THÔNg đIỆp từ HỘi nghị quốc tế VỀ biếN ĐỔi khí HẬU 2008 : thuần chay, SỐng xanh, CỨU ĐỊa cầU!



tải về 1.26 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.26 Mb.
#39344
1   2   3   4   5   6

Phần 2

Người dẫn chương trình (MC): - Tôi tên là Jane Velez-Mitchell, tôi là một ký giả, một người thuần chay tự hào. Và chúng ta đang nói về việc làm cách nào để cứu thế giới. Người dân khắp nơi trên thế giới đang xem buổi tường thuật trực tiếp này, không chỉ trên mạng Internet mà còn qua 14 kênh truyền hình vệ tinh. Do vậy, những ai là khán giả tại đây, hay đang xem ở nhà thì cũng đều đang góp phần làm thay đổi thế giới hôm nay. Chúng ta đã có những cuộc thảo luận tuyệt vời vừa rồi, và giờ đây tiếp tục. Bây giờ, chúng ta sẽ có một ban thuyết trình về vấn đề tâm linh và chế độ ăn uống. Và 2 điều này có liên quan với nhau. Nếu quý vị đang nói chuyện về tâm linh, trong khi mình lại đang dùng đồ ăn nhanh có thịt, đang ăn bánh Ham-bơ-gơ nhân thịt thì có điều gì đó không phải. Chúng ta sẽ thảo luận về “Tại sao sự sống lại thiêng liêng?”, và tất nhiên, chúng ta rất vui mừng vì sự hiện diện ngày hôm nay của Thanh Hải Vô Thượng Sư – người có trách nhiệm trong việc gửi thông điệp này đi khắp thế giới. Một lần nữa xin cảm ơn Ngài rất nhiều, thưa Vô Thượng Sư.

Chúng ta cũng có một ban thuyết trình tuyệt vời. Và tôi cảm thấy rất, rất thích thú khi được gặp họ trực tiếp ngày hôm nay: Tiến sĩ Lionel Friedberg- người đoạt giải Emmy, giám đốc, nhà sản xuất bộ phim “Bổn Phận Cao Cả” (A Sacred Duty)- một bộ phim tài liệu tuyệt vời về những điều kinh hoàng của ngành chăn nuôi. Và thực sự, tôi phải dùng chính cái từ “kinh hoàng”. Nếu bất kỳ ai trong số quý vị từng xem bộ phim tài liệu này, nó thực sự phơi bày những bí mật độc hại, cũng như những nhược điểm của ngành công nghiệp này.

Tôi cũng rất vui mừng khi được gặp ở đây một người tôi rất ngưỡng mộ: Tiến sĩ Elliott Katz- chủ tịch Hiệp Hội Bảo Vệ Động Vật, một tổ chức đã làm lợi ích rất nhiều cho động vật và thật sự đã truyền bá những lời về rất nhiều vấn đề liên quan đến cộng đồng các loài vật tới mọi người, chẳng hạn về trang trại nhà máy, về việc thí nghiệm trên động vật.

Và cuối cùng, chúng ta có ở đây Tiến sĩ Will Tuttle- tác giả cuốn sách tuyệt vời rất nhiều người đọc: “Chế Độ Ăn Cho Hoà Bình Thế Giới: Ăn Uống Cho Sự Lành Mạnh Tâm Linh Và Hoà Hợp Xã Hội”.



Trước hết, thưa ông Lionel Friedberg, theo quan điểm của ông, vai trò và phần việc của các tổ chức tôn giáo trong việc khắc phục cơn khủng hoảng chết người ngày nay là gì?

Tiến sĩ Lionel Friedberg: - Có nhiều mặt và khía cạnh đối với toàn bộ vấn đề sự ấm lên toàn cầu và thay đổi khí hậu. Và một trong những thiếu sót nhiều nhất, tôi nghĩ, chủ yếu trong giới truyền thông và phương tiện thông tin đại chúng mà chúng ta đang bàn ở đây, chính là vấn đề về đạo đức và đạo lý. Quý vị hãy tự hỏi mình câu hỏi này: có điều gì sai trái về mặt đạo đức đối với những gì chúng ta đang gây nên cho thế giới, cho cả hành tinh, và cho muôn loài mà chúng ta đang chung sống không? Chung quy lại là như vậy. Và thực tế là, khi quý vị vượt lên trên các cuộc tranh cãi chính trị, và các vấn đề khoa học, kỹ thuật…thì lúc ấy thật sự quý vị phải đi vào mặt đạo đức sâu sắc về sự hâm nóng toàn cầu nếu chúng ta muốn làm cảm động lòng người và khiến người ta phải suy ngẫm về điều này ở mức sâu xa nhất.
Đạo lý là cái dẫn dắt nhiều điều chúng ta làm, và tính cách đạo đức là cái nằm ở trọng tâm của nhiều sự quyết định của chúng ta. Nếu chúng ta không tận dụng những quyết định đúng đắn về mặt đó, thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta có thể có nhiều khí thải hơn từ các động cơ, chúng ta để gấu bắc cực bị tuyệt chủng, điều ấy có nghĩa là gì? Tôi nghĩ chúng ta đã thất bại trong nhiệm vụ của mình. Và cái còn sót lại cho chúng ta là một thế giới có đạo đức xuống cấp và bị mất đi. Và tôi không nghĩ rằng có một ai lại thích điều ấy. Bởi vậy, tôi nghĩ tôn giáo đóng vai trò rất to lớn trong việc nói về những vấn đề này. Tôi làm một bộ phim, có tên là “Bổn Phận Cao Cả”, được sản xuất cho một tổ chức là “Những Người Do Thái Trường Chay Khu Vực Bắc Mỹ” (JVNA), họ đã ký mua bộ phim này. Cuốn phim bàn về tất cả các khía cạnh mà chúng ta đang thảo luận tại đây ngày hôm nay, từ mặt nông nghiệp, khoa học, hâm nóng toàn cầu, Các-bon Đi-ô-xit.. nhưng đến đoạn cuối bộ phim, chúng tôi lên tiếng bằng những lời lẽ không hề do dự rằng chung quy lại là: “Chúng ta đang làm gì đối với các chúng sinh mà chúng ta chung sống trên thế giới này?”. Và chúng ta đang đối xử với chúng thật khủng khiếp. Cuốn phim đã không ngại chỉ thẳng đập mạnh khi chiếu về điều đó. Và nó khiến cho nhiều người quay lưng lại với bộ phim, bởi vì họ không thích biết về vấn đề này. Họ không muốn đối mặt với cảnh quay này. Vì thế tôi đã cho hiện một mục lục ngay trước đĩa DVD để người ta có thể bỏ qua đoạn đó nếu họ muốn. Tôi không muốn làm như vậy, mà tôi phải buộc lòng làm điều đó. Bởi vì người ta nói: “Tôi không thể chiếu điều này cho trẻ con, huặc chiếu cho mẹ chồng tôi xem được” hay bất cứ lý do nào khác. Nhưng chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ về điều đó ở cấp độ ấy.
Quý vị biết chúng tôi đã hi vọng cuốn phim được làm bởi một tổ chức của người Do Thái này sẽ nói lên được những vấn đề toàn cầu. Nó không phải cụ thể nói về vấn đề người Do Thái. Nó được thực hiện bởi một tổ chức người Do Thái, nhưng nó lại nhìn vào những gì trong Kinh Thánh dạy, gồm 5 cuốn sách lớn của Môi-ơ, với những trích dẫn nhằm mục đích làm người xem cảm động. Bởi vì rất nhiều người đi tới giáo đường, đền, chùa, nhà thờ…và điều này thích hợp với họ. Cho nên cuốn phim đã có chủ đề tôn giáo xuyên suốt nó, với hi vọng rằng nó sẽ đến được với số lượng khán giả lớn, không chỉ trong vành đai Thánh Kinh, mà bất cứ nơi đâu. Và cái điều mà chúng tôi đã hi vọng là, các tôn giáo chính thống dù là Công Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo hay Do Thái Giáo huặc Hồng Hoa Thập Tự sẽ đi đến với nhau, tiến tới một cương lĩnh chung, và bắt đầu nói về các vấn đề biến đổi khí hậu, hâm nóng toàn cầu, về mối hệ giữa chính chúng ta, bởi vì nó liên quan đến sức khỏe của chúng ta, và liên quan tới các loài động vật đang bị lạm dụng một cách kinh tởm trong các phòng thí nghiệm, ở các trang trại nhà máy, các lò sát sanh. Tôi không cần phải nêu chi tiết. Tất cả quý vị đều biết những điều đang xảy ra. Nhưng chúng tôi không đạt được đủ số lượng người trong cộng đồng tôn giáo.
Thật không may, cộng đồng tôn giáo đã không cởi mở để đến với nhau và nói về những vấn đề này dựa trên một cương lĩnh chung. Và cho đến tận hôm nay tôi vẫn còn đang thắc mắc có thể vì chuyện gì và tại sao lại có một sự vô cảm như vậy. Quý vị biết đấy, tôi thực sự nghĩ rằng trong vòng khoảng 100 năm nữa hoặc có thể ít hơn, người ta sẽ có thể nhìn lại kỷ nguyên này và thắc mắc làm sao chúng ta lại để cho rừng mưa nhiệt đới Amazon tan thành mây khói, chúng ta lại để cho loài khỉ dạng người ở châu Phi và châu Á bị tuyệt chủng. Làm sao chúng ta lại để cho các rặng san hô biến mất? Có phải là do chúng ta không biết điều gì đang xảy ra? Có phải những người đang đứng trên các bục giảng, đứng trên bục giảng tôn giáo không nhận ra điều gì đang xảy ra để lên tiếng về việc đó? Tôi rùng mình khi nghĩ đến việc con cháu chúng ta sẽ có ngày nói với chúng ta: “Có phải do ông bà không biết phải không ạ?” Nhưng dĩ nhiên là chúng ta đều biết cả. Và tôi nghĩ rằng đây là vấn đề cơ bản cần được giải quyết bởi cộng đồng tôn giáo. Ở thời điểm này họ chưa ủng hộ và xem xét những vấn đề ấy. Tôi nghĩ chúng ta cần vượt qua được chướng ngại này. Chúng ta đều biết những gì đang diễn ra ngày nay.
Gần đây chúng ta đã nghe về sự thu hồi thịt ở Chino, bang California, nơi mà 143 triệu cân thịt bị thu hồi từ hệ thống các trường học và siêu thị do bò ngã quỵ - những con bò bị què hay bị bệnh không thể đi lại trong các lò sát sanh – chúng bị hành hạ và do đó thịt của chúng được xem là bị nhiễm độc rồi bị thu hồi. Đó là không phải chúng ta không biết điều gì đang xảy ra. Chúng ta biết cả.
Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại không thể vượt qua được chướng ngại của sự vô cảm này. Và đó là câu hỏi mà lát nữa tôi xin được hỏi Thanh Hải Vô Thượng Sư. Có thể Ngài có sự hiểu thấu về việc này. Đó không phải là do chúng ta ngu ngốc hay thiếu thông tin. Chúng ta đã từng lên tới Mặt Trăng rồi trở về và chúng ta có các rô-bốt thám hiểm nhỏ ngoài Hệ Mặt Trời. Bởi vậy chúng ta có trí thông minh để đưa ra những sự lựa chọn có đạo đức và ngờ vực về những vấn đề này nhưng chúng ta lại không làm thế.
Vậy với tất cả sự kính trọng, thay mặt người cùng sản xuất bộ phim này với tôi, ông Richard Schwartz – Chủ tịch Hiệp Hội Người Do Thái Trường Chay Khu Vực Bắc Mỹ, tôi xin nhân tại sân khấu này đưa ra một thử thách dành cho cộng đồng tôn giáo khắp thế giới và đài truyền hình SupremeMasterTV hãy đến với nhau và bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề này và nói mạnh hơn một chút về chúng. Hãy đưa chúng vào xu thế của tư tưởng tôn giáo. Bởi vì chúng ta đang ngăn chặn hâm nóng toàn cầu và một số điều kinh hoàng đang diễn ra làm cho chúng ta bị bệnh tật, chúng ta thực sự cần phải đưa chúng đến nơi mà nhiều người đi tới, đó chính là bục giảng đạo. Do vậy, với tất cả sự kính trọng, tôi đã đưa ra thử thách đó ngày hôm nay. Và tôi xin kết thúc bằng một câu hỏi dành cho Thanh Hải Vô Thượng Sư, đó là: có cách nào chúng ta có thể vượt qua sự vô cảm mà đang cản trở người dân quan tâm vấn đề này và chuyển sang ăn trường chay? Khi thực tế đã rõ ràng như ban ngày, chúng ta đều biết đến cả.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Vâng, cảm ơn ông Friedberg đã quan tâm về vấn đề này. Ông nói đúng, tôi nghĩ những người theo tôn giáo và các nhà lãnh đạo nên lên tiếng về đề tài này, nên đưa vị trí lãnh đạo nhiều hơn vào việc làm cho công chúng hiểu được vấn đề lớn mà chúng ta đang đối mặt và giải pháp để ngăn chặn hâm nóng toàn cầu. Nhưng thật không dễ dàng như vậy hay một sớm một chiều. Nhưng tôi nghĩ ngay bây giờ chúng ta nên mách nước cho người dân, công chúng về chế độ ăn trường chay. Cho dù các nhà lãnh đạo tôn giáo không giúp đỡ chúng ta trong việc này, thì tất cả chúng ta cũng phải đứng ra và quảng bá điều này – qua mạng Internet, qua tờ thông tin, qua giới truyền thông và truyền miệng. Chúng ta có thể đưa cho họ tất cả những thông tin cập nhật về biến đổi khí hậu và cách khắc phục. Và ngay bây giờ, giải pháp duy nhất, tốt nhất, nhanh nhất và hữu hiệu nhất là chế độ trường chay. Đó là giải pháp chủ yếu cho nạn hâm nóng toàn cầu như một bằng chứng khoa học. Đó là tôi chưa nói đến các bổn phận đạo đức và nghiệp quả từ chế độ ăn thịt. Nhưng nếu chúng ta đưa ra đủ thông tin thật chi tiết cho công chúng, và nếu họ quan tâm tới việc từ bỏ thực phẩm động vật để cứu thế giới, thì tấm lòng của họ sẽ trải rộng để sống từ bi với các loài khác. Và rồi dần dần họ sẽ hiểu, một cách tự nhiên do chuẩn mực sống hiền hòa, rằng yêu thương chúng sinh khác chính là yêu thương bản thân mình. Điều đó sẽ là một thái độ tinh thần tất yếu một khi đại đa số hay toàn bộ dân số của hành tinh này chuyển sang trường chay. Và giờ, một khi chúng ta đã cứu được thế giới, thì chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để giúp họ hiểu biết ở một cấp độ sâu xa hơn về lòng từ bi đối với động vật. Xin cảm ơn ông.
(MC): - Thưa Tiến sỹ Katz, xin ông hãy chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ của ông về việc lối sống từ bi đã dẫn dắt mục đích của mình trong cuộc đời như thế nào?

Tiến sỹ Katz: - Vâng. Tôi xin bắt đầu bằng việc đọc đôi ba câu nói từ những người mà sự thiên tài, sắc bén của họ đã thôi thúc tôi và cũng là những người mà tôi đang cố gắng đi theo những bước chân của họ vì tổ chức của tôi, đó chính là sự dẫn dắt đối với hiệp hội Bảo Vệ Động Vật. Câu đầu tiên là của thánh Francis tại Assisi: “Không làm khổ những người anh em bé nhỏ chính là bổn phận trước nhất của ta đối với chúng, và không chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta còn có sứ mệnh cao hơn – khi cần thiết phải giúp đỡ chúng bất kỳ nơi đâu.” Câu nói thứ hai là bởi George Bernard Shaw: “Tội lỗi xấu xa nhất đối với những người bạn sinh vật của chúng ta không phải là việc ghét chúng, mà là sự dửng dưng đối với chúng. Đó chính là bản chất của sự vô nhân đạo.” Câu nói này có xu hướng bị che giấu đối với công chúng. Đã có những triễn lãm nghệ thuật xung quanh sự thiên tài của Leonardo Da Vinci. Tác phẩm nghệ thuật của ông thật tuyệt vời. Khi nghĩ về tương lai của những tác phẩm ông đã sáng tạo, ông nói: “Sẽ đến lúc khi những người như tôi nhìn nhận về tội giết hại động vật giống như người ta nhìn nhận về tội giết người hiện giờ.” Và câu nói đã đúc kết lại điều này chính là của Albert Einstein – người làm cho mọi thứ dường như rất tương quan: “Công việc của chúng ta phải là giải thoát cho chính mình bằng cách mở rộng lòng từ bi để bao hàm hết thảy các chúng sinh và toàn thể tự nhiên cùng vẻ đẹp của nó.” Đó chính là câu nói đã gắn kết mối quan tâm về sự an lành của tinh cầu này, cũng như sự an lành của muôn loài và cả con người chúng ta – một phần trong mạng lưới của sự sống. Và tôi xin kết thúc với một câu nói bởi Emile Zola: “Số phận của động vật có tầm quan trọng lớn đối với tôi hơn là việc sợ chê cười.” Và đó là lý do tôi có mặt ở đây ngày hôm nay, nắm lấy cơ hội này.
Tổ chức Bảo Vệ Động Vật của chúng tôi – nay thành lập đã được 25 năm. Chuyên môn của tôi là bác sỹ thú y, nên tôi đã chăm sóc, quan tâm và làm mọi việc để cứu sống động vật. Tổ chức này đã rất thành công, chúng tôi đã có những thắng lợi mới – nhưng cách đây vài năm tôi nhận ra rằng mình chỉ đang đi lòng vòng hay là đang cứu chữa bằng cách băng bó để ngăn chặn sự tàn bạo v.v. rằng nếu không thay đổi tư tưởng và cách chúng ta nhìn nhận các loài khác, rằng đã đến lúc chúng ta không được xem chúng là nguồn tài nguyên, không được xem chúng chỉ là hàng hóa, đồ vật, tài sản. Nếu như điều đó còn là tư tưởng chính, thì chúng ta vẫn tiếp tục bóc lột, làm hại và lạm dụng động vật và không còn nghĩ đến chúng với lòng từ bi.
Và câu hỏi trước đây từng được nêu lên: Tại sao tôn giáo không làm gì hơn được? Trong phạm vi lớn, tôn giáo từng là nhân tố chính làm cho động vật bị xem như là hạ đẳng và con người thì được đưa lên cao. Bởi vì nhiều tôn giáo không tin rằng động vật có tâm hồn, do vậy: Việc gì chúng ta phải quan tâm đến những thứ không có tâm hồn chứ? Điều đó gợi nhớ lại thời của Thomas Aquinas...ở xã hội phương Tây, nhìn nhận rồi nói: “Quan tâm làm gì?”, và người đã tạo nên những điều đang diễn ra trong việc phẫu thuật động vật sống làm thí nghiệm là Descartes, vào thời của ông, người ta hành hạ động vật, lấy chúng làm thí nghiệm, bởi vì họ tin rằng tiếng kêu la của một con chó không khác gì tiếng tích tắc của một chiếc đồng hồ, rằng động vật đơn giản chỉ là máy móc – không có tâm hồn, không có sự nhạy cảm, không có trí thông minh. Qua nhiều năm chúng tôi học được rằng không phải như vậy nhờ công của những người như Jane Goodall. Nên đây là những nhân tố mà duy trì sự phân biệt chính yếu, và điều này vẫn diễn ra.
Vài năm trước, tôi bắt đầu một chiến dịch nhằm thay đổi quan niệm và tư tưởng, bắt đầu khích lệ việc dùng từ “người bảo vệ”. Do vậy, đối với những người có nuôi động vật cần cố gắng hết sức để nghĩ rằng mình không phải là “chủ nhân”, mà là “người bảo vệ”, người “che chở”. Và thành phố West Hollywood, vài năm trước là thành phố thứ 3 ở Mỹ đã có sắc lệnh thay đổi danh từ “chủ nhân” thành “người bảo vệ”. Các thành phố khác gồm St Louis, Missouri; San Jose, San Francisco; Woodstock, New York; Amherst, Massachusetts, tiểu bang Đảo Rhode. Và chúng tôi hy vọng sẽ sớm có thêm Beverly Hills làm được điều đó. Việc này là có tầm quan trọng quyết định, vì quan niệm và lời nói dẫn đến hành động – điều ta làm, cách ta suy nghĩ.
Cho nên, nếu những người như chúng ta không làm gương, nghĩ động vật không hơn kém gì tài nguyên, tài sản, hàng hóa và đồ vật, thì chúng ta cũng chỉ đang ở trong vòng luẩn quẩn. Tôi xin nói rằng thảm họa khí hậu này đã đưa mọi người đến với nhau. Từ trước tới nay có một sự ngăn cách lớn giữa sự bảo vệ động vật và quyền lợi động vật, giữa các nhà môi trường học với sự quan tâm dành cho môi trường. Và giờ đây, bởi vì điều này, cử tọa ở đây có lẽ gồm cả những người chưa suy nghĩ nhiều như vậy về nỗi đau của động vật. Có thể là chút ít, nhưng chưa thực sự lưu tâm tới những điều đang diễn ra trên các trang trại nhà máy và hàng triệu động vật vị giết hại và chăn nuôi theo những cách ghê tởm nhất – là một bác sỹ thú y, tôi đã chứng kiến điều đó. Nhưng giờ đây, bởi vì còn liên quan đến Trái Đất của chúng ta, tôi thấy vui lòng vì mọi người đã đến với nhau. Tôi có một câu hỏi dành cho Ngài, đó là: Những suy nghĩ của Ngài về việc làm thế nào để thay đổi được hệ tư tưởng, làm cho người dân nhận ra được chúng ta chỉ là một trong số muôn loài và quan tâm nhiều hơn nữa tới các loài mà chúng ta đang cùng chung sống trên hành tinh này?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Xin cảm ơn ông. Ông đã có những gợi ý rất hay trong câu hỏi của mình, rằng chúng ta nên thực sự thay đổi thái độ của mình đối với những người bạn động vật đồng cư. Nhưng điều này đòi hỏi ít nhiều thời gian và nhiều hoạt động phổ biến thông tin đến công chúng nhằm thay đổi thái độ của mọi người. Bất kỳ ai trong số chúng ta cũng có thể góp phần của mình theo bất cứ cách nào để thay đổi ý kiến của công chúng. Tôi đã viết 3 cuốn sách: “Những Chú Chó Trong Đời Tôi” (The Dogs In My Life), “Những Chú Chim Trong Đời Tôi” (The Birds In My Life) và “Những Động Vật Hoang Dã Cao Quý” (The Noble Wilds) với hy vọng mình sẽ cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt cho độc giả, để mà họ có thể hiểu ra và chấp nhận sự thực rằng thế giới loài vật kỳ diệu của chúng ta có nhiều điều thú vị và có nhiều điểm tương đồng với con người.
Trên thực tế, vài trong số chúng còn có thiên phú hơn con người chúng ta. Và trên Truyền Hình SupremeMasterTV tôi đã đề nghị dùng cụm từ “những người bạn đồng cư của chúng ta” để ám chỉ đến động vật. Và vài người đã dùng từ “người chăm sóc”, “người bảo vệ”, “người bạn của động vật” thay vì “chủ nhân của thú nuôi”. Đó là một điềm lành. Và tôi ước muốn rằng xu thế này sẽ phổ biến hơn trong tương lai. Nhưng dù ai đó nói “Tôi là chủ nhân của con chó này” thì đó cũng chỉ là một danh từ ám chỉ người bạn của nó. Nếu như người ta đối xử tốt và nhân đạo với chó, một cách từ bi, yêu thương thì cách gọi như vậy không thành vấn đề, và chúng ta không cần quan tâm. Miễn là tinh thần của người dân phải thay đổi, chúng ta phải nhìn nhận về những người bạn động vật đồng cư của mình với tất cả sự trân trọng và hiểu biết.
Điều tốt nhất là người ta có thể trò chuyện với động vật. Nếu chúng ta có nuôi thú cưng trong nhà thì nên yêu thương, tôn trọng chúng như những thành viên gia đình, đặt tên và đem lại sự dễ chịu cho chúng và đối xử với chúng như mình muốn được đối xử. Những cuốn sách của tôi cũng nhằm để giúp mọi người hiểu rằng chúng ta thực sự có thể giao tiếp được với động vật giống như cách chúng ta giao tiếp với thành viên gia đình và bạn bè. Bởi vậy, tôi cũng đã gợi ý với Truyền Hình SupremeMasterTV liệt kê tất cả những người biết trò chuyện với động vật trên trang Web của đài truyền hình. Mọi người có thể tham khảo về điều đó và kiểm chứng. Họ có thể yêu cầu những người biết trò chuyện với động vật nói cho họ biết về những cảm xúc, ước muốn và thói quen của những thú cưng mà họ nuôi. Quý vị có thể kiểm chứng được điều này.
Giả sử những người biết trò chuyện với động vật này không biết quý vị ở đâu cũng như không biết những chú chó của quý vị trông như thế nào, quý vị chỉ cần cho những người ấy biết tên của chó cưng mà quý vị nuôi thì họ sẽ cho biết về các chi tiết riêng tư về chó cưng của quý vị. Rồi sau đó quý vị có thể yêu cầu những người biết trò chuyện với động vật cho biết chó cưng của mình muốn điều gì và chúng có câu hỏi, yêu cầu gì đối với những người bạn đồng hành, người chăm sóc của mình. Bởi vậy, ngày nay không còn có thể biện minh cho cách mà đại đa số chúng ta xưa nay vẫn thường đối xử với động vật. Cho nên rất tốt là chúng ta đã có một đài truyền hình và liệt kê được hết những người biết trò chuyện với động vật, và tôi cũng đã viết những cuốn sách để cho mọi người thấy những điều tôi biết về động vật thông qua sự giao tiếp và tương tác của mình với chúng, bên trong cũng như bên ngoài. Tôi nghĩ mọi người nên bắt đầu nhận thức được rằng động vật thật sự có tâm hồn, và chúng cũng giống như chúng ta, chỉ khác nhau về hình dáng mà thôi, giống như những bông hoa khác nhau, to, nhỏ nhưng đều là hoa cả. Và tất cả chúng sanh, có loài 2 chân, có loài 2 cánh…thì cũng đều là chúng sanh, cũng giống như chúng ta vậy. Xin cảm ơn ông đã nêu lên vấn đề này và đã cho tôi cơ hội được giải thích đôi điều. Chúa phù hộ cho ông.
(MC): - Tôi rất thích thú khi đọc những cuốn sách của Vô Thượng Sư về động vật. Những cuốn sách đó rất hay và tâm linh, được bán rất chạy trên thế giới – đó là một điều tốt bởi vì một lần nữa Ngài đã quảng bá được thông điệp về mối quan hệ giữa con người và động vật khắp thế giới. Và dĩ nhiên, tất cả điều này thật sự là về sự tiến hóa một khi chúng ta không giết hại một chú heo, không giết hại một chú chó thì chắc chắn chúng ta sẽ không giết hại lẫn nhau và gây nên chiến tranh. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tiến đến được cấp độ ấy, thưa Ngài?
Thanh Hải Vô Thượng Sư: - Vâng. Chúng ta phải thực hiện từng bước một. Thật sự, hâm nóng toàn cầu là một thảm kịch, nhưng ở một phạm vi nào đó cũng có chút tác dụng tích cực, đó là mọi người đoàn kết lại với nhau để chiến đấu với nạn hâm nóng toàn cầu. Đó là cấp độ thứ nhất. Cấp độ thứ hai là người dân sẽ có ý thức hơn về những người bạn đồng cư của chúng ta và về cách chúng ta sẽ đối đãi với chúng. Do vậy tôi nghĩ chúng ta đã đi được nửa chặng đường ở cấp độ thứ hai rồi. Và chúng ta sẽ tiến xa hơn nữa khi cùng làm việc với nhau.
(MC): - Thưa Tiến sĩ Tuttle, ông có muốn phát biểu thêm về mặt tiến hoá của sự khủng hoảng tâm linh này không?

Tiến sỹ Tuttle: - Vâng. Điều tôi đã khám phá trong công trình nghiên cứu của mình về vấn đề này được một thời gian dài là rằng tất cả chúng ta được sinh ra trong một nền văn hoá có cốt lõi nền tảng tiềm ẩn là giới cấm cần phải được thảo luận. Và chính giới cấm cần được thảo luận như là một văn hoá, bởi vì chúng ta cảm thấy hối lỗi và đau buồn từ sâu thẳm về mức độ to lớn của sự tàn bạo đang xảy ra hằng ngày mà chúng ta hành xử các loài động vật để lấy thịt, thức ăn, tiêu khiển cũng như làm thí nghiệm. Và chính giới cấm là một trong những lý do tại sao cuộc hội nghị này có giá trị và chúng ta cần bàn luận. Điều cốt lõi, về cơ bản, là tinh thần chủ nghĩa hạ cấp (ngược đãi động vật vì xem động vật thấp kém hơn), rằng chúng ta được dạy dỗ từ khi lọt lòng mẹ rồi bắt đầu ăn những loại thức ăn mà chúng ta bị ép buộc phải ăn. Rồi sau khi cai sữa, chúng ta được đưa thịt để ăn, điều này đã được tàn bạo hoá. Và như thế, chúng ta đã được dạy dỗ từ rất nhỏ để hạ cấp các chúng sinh xuống chỉ còn là đồ vật, xuống còn đơn thuần là những món hàng hoá.
Do vậy, chính tinh thần chủ nghĩa vật dụng hoá trong đời sống, tinh thần chủ nghĩa hạ cấp, cũng chính tinh thần phân biệt mà chúng ta huân tập từ nhỏ để loại trừ các loài chúng sinh ra khỏi lòng từ bi của chúng ta. Và một khi chúng ta dám làm điều đó, đồng nghĩa là chúng ta sẽ tất yếu có thể gây bạo lực đối chúng. Bởi vì chúng ta thường nói những điều, chẳng hạn “Thú vật được tạo ra ở đây là dành cho chúng ta sử dụng”, huặc “Thú vật không có tâm hồn”. Và mỗi thể chế trong nền văn hoá của chúng ta, về cơ bản, có vai trò trong việc tiêm nhiễm tinh thần này vào mỗi con người từ lúc chúng ta mới được sinh ra. Cái thể chế của gia đình, của tôn giáo, của giáo dục, của phương tiện truyền thông, chính phủ, luật pháp và bất cứ một thể chế nào trong một nền văn hoá đều góp phần làm tái sinh chính nền văn hoá ấy. Cho dù nền văn hoá đó là phá hoại, là tàn bạo, hay là có trí tuệ và lòng từ, thì các thể chế trong nền văn hoá đều diễn tiến một cách tự nhiên theo cách đó. Và do vậy, tôi nhận ra rằng, chúng ta căn bản bị ép buộc tham gia vào những thói quen tàn bạo hằng ngày dựa trên chủ nghĩa hạ cấp, chủ nghĩa vật dụng hoá, bóc lột, phân biệt. Tôi nghĩ có điều còn sâu xa hơn thế, nó thuộc về tinh thần tách biệt (xem sự vật và sự việc không có liên quan tới mình) mà chúng ta học được từ nhỏ để tách biệt cái hiện thực của thức ăn trên đĩa với cái hiện thực của việc làm ra thức ăn đó, rồi cứ thế huân tập, cho đến khi 10, 12, 15 tuổi thì chúng ta trở thành những bậc thầy về tinh thần tách biệt. Và do vậy, chúng ta có thể tàn phá các khu rừng nhiệt đới, chặt phá và huỷ diệt rồi nói: “Ồ, không vấn đề gì cả”. Rồi đến việc các đại dương đang bị hủy hoại nhưng chúng ta vẫn xem việc đó là không liên quan gì tới mình.
Bởi thế tôi nghĩ rằng cốt lõi của toàn bộ giới cấm về mặt văn hoá mà chúng ta đang bàn ở đây, là rằng nền văn hoá của chúng ta khao khát vượt lên và tiến hoá. Tôi nghĩ mục đích của con người trên hành tinh này là để tăng trưởng, để thức tỉnh và là những ân điển đối với sự sống trên thế giới, rằng chúng ta ở đây có nghĩa là để mang phước lành cho thế giới và khám phá cách duy nhất của chính mình để là những phước lành ấy. Vì vậy, tôi nghĩ điều này thực sự là một thử thách về văn hoá mà chúng ta đối mặt, là lý do tại sao điều lớn lao nhất mà mọi người có thể làm là trở thành người thuần chay. Trở thành một người thuần chay, đơn giản là chúng ta đang đảm nhận trách nhiệm để tất cả các âm hưởng dịu dàng của cuộc đời mình phát ra khắp thế giới. Và đó chính là tinh thần bao hàm hết thảy, chính là đang nói rằng “Tôi sẽ bao hàm tất cả tất cả các chúng sinh vào trong thế giới của lòng từ bi của mình”. Đó chính là một thái độ trân trọng sự sống vô cùng tốt đẹp. Quý vị không thể chỉ là người thuần chay trên giấy tờ, mà cần phải thực hành nó. Đó là tại sao tôi thích điều đó rất nhiều, đó là điều chúng ta cần sống và thực hiện.
Và tôi nghĩ đa số người ta khi nhìn vào, họ nghĩ việc thuần chay giống như việc chúng ta lúc nào cũng nói “Không”. Có đúng không ạ? Quý vị nói “Không, xin lỗi, tôi không ăn thứ này, tôi không ăn kem, không ăn trứng, không ăn phó-mát và không…” và người ta sẽ nói “Ồ, bạn thật là tiêu cực, bạn nói không với cái này, nói không với cái kia. Bạn không đi tới vườn bách thú, bạn không…”. Nhưng thật ra tôi nghĩ, có điều quan trọng cần ghi nhớ là thái độ có vẻ phủ nhận của chúng ta khi nói “Không” thực sự dựa trên một chữ “Có” rộng lớn: “Có” đối với lòng nhân ái, “Có” đối với lòng từ bi, “Có” đối với tính bền vững, đối với tự do, đối với hoà bình, đối với ân điển, với sự công bằng dành cho tất cả mọi chúng sanh. Chính bắt đầu từ lòng quan tâm ấy mà chúng ta đang hướng theo một cuộc đời mà ở nơi đó chúng ta thể hiện lòng nhân ái và từ bi đối với tất cả chúng sanh bằng cách đừng chi tiền cho những người anh em để làm những việc vô tâm, tàn bạo và mất phẩm giá thông qua sự giết hại động vật. Và Martin Luther King nói rằng “Ở đâu có sự tàn bạo thì ở đó có đau khổ cho mọi người. Chúng ta đều có sự liên hệ với nhau”. Nếu tôi lấy ví ra và trả tiền cho ai đó để nhốt một con bò, hay con gà, và để đối xử tàn nhẫn đối với những con vật này để lấy thức ăn, thì chính tôi sẽ là người chịu trách nhiệm về việc đó. Lúc ấy, chính tôi đã thuê người khác làm những việc mà mình không dám làm. Và tôi nghĩ, làm nền tảng cho điều này là một bức thông điệp vô cùng tích cực rằng chúng ta có thể làm biến đổi nền văn hoá của chúng ta.
Trong cuốn
Каталог: Upload -> file
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương