 6 lần. Còn đối với các loại đậu sấy khô là chỉ khoảng 0.6 kg. Nói cách khác, các loại đậu sấy khô – một nguồn đạm đầy đủ, mỗi kilogram – thải ít thán khí hơn 1 kg thịt bò 60 lần! Thật đáng chú ý!

Vì thế, về cơ bản, chế độ ăn dựa trên thực vật là bền vững hơn nhiều so với chế độ ăn thịt. Cắt giảm việc tiêu thụ thịt sản xuất bằng kỹ nghệ sẽ giảm nhiều khí nhà kính. Thêm vào đó, chúng ta cũng đối mặt với những thử thách liên quan đến nông nghiệp dựa trên thực vật, không chỉ nông nghiệp dựa trên động vật. Chúng ta phải đối phó với thực tế rằng phần lớn nông nghiệp dựa trên thực vật của chúng ta lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cho đầu vào cơ khí hóa và đồng thời cho phân bón. Cho nên, dĩ nhiên, chúng ta cần tránh xa điều này khi tính đến sự không thể tái tạo của nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta cần phải tăng cường việc sử dụng rau đậu – đó sẽ là cỏ ba lá và cỏ linh băng - để bù đắp vào lượng Nitrogen bị mất qua Nitrogen nhân tạo mà chúng ta không thể sử dụng trong tương lai. Và chúng ta cũng cần thống nhất nông súc theo cách hiệp trợ mà trong đó chất thải của động vật được sử dụng như là phân bón trên các nông trại để tái ghép các chu kỳ đó. Và điều tôi cũng muốn nói là chỉ giảm thịt và tăng tính bền vững tính bền vững của ngành nông nghiệp là chưa đủ để đối phó với cơn khủng hoảng thực phẩm hiện thời. Vì rằng, cho dù chúng ta dùng tất cả ngũ cốc, hoặc giải phóng ngũ cốc từ việc tạo ra thịt mà chúng ta ăn, điều đó cũng sẽ không giải quyết được nạn đói, bởi vì nó không phải bị gây ra do thiếu thực phẩm mà bị gây ra do thiếu sự tiếp cận với thực phẩm, do sự thiếu sức mua của người nghèo.

Nên chúng ta cần giải quyết tận gốc của nó và tôi thấy điều sau đây là thiết yếu: phải nhận thức rằng nền kinh tế hiện thời của chúng ta thật ra tập trung quyền lực vào tay người giàu, như ông Howard đã nói, họ có ảnh hưởng thái quá đối với các chính trị gia. Chúng ta cũng cần phải giải phóng mình ra khỏi tư tưởng rằng thị trường tự do sẽ giải quyết được các vấn đề. Thay vì đó, cần thấy rằng luật lệ của thị trường, chúng ta thật ra phải thiết lập bởi xã hội để phục vụ cho các mục tiêu xã hội. Nên, xét về mặt giải quyết cơn khủng hoảng thực phẩm thì chúng ta có thể nói nhiều về nó, nhưng chúng ta cần cho phép các nước đang phát triển đeo đuổi chính sách đảm bảo thực phẩm hơn là việc mở cửa đón nhận ngũ cốc trợ cấp của chúng ta. Đồng thời, chúng ta cần tăng cường quyền lực cho người nghèo đang nông thôn, cho họ sử dụng đất và các phương tiện sản xuất. Một nền dân chủ có chiều sâu hơn về cơ bản là điều mà tôi đang nói. Và để kết luận, đứng trước cơn khủng hoảng biến đổi khí hậu và tốc độ mau lẹ của nó, chúng ta cần có những thay đổi bao quát rộng lớn và nhanh chóng. Trong thế giới công nghiệp hóa, những điều này bao gồm cả sự thay đổi về chế độ ăn của mình, đồng thời về mặt thói quen vận chuyển và thiết kế nơi chỗ ở của chúng ta liên quan đến nhà cửa và thành phố. Nếu chúng ta thấy có bổn phận với các thế hệ tương lai và những người khác trên hành tinh này cũng như với các sinh vật khác, tôi nghĩ rằng cần phải giảm mạnh việc tiêu thụ thịt. Chế độ ăn của chúng ta phải chủ yếu dựa trên thực vật. Nhưng điều đó không chỉ tùy thuộc vào chúng ta; nó còn tùy vào việc chúng ta ảnh hưởng đến chính sách. Cho nên chúng ta cần phải làm cho những ngày thải khí nhà kính thành vô phạt – chúng ta phải chấm dứt điều đó, về cơ bản, chúng ta cần có quy chế; chúng ta cần có những sự khích lệ, cần có sự kết hợp giữa chúng và các loại thuế xanh đánh lên các hoạt động gây hại cho môi trường.

Trước khi kết thúc, tôi xin đặt lên một câu hỏi dành cho Thanh Hải Vô Thượng Sư, đó là chúng ta đã nghe nhiều về sự sản xuất thịt được công nghiệp hóa, phải nói rằng, đã tạo ra lý do tốt xét về mặt chuyển sang ăn trường chay, đặc biệt là ở những nước công nghiệp hóa. Nhưng cũng có những buộc tội về chủ nghĩa tân thực dân, khi thế giới thứ nhất bảo thế giới thứ ba cần làm những gì, hoặc là các nước đang phát triển. Vì vậy, Ngài nghĩ thế nào về việc trường chay và văn hóa chăn, thả thú vật, chẳng hạn như bộ lạc Fulani hay Bedouin, và những lời buộc tội về chủ nghĩa tân thực dân?


Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Xin cảm ơn giáo sư Galt đã nêu lên vấn đề này. Quý vị biết đấy, bất cứ điều gì tự nhiên đều tốt, bằng ngược lại dĩ nhiên thì không tốt. Nhưng một khi cơ cấu xã hội trên hành tinh của chúng ta được ổn định và nền kinh tế được nảy nở khắp mọi nơi do chế độ ăn trường chay, do ân điển của Thiên Đàng và các công nghệ mới, thì tôi nghĩ rằng việc chăn thả động vật cũng sẽ bị miễn trách một cách tự nhiên, bởi vì dù sao nó cũng chỉ là một tỉ lệ nhỏ so với toàn thể ngành công nghiệp thịt có hệ thống. Dĩ nhiên, chúng ta cần phải quảng bá cái lợi ích to lớn của việc thuần chay và nâng cao cấp độ tâm linh của chúng ta tới một mức nào đó để mà tất cả mọi người có thể nhận ra rằng chỉ có lối sống từ bi cao quý, chẳng hạn như lối sống trường chay, mới thực sự là bền vững và làm lợi ích cho con người vì chúng ta là chúa tể của vạn vật. Ăn chay không dễ đối với nhiều người, tôi phải nói như vậy, điều này không quen đối với họ, và họ có thể nghĩ: “Cái gì? Không có thịt làm sao tôi sống nổi?” Họ quên rằng con voi, con bò chúng rất to, chỉ ăn cỏ và thậm chí là chỉ ăn những chiếc lá đơn giản.
MC: - Xin cảm ơn Giáo sư và Vô Thượng Sư. Bây giờ chúng tôi xin mời quý khán giả đặt câu hỏi.
Một khán giả: - Tôi tên là Denise Martin, tôi làm việc cho Quỹ Nhi Đồng Starlight Starbright. Như quý vị biết, chúng tôi làm việc vì những trẻ em bị bệnh nặng và mối quan tâm của tôi luôn dành cho phúc lợi của trẻ em yếu đuối khắp nơi trên thế giới. Là một câu hỏi về lĩnh vực nhân đạo, câu hỏi của tôi được dành cho Thanh Hải Vô Thượng Sư. Căn cứ vào mối đe dọa mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt, làm sao chúng ta có thể giúp công chúng chú ý về cảnh ngộ của trẻ em, đặc biệt là liên quan đến chế độ ăn và môi trường sống?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Xin chào cô Martin. Cảm ơn cô về công việc tốt lành mà cô đang làm cho những trẻ em thiếu may mắn này. Cô biết đấy, theo tất cả các bằng chứng khoa học và y học thì phần lớn bệnh tật đến từ việc ăn thịt. Chúng ta có thể tránh điều đó nếu áp dụng chế độ ăn lành mạnh bằng thực phẩm dựa trên thực vật. Nếu bố mẹ không khỏe mạnh thì con cái sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng như đã được chứng minh bởi sự nghiên cứu khoa học và y học. Thậm chí trước khi chào đời thì có nhiều trẻ em đã bị ảnh hưởng bởi sức khỏe kém và bệnh tật của bố mẹ. Trên trang Web http://suprememastertv.com có những số liệu được thu thập để cho mọi người có thông tin về những tác hại của chế độ ăn thịt đối với người lớn và trẻ em, kể cả những trẻ em chưa chào đời. Do vậy, chúng ta có thể in ra rồi đưa cho bất cứ ai quan tâm đến điều này và những người đang có câu hỏi liên quan đến thai nhi và trẻ nhỏ vừa sinh ra đã bị bệnh hay bị bệnh di truyền. Quý vị có thể in các tài liệu đó ra và bảo họ truy cập vào trang Web nói trên để có thông tin cập nhật về ảnh hưởng của chế độ ăn đến đời sống và thế giới của chúng ta, hãy sử dụng tất cả những thông tin đó theo bất cứ cách nào mà làm lợi ích cho những người khác. Xin cảm ơn cô Martin rất nhiều và tôi xin gửi lòng thương yêu của mình tới các em thiếu nhi.
MC: - Câu hỏi kế tiếp dành cho Vô Thượng Sư.
Jenice Belson: - Tôi xin cảm ơn Ngài rất nhiều về việc làm tuyệt diệu của Ngài. Tôi tên là Jenice Belson. Tôi là sáng lập viên và giám đốc của Y Dược Toàn Cầu, quý vị có thể đọc về chúng tôi trên http://medicinesglobal.org . Câu hỏi của tôi là, rõ ràng chúng ta phải khuyến khích các nhà ăn tại trường học giúp giới trẻ tận hưởng một chế độ ăn chay. Trẻ em lớn lên với khoai tây chiên và Cô-ca-cô-la có hiểu biết rất hạn chế về những điều chúng ta đang bàn ở đây. Làm thế nào có thể khuyến khích những người cung cấp thực phẩm cho con cháu chúng ta đưa ra được nhiều sự lựa chọn các món chay hơn?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Cảm ơn bà Jenice về sự quan tâm của bà đối với sức khỏe và hạnh phúc của con cháu chúng ta. Phải nói rằng chế độ ăn chay chưa được phổ biến lắm. Giờ đây tôi kêu gọi tất cả những người trường chay và thuần chay đứng ra và giúp đỡ càng nhiều càng tốt, bởi vì quý vị là những anh hùng của hành tinh này. Không còn thời gian để giấu giếm và lo lắng về những điều người ta nghĩ về mình nữa. Chúng ta thiện; chúng ta cao quý, chúng ta phải quảng bá thông tin nhằm giúp mọi người bước vào ăn chay trường để cứu lấy hành tinh này. Thưa bà Jenice, tôi nghĩ bà có thể nói chuyện, viết thư, trình bày với họ tất cả những số liệu y khoa và khoa học về tác hại của chế độ ăn thịt và lợi ích to lớn của chế độ ăn thuần chay và trường chay. Bà hãy khuyên các trường học lựa chọn sáng suốt với các số liệu nói trên và ước nguyện họ sẽ thay đổi. Trên trang Web http://suprememastertv.com quý vị có thể xem những số liệu cập nhật về tác hại của thịt. Chúng tôi còn có những bằng chứng y khoa và khoa học về chế độ ăn thịt mà gây hại cho con người và gây ra nhiều bệnh. Ở cộng hòa Slovenia, sau chuyến thăm của tôi tới đất nước này, thì có đến vài trường học của Waldorf bây giờ chỉ cung cấp các bữa ăn chay, một vài trường học khác thì học sinh tự mang đồ ăn đến, nhà trường không cung cấp thịt nữa. Vì vậy, bà có thể gợi ý điều này với ban giám hiệu nhà trường, đưa cho các phụ huynh những thông tin và tài liệu in từ trên mạng, có thể là trang http://suprememastertv.com về chế độ ăn thịt có hại và chế độ ăn chay có lợi. Chúc bà may mắn, có phước lành cùng các nỗ lực cao quý của mình.
Một khán giả: (Bác sỹ Tom Vennum)

Xin cảm ơn các vị thuyết trình đã có mặt ở đây và cảm ơn Thanh Hải Vô Thượng Sư đã trải rộng tình thương qua hành động của mình ra khắp thế giới. Tôi xin được hỏi về khí Methane nằm dưới lớp hàn băng vĩnh cửu. Xin Thanh Hải Vô Thượng Sư và tiến sỹ Singh có thể nói cụ thể về những gì sự nghiên cứu cho thấy và sự nguy hại đối với sức khỏe con người?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Vâng. Tiến sỹ Singh đã nói nhiều với quý vị về vấn đề này rồi, và tôi xin phép trả lời thay ông ấy về câu hỏi của ông. Nhìn chung, sự nghiên cứu cho thấy khí methane có thể gây đau đầu, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, rối loạn tim mạch, và với nồng độ cao hơn thì có thể gây chết ngạt. Nó cũng độc như carbon monoxide vậy, độc hơn CO2 23 lần và gia súc sản sinh ra gần 40% lượng khí methane và 65% nitrous oxide trên toàn cầu – nitrous oxide độc hại hơn CO2 310 lần – chúng lưu lại rất nhiều năm trong bầu khí quyển. Khí methane làm cho nạn hâm nóng toàn cầu diễn ra nhanh hơn rồi đến lượt đại dương và lớp hàn băng vĩnh cửu bị hâm nóng cũng sẽ thải ra ngày càng nhiều khí methane hơn, thậm chí là cả hydrogen Sulphide nữa – hydrogen sulphide được tin là tác tác nhân làm xóa sổ hơn 90% sinh vật của Địa Cầu trong quá khứ. Do vậy, chúng ta không chỉ lo lắng về khí methane mà còn về nhiều khí khác nữa từ đại dương. Và tùy thuộc vào mức độ đậm đặc của hydrogen sulphide nó có thể gây bất ổn cho những bộ phận cơ thể: mắt, mũi, họng và co thắt cuống phổi, sẩy thai, suy nhược cơ thể, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ho, khó thở, hại mắt, sốc, hôn mê và tử vong. Nếu nồng độ cao bằng 1000 ppm thì chỉ cần hít một lần cũng đủ gây ngạt thở và bất tỉnh. Đã có một vài báo cáo về các trại gia súc ở Minnesota tạo ra hydrogen sulphide khiến cho người dân ở vùng lân cận nôn mửa nhiều đến nỗi họ phải tản cư. Quý vị có thể tìm thấy bài báo này vào ngày 17 tháng 7 năm 2008 từ Mạng Lưới Tin Tức về Môi Trường (Environmental News Network). Và một biến cố khác ở bắc Carolina thì cư dân ở 26 huyện buộc phải ở trong nhà do chất lượng không khí rất thấp và không khí chứa đầy chất ô nhiễm bao gồm các khí rất độc hại như hydrogen sulphide thải ra từ việc chăn nuôi. Quý vị cũng có thể tìm thấy bài báo này trên News & Observer vào ngày 19 tháng 6 năm 2008. Tôi chắc chắn rằng đây không phải là những trường hợp duy nhất liên quan đến hydrogen sulphide sản sinh từ chăn nuôi gia súc. Các bài báo khác đăng trên tờ Telegraph và The Earth Times vào ngày 9 tháng 12 năm 2007 cũng đề cập đến những trường hợp tử vong do khí methane và hydrogen sulphide ở các quốc gia khác. Tôi tin chắc rằng còn có nhiều trường hợp hơn nếu chúng ta dành thời gian cho việc nghiên cứu về đề tài này. Gần đây, Liên Hợp Quốc đã dành riêng một Website liên quan đến những vấn đề trên đây. Quý vị có thể lấy thông tin từ đó.
Каталог: Upload -> file
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương