Thiên Chúa & Chủ thuyết Vô thần mới


Chủ thuyết vô thần mới vô thần chừng nào?



tải về 0.76 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.76 Mb.
#38180
1   2   3   4   5

2

Chủ thuyết vô thần mới vô thần chừng nào?

(How Atheistic Is the New Atheism?)
Nếu có ai đã viết một cuốn sách chỉ trích đức tin tôn giáo nhiều hơn tôi đã viết, tôi không được biết đến.

—Sam Harris1

Trong nhiều năm, tôi dạy một khóa thần học nhập môn gọi là “Vấn đề về Thiên Chúa” (The Problem of God) cho các lớp cử nhân Đại học Georgetown. Làm ra một bản liệt kê thích hợp cho kinh nghiệm khoa bảng quan trọng này luôn luôn là một thách thức, nhưng các bạn đồng sự và tôi bị thuyết phục rằng sinh viên của chúng tôi phải được phơi bày ra với sự uyên bác nhất của các người không tin. Lý lẽ của chúng tôi là bất cứ một cam kết chín muồi nào mà giới trẻ thông tuệ có thể thực hiện với đức tin tôn giáo, nếu họ chọn lựa như thế, phải được thử nghiệm cách phê phán bằng các người chống đối mãnh liệt nhất. Khóa học có lúc xáo trộn vì vài sinh viên và cách riêng vì các bạn trẻ họa hiếm đến từ bối cảnh thuyết tạo dựng hoặc nền giáo dục tôn giáo trước kia của họ đã không giải quyết cách thành thực với các khoa học tự nhiên. Nhưng đó cũng là một khóa học mở mắt cho các sinh viên đến từ các bối cảnh không tôn giáo hoặc vô thần. Họ phải đi qua tiến trình học hỏi rằng tôn giáo mang vô tận sắc thái nhiều hơn họ đã từng tưởng tượng ra. Thêm vào đó, họ sẽ bị phơi bày cho các nền thần học có thể sẽ tàn bạo trong việc chỉ trích các khía cạnh quỉ quái và mọi rợ của tôn giáo con người hơn bất cứ người vô thần mới nào từng làm.

Tôi không thể nói thay cho các giáo sư đại học ngày nay, nhưng trong các lớp của chính tôi, các sách mới của Dawkins, Harris, và Hitchens không bao giờ nằm trong bản liệt kê các sách phải đọc. Các lời chỉ trích đó đơn giản sẽ tăng cường sự ngu dốt của sinh viên không chỉ về tôn giáo mà chua chát thay cả về chủ thuyết vô thần. Tột mức, các trình bày của các người vô thần mới sẽ như là tài liệu hữu ích cho việc đọc ngoại khóa, các kế hoạch nhóm, hoặc các trình bày trước lớp. Và quan điểm của các hoạt động bên ngoài đó có thể không phải để cung cấp bất cứ điều gì gia tăng sự khôn ngoan hay trí thức. Đúng hơn, nó được dùng để xem công việc tương đối nhẹ mà các người vô thần mới bày ra hay ho chừng nào so với sức nặng của một thế hệ xưa hơn và đầy tư duy hơn của những người chỉ trích tôn giáo.

Nhận thức “mới” nguyên thủy nhất trong sách của Hitchens, ví dụ, là rằng “tôn giáo do con người làm ra (religion is man-made) (8, 10, 17, 52, 54, 99-100, 115, 130, 151, 167-68, 181, 202, 229, 240). Điệp khúc này lách cách qua các trang sách của phê phán của ông với hết năng lực của một mặc khải đáng kinh hãi. Sinh viên của tôi sẽ thấy thích thú, ấy là nói ít nhất, làm sao một nhận thức sáo mòn như vậy có thể trở thành trung tâm tổ chức của một cuốn sách bán chạy nhất. Sau khi quen thuộc với chủ thuyết vô thần cảm hứng bởi khoa học của Sigmund Freud hoặc Bertrand Russell và chủ thuyết lý tưởng nhân bản của Ludwig Feuerbach và Karl Marx, chủ thuyết vô thần mới xem ra nhiều phần phờ phạc vì cung cấp ít ỏi nhận thức mới tại sao tôn giáo lại có thể nguy hiểm đến như vậy.

Liên quan đến quan tâm nâng cao tri thức về tôn giáo, các người vô thần mới chẳng làm gì nhiều hơn là cung cấp một danh mục mới mẻ các điều ác do các đức tin hữu thần chế tác ra. Cùng lúc, tâm trí người trẻ đích thực muốn tìm hiểu vẫn chưa yên tìm kiếm nhận thức sâu xa hơn. Thậm chí lý thuyết của Freud về nguồn gốc tôn giáo, cùng với các lý thuyết của Feuerbach và Marx, cho dẫu xem ra sai lầm đến thế nào với các sinh viên của tôi, ít nhất cũng lôi cuốn họ chú ý và làm cho họ bắt đầu suy tư liệu toàn bộ công chuyện về tôn giáo có thể là một tạo dựng của con người ảo tưởng hay không. So sánh với các bậc thầy ngày xưa của lý thuyết dự đoán, các sinh viên của tôi sẽ nhận thấy cuốn sách của Hitchens đúng ra là những gì tẻ nhạt. Vì trong khi Feuerbach, Marx, và Freud cung cấp các khung lý thuyết hấp dẫn cho các lý thuyết của họ, Hitchens chẳng cung cấp được thứ gì đại loại như vậy.

Mặt khác, tôi nghi ngờ các sinh viên của tôi sẽ bị kích thích bởi các bài viết gần đây của Dawkins, Dennett, và những người khác tuyên bố đưa ra một giải thích sinh học, tiến hóa về lý do tại sao người ta tin tưởng vào Thiên Chúa. Họ có thể đã học trong khóa học của chúng tôi rằng không có một lý do thần học hay ho nào để phản kháng bất cứ nỗ lực nào của khoa học về nhận hiểu tôn giáo, thậm chí theo cách tiến hóa. Khóa học đã nói rõ rằng tôn giáo có thể và quả thực phải được nghiên cứu như là một hiện tượng tự nhiên. Nói cho cùng, đây là phương cách duy nhất khoa học có thể nghiên cứu bất cứ điều gì, và các nhận thức của nó hoàn toàn phù hợp với bất cứ nền thần học chính đáng nào. Nhưng vì các lý do tôi triển khai trong các chương 5 và 6, các sinh viên của tôi có quyền phân vân liệu lý thuyết tiến hóa, hoặc bất cứ khoa học tự nhiên hay xã hội nào, có thể đưa ra một nhận thức hoàn toàn và đầy đủ về tôn giáo hay không. Trong khóa học một học kỳ của chúng tôi, sinh viên đã gặp gỡ trong cuốn sách của Freud Tương lai của ảo giác (The Future of an Illusion) lời tuyên bố rằng một mình khoa học là con đường đáng tin cậy để

nhận thức đích thực về bất cứ điều gì. Và họ có thể đã học được từ các sách đọc thêm khác rằng tuyên bố này là một tuyên ngôn về đức tin được biết đến như là chủ thuyết khoa học (scientism), một hệ thống niềm tin hiện đại đã có dấu ấn thêm vào của việc tự đối kháng.

Tại sao tự đối kháng? Bởi vì chủ thuyết khoa học bảo chúng ta không chấp nhận thứ gì theo đức tin, thế nhưng đức tin đòi buộc phải có để chấp nhận chủ thuyết khoa học. Những gì đáng chú ý là rằng chẳng có ai trong các người vô thần mới xem ra đã mảy may chuẩn bị để thú nhận rằng chủ thuyết khoa học của ông ấy là một thú nhận tự hủy diệt về đức tin. Xin lắng nghe Hitchens: “Nếu người ta phải có đức tin nhằm để tin tưởng vào một điều gì, như thế việc xem ra cái điều gì đó nếu có sự thực hay giá trị nào đều xem như bị giảm giá trị” (71). Nhưng lời phát biểu này tự nó vô giá trị vì nó cũng trỗi sinh từ đức tin vào các điều không nhìn thấy. Không có một tập hợp các thử nghiệm hữu hình hoặc các trình bày có thể trông thấy đã từng chứng minh được bằng khoa học rằng lời phát biểu đó là chân thật. Nhằm đề xuất lời tuyên bố vừa dẫn chiếu cách tự tin như vậy, Hitchens đã phải chấp nhận tín điều (creed) vào một cộng đoàn đức tin (faith) mà chủ thuyết khoa học và chủ thuyết thiên nhiên khoa học cung cấp các căn bản giáo điều. Và Hitchens phải biết rằng hầu hết người ta không chấp nhận tín điều đó, có thể vì không có “chứng cứ” nào cho nó cả.

“Chúa của chúng ta là logos2” (Our god is logos), Freud hãnh diện tuyên bố trong Tương lai của ảo giác, thẳng thắn báo hiệu đặc tính tín điều của giáo điều trọng tâm được toàn bộ cộng đoàn những người theo chủ thuyết duy lý khoa học (scientific rationalists) tôn thờ.3 Lời tuyên bố là đề tài tốt cho việc thảo luận trong lớp, nhưng bất cứ khi nào tôi bảo các lớp của tôi đánh giá lời tuyên bố của Freud, họ không mất nhiều thì giờ để nhận ra rằng chính lời tuyên bố đó tự đánh bại nó một cách logic vì nó không bao giờ có thể được biện minh bởi bất cứ thực nghiệm khoa học nào có thể quan niệm được. Phần lớn các sinh viên của tôi không khó khăn gì nhận ra rằng chủ thuyết khoa học cũng là một tín điều tự hủy hoại cung cấp nền tảng ý thức bèo bọt cho toàn bộ công trình mà chúng ta đề cao với nhãn hiệu “chủ thuyết vô thần mới.”

Giả sử họ đòi buộc phải đọc hai cuốn sách của Harris, các sinh viên năm thứ nhất của tôi khó mà thất bại chú ý đến việc biết bao nhiêu lần anh sinh viên cao học Standford hô hào người đọc của anh từ bỏ niềm tin vào Thiên Chúa vì nó không dựa trên “chứng cứ.” Chứng cứ là một từ ngữ được nêu lên với tần số cao trong các tuyên ngôn của Harris, báo hiệu sự quan trọng của nó đối với người học giả trẻ tuổi này. Nhưng vì rõ ràng với Harris rằng chứng cứ thực sự nghĩa là những gì khả dĩ cho khoa học nhận biết, chẳng có gì trong giả định đang tiến hành của ông mà các sinh viên của tôi có thể đã chưa gặp gỡ trong chủ thuyết thiên nhiên thực nghiệm (empiricist naturalism) mà Freud và Russell chấp nhận như là quan điểm chung họ chia sẻ.

Vì lý do đó, sau học khóa “Vấn đề về Thiên Chúa,” đa số các sinh viên cử nhân của chúng tôi có thể nghĩ chính là ngu xuẩn cho bất cứ ai duy trì rằng khoa học có thể quyết định vấn đề về Thiên Chúa. Thế nhưng đó chính xác là những gì Richard Dawkins, người tiến hóa danh tiếng nhất của thế giới, tuyên bố trong Ảo giác về Thiên Chúa (48, 58-66). Harris và Hitchens cũng đồng ý với khẳng định của Dawkins, thậm chí cho dẫu họ hình như quá thận trọng không dám bạo mồm bạo miệng thẳng thừng như vậy. Khoa học, Dawkins tin tưởng thế, có thể quyết định vấn đề về Thiên Chúa bởi vì quyền điều khiển tiềm tàng của nó với mọi chứng cứ liên quan. Thế nhưng lời tuyên bố này hình như chẳng có ý nghĩa gì vì lý do đơn giản rằng phương pháp khoa học theo định nghĩa chẳng có gì để nói về Thiên Chúa, ý nghĩa, các giá trị, hay cứu cánh. Phải mất một thời gian dài cho tư duy con người để đến được điểm nhận thức, vào các thế thứ 16 và 17, rằng không cần phải nói đến Thiên Chúa hoài mãi khi giải thích làm sao các sự việc vận hành. Vì thế các nhà tư duy thiên tài vĩ đại đã đến với một phương pháp tìm hiểu ngày nay chúng ta gọi là “khoa học,” điều có thể cho chúng ta biết rất nhiều về thế giới bằng cách chỉ nhìn vào các nguyên ủy tự nhiên.

Nhưng ở đây chúng ta có Dawkins, người giữ chức Khoa trưởng Charles Simonyi về Nhận thức chung của khoa học (Charles Simonyi Chair for Public Understanding of Science) tại Đại học Oxford, bảo chúng ta rằng vấn đề về Thiên Chúa giờ đây cũng đã trở thành một chủ đề thích đáng cho cả khoa học. Chắc chắn Dawkins phải chú ý đến sự trớ trêu, nhưng điều đó chẳng làm rộn gì ông. “Có thể là,” ông thú nhận, “nhân loại sẽ không bao giờ vươn tới được sự tận cùng của nhận thức hoàn toàn, nhưng nếu chúng ta tới được, tôi đánh liều một lời tiên đoán vững vàng rằng chính khoa học, không phải tôn giáo, sẽ đưa chúng ta đến đó. Và nó nghe ra như là chủ thuyết khoa học, vậy càng

hay hơn cho chủ thuyết khoa học.”4 Trở thành minh bạch như vậy là một cải tiến trong việc cố gắng che đậy giả định nền tảng của chủ thuyết vô thần mới, nhưng nó chẳng làm được gì để làm vững chắc sự yếu kém logic của nền tảng không vững chắc đó. Tuy nhiên, logic không phải là vấn đề duy nhất mà khoa thần học nhập môn của chúng tôi đã xem xét đến.

Cũng bấp bênh là, nếu chúng ta xem chủ thuyết vô thần một cách nghiêm chỉnh là đúng sự thực, liệu nó có thay đổi nhiều cuộc sống và tự nhận thức của chúng ta hay không. Dĩ nhiên, các người vô thần mới sẽ trả lời rằng nó phải thay đổi lớn lao. Nhưng có thực không? Chúng ta đã thấy trong chương trước làm sao bốn chứng đế của họ có mục đích loại bỏ sự đau khổ không cần thiết và như thế đề cao hạnh phúc. Nhưng các cuốn sách phổ biến và hấp dẫn của họ không cống hiến một thảo luận sâu sắc về “hạnh phúc” nghĩa là gì.5 Hình ảnh của sự thỏa mãn của con người nổi lên từ các bài viết của họ là một sự thỏa mãn trong đó nếp sống hiện tại của chúng ta vẫn giữ nguyên gần như như cũ, ngoại trừ sự bất tiện của chủ thuyết khủng bố và những người theo thuyết tạo dựng. Việc tự nhận thức của chúng ta sẽ được tạo hình theo khoa sinh vật Darwin, nhưng chúng ta có thể trông mong rằng bản năng luân lý và xã hội của chúng ta, bắt rễ trong sinh học vẫn như chúng vốn là thế, sẽ duy trì không thay đổi ngoại trừ một vài sửa chữa văn hóa chút ít cần phải hình thành sau khi tôn giáo biến mất.

Không như các tình huống được che chở mà chủ thuyết vô thần mới bảo thủ xã hội tìm cách cứu vớt, những người vô thần cổ điển, tác phẩm của họ các sinh viên của tôi đòi buộc phải đọc, nói chung đòi hỏi một chuyển hóa (transformation) cấp tiến hơn nhiều về văn hóa và ý thức con người. Việc chuyển hóa này trở thành hiển nhiên hơn khi chúng ta chuyển từ Freud, Feuerbach, và Marx đến những người không thần không chúa nghiêm trọng hơn trong tác phẩm của Friedrich Nietzsche, Albert Camus, và Jean-Paul Sartre, các người vô thần hạng nặng (hard-core) thực sự. Với họ, chủ thuyết vô thần, nếu người ta thực sự chấp nhận nó nghiêm chỉnh, sẽ làm cho thế giới thay đổi hoàn toàn, và sẽ cần đến một nổ lực siêu phàm để chấp nhận nó. “Chủ thuyết vô thần,” như Sartre ghi nhận, “là một công việc độc ác và lâu dài.”6 Cùng với Nietzsche và Camus, Sartre nhận ra rằng phần lớn con người sẽ quá yếu đuối để chấp nhận hậu quả kinh hoàng của cái chết của Thiên Chúa. Tuy nhiên, bất cứ điều gì ít hơn sẽ là chủ thuyết trốn chạy thực tại (escapism), hèn nhát, và đức tin xấu (bad faith).

Ngược lại, các sinh viên của tôi sẽ lập tức nhận ra rằng các tác giả mà tôi đang nghiên cứu trong cuốn sách này muốn chủ thuyết vô thần thịnh hành mà tổn phí ít nhất cho môi trường xã hội kinh tế dễ chịu từ đó họ thuyết giảng. Lợi ích của các người vô thần mới là gìn giữ hơn là cải tổ cấp tiến môi trường văn hóa phản ánh một cách thiếu phê phán trong các ước muốn của họ về một thế giới an toàn hơn. Họ sẽ làm cho các Thiên Chúa giáo—Do thái, Kitô, và Hồi giáo—đơn giản biến mất đi, sau đó chúng ta vẫn có thể tiếp tục tận hưởng cũng một kiểu sống như trước, chỉ không có sự phiền toái của ôm bom tự sát và các nhà rao giảng phúc âm trên TV. Chúng ta sẽ có thể thu dọn những gì tốt đẹp nhất mà cuộc sống cống hiến ngay từ bây giờ, nhưng không phải lo lắng về việc bị nổ tung bởi những kẻ cuồng tín cảm hứng từ Thiên Chúa.

Không phải chủ thuyết vô thần mới, một khi đã thi hành, sẽ không đổi gì mới hết đâu. Nhưng sẽ có một sửa chữa mỹ phẩm so sánh với định nghĩa lại sự hiện hữu của con người mà các người vô thần nghiêm chỉnh thực sự đòi hỏi. Hai thay đổi ý nghĩa nhất các người vô thần mới muốn làm là, thứ nhất, khoa học hơn là đức tin sẽ trở thành nền tảng của nền văn hóa của thế giới mới, như Freud và Russell đã tiên liệu; và, thứ hai, luân lý sẽ bắt rễ hoàn toàn từ lý trí. Khoa học, họ hy vọng, sẽ được giải phóng khỏi mê tín, và các bản năng đạo đức mà sự tuyển chọn tự nhiên đã khắc tạo trong chủng loại chúng ta qua hơn 2 triệu năm, cuối cùng sẽ được giải thoát khỏi sự ràng buộc què quặt với tôn giáo.7 Con người lúc đó sẽ tiếp tục vun trồng cách thiết yếu cũng các giá trị đó như trước, kể cả lòng vị tha, nhưng họ sẽ hòa hợp tốt đẹp mà không có các sách được cảm hứng và điều răn siêu nhiên. Các nhà giáo dục có thể dạy khoa học mà không có vấn đề những người theo chủ thuyết tạo dựng thò mũi vào, và sinh viên học sinh sẽ học rằng tiến hóa chứ không phải là việc tạo dựng siêu nhiên là cách giải thích cuối cùng về lý do tại sao chúng ta là thể loại sinh vật như chúng ta đang là thế. Chỉ có các tuyên bố dựa trên “chứng cứ” sẽ được khoan nhượng, nhưng sự thỏa mãn nhận biết chân lý về thiên nhiên bằng phương cách khoa học sẽ bù đắp cho bất cứ sự kiềm chế đạo đức nào chúng ta sẽ phải áp đặt trên bản năng thú vật của chúng ta.

Cách xử lý này về chủ thuyết vô thần, dĩ nhiên, chính xác là thể loại làm nôn mửa Nietzsche và làm Camus và Sartre co rúm người trong các quán cà phê Bờ bên trái của họ. Chủ thuyết vô thần với ít tổn phí nhất có thể được cho sự tầm thường của nền văn hóa phương Tây chẳng phải là chủ thuyết vô thần gì cả. Nó chẳng là gì hơn là sự dai dẵng của tính tôn giáo tê cóng vì cuộc sống dưới một chiêu bài mới. Xin ghi nhận rằng tôi không đang đề cao triết học phi lý của Camus cũng không phải chủ thuyết hư vô (nihilism) của Nietzsche hay Sartre. Nhưng các chỉ trích mạnh mẽ hơn đó về tôn giáo ít nữa cũng thông minh đủ để nhận ra rằng một sự chấp nhận hoàn toàn cái chết của Thiên Chúa sẽ đòi buộc một sự khổ tu hoàn toàn vắng mặt trong các công thức vô thần mới. Chủ thuyết vô thần, như sự quen thuộc của các sinh viên của tôi với Nietzsche, Camus, và Sartre có thể làm sáng tỏ, phải được nghĩ đến tận các kết luận logic cuối cùng của nó. Theo quan điểm đó, chủ thuyết vô thần mới, khi được đo lường theo các đòi hỏi chặt chẽ của một sự không tin tiếp diễn xuyên suốt thực sự, sẽ bị phơi bày như chỉ khác biệt hời hợt bên ngoài với chủ thuyết hữu thần truyền thống mà nó muốn thay chỗ. Sự ôn hòa của chủ thuyết vô thần tương đối mới mỉa mai thay nằm trong ý nguyện của nó để thương lượng với thể loại vô vị cách chính trị và văn hóa của chủ thuyết hữu thần mà nó tuyên bố phải hất cẳng. Một nhãn hiệu nhợt nhạt như vậy về chủ thuyết vô thần cho phép một cách không phê phán cũng các giá trị và ý nghĩa cũ tồn tại, chỉ khác giờ đây chúng có thể trở thành được phong thánh bởi thuyết chính thống Darwin bảo thủ cách đạo đức và chính trị. Nếu ước nguyện của các người vô thần mới có bao giờ được hoàn thành, chúng ta cần tiên liệu ít có gì cải tiến về văn hóa ngoại trừ việc xoay các địa điểm thờ phượng của thế giới thành nhà bảo tàng, tiệm nhảy discos, và quán cà phê.

Theo quan điểm này, chủ thuyết vô thần mới giống rất nhiều với chủ thuyết nhân bản thế tục (secular humanism) ngày xưa bị khiển trách bởi các người vô thần hạng nặng về tính nhát như chuột (mousiness) khi đối mặt với những gì sự vắng mặt của Thiên Chúa phải thực sự có ý nghĩa. Nếu quí vị sắp trở thành một người vô thần, phiên bản thô kệch nhất của việc không thần không chúa đòi hỏi sự nhất quán hoàn toàn. Xin đi hết con đường và

suy nghĩ công việc của chủ thuyết vô thần đến tận cùng cay đắng; trước khi quí vị trở nên quá thoải mái với thế giới không thần không chúa mà quí vị trông mong, quí vị sẽ bị đòi buộc bởi logic của bất cứ chủ thuyết hoài nghi nhất quán nào để trải qua cảnh hoang dại mất phương hướng của chủ thuyết hư vô. Quí vị có can đảm làm điều đó không? Quí vị sẽ phải chấp nhận chủ thuyết anh hùng bi thảm của một Sisyphus8, hoặc nhận ra rằng tự do đích thực trong sự vắng mặt của Thiên Chúa nghĩa là quí vị chính là người sáng tạo các giá trị mà quí vị sống với, một gánh nặng không khoan nhượng mà phần lớn con người muốn tìm cách tránh khỏi. Quí vị có sẵn sàng cho phép logic đơn giản dẫn dắt quí vị đến chân lý đích thực về cái chết của Thiên Chúa không? Trước khi ổn định vào một quan điểm chung thực sự vô thần, quí vị sẽ phải kinh qua cảm xúc Người điên (Madman9) của Nietzsche về việc đi lạc qua “sự hư vô vô tận” (infinite nothingness). Quí vị sẽ bị đòi buộc phải huy động một trình độ trước sau chưa từng có lòng can đảm nếu quí vị dự định xóa bỏ đi toàn bộ chân trời của siêu việt (transcendence). Quí vị có sẵn lòng chịu nguy cơ điên rồ không? Nếu không, vậy thì quí vị không thực sự là một người vô thần.10

Có thể tiên đoán được, chẳng có gì trời long đất lỡ bày tỏ ra trong tư duy của Dawkins, Harris, và Hitchens. Ngoại trừ việc không nhân nhượng sự khoan nhượng, mà chúng ta đã ghi chú trước đây, và nồng độ cao của chủ thuyết Darwin làm nền tảng cho nhiều tuyên bố của nó, chủ thuyết vô thần hạng nhẹ ít có gì khác biệt với chủ thuyết nhân bản mà các người vô thần hạng nặng trừng trị thẳng tay vì sự lỏng lẻo của nó. Các người vô thần hạng nhẹ mới giả định rằng, bằng vào chủ thuyết Darwin, chúng ta có thể loại bỏ Thiên Chúa đi như loại bỏ Ông già Noen mà không phải chứng kiến sự sụp đổ hoàn toàn của nền văn hóa phương Tây—kể cả cảm quan của chúng ta về những gì là hữu lý và luân lý. Ít nữa các người vô thần hạng nặng đã hiểu rằng nếu chúng ta thành thực thực sự trong chủ thuyết vô thần của chúng ta, toàn thể mạng lưới các ý nghĩa và giá trị đã vây bọc chung quanh ý niệm về Thiên Chúa trong nền văn hóa phương Tây phải sụp đổ cùng với trung tâm tổ chức của nó. Nietzsche, Camus, và Sartre, và có lẽ nhiều người trong đám con cháu sau hiện đại của họ, chẳng dính líu gì đến chủ thuyết hoài nghi nhạt nhẽo thất bại trong việc suy tư chủ thuyết vô thần cho thông suốt với tính nhất quán tuyệt hảo.

“Nếu có ai đã viết một cuốn sách chỉ trích đức tin tôn giáo nhiều hơn tôi đã viết, tôi không được biết đến,” Sam Harris tuyên bố.11 Các sinh viên của tôi có thể không chắc chắn đến thế. Harris có thực sự đã nghĩ đến điều gì có thể xẩy ra nếu người ta chấp nhận niềm tin của người vô thần hạng nặng rằng chẳng có căn bản siêu việt cho các đánh

giá luân lý của chúng ta không? Nếu người ta biết để hỏi liệu chủ thuyết thiên nhiên Darwin có thể cung cấp một nền tảng chắc chắn và bền vững cho các tuyên bố về chân lý và các phán đoán về giá trị của chúng ta không? Một nền giáo dục khoa học tốt có sẽ làm cho mọi người đơn giản quyết định trở nên tốt nếu vũ trụ vốn đã không có giá trị và không có cứu cánh không? Ít nữa các người vô thần hạng nặng đã cố gắng chuẩn bị cho người đọc của họ về một thế giới không quan điểm họ sẽ gặp phải nếu cái chết của Thiên Chúa có lúc được nhận lấy cách nghiêm chỉnh.

Họ đã không hình thành một kế hoạch để giết Thiên Chúa vì họ giả định rằng người giết thần chúa (deicide) đã xẩy ra trong tay chủ thuyết khoa học và chủ thuyết thế tục. Nhưng họ đã muốn mọi người đối diện một cách thành thực với các hàm ý logic, đạo đức, và văn hóa của một thế giới không thần không chúa.

Nietzsche, Camus, và Sartre cũng đã thất bại tiêu biểu chủ thuyết anh hùng bi thảm mà họ nghĩ có thể sẽ là kết quả của chủ thuyết vô thần. Họ trở thành phần lớn giống tất cả chúng ta. Thế nhưng, sự thất bại của họ thực sự tăng cường câu kết luận mà ít nữa một số trong các sinh viên của tôi đã đạt đến trong khóa “Vấn đề về Thiên Chúa”: một chủ thuyết vô thần nhất quán thực sự là không thể thực hiện được. Và nếu chủ thuyết vô thần hạng nặng không thể thành công, nghi ngờ rằng biến thể hạng nhẹ cũng sẽ không thể thành công được. Sau khi đọc các luận văn kích động của Nietzsche về sự sáng tạo các giá trị mới có thể cần để thay thế một khi người ta nhận ra ý niệm về Thiên Chúa là hư cấu, các đơn thuốc đạo đức đích thực ông ủng hộ kết thúc may ra nghe như một phiên bản thú vị của cái cũ. Ông nghĩ rằng một khi chúng ta nhận ra chẳng có Đấng Tạo dựng, tính sáng tạo vừa được giải thoát của chính chúng ta sẽ có thể thấm nhuần với các ý nghĩa và các giá trị hoàn toàn mới sự trống rỗng vô tận (the infinite emptiness) để lại đàng sau. Sau khi chúng ta đã uống cạn biển siêu việt, sẽ có vô số không gian cho một tập hợp hoàn toàn mới của mệnh lệnh đạo đức (ethical imperatives). Thế nhưng người ta chỉ có thể thấy thất vọng với những gì Nietzsche chế tác. Tập hợp luật lệ mới của ông cho cuộc sống nghe một đầu nghi ngại như là chủ thuyết khổ tu của tu sĩ, và đầu kia như chủ thuyết nhân bản thế tục chẳng có gì đặc biệt: “Hãy có tính sáng tạo.” “Đừng sống đời sống tầm thường!” “Đừng nghe lời những ai nói về các hy vọng một thế giới khác!” “Hãy tiếp tục trung thành với trần thế.” Nietzsche chẳng có cách nào bỏ qua những gì ông đã nghe trước đây từ Kinh thánh. Lời mời gọi của ông về một một “sự vô tội mới mẻ của việc thành hiện hữu” (a fresh “innocence of becoming”) và “sự mới mẻ của đời sống” (newness of life) ít nữa là một âm vang phảng phất các tiên tri kinh thánh và Phaolô, chỉ khác là không có các nhân đức yêu thương và hy vọng.12

Tương tự, Camus làm một chuyển mạch ngạc nhiên—không báo cho chúng ta chính xác vì sao—từ chủ thuyết phi lý (absurdism) trong các tác phẩm ban đầu, Người lạ mặt (The Stranger) và Huyền thoại Sisyphus (The Myth of Sisyphus) đến chủ thuyết nhân bản cảm động trong Bệnh dịch (The Plague) và sự ám ảnh phần nào theo chủ thuyết truyền thống với tội lỗi luân lý trong Sự sụp đổ (The Fall). Ông có thể đã đến chỗ nhận ra rằng sự không hy vọng hoàn toàn của chủ thuyết vô thần hư vô trước kia của ông không thể cung cấp một không gian trong đó con người có thể thực sống cuộc sống của họ. Cùng lúc, Sartre, một khi đã bảo đảm với chúng ta rằng chẳng có các giới răn được Thiên Chúa ban cho, kết cuộc nghe chừng gần như có tôn giáo khi đề xuất mệnh lệnh “mới” của ông, gọi là, “Hãy nhận lấy tự do của quí vị!” (Accept your freedom!). Với Sartre lúc ban đầu, luôn luôn là sai (“đức tin xấu”—“bad faith”) khi chối bỏ tự do của chúng ta và của những người khác. Nhưng đến chừng mực ông muốn tất cả các điều đó nghe ra có vẻ mới mẻ cấp tiến, nhằm làm cho chủ thuyết vô thần của ông nên ngon lành, ông đã phải lập luận rằng nói cho cùng “chủ thuyết hiện sinh” (existentialism) của ông thực sự là một hình thái của “chủ thuyết nhân bản.”13

Vậy nếu thậm chí các người vô thần hạng nặng thất bại trong việc hoàn thành chương trình của họ về việc tẩy xóa mọi vết tích của các giá trị siêu việt khỏi vũ trụ luân lý, thế thì các người vô thần hạng nhẹ của chúng ta có thể trông mong ít đi bao nhiêu, nói theo logic, để hoàn thành mục đích đó?14


CHÍNH TRỰC

(Rightness)

Các người vô thần hạng nặng đặt ra các tiêu chuẩn đòi hỏi cao về những ai sẽ được phép vào trong xã hội của không niềm tin đích thực. Họ nhấn mạnh rằng mỗi một người vô thần nghiêm chỉnh phải suy nghĩ chín chắn những gì chủ thuyết vô thần đòi hỏi theo logic, thậm chí nếu tự bản thân họ không thành công trong việc thực hiện như vậy. Các người vô thần hạng nhẹ mới thậm chí không thử xem. Họ đồng ý với các anh chị em họ hàng tuyệt đối của họ rằng Thiên Chúa không hiện hữu. Nhưng nơi đâu sự khắt khe logic có thể đòi buộc họ cũng phải nhận thức rằng không có thiên đường không thời gian để chỉ định những gì tốt những gì không, các ý niệm của họ thay vào đó thành ẻo lả èo uột. Các người vô thần mới của chúng ta tiếp tục cam kết không điều kiện với các giá trị truyền thống như mọi người khác trong chúng ta. Họ làm như thế hầu như công khai trong mọi tuyên bố mà họ nói rằng đức tin là xấu, và rằng vì lợi ích của các giá trị đích thực, con người có luân lý phải gạt ra khỏi họ đức tin đó càng sớm càng tốt!

Tất cả ba người vô thần hạng nhẹ của chúng ta tuyệt đối chắc chắn rằng tín điều, lý tưởng, và thực hành của tôn giáo thiết yếu là điều ác. Quả thực, một dấu chỉ phân biệt của chủ thuyết vô thần mới là rằng nó không chừa chỗ nào cho khả năng của tính mơ hồ luân lý trong bất cứ thứ gì phảng phất mùi vị đức tin. Không một nhận thức rằng tôn giáo có thể có ít nữa một đôi khía cạnh cứu độ. Không một chuyện dông dài nào như thế được phép. Lòng ghét bỏ tôn giáo của họ có thể cảm giác được cho đến nổi các trang sách của họ hình như run rẩy trong tay chúng ta. Sự làm nhục như vậy, tuy nhiên, chỉ có thể trỗi sinh từ một nhận thức của việc bị chôn ngập trong một lãnh vực không lay chuyển của “chính trực” (rightness). Nhiệt tình của các người vô thần mới trong việc làm nhục đức tin, cách riêng niềm tin vào Thiên Chúa, là cũng kiên quyết như bất cứ người rao giảng Phúc âm nào có thể sắp đặt. Để biết với một tính chắc chắn như vậy rằng tôn giáo là điều ác, người ta trước hết đã phải hàng phục con tim và tâm trí của mình một cách không điều kiện cho những gì là điều thiện. Nhưng bằng cách thực hiện việc hàng phục này, các nhà phê bình của chúng ta phải không cách xa việc minh họa nhận thức thần học về đức tin mà tôi đã phác họa ở cuối chương 1.

Các cuốn sách của Dawkins, Harris, và Hitchens không phải là các luận giải ôn hòa như những sách mơn man dè dặt, và thường không hấp dẫn, từ các phân khoa triết học. Đó là các tác phẩm của thịnh nộ, và tôi nghi rằng hầu hết các nhà triết học sẽ bối rối với thể loại trình bày quá mức của ba người đó. Vì thế tôi nghi ngờ việc các nhà triết học cũng sẽ giới thiệu các tác phẩm đó cho sinh viên của chính họ, cho dẫu các cuốn sách đó có thể hữu dụng vào việc nghiên cứu trường hợp cho các lớp suy tư phê phán. Ở điểm nhậy cảm nhất của họ, điểm biện minh cho các giá trị nằm đàng sau việc đánh giá luân lý của họ về tôn giáo, sự liên kết logic rời bỏ từng người trong các người vô thần mới.

Với các người vô thần hạng nặng, người ta phải đặt câu hỏi về chủng loại mới này: Căn bản của sự chính trực luân lý của quí vị là gì? Nói cách khác, nếu không có nền tảng vĩnh cửu cho các giá trị, làm cách nào các tiêu chuẩn chặt chẽ của chính quí vị có thể là gì khác hơn là những bịa đặt trần tục tạm thời, thông thường, giới hạn thực chất?

Nhưng quí vị lại xem đó như là ràng buộc tuyệt đối. Và nếu quí vị là người theo Darwin, làm cách nào các giá trị luân lý của quí vị cuối cùng có thể là điều gì hơn là các trù liệu mù quáng của việc tuyển chọn theo tiến hóa? Nhưng, lại nữa, trong việc quí vị kết án các điều ác của tôn giáo, quí vị giả định một tiêu chuẩn của điều thiện cũng không thời gian và tuyệt đối như được Thiên Chúa ban cho. Dĩ nhiên, không ai chống đối việc quí vị đưa ra các phán đoán luân lý. Nhưng nếu quí vị, bộ tộc quí vị, hoặc Mẹ Thiên nhiên là nền tảng cuối cùng của các giá trị của quí vị, tại sao khả năng của quí vị về sự chính trực hoạt động với sự quả quyết như vậy trong việc quí vị kết án luân lý của mọi người khác về đức tin? Có thể nào cuộc sống mong manh và tâm trí dễ dàng bị ấn tượng của chính quí vị—vì quí vị cũng là con người như chúng tôi còn lại—lại là nguyên ủy của một điều gì cứng rắn như khả năng chính trực của chính quí vị? “Xin thứ lỗi cho chúng tôi vì đã thẳng thắn như vậy,” các sinh viên của tôi sẽ hỏi xin, “nhưng nếu quí vị giờ đây đang nhờ cậy khoa sinh học tiến hóa, làm sao các biến cố may rủi và sự tuyển chọn tự nhiên mù quáng có thể giải thích sự tuyệt đối (absoluteness) mà quả thực quí vị gán cho các giá trị biện minh cho sự không khoan nhượng của quí vị với đức tin? Hoặc, nếu quí vị không muốn Darwin đưa ra toàn bộ câu trả lời, các luồng gió đa dạng có tính lịch sử của nền văn hóa loài người có thể nào giải thích đầy đủ sự chắc nịch như đá của sự chính trực của quí vị được không?”

Dawkins tuyên bố rằng Thiên Chúa trong Kinh thánh là một con quái vật; Harris, rằng Thiên Chúa là điều ác; Hitchens, rằng Thiên Chúa không vĩ đại. Nhưng không có vài khả năng cố định về chính trực, làm sao người ta có thể phân biệt những gì là quỉ quái, là ác, hay là “không vĩ đại” từ phe đối nghịch? Nhằm đưa ra các phán đoán về giá trị như vậy, người ta phải giả định, như các người vô thần hạng nặng thành thực đủ để nhận ra, rằng hiện hữu ở đâu đó, trong một vài thể thức của hiện thân, một lãnh vực của chính trực không mang nợ sự hiện hữu của nó hoàn toàn vào phát kiến của con người, sự tuyển chọn Darwin, hay sự xây dựng xã hội. Nếu chúng ta cho phép các người vô thần hạng nặng cùng dự vào các thảo luận của chúng ta, chúng ta có thể rút ra kết luận này: Nếu các giá trị tuyệt đối hiện hữu, thì Thiên Chúa hiện hữu. Nhưng nếu Thiên Chúa không hiện hữu, thì các giá trị tuyệt đối cũng không, và người ta không nên đưa ra các phán đoán luân lý như thể các giá trị đó hiện hữu.

Niềm tin vào Thiên Chúa hay việc thực hành tôn giáo, như tôi sẽ nhấn mạnh về sau, không nhất thiết nhằm cho con người thành các hiện thân có luân lý cao. Chúng ta có thể đồng ý với các người vô thần hạng nhẹ của chúng ta về quan điểm này. Nhưng câu hỏi thực sự, không phải do tôi mà do các người vô thần hạng nặng, là: Quí vị có thể biện minh cách hữu lý việc liên kết không điều kiện của quí vị vào các giá trị không thời gian mà không hàm ý gợi lên sự hiện hữu của Thiên Chúa không? Các người vô thần hạng nặng nói “Không.” Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở chương 6.
1Sam Harris, “Rational Mysticism,” http://www.secularhumanism.org/index.php?section=library&page=harris_25_6 (truy cập

ngày 14/10/2007).

2 Logos: Tiếng Hy lạp trong nguyên tác, nghĩa là lý trí (nd)

3 Sigmund Freud, The Future of an Illusion, James Stratchey dịch (New York: W W. Norton & Co., 1961), 69

4 Richard Dawkins, “Tanner Lecture on Human Values” tại Đại học Harvard, 19 và 20/11/2003, trích bởi Science and Theology News trên mạng, http://www.stnews.org/archives/2004_february/web_x_richard.html

5 Harris (205-207) cố giải thích hạnh phúc là gì, nhưng trong khi bài viết của ông phần lớn quả quyết và rõ ràng, các ý niệm của ông về hạnh phúc tuyệt đối mù mịt.

6 Jean-Paul Sartre, The Words (New York: Vintage Books, 1981), 247.

7 Tôi sẽ bàn tiếp vấn đề luân lý và đức tin tôn giáo trong chương 6.

8 Sisyphus: Một ông vua tham lam trong thần thoại Hy lạp bị đày xuống địa ngục để đẩy một tảng đá lên cao nhưng nửa chừng tảng đá lại rơi xuống để ông phải đẩy không ngừng (nd)

9 Madman: Một dụ ngôn của Nietzsche trong The Gay Science (New York: Vintage, 1974) nói về một người điên thắp đèn giữa ban ngày buổi sáng đi tìm Thiên Chúa và kết luận là chúng ta đã giết Thiên Chúa, Thiên Chúa đã chết (nd)

10 Friedrich Nietzsche, The Gay Science, bản Walter Kaufmann (New York: Vaintage Books, 1974), 181-82.

11 Harris, “Rational Mysticism.”

12 Nietzsche, Gay Science, 181-82.

13 Jean-Paul Sartre, Existentialism Is a Humanism, Carol Macomber dịch (New Haven, Conn.: Yale University Press, 1970).

14 Xem Schubert Ogden, The Reality of God and Other Essays (New York: Harper & Row, 1977.

3

Thần học quan trọng không?

(Does Theology Matter?)
Khoa học đã trở thành lãnh vực xuất sắc để chứng minh sự thành thực trí tuệ. Giả vờ biết những gì quí vị không biết là một trách nhiệm lớn trong khoa học; và thế nhưng, đó chính là cái sine qua non1 của tôn giáo dựa trên đức tin.

—Sam Harris2

Các nhà vô thần mới lật mặt tôn giáo trong tình trạng xấu xa nhất của nó. Họ không quan tâm sử dụng một cách xử lý quân bình thiết yếu cho nền học thuật đích thực. Sử dụng các hình thái cực đoan nhất của tính tôn giáo rồ dại, họ cố gắng thuyết phục người đọc của họ rằng các tài liệu đáng ghét đó là tinh túy của đức tin. Những gì phần lớn chúng ta xem là các diễn đạt tôn giáo đáng chống đối nhất, cộng lại cho các người vô thần mới thành những gì các đức tin hữu thần là thế đó. Giống như các người chống đối tôn giáo của họ, các người vô thần mới cũng đóng cửa rút cầu cho việc đối thoại cởi mở với các nhà thần học cũng như các người chống Darwin ví như Henry Morris, Ken Ham, và Duane Gish. Harris than phiền rằng “chỉ có việc là không trò chuyện với một số người,” nhưng sau khi đọc hai cuốn sách của ông ấy và các sách của Dawkins và Hitchens, thật khó tưởng tượng được làm sao một cuộc trò chuyện thần học cởi mở với bất cứ ai trong số các người chỉ trích không thỏa hiệp đó có bao giờ có thể đạt kết quả bước đầu.

Không may thay, các người vô thần mới không cần chút nào hết liệu các nhà thần học có đọc sách họ hay không. Thực ra, họ thích không ai đọc. Họ không viết cho các nhà thần học nhưng cho đại chúng những người đọc không được thông tin về thần học. Dù sao, theo quan điểm của họ, thần học chỉ là một bào chữa chán ngắt, xoi mói cho sự trống rỗng và ngu xuẩn của đức tin tôn giáo. Tại sao lại phí thì giờ đọc thần học, nói chi đến việc nghiên cứu hoặc theo học một khóa thần học? Đã được huấn luyện để nhận ra những gì cấu thành “chứng cứ” đích thực, ba người chỉ trích thấy thực khó tin có người nào có thể chú tâm đến chuyện thần học đó.

Trong mỗi cuốn sách được xem xét, các nhà thần học được nói đến với sự mỉa mai độc địa nhất hơn cả mọi thứ. “Chắc chắn sẽ đến lúc,” Harris ghi nhận, “chúng ta sẽ nhận ra điều hiển nhiên: thần học giờ đây chỉ hơn chút ít một ngành của sự ngu dốt của con người. Quả thực, nó là sự ngu dốt có cánh” (173). Dawkins, về phần ông, nghĩ ông đã có chuyên môn đầy đủ để loại bỏ mọi thứ thần học đơn giản nhờ vào việc ông nằm trong lãnh vực khoa học.

Các câu hỏi liệu Maria là một trinh nữ, liệu Giêsu trỗi dậy từ cõi chết, và thậm chí liệu Thiên Chúa có hiện hữu, giờ đây với ông chỉ hoàn toàn là các câu hỏi khoa học và xứng đáng có những câu trả lời hoàn toàn khoa học (58-59).

Các phương pháp mà một nhà thần học tốt nên sử dụng “trong biến cố không chắc chắn rằng chứng cứ liên hệ đã có bao giờ thành khả dĩ, sẽ thuần túy và hoàn toàn là các phương pháp khoa học” (59).
CHỦ THUYẾT NGHĨA ĐEN

(Literalism)

Trong khi chuẩn bị luận giải về chủ thuyết bài hữu thần (a-theism), người ta trông mong các học giả và ký giả sẽ thực hành vài tìm tòi về chủ thuyết hữu thần (theism), để chắc chắn họ hiểu xác đáng những gì họ từ khước. Thật khó trở thành một người vô thần đủ thông tin và nhất quán mà không biết chút gì về thần học, nhưng ngoài nhiều dẫn chiếu châm chọc, không có dấu chỉ về bất cứ tiếp xúc nào giữa các người vô thần mới với thần học, đừng nói đến tìm hiểu nghiên cứu về chủ đề này. Sự lẫn tránh này có thể so sánh với những người thuyết tạo dựng từ khước tiến hóa mà chưa hề theo học một khóa sinh học. Họ chỉ biết có điều gì đó sai lầm với các tưởng tượng Darwin khùng điên đó, cũng như các người vô thần mới chỉ biết có điều gì đó chán nản và ảo tưởng về thần học. Chẳng cần gì phải tìm tòi tỉ mỉ. Hơn nữa, trò chuyện với các nhà thần học, đa số không phải là những người hiểu Kinh thánh theo nghĩa đen, có thể sẽ thêm một chiều kích phức tạp cho văn chương của người vô thần mới có thể làm sai lạc tính hời hợt làm cho sách bán chạy.

Ngu dốt về thần học sẽ làm đơn giản các cuộc tấn công của các người vô thần mới chống những người đối nghịch tôn giáo cũng không có thông tin tương đương. Nó cho phép các chỉ trích của họ phù hợp, từng điểm một, với chủ thuyết cơ bản (fundamentalism) mà nó cố gắng loại bỏ. Quả thực, trong phạm vi rộng lớn của chủ thuyết vô thần đương thời, Dawkins, Harris, và Hitchens là hình ảnh thu nhỏ của chủ thuyết nghĩa đen cực đoan có tính khoa học gần như cùng một phương cách mà những người theo chủ thuyết cơ bản tôn giáo mà họ kết án đại diện cho chủ thuyết nghĩa đen cực đoan trong thế giới rộng rãi của tư duy Do thái, Kitô, và Hồi giáo. Sự giống nhau không phải do trùng hợp. Những người theo chủ thuyết nghĩa đen cả khoa học và tôn giáo chia sẻ niềm tin rằng chẳng có gì bên dưới bề mặt của bản văn họ đang đọc—thiên nhiên trong trường hợp khoa học, Kinh thánh trong trường hợp tôn giáo. Chủ thuyết khoa học, phiên bản của cộng đoàn khoa học về chủ thuyết nghĩa đen, giả định rằng vũ trụ sẽ trở nên hoàn toàn trong suốt nếu nó được thu gọn trong ngôn ngữ trung tính của toán học hay các thể loại khác của mô

hình khoa học. Bất cứ linh tính về một điều gì sâu sắc hơn có thể đang xẩy ra bên dưới bề mặt của thiên nhiên, như tôn giáo và thần học xác định, là hoàn toàn hư cấu. Tương tự, các người chủ thuyết nghĩa đen tôn giáo giả định rằng sự sâu sắc hoàn toàn của những gì đang xẩy ra trên thế giới thực là để thành chứng cứ cho người tin thực sự và ý nghĩa bộc trực của các bản văn thánh. Vì thế chẳng có lý do gì để nhìn vào bên dưới của ý nghĩa theo nghĩa đen, hoặc nêu câu hỏi về ý nghĩa của các bản văn đó khi có trường hợp thay đổi đột ngột từ thời đại này sang thời đại khác. Cả hai phía tránh xa thần học.

Nhằm để những người đọc không có thông tin có ấn tượng rằng ông ấy đã ít nhất tìm hiểu một ít thần học, Richard Dawkins để lọt vào tên của nhiều nhà thần học nổi tiếng đương thời và thậm chí cung cấp một ít trích dẫn ngắn (147-50). Những các mẫu văn không có ý nghĩa đó không đủ để che lấp người theo thuyết tạo dựng tiêu biểu hơn và tâm trạng sai niên đại lịch sử mà ông đưa đến cho việc hiểu Kinh thánh và cũng như thần học của ông. Phiên bản hàm ý của chính ông về phương pháp thần học thì giống y khuôn phiên bản của “những người tạo dựng khoa học,” rõ nét trong vòng thần học về niềm tin của họ rằng, nếu Kinh thánh được cảm hứng bởi Thiên Chúa, nó phải là một nguồn đáng tin cậy của thông tin khoa học cũng như tâm linh. Sự khác biệt có ý nghĩa duy nhất mà tôi có thể

nhìn thấy giữa Dawkins và các đối thủ tạo dựng của ông là rằng Dawkins xem Kinh thánh và thần học là các nguồn không đáng tin cậy của thông tin khoa học, trong khi các người tạo dựng không xem như thế. Chủ thuyết nghĩa đen không thỏa hiệp của ông không đâu hiển nhiên hơn trong việc nhấn mạnh đáng kinh ngạc của ông xuyên suốt Ảo giác về Thiên Chúa rằng ý niệm về Thiên Chúa phải được xem như là một giả thiết khoa học, phụ thuộc vào cùng các tiến trình kiểm chứng như bất cứ giả thiết “khoa học” nào khác. Ông không nghi ngờ gì rằng giả thiết này sẽ không đứng vững trước việc điều tra, nhưng quyết định liệu nó sẽ đứng vững hay không, không phải là một vấn đề thần học mà là “một vấn đề khoa học” (48). Tôi còn nhiều điều để nói về Dawkins và về giả thiết Thiên Chúa trong chương kế tiếp.

Trong việc xem xét Kinh thánh, Hitchens cũng chia sẻ với các đối thủ tôn giáo cực đoan của ông giả định rằng nắm bắt đầy đủ yếu tố của đức tin Kinh thánh đòi buộc rằng các bản văn thánh phải được hiểu theo nghĩa đen. Lý do khác nữa, nói ví dụ, ông có thể lập luận cách nghiêm chỉnh rằng vì các đối nghịch của các tác giả Phúc âm về niên đại, chi tiết về việc đóng đinh Đức Giêsu, và các chủ đề khác, bốn Phúc âm không thể tuyên bố là “bảo đảm siêu nhiên” (112). Ông hình như không biết rằng các chuyên viên luận bình Kinh thánh và các nhà thần học đã biết các sai biệt đó kể từ thời cổ, nhưng họ đã không phải là những người theo thuyết nghĩa đen đến thế để diễn dịch sự đối nghịch của các sự kiện không ý nghĩa đó như là các đe dọa cho giáo điều về cảm hứng Kinh thánh. Rối rắm cách riêng cho Hitchens là các tường thuật thời thơ ấu trong các Phúc âm Matthêô và Luca. Đa số học giả Kitô giáo ngày nay hân hoan với các tường thuật không thể phù hợp nhau trong sự kiện đó về việc sinh ra của Đức Giêsu, vì qua chúng hai người viết Phúc âm có thể giới thiệu các chủ đề thần học tâm tính đặc biệt mà họ trải dài suốt phần còn lại

của Phúc âm của họ. Tuy nhiên, Hitchens không thể vượt qua được làm sao có người có thể khả dĩ coi chúng cách nghiêm chỉnh như là Lời của Thiên Chúa nếu chúng khác biệt nhau về sự kiện như vậy (111-12). Vì thế ông kết luận: “Hoặc giả các phúc âm là sự thực theo một nghĩa đen nào đó, hoặc toàn bộ thiết yếu là một sự lừa đảo và có thể là một điều không luân lý như thế đó” (120). Như thể nếu chừng đó chưa đủ làm các người đọc có học thức nhăn mặt cau mày, bất cứ dọ dẫm nào Hitchens đang cố gắng gây ấn tượng cho các học giả đều hoàn toàn biến mất khi ông nói thoáng qua rằng chính sự hiện hữu của Đức Giêsu cũng là “rất chi là nghi vấn” (114). Hitchens cũng phơi bày cho chúng ta biết rằng “các cuốn sách nền tảng” của chủ thuyết hữu thần “đều rõ ràng là truyền thuyết (fables),” và rằng, dưới ánh sáng nhận thức khoa học ngày nay về nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của các chủng loại, các cuốn sách nền tảng đó (giả định cách riêng Sách Sáng thế) và tôn giáo mà nó gợi ra cảm hứng đều ký thác cho “chuyện bên lề nếu không là không liên quan” (229)!

Ít nhà thần học ngày nay có thể nhận phương pháp của Hitchens về việc đánh giá sự xứng đáng của Kinh thánh theo tính đáng tin cậy khoa học của nó cách nghiêm chỉnh hơn họ nhận chủ thuyết tạo dựng khoa học từ đó Hitchens hình như đã rút ra phong thái luận giải Kinh thánh của chính ông. Sinh viên theo khóa nhập môn về văn chương Kinh thánh học cách vượt qua dễ dàng các đối nghịch đó, xem chúng như là cơ hội để khai phá các tầm mức sâu xa hơn của các bản văn thánh hoặc như một lời mời gọi nghiên cứu các quan điểm thần học khác nhau trong Kinh thánh. Vào lúc họ đã hoàn tất một khóa cử nhân tốt về văn chương Kinh thánh, hầu hết các sinh viên Kitô và Do thái giáo sẽ vượt qua được sự rối rắm ban đầu về các điều không chính xác lịch sử, việc đầy tội lỗi của các nhân vật trong Kinh thánh, và sự thô tháp của một số trong các hình ảnh của Thiên Chúa. Họ có thể đã vượt qua được ý niệm thơ ngây rằng cảm hứng Kinh thánh nghĩa là chính tả siêu nhiên—một điều gì Harris chưa khám phá ra được. Sinh viên có thể đã hòa giải với ý niệm rằng mặc khải chẳng có gì liên hệ đến việc truyền thông của thông tin khoa học và rằng thần học Kinh thánh về nguồn gốc không đối nghịch với khoa học Darwin. Trong lúc đó Hitchens vẫn còn ngoài cửa lớp học càu nhàu về tác quyền không phải Môsê (non-Mosaic) của Ngũ kinh (Pentateuch) (104). Và Harris vẫn còn đang phân vân làm sao một cuốn sách cho là “được viết bởi Thiên Chúa” (35) hay “có tác giả là Đấng Tạo dựng vũ trụ” rốt cuộc lại là “tác phẩm của những người đàn ông đàn bà chân đất đã nghĩ quả đất là bằng phẳng….” (45)

Vậy sự khác biệt quan trọng giữa người vô thần mới và người tạo dựng không phải ở chỗ một bên tuyên bố coi trọng khoa học còn bên kia không. Ít nữa cả hai đều thú nhận như vậy. Cũng không phải một bên trông mong Kinh thánh cung cấp thông tin khoa học còn bên kia không. Cả hai giả định văn chương cho là cảm hứng đó ít nữa làm được chừng đó. Đúng ra, sự khác biệt có ý nghĩa là rằng người tạo dựng xem Kinh thánh là nguồn đáng tin cậy còn người vô thần mới thì không. Nhưng điểm quan trọng cần ghi nhớ là rằng người vô thần mới cũng đặt các đòi hỏi theo nghĩa đen vào Kinh thánh y như những người cơ bản Kitô giáo và các tôn giáo khác.

Chủ thuyết theo nghĩa đen này làm thất vọng những ai muốn tránh lẫn lộn tôn giáo với khoa học. Nhưng chẳng ai trong các người chỉ trích của chúng ta cho phép sự phân biệt rõ rệt như vậy, và cũng trong chiều hướng đó họ nằm thoải mái trong phạm vi đồng hành với những người tạo dựng. Ví dụ, Harris nhấn mạnh rằng “cũng các đòi hỏi chứng cứ như vậy”—nghĩa là, cũng các tiêu chuẩn khoa học như vậy—phải được sử dụng để đo lường tình trạng sự thực của các mệnh đề tôn giáo như bao điều khác. Ông phân vân tại sao tất cả các người đọc Kinh thánh dốt nát không đần độn như ông rằng “một cuốn sách được viết bởi hiện thân toàn năng” lại thất bại trong việc trở thành “nguồn phong phú nhất về nhận thức toán học nhân loại chưa hề biết tới,” hoặc tại sao Kinh thánh chẳng có gì để nói “về điện, hoặc về DNA, hoặc về tuổi tác và kích thước thực sự của vũ trụ” (Thư cho một dân tộc Kitô giáo, 60-61). Trong ba mươi lăm năm dạy trình độ cử nhân, tôi chưa bao giờ gặp một trường hợp nào trong đó, ít nữa sau khi đã học một khóa thần học, một sinh viên có thể có khả năng đưa ra một than phiền hài hước như vậy. Nhưng Harris,

giống như các người tạo dựng ông chối bỏ, và không giống như các sinh viên được thông tin về thần học, chẳng muốn dính líu gì đến bản văn cảm hứng mà thất bại trong việc đưa ra thông tin khoa học hữu dụng và chính xác.

Năm 1893, ngay cả Giáo hoàng Leo XIII rất bảo thủ, trong tông thư Providentissimus Deus3, chỉ thị người Công giáo không bao giờ tìm kiếm thông tin khoa học trong Kinh thánh. Trên quan điểm này, Dawkins, Harris, và Hitchens đứng quá xa về phía bên phải của Giáo hoàng Leo. Họ có thể dễ dàng tránh được sự vụng về cẩu thả đó nếu họ quay lại nhiều thế kỷ và ghi nhớ lời Galileo. Vào thế kỷ thứ 17, người khổng lồ khoa học và Công giáo sốt sắng này, trong “Thư gửi Đại Nữ Công tước Christina” sáng chói, đã chỉ ra rằng các tác giả Kinh thánh có thể đã không nhằm phát biểu các mệnh đề chính xác theo khoa học về thế giới tự nhiên. Nếu điều đó là chủ ý của họ, sơ sót nhỏ nhoi nhất trong khoa học của họ có thể làm cho những người đọc thông minh cũng nghi ngờ về thông điệp tôn

giáo của họ. “Từ đó,” Galileo bình phẩm, “tôi có thể nghĩ đó là điều cẩn trọng không cho phép ai chiếm quyền các bản văn Kinh thánh và ép buộc chúng bất cứ theo phương cách nào để xác nhận bất cứ kết luận vật chất nào là đúng, trong khi vào một lúc nào đó trong tương lai, ý nghĩa và các lý do minh chứng hay cần thiết có thể cho thấy ngược lại.”4 Thế nhưng thậm chí ngày nay các người thiên nhiên khoa học cũng không kém hơn những người nghĩa đen Kinh thánh vẫn còn diễn dịch các giáo điều và Kinh thánh tôn giáo như thể chủ đích của chúng là để giải quyết các rối rắm khoa học. Trước Galileo nhiều, De Genesi ad literam5 của Augustine đã khuyên người đọc Sách Sáng thế không nên băn khoăn với các câu hỏi về sự chính xác thiên văn, cũng không cố gắng bảo vệ sự chính xác theo nghĩa đen của các giả định vũ trụ. Ngược lại, những người không tin xem ra sẽ loại bỏ các bản văn Kinh thánh “khi họ dạy dỗ, kể lại, và đưa ra các vấn đề lợi ích hơn.”6

Dĩ nhiên, với các người vô thần mới, đơn giản không thể có bất cứ “điều gì lợi ích” hơn. Nếu chân lý Kinh thánh không thể rút lại thành chân lý khoa học, thế thì nó không đủ điều kiện là chân lý trong bất cứ nghĩa nào. Và cũng cần biết rằng Dawkins, Harris, và Hitchens không phải là các người duy nhất trong những người vô thần mới trừng phạt các tác giả Kinh thánh vì đã không đưa ra khoa học của họ cho đúng. Ví dụ, triết gia Daniel Dennett, đọc Kinh thánh cùng một cấp độ theo nghĩa đen như những người tạo dựng, ghi nhận rằng sinh học tiến hóa không thể phù hợp với niềm tin Kinh thánh. Đối chiếu tình trạng đau buồn của thông tin khoa học trong Kinh thánh với thông tin của sinh học ngày nay, ông cố gắng làm cho chúng ta kinh hoàng để thú nhận với ông rằng “khoa học đã thắng và tôn giáo đã thua,” và rằng “ý niệm của Darwin đã lưu đày Sách Sáng thế vào ngục tối của huyền thoại kỳ quặc.”7

Ở đây một lần nữa chỉ vì ông chấp nhận phương pháp diễn dịch văn chương của thuyết tạo dựng mà Dennett có thể tuyên bố cách toàn thắng cho đến nổi sinh học tiến hóa đã phơi trần sách Sáng thế ra chỉ đơn thuần như một hóa thạch.

Nếu các nhà thần học chịu hợp tác đủ để giải quyết hiện trạng của “chứng cứ” và thông tin khoa học, các người vô thần mới gợi ý, lúc đó thần học có thể đáng được nhìn lại lần nữa. Như thế đấy, tuy nhiên, vũ trụ big bang và các khoa học sinh học đã đủ để thuyết phục Dennett, Hitchens, Harris, và Dawkins rằng các tiểu luận thần học về các chủ đề như là tạo dựng siêu nhiên hoặc tác quyền của Thiên Chúa về sự sống giờ đây đã lỗi thời. Vì các bản văn cổ và các diễn dịch thần học hiện đại thất bại trong việc cải tiến nhận thức khoa học của chúng ta, chúng ta có thể an toàn bỏ qua các bản văn đó. Với các người vô thần mới, do đó, hiển nhiên chính các vấn đề khoa học có thể mở khóa nội dung sâu sắc nhất của các bản văn tôn giáo cổ điển. Thế nhưng một trong các bài học đầu tiên mà sinh viên thần học phải học là rằng nếu họ thất bại trong việc hỏi đúng câu hỏi về bất cứ bản văn cổ điển nào, tôn giáo hay gì khác, họ sẽ lạc toàn bộ ý nghĩa của nó. Đó là một nguyên lý cơ bản của việc diễn dịch bản văn nói chung, và của phương pháp thần học nói riêng. Đọc Homer chỉ nhằm mục đích học hỏi thói quen bếp núc ngày xưa có thể nâng cao kiến thức, nhưng thể loại câu hỏi như vậy sẽ không dẫn chúng ta đến việc học hỏi bất cứ bài học nào về cuộc sống mà The Iliad The Odyssey8 có thể dạy dỗ chúng ta. Bất cứ sự khôn ngoan nào trong các tác phẩm vĩ đại đó sẽ có thể bỏ qua chúng ta.

Cũng vậy, hỏi Côran hay Kinh thánh thông tin cho chúng ta về những việc chúng ta có thể tự tìm thấy chỉ cần nhờ vào lý trí hay khoa học có thể làm chúng ta lãng quên bất cứ sự soi sáng sâu sắc khả dĩ nào các sách đó có thể cống hiến. Công việc của thần học là bảo đảm rằng các câu hỏi của chúng ta với kinh thánh của bất cứ tôn giáo truyền thống nào sẽ hướng đến một cách nào đó để cho phép chính chúng ta bị thách thức và thậm chí bị lay chuyển ở tầm mức sâu xa nhất của sự hiện hữu của chúng ta bởi những gì bản văn có để nói. Nhưng một phương cách để ngăn chặn sự gặp gỡ như vậy là xử lý bản văn, như các người vô thần mới, trang bị với chẳng gì cả ngoại trừ sự tò mò khoa học hoặc, như chúng ta sẽ thấy về sau, các câu hỏi đơn giản về luân lý. Các tường thuật về nguồn gốc trong Kinh thánh nhằm mục đích đánh thức lòng biết ơn, khiêm nhượng, tin tưởng, và hy vọng trong các cộng đoàn mà các tường thuật đó được viết cho. Các người tạo dựng sai lầm khi đọc các câu chuyện về tạo dựng như là khoa học, nhưng ít nữa họ có thể lấy ra được một số các thách thức tôn giáo của bản văn không kể việc luận bàn sai niên đại của chúng. Nhưng các người vô thần mới thậm chí không thể làm được chỉ chừng đó. Họ chia sẻ cách đọc khoa học không hợp thời với các người tạo dựng, nhưng vì cũng điếc trước ý hướng chuyển hóa rõ rệt của các Kinh thánh, họ hoàn toàn tự làm mất năng lực như là các người diễn dịch đức tin Kinh thánh.

Các người vô thần mới, chẳng ai trong họ cho thấy tính chuyên viên trong lãnh vực nghiên cứu tôn giáo, đã một cách có phương pháp tránh các nhà thần học và các học giả Kinh thánh như là không liên quan gì đến thể loại hướng dẫn mà sách của họ nhằm cung cấp. Thay vào đó, họ đã có được tính chuyên môn của họ về nghiên cứu tôn giáo bằng giới hạn việc tìm tòi của họ gần như hoàn toàn với các người cấp tiến và phản ứng giáo điều mà họ cảnh báo chúng ta về những người này. Nhằm nắm bắt những gì thực sự là tôn giáo, các người vô thần hàm ý, tất cả những gì chúng ta cần tập chú vào là những kẻ cực đoan, diễn dịch nghĩa đen, hết sức bè phái, quan tòa dị giáo, và những tên khủng bố. Tôi ngạc nhiên sao họ bỏ ra ngoài lịch sử các đức thánh cha, trong đó người ta có thể tìm thấy một số ví dụ khiếm nhã nhất về sự xuống cấp tôn giáo. Các chuyên viên tự học của chúng ta về tôn giáo, ngược lại với hàng ngàn học giả khoa bảng và các giáo sĩ học thức mà họ bỏ qua, đang nói với người đọc của họ rằng các khía cạnh của đức tin xứng đáng được bàn đến chỉ là những gì những người cơ bản và tưởng tượng đã hướng sự chú ý

của chúng ta đến.

Điều này không có nghĩa là các cuốn sách chúng ta đang xem xét không có điểm giá trị nào về nhiều lạm dụng do các tôn giáo và các nhà thần học đỡ đầu. Dĩ nhiên đã có như vậy, và phần lớn người đọc sẽ tự mình nhận ra đồng ý với các phán đoán tiêu cực về tính man di đi kèm tính tôn giáo nhân loại ngay từ lúc ban đầu. Vì lý do đó, việc kê khai các điều ác của tôn giáo trong các sách bán chạy nhất đó có thể có tính thông tin cho những người không phải là học giả. Nhưng người đọc có đủ quyền trông mong quân bình và công bình từ các ký giả và nhà khoa bảng. Họ không nhận được điều đó từ Hitchens, Dawkins, và Harris. Trong một ý nghĩa, điều này không phải đáng ngạc nhiên vì các tác giả không đưa tính chuyên viên học giả vào các chỉ trích của họ, và ai cũng biết sự ngu dốt về những gì người ta từ khước luôn luôn dẫn đến biếm họa.

Hậu quả là, vì công bình không quan trọng, các người chỉ trích của chúng ta dựa phần lớn vào sự bịp bợm mỹ từ, một phương cách rất không học giả để thuyết phục người ta, nhưng một phương cách nhại lại mọi phương diện tâm trí cứng cỏi của các chủ thuyết cơ bản đa dạng mà họ vay mượn. Rất ít khi, nếu có lần nào, họ mời người đọc kiểm tra bất cứ thứ gì ngoại trừ phía tồi tệ nhất của đời sống tôn giáo. Thực tế, cả ba tác giả đi qua các chỗ vặn vẹo để thuyết phục người đọc rằng không có phía nào khác hiện hữu. Không chỗ nào đau đớn hơn để nhìn ngắm cho bằng trong nỗ lực vụng dại của Hitchens tách rời thông điệp của Martin Luther King Jr. ra khỏi thông điệp của các tiên tri và Đức Giêsu. Nếu người ta thực sự tin rằng “tôn giáo đầu độc mọi thứ,” lúc đó thông điệp của King, điều Hitchens thán phục, phải bị tháo gỡ khỏi Kinh thánh cũng như lịch sử ghê tởm của tôn giáo và thần học.

Trong lúc đó, các nhà thần học đã biết về các điều ác của tôn giáo từ lâu lắm và với chi tiết đê tiện và chiều sâu nhiều hơn các người vô thần mới ít thông tin của chúng ta biết. Họ cũng đã trình bày nhiều phê phán ấn tượng về tôn giáo hơn các người sau này đã làm.9 Tuy nhiên, không để bị vượt qua, các người vô thần mới nghĩ cần phải nói vài điều tệ hại về môn thần học (hoặc những gì họ gọi là “không phải chủ đề” [non-subject]) và rồi liệng bỏ đi cùng với mọi điều khác thuộc về tôn giáo. Để hoàn toàn coi thường nó, Dawkins, Hitchens, và cách riêng Harris trước hết phải thuyết phục người đọc của họ rằng thần học là tên tòng phạm đáng chê trách nhất của sự tàn ác của tôn giáo.

Sao lại thế? Đơn giản vì bằng cách dọn chỗ cho đức tin và niềm tin vào Thiên Chúa, thần học đã tạo ra khoảng không gian văn hóa và nhận thức để trong đó sự lạm dụng tôn giáo có thể xẩy ra. Phương cách hữu hiệu nhất để thế giới loại bỏ sự cuồng tín tôn giáo do đó là, trước mọi chuyện, đóng lại mọi ngóc ngách hợp lý cho đức tin tôn giáo.

Loại bỏ thần học ra khỏi thế giới sẽ là một bước chính yếu trên con đường đến một thế giới không còn người cuồng tín. Một chương trình như vậy có thể so sánh được, dĩ nhiên, với việc loại bỏ lạm dụng tình dục bằng cách trước hết loại bỏ chính tình dục.

Lý do chính của sự khinh miệt của Harris với thần học là rằng thần học gia là những người đề cao thiếu trách nhiệm nhất của những gì ông gọi là sự khoan nhượng phóng túng cho đức tin. Một ví dụ hay, ví dụ mà các người vô thần mới bỏ ra ngoài theo chừng mực tôi có thể nói, là văn kiện của Công đồng Vatican II về tự do tôn giáo. Nền thần học đã tạo ra việc hình thành văn kiện đó, họ có thể chỉ ra, đề cao thể loại khoan nhượng cho đức tin là điều đã làm trỗi sinh biết bao nhiêu bạo lực tôn giáo gần đây của thế giới. Đơn giản bằng cách chấp nhận quyền cho con người đi theo mà không bị trừng phạt thứ tôn giáo theo họ lựa chọn, và do đó có một “đức tin,” thần học đã ban cho

những kẻ cực đoan cơ hội giết người nhân danh các thần chúa của họ. Tuyên bố của công đồng, do đó, phải được xem chỉ là một diễn đạt thêm lên của nền thần học phóng túng, điều phải bị khiển trách về sự dai dẵng của tính tôn giáo quá mức độ bất cứ nơi nào.

Các người vô thần mới hiếm khi chú ý đến sự mỉa mai trong việc không nhân nhượng sự nhân nhượng tôn giáo (the intolerance of religious tolerance). Một bên, họ gợi lại các vụ án dị giáo quá khứ như là chứng cứ của điều ác của tôn giáo, nhưng bên kia, giờ đây họ lên án các người ôn hòa thần học là các những người tán thành tinh thần khoan nhượng. Hơn nữa, hình như họ không chú ý rằng cùng một sự khoan nhượng phóng túng đó trong lịch sử phương Tây hiện đại đã ảnh hưởng Giáo hội Công giáo thay đổi quan điểm về tự do tôn giáo cung cấp không gian văn hóa và tự do diễn đạt nhờ đó chính các người vô thần mới được phép trút ra các ý niệm nghĩa đen của chính họ.

Thậm chí kiến thức mơ hồ nhất của sự phấn đấu đau buồn của nhân loại đi đến sự khoan nhượng và tự do tôn giáo có thể làm cho phần lớn con người ngần ngại trước việc đề cao việc không khoan nhượng với sự khoan nhượng (the intolerance of tolerance).

* * *

Khoa học, các người vô thần mới tuyên bố, giờ đây chứng tỏ rằng thần học không còn quan trọng gì nữa. Thế nhưng sự tôn thờ khoa học của chính họ song hành với các phiên bản ít co giãn nhất của thần học trong việc làm cho thế giới thu nhỏ lại hơn nó thực sự. Chủ thuyết khoa học với khoa học là những gì chủ thuyết nghĩa đen với đức tin. Đó là một phương cách thu nhỏ thế giới thế nào để làm cho nó trở nên điều khiển và vo tròn bóp méo được. Đó là một phương cách để loại bỏ sự lo âu có thể trỗi sinh từ việc gặp gỡ cởi mở hơn, can đảm hơn, và toàn thể hơn với huyền nhiệm. Động cơ chính của chủ thuyết khoa học là sợ mất quyền kiểm soát. Chúng ta có thể quan sát bản năng hẹp hòi hoạt động trong chủ thuyết nghĩa đen tôn giáo hiểu các bản văn thánh như thể mục đích của các bản văn đó là để cung cấp thông tin khoa học hoặc liệt kê các hành vi tình dục phải lẫn tránh. Và chúng ta cũng có thể thấy nó hoạt động trong thác lũ của sự co rúm lại mà các người vô thần mới phải cho qua nhằm lấy tôn giáo ra khỏi tay thần học và đặt nó vào các bàn tay vững chắc hơn của các nhà khoa học nơi họ nghĩ nó thực sự thuộc về. Các co rúm đó gồm có:



 Giảm thiểu, hoặc cố gắng giảm thiểu, toàn bộ dân số tôn giáo độc thần thành những người theo chủ thuyết nghĩa đen Kinh thánh, cực đoan giáo điều, trốn tránh thực tại, xuyên tạc, thủ phạm của nổi đau khổ nhân loại, và cuồng tín.

 Giảm thiểu vai trò văn hóa của thần học thành bảo hiểm có hệ thống cho lạm dụng tôn giáo.

 Giảm thiểu ý nghĩa của đức tin thành niềm tin không trí tuệ vào bất cứ điều gì không có chứng cứ.

 Giảm thiểu ý nghĩa của “chứng cứ” thành “những gì khả dĩ với khoa học.”

 Giảm thiểu toàn bộ thực tế thành những gì có thể biết được bằng khoa học.

 Giảm thiểu ý niệm về Thiên Chúa thành một “giả thiết” (Dawkins 31-73).

Dĩ nhiên, như các đối thủ của họ, các người vô thần mới tin tưởng hết sức rằng họ đang sở hữu hoàn toàn cái chân lý mà họ xem không cần thiết gì phải phơi bày các niềm tin của chính họ cho việc đối thoại cởi mở. Khi đối với chủ đề tôn giáo, các người vô thần mới phản chiếu các đối thủ cực đoan của họ trong việc giả định rằng họ đang sở hữu chân lý, hoàn toàn và không thể thay thế. Khác biệt hoàn toàn với những ai tự cho phép bị chuyển hóa dần dần bởi việc gặp gỡ đối thoại quan điểm của những người khác, các người cực đoan sợ rằng trò chuyện cởi mở cuối cùng sẽ dẫn họ đến việc làm mềm yếu mô đất cứng cát của sự chắc chắn trên đó họ tin rằng họ đang đứng. Ngoài ra, trong trường hợp của các người vô thần mới, cái bục giảng có thể không đứng cheo leo vững chắc trên lý trí thuần túy hay cởi mở cho chân lý như họ giả sử. Các chương tiếp theo cung cấp nền tảng xa hơn cho sự nghi nan đó.
1 Sine qua non: Nguyên văn tiếng Latin, nghĩa là điều kiện thiết yếu (nd)

2 An Edge Discussion of Beyond Belief: Science, Religion, Reason, and Survival, Salk Institute, La Jolla, California, 5-7/11/2006;

http://www.edge.org/discourse/bb.html (truy cập 18/10/2007)

3 Providentissimus Deus: Thiên Chúa tuyệt đối quan phòng, tông thư của Giáo hoàng Leo XIII ban hành ngày 18/11/1893 nói về việc nghiên cứu Thánh kinh, trong đó chống phái Duy lý (Rationnalism), lý thuyết tiến hóa và lý thuyết hình thành vũ trụ, và những người chỉ trích cao cấp hơn, hướng dẫn cách dạy Kinh thánh trong chủng viện, cách giải quyết các đối nghịch giữa Kinh thánh và khoa học vv (nd)

4 Trưng dẫn trong Discoveries and Opinions of Galileo, Stillman Drake dịch với dẫn nhập và ghi chú (New York: Anchors Books, 1957), 186-87.

5 De Genesi ad literam: Về Sách Sáng thế theo nghĩa đen, một tác phẩm của Thánh Augustine (354-430) với các lời khuyên tuyệt vời về cách diễn dịch Kinh thánh dưới ánh sáng khoa học (nd)

6 Như trên, 187.

7 Daniel Dennett, như được phỏng vấn trong John Brockman, The Third Culture (New York: Touchstone Books, 1996), 187.

8 The Iliad và The Odyssey: Hai thiên sử thi dài của Hy lạp, được cho là của Homer, một nói về các biến cố lúc gần chấm dứt Cuộc chiến Trojan, một nói về việc Odysseus lang thang trong 10 năm sau khi thành Troy thất thủ (nd)

9 Một ví dụ hay là Charles Davis, Temptations of Religion (New York: Harper & Row, 1973).




tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương