Thiên Chúa & Chủ thuyết Vô thần mới


Thần học Kitô giáo và chủ thuyết vô thần mới



tải về 0.76 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.76 Mb.
#38180
1   2   3   4   5

8

Thần học Kitô giáo và chủ thuyết vô thần mới

(Christian Theology and the New Atheism)
Lịch sử Kitô giáo chủ yếu là câu chuyện về khốn khổ và ngu dốt của loài người hơn là tình yêu đòi buộc của nó về Thiên Chúa.

—Sam Harris (106)

Thực ngu xuẩn khác thường biết chừng nào khi phải bảo vệ Kitô giáo…. Bảo vệ điều gì đều luôn luôn để mất lòng kính trọng nó.

—Sǿren Kierkegaard1


Quan điểm của thần học Kitô giáo, Giáo hoàng Gioan Phaolô viết trong tông thư Fides et Ratio2, là để khai phá huyền nhiệm về tình yêu thương tự cho đi hết (self-emptying love) của Thiên Chúa. “Cam kết cơ bản của thần học là nhận thức về kenosis3 (tự cho đi hết) của Thiên Chúa, một chân lý vĩ đại và huyền nhiệm với tâm trí con người, tâm trí nhận ra không thể quan niệm được rằng đau khổ và cái chết có thể diễn đạt một tình yêu thương tự cho đi và không tìm kiếm điều gì đáp trả.”4 Bản thân không cơ bản về thần học, Gioan Phaolô diễn đạt nơi đây những gì vô số nhà tư duy Kitô giáo giờ đây đồng ý là thông điệp cơ bản của đức tin Kitô giáo. Thiên Chúa mà Kitô hữu trở thành biểu hiện trong Đức Giêsu Nazareth là tình yêu dễ bị xúc phạm, không bảo vệ, cùng một thứ tình yêu mà Kitô hữu tuyên xưng là môi trường, nền tảng, và vận mệnh của mọi hiện thân.

Theo lời khuyên của Kierkegaard, tuy nhiên, trong chương cuối cùng này, tôi không cố gắng bảo vệ nhận thức Kitô giáo này về Thiên Chúa chống lại sự tấn công của các người vô thần mới. Nó không cần sự bảo vệ vì nó chẳng bao giờ đến được với luận chiến của họ. Hơn nữa, nhiều chuyện lạm dụng vi phạm nhân danh kẻ chuyên quyền tự cho mình là trung tâm—Dawkins có thể gọi đó là “con quái vật”—thường được dùng thay cho Thiên Chúa của Kitô giáo cũng chẳng xứng đáng được bảo vệ. Về phần sự hiện hữu của tình yêu tự cho đi hết mà Kitô hữu gọi là Thiên Chúa được quan tâm đến, chẳng có gì trong các sách của Dawkins, Harris, và Hitchens có thể được gọi là một khiêu khích nghiêm chỉnh về thần học. Buồn thay, sự sâu sắc của thần học đã xẩy ra trong các cuộc trò chuyện trước đây giữa các người vô thần nghiêm chỉnh và các nhà tư duy Kitô giáo ít có cơ may xẩy ra ở đây. Tôi đang nghĩ đến làm sao thần học của Paul Tillich được sâu sắc thêm bởi việc ông tiếp xúc với các tác phẩm của Friedrich Nietsche và chủ thuyết hiện sinh vô thần; của Karl Barth với Ludwig Geuerbach; của Karl Rahner và Rudolf Bultmann với Martin Heidegger, của Jürgen Moltmann với Ernst Bloch; của Gustavo Butiérrez với Karl Marx; và của nhiều nhà thần học đương thời với Jacques Derrida, Jacques Lacan, và Jürgen Habernas. Ít nữa các người vô thần trong bản liệt kê này có đủ nhận thức về thần học để làm cho cuộc trò chuyện hấp dẫn và có lợi. Ngược lại rõ rệt, tầm mức khả năng suy xét thần học của các người vô thần mới quá nông cạn và không chính xác thậm chí để bắt đầu một cuộc trò chuyện như vậy.

Những gì có thể xứng đáng sự chú ý về thần học, tuy nhiên, là chủ thuyết toàn bích về luân lý (moral perfectionism) đang khơi động chủ thuyết vô thần mới và làm cho nó thành hấp dẫn đến thế với một số môn đồ của nó. Sự phẫn nộ tự tâm hồn của Sam Harris chống Kitô giáo, như được diễn đạt qua trích dẫn bên trên, là tiêu biểu cho sự chỉ trích nặng nề của các người vô thần mới về các đức tin hữu thần vì sự thất bại của chúng trong việc làm thành hiện thực chính các lý tưởng đạo đức của chúng. Chắc chắn khó cho người đọc không thiên vị đồng ý rằng các người sùng mộ các đức tin hữu thần thường thất bại thảm hại trong việc thực hành những gì họ rao giảng. Trong các tội lỗi to lớn về quên sót và phận vụ bởi các thành viên, các tôn giáo Abraham không chối cãi được đáng bị cơn giận dữ chánh đáng của sự chính trực. Không thiếu vắng sự chính trực với bộ ba mà chúng ta đã lắng nghe trong các chương trước.

Việc khiển trách sự lạm dụng và tầm thường tôn giáo, tuy nhiên, đã là một nguyên cớ chính trong các tiếng nói tiên tri quấy rầy lương tâm của các công dân Israel và Judah xưa. Thật khó tìm thấy trong tất cả các ghi nhận theo năm tháng của chủ thuyết vô thần về việc vạch trần sự lạm dụng tôn giáo nhiều hơn những gì đã được ghi nhớ qua lời của Amos, Hôsêa, Isaia, Giêrêmia, Êzêkien, Mica, và cùng loại qua các thời đại. Với sức lực bao la, các tiên tri giữa chúng ta đã nổi dậy liên tục trong việc phản đối nguy hiểm đến bản thân chống tính tôn giáo quyền quí cao đạo của chính các thời đại họ. Không nỗ lực che đậy nổi bất bình của họ, họ đã thẳng thắn lên án các người tin đồng bạn của họ, cách riêng vì thất bại trong việc thực hiện công bình. Trong truyền thống tiên tri đó—của những ai khao khát công bình—Giêsu Nazareth đã khám phá ra chính nhân dạng và nhiệm vụ của Người.

Vì thế thực là kinh ngạc, không như nhiều người vô thần nghiêm chỉnh trong quá khứ, chẳng một ai trong các tác giả chúng ta đã khảo sát, hình như mơ hồ biết đến truyền thống tiên tri đó, cốt lõi luân lý của Do thái và Kitô giáo.5 Ngược với nhiều va chạm vô thần trước đây với Kitô giáo, chủ đề công bình xã hội khó có thể nhận ra được là một vấn đề với Dawkins, Harris, và Hitchens. Dawkins quả thực đã đưa ra một gật đầu nhẹ nhàng với một trong các khuôn mặt tiên tri nhất của thời đại chúng ta, Martin Luther King Jr. Nhưng ông nhấn mạnh rằng thông điệp của King là “ngẫu nhiên” (incidental) với Kitô giáo của ông ấy (271). Hitchens cũng cảm thấy bó buộc phải đề cập đến King, nhưng tuyên bố di sản của King “chẳng dính líu gì mấy đến thần học ông rao giảng” (180). Chẳng có ai trong các người chỉ trích cho thấy dấu hiệu nào chứng tỏ họ đã đọc “Thư từ nhà tù Birmingham” (Letter from Birmingham Jail) của King. Văn kiện cột mốc đó trong phong trào quyền công dân rõ ràng dẫn chiếu Đức Giêsu và các tiên tri như là các tiếng nói uy quyền nhất ủng hộ cho những gì các người khác gọi là “chủ thuyết cực đoan” của sự chống đối của King chống lại sự bất công của chủ thuyết kỳ thị màu da:

Đức Giêsu không phải là một người cực đoan về yêu thương hay sao: “Hãy yêu thương kẻ thù của quí vị, chúc lành cho những ai chửi rủa quí vị, làm điều thiện cho những ai ghét quí vị, và cầu nguyện cho những ai bất chấp lợi dụng quí vị, và bắt bớ quí vị.” Amos đã không phải là một người cực đoan về công bình hay sao: “Hãy để công bình tuôn đổ xuống như nước nguồn và công chính như một dòng suối luôn luôn tuôn chảy.” Chẳng phải Phaolô là một người cực đoan về phúc âm Kitô giáo hay sao: “Tôi mang trong thân thể tôi các dấu chứng của Chúa Giêsu.”6

Sự hiểu sai cố tình này về King cung cấp một ví dụ chính yếu về tầm mức trong đó chủ thuyết vô thần mới sẽ đi đến trong việc mơ hồ phác họa đức tin Kinh thánh như là điều ác. Nếu họ đã liên kết King với truyền thống tiên tri, họ đã công nhận Kinh thánh với nhiều điều thiện đạo đức hơn họ nghĩ nó đáng có. Vô tình, trong khi Dawkins vất vả thanh luyện King khỏi ảnh hưởng lan truyền của Kinh thánh bằng cách liên hệ ông ấy với Mohandas K. Gandhi—người, chúng ta đã biết, không phải là Kitô hữu (271)—Hitchens lại bận rộn không tín nhiệm Gandhi vì liên kết thông điệp của ông về việc giải phóng quá gần gủi với đức tin bất cứ thể loại nào (184). Cả hai tác giả đều khẳng định King có thể đã là một người giải phóng xã hội hữu hiệu hơn nếu ông ấy đã không bị dính líu đến Kitô

giáo và Kinh thánh của nó.


GIÁO THUYẾT THANH GIÁO

(Puritanism)

Quan tâm đến các vấn đề như công bình xã hội và trách nhiệm môi trường không quan trọng trong chỉ trích của các người vô thần mới về Kitô giáo, như các vấn đề đó đã là quan tâm của các người vô thần khác. Hơn nữa, cũng chính nhân danh luân lý mà ba người toàn bích không thần chúa của chúng ta gửi đến các tia chớp mãnh liệt nhất. Sự thực, theo quan điểm thần học Kitô giáo, những gì nổi bật trên mọi thứ khác trong chủ thuyết vô thần mới là chủ thuyết thanh giáo nhận thức và đạo đức của nó. Các người đề xuất chủ thuyết này tin tưởng họ đã không bị cản trở đi đến được chân lý và chính trực đạo đức cho đến nổi giờ đây họ có thể chia cách hoàn toàn với sự không tinh khiết trí tuệ và luân lý của các hiện thân con người què quặt đức tin tính đến điểm này. Quả thực họ tuyên bố cuối cùng đã giải thoát tính hợp lẽ và năng lực bẩm sinh của chúng ta khỏi hàng thế kỷ nô lệ vào văn chương xưa cũ và sự điên dại của Thời đại đồ sắt của các tôn giáo Abraham. Về thông tuệ, chủ thuyết Thanh giáo vô thần mới mang hình thái một chủ thuyết khoa học không khoan nhượng làm vệ sinh tâm trí chúng ta bằng cách tẩy sạch bụi bặm về đức tin.

Về đạo đức, cũng một nổi ám ảnh thanh giáo đó tự tuyên xưng bằng một hứa hẹn kiềm hãm luân lý kể từ đây vào một tính hợp lẽ được tẩy sạch bằng khoa học khỏi mọi ràng buộc với tôn giáo.

Lố bịch thay, các người đề cao chủ thuyết Thanh giáo mới hình như chẳng hề biết rằng chính chương trình toàn bích của họ đã khó tự thanh luyện khỏi sự lớn mạnh hoang tưởng hai nguồn7 xưa đã có hàng thế kỷ trước Kitô giáo. Các người vô thần mới không phải là các người sành điệu đầu tiên đã hứa hẹn sự cứu độ thuần túy bằng kiến thức, và sự vắng bóng bất cứ ý nghĩa nào của nghịch lý, lố bịch, khoan nhượng, và mơ hồ trong các chỉ dạy của họ là hiện tượng của cơn cám dỗ con người kiên trì để trở thành bị ám ảnh bởi sự thuần khiết nhận thức và đạo đức bằng vào sự thiệt hại của sắc thái và phức tạp.

Sự ám ảnh này tự nó thoát thai từ cảm quan về sự tách lìa đưa ra bởi thần thoại hai nguồn—có người sẽ cho là “Kiến thức thần thoại” (Gnostic8)—không bao giờ thực sự được thanh lọc trong tư duy phương Tây. Tôi có thể gợi ý, do đó, rằng cội rễ văn hóa của sự ghê tởm vô thần mới với đức tin Kinh thánh nằm không chỉ trong sự căng thẳng khoa bảng không phê phán của chủ thuyết khoa học còn trong cùng một xu hướng hai nguồn xưa cũ vẫn tồn tại cách vô ý thức trong viễn ảnh thanh giáo về thực tế.9 Như nhà triết học vĩ đại Paul Ricoeur đã cho thấy, viễn ảnh thanh giáo này quay lại với các thần thoại xưa cũ đã chia cách linh hồn (và về sau “tâm trí”) hoàn toàn ra khỏi vật chất và tính có thể xác, một viễn ảnh mà Kitô giáo từ khước ngay từ ban đầu, nhưng đến nay hiển nhiên vẫn không hoàn toàn thành công.10

Chủ thuyết thanh giáo vô thần mới được bày tỏ rõ ràng nhất trong việc lên án luân lý Kinh thánh là thánh đối với người Do thái, Kitô giáo và Hồi giáo. Các sách được khẳng định là “thánh” đó, theo các người toàn bích mới của chúng ta, bị ô nhiễm trong ít nhất bốn phương cách: thứ nhất, bởi sự kiện đơn giản của tính cổ xưa của chúng; thứ nhì, bởi sự thất bại của chúng trong việc cung cấp kiến thức thực sự (nghĩa là, khoa học); thứ ba, bởi sự khoan nhượng của chúng với các nguyên tắc phẩm hạnh và vai trò khuôn mẫu không đáp ứng các tiêu chuẩn của các người vô thần mới về sự chính trực; và thứ tư, bởi việc chúng đề cao đức tin.

Thay vì tự tách biệt một cách biện giải khỏi lời kết tội đó, tuy nhiên, thần học có thể trả lời rằng Kitô giáo có tội như bị lên án. Tất cả những gì tôi muốn nói thêm là rằng bất cứ nơi đâu lý tưởng của các người vô thần mới về sự thuần khiết làm cho họ thấy ô nhiễm, Kitô giáo thấy hiện thân (embodiment). Vị Thiên Chúa dễ bị xúc phạm của Kitô giáo không tách biệt khỏi sự hỗn loạn của các tiến trình tự nhiên và lịch sử. Thiên Chúa của tôn giáo đó đã nhập thể (incarnate) không hổ thẹn; mang xác thịt hoàn toàn trong thế giới; và liên hệ mật thiết với sự trở thành hiện hữu, tính xưa cổ, sáng tạo, đau khổ, không chắc chắn, phải chết, nhược điểm, và hy vọng.

Đáng hổ thẹn theo tâm trí cố định của các người luận giải vô thần mới là rằng vị Thiên Chúa của Kinh thánh hình như không đáng tin cậy, ghen tương, giận hờn, bạo lực, luật pháp, và phán đoán. (Không được đề cập đến rằng theo một cách khác, Yavê là chậm giận hờn, khoan dung, yêu thương, chăm sóc, và tha thứ). Thực là ghê tởm, cách riêng với Dawkins và Hitchens, rằng đức tin Kinh thánh là phỏng theo hình dạng con người (anthrophomorphic) đến thế. Đo lường theo tiêu chuẩn thanh giáo của họ, Đấng Tối cao (the Almighty) phải ở bên trên các liên hệ thỏa hiệp như thế về đặc tính con người. Hơn nữa, nếu Kinh thánh cho là được “viết bởi Thiên Chúa,” như Harris nói thế, tại sao Tác giả của nó không gây được ấn tượng đáng được tôn trọng hơn về thông tuệ, khoa học, luân lý, và cảm xúc?

Hitchens cũng kinh hoàng vì Kinh thánh thất bại sống kịp với hình ảnh theo chủ thuyết toàn bích của ông về sự siêu nhiên lý tưởng cho đến nổi ông bị ép buộc phải kết luận rằng, hỡi ơi, tôn giáo là một điều gì do hiện thân con người “chế tạo nên.” Lý do chính cho việc ông viết Thiên Chúa không vĩ đại xem ra là để cho chúng ta còn lại biết được khám phá của ông.


NHẬP THỂ

(Incarnation)

Trong chương trước, chúng ta đã thấy chính ý niệm về một Thiên Chúa có tính con người như thế, không kể các đặc tính rõ rệt, là vấn đề với các người vô thần mới, cũng như là thế với hầu hết các người thiên nhiên khoa học. Tuy nhiên, thật khó tưởng tượng làm sao thực tế về một huyền nhiệm siêu nhiên, nếu quả thực có hiện hữu điều gì như thế, có thể nắm bắt sự chú ý và ủng hộ của hiện thân con ngưòi có tính người (personal human beings) nếu nó tự trình bày như là bất cứ điều gì ít hơn là có tính người. Hình ảnh theo nhân dạng con người (anthromorphic imagery) làm phật lòng thể loại Chủ thuyết Kiến thức thần thoại (Gnosticism) nhấn mạnh đến sự không liên hệ hoàn toàn của đức tin với lịch sử, và của Thiên Chúa với việc liên quan đến thời gian, địa điểm, và biến cố rõ rệt. Nhưng với một đức tin nhập thể, Thiên Chúa không cách biệt với thế giới nhưng thay vào đó tuyệt đối liên hệ đến nó.11 Sự liên hệ này không thể được hiểu rõ với những người tôn giáo bằng phương cách của hình ảnh không có tính người.

Nếu Thiên Chúa là tình yêu tuyệt đối tự cho đi, như đức tin Kitô giáo tuyên xưng, không gì đáng ngạc nhiên khi tình yêu đó sẽ tự bày tỏ khiêm nhượng và ẩn dấu cho các thành viên của chủng loại chúng ta trong trang phục hèn kém của tính người của con người (human personality). Niềm tin Kitô giáo rằng Thiên Chúa hiện diện hoàn toàn trong Đức Giêsu Kitô nghĩa là, ít nhất, sự toàn bích của Thiên Chúa bao gồm không phải sự tự thanh luyện khỏi tính mơ hồ về tiến hóa của thiên nhiên hay khỏi tính đầy tội lỗi của lịch sử con người, mà bao gồm một sự mật thiết không ngang bằng với thế giới trong tất cả mọi phấn đấu và độc ác bất công của nó. Mục đích của sự mật thiết này là để nâng cao hay “siêu nhiên hóa” thế giới, nhưng điểm khởi hành của cuộc phiêu lưu này là một vũ trụ rất chưa hoàn tất và không toàn bích. Thần học Kitô giáo chẳng hề bối rối rằng hình tượng phỏng theo hình dạng con người là thiết yếu cho việc tự mặc khải dần dần của Thiên Chúa. Để tin với Hitchens rằng tôn giáo do đó là “do con người làm ra” chi mới là phân nửa câu chuyện. Phân nửa còn lại là rằng chính sự mật thiết của Thiên Chúa với thế giới gây ra việc con người trần thế trước hết “chế tạo” một hình ảnh (imagery) có tính người thực sự mặc khải.

Diễn dịch theo thần học, không chỉ đức tin Kinh thánh mà cả hành trình tôn giáo dài của toàn thể chủng loại chúng ta là một chuỗi các đáp ứng với một lời mời gọi đến sự mật thiết bởi huyền nhiệm vô tận của Thiên Chúa.

Nhưng vì không một hình ảnh riêng biệt nào có thể bao giờ nắm bắt được sự tràn đầy và sâu thẳm của huyền nhiệm vô biên khó nắm bắt đó, việc tìm kiếm tôn giáo của nhân loại, kể cả của Kitô hữu, không bao giờ có thể kết luận được. Từ đó nhiều lần sinh ra và chết đi của các nam nữ thần chúa xuyên suốt các thời đại đều nhất quán theo logic với sự hiện diện và lời mời gọi im lặng nhưng thường xuyên của Đấng Vô biên. Lời mời gọi siêu nhiên nắm bắt chúng ta hơn là chúng ta nắm bắt nó, vì thế chúng ta không thể đưa nó thành chủ thể cho việc kiểm soát trí tuệ của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể nói về nó theo thứ ngôn ngữ không chính xác nhưng phong phú của biểu tượng (symbols), tương đồng (analogies), và ẩn dụ (metaphors) có điều kiện theo văn hóa. Nhưng có lẽ chính việc kiểm

soát trí tuệ mà chúng ta muốn. Nếu quả thế, trong cơn bực bội của chúng ta rằng huyền nhiệm siêu nhiên tránh né khỏi sự nhận hiểu khoa học, chúng ta xem ra diễn dịch tính không khả dĩ của Thiên Chúa như là một sự trống rỗng vô biên. Sự rối loạn giữa sự tràn đầy vô biên và sự trống rỗng vô biên là một trong các dấu hiệu thiết yếu của chủ thuyết vô thần.

Tuy nhiên, sự kiện rằng các hình ảnh (icons) tôn giáo đến rồi đi, hoặc rằng chủ thuyết tượng trưng về Thiên Chúa không hợp khẩu vị chúng ta, không đủ để chứng tỏ rằng môi trường tối hậu và vận mệnh cuối cùng của thế

giới là một sự hư vô vô tận (infinite nothingness). Quả thực, sự không vừa lòng tôn giáo luôn mãi của chúng ta, và thậm chí nổi hờn giận thành thực của chúng ta với tôn giáo như thế, chỉ có thể xẩy ra nếu ý thức của chúng ta đang ở trong tình trạng nắm bắt một điều gì sâu thẳm và vươn xa hơn. Nếu không phải thế, lúc đó sẽ không có cơ sở cho các chống đối của chúng ta với việc dùng hình ảnh (iconoclastic protests). Các linh hồn nhậy cảm trong mọi giai đoạn của lịch sử tôn giáo sẽ trở nên chán nản về các phương cách không vừa ý trong đó các tôn giáo đương thời trưng bày lý tưởng của chúng. Đôi khi các người vô thần nghiêm chỉnh có thể trở nên chán nản về các trưng bày của sự thánh thiện cho đến nổi họ lên án mọi tôn giáo như là thô lậu và tục tằn. Nhưng thậm chí các than phiền có ý hướng tốt đẹp chống “Thiên Chúa” hay các hình ảnh (images) của Thiên Chúa không có một dính líu nào với chúng trừ phi chính các người phiền trách tự họ đang đứng trong một nền tảng sâu thẳm hơn.
KHOAN DUNG VỚI MƠ HỒ

(The Tolerance of Ambiguity)

Quả thực, do đó, các người vô thần mới đang đòi hỏi rằng tôn giáo hoặc cung cấp các trưng bày toàn bích về Thiên Chúa (phù hợp với khẩu vị của họ) hoặc bỏ rơi các hình ảnh tất cả, nhưng Kitô giáo khoan dung với sự mơ hồ và sự không toàn bích trong phấn đấu của Kinh thánh để tưởng tượng ra Thiên Chúa. Tại sao? Vì điều thay thế sẽ tệ hại hơn nhiều, nói rõ ra, một Đấng Tuyệt đối (an Absolute) duy trì miên viễn bên trên các phấn đấu của thế giới trong một sự xa cách huy hoàng khỏi hy vọng, thảm họa, buồn rầu, và phấn đấu của những con người trần thế yếu đuối và câu chuyện rộng lớn hơn về tiến hóa vũ trụ và sinh học. Một Thiên Chúa tách rời xa cách như vậy có thể sẽ là một suy tư chính xác về lý tưởng luân lý của các người vô thần mới, nhưng sẽ không phải là Thiên Chúa của đức tin Kitô giáo. Sự thực, theo quan điểm của truyền thống tiên tri Kinh thánh, Vị Thiên Chúa thanh giáo của sự xa cách huy hoàng sẽ là một “vai trò kiểu mẫu” không luân lý cho con người.

Bản mô tả công việc (job description12) của các người vô thần mới về một thần chúa lý tưởng đòi hỏi một sự Toàn bích (Perfection) được thanh luyện không chỉ khỏi sự tục tằn của sự hiện hữu bộ tộc mà còn khỏi sự lây nhiễm bởi sự hiện hữu con người như vậy. Thiên Chúa Kitô giáo không hội đủ điều kiện. Trực giác của Kitô giáo là rằng Thiên Chúa nhập thể, rằng Đấng Tạo dựng chấp nhận thế giới hoàn toàn trong mọi sự không toàn bích của nó, thậm chí đến điểm trở thành một đứa trẻ, ăn với người tội lỗi, và kinh qua cái chết trên thập giá. Lời khuyên của thần học Kitô giáo với người đọc các đoạn trong Kinh thánh nơi Thiên Chúa hình như không hoàn toàn theo tiêu chuẩn luân

lý là luôn luôn diễn dịch mọi điều trong Kinh thánh dưới ánh sáng của các chủ đề chi phối về hy vọng, giải thoát, nhập thể, và tình yêu thương tự cho đi hết của Thiên Chúa. Ngay khi chúng ta để các chủ đề chính đó thoát khỏi tầm mắt, chúng ta sẽ đi đến chỗ hiểu các đoạn đó với sự cách biệt nghĩa đen, như Dawkins làm khi ông đến chỗ có được

chân dung về một Thiên Chúa quái vật của Cựu Ước. Đọc các đoạn nào đó trong Kinh thánh, kể cả Kinh thánh Kitô giáo, có thể là một kinh nghiệm hiểm nghèo và hoang mang nếu người ta trước tiên không có một vài cảm quan về các chủ đề bao trùm của Kinh thánh. Theo quan điểm thần học Kitô giáo, có lẽ điều quan trọng nhất trong các điều

đó là cảm quan về tự do, điều cùng với chủ đề với lời hứa và sự trung thành của Thiên Chúa ràng buộc hầu hết các sách của Kinh thánh vào trong một liên kết không được các người vô thần mới nhận ra. Chính trong sự giải thoát họ khỏi chế độ nô lệ và diệt chủng, dân tộc Hebrew tìm thấy cơ sở kinh nghiệm của sự biểu tượng hóa của họ về Thiên

Chúa như là Đấng Giải thoát, thế nhưng việc liên kết gần gủi của Thiên Chúa với sự giải thoát, một khía cạnh định nghĩa của các truyền thống Abraham, không được đề cập đến nơi nào cả, chưa nói đến chuyện thảo luận nghiêm chỉnh trong các cuốn sách chúng ta đã khảo sát.13

Một trong các ích lợi to lớn của việc theo học một khóa trình độ đại học về văn chương Kinh thánh, hoặc trở thành một phần tử của một nhóm nghiên cứu Kinh thánh được thông tin bởi trình độ học thuật theo kịp thời đại, là rằng người ta có thể học cách đọc các bản văn Kinh thánh một cách nào đó để một chủ đề chính yếu, ví dụ giải thoát, vẫn trong sáng trong bối cảnh thậm chí trong khi chúng ta đang đọc các đoạn có thể hình như khó chịu về luân lý khi đọc cách biệt. Ví dụ, Hitchens không thể vượt qua được câu chuyện lệnh truyền của Thiên Chúa để Abraham giết chết con trai ông ấy. “Không có điều gì làm nhẹ nhàng ý nghĩa rành rành của câu chuyện hãi hùng đó,” Hitchens nói theo luân lý (206). Nhưng chính là lối đọc thẳng đuột của Hitchens về mọi điều trong Kinh thánh dẫn ông và các đồng bạn theo chủ thuyết nghĩa đen của ông bỏ qua chủ đề của đức tin không điều kiện vào một Thiên Chúa giải thoát nổi bật trong câu chuyện về Abraham và Isaac, cũng như nhiều tường thuật Kinh thánh khác. Vì Hitchens đã từ khước đức tin mọi thể loại, giá trị duy nhất Kinh thánh có thể khả dĩ có đối với ông là các dạy dỗ luân lý. Một khi

các chủ đề hoa mỹ về lời hứa, trung tín, và giải thoát đã trắng trợn ra khỏi các trang sách Kinh thánh, như chúng là thế trong trường hợp đọc hiểu “thẳng tuột” công khai của Hitchens các bản văn cách biệt, lúc đó câu chuyện về Abraham và Isaac trở thành chẳng là gì ngoại trừ một nghiên cứu trường hợp cư xử tệ hại.

Tương tự, Dawkins thấy xúc phạm luân lý thậm chí với Mười Giới răn và việc Kinh thánh cấm đoán thần tượng (237-48). Nhấn mạnh rằng “Kinh thánh không phải là loại sách quí vị nên đưa cho con em quí vị để hình thành luân lý của chúng” (247), ông thất bại trong việc nhận ra rằng việc cấm đoán thờ thần tượng trong Mười Giới răn và các Tiên tri có thể đọc hiểu như là một diễn đạt của chủ đề nền tảng của Kinh thánh về giải thoát—rằng chúng ta không cần phải trói buộc cuộc sống của chúng ta vào với các điều quá nhỏ nhoi với chúng ta. Việc ông nhạo báng Mười Giới răn hoàn toàn bỏ mất bối cảnh giao ước và hướng về giải thoát (covenantal and liberationoriented).

Một khi các chủ đề đó đã bị gột rửa ra khỏi luận giải của ông, chẳng có gì còn lại ngoại trừ các tùy tiện các con phải và không được (thou shalts and shalt nots). Nhưng điều này tốt thôi với Dawkins vì ông muốn người đọc của ông cùng với ông giảm thiểu Kinh thánh xuống chỉ còn là giáo dục luân lý. Hy vọng của ông là rằng, một khi người đọc bị chia trí để làm thành cùng một giả định như vậy, họ sẽ đồng ý với ông rằng Kinh thánh chỉ là một sự thất bại như vậy trong việc hoàn thành những gì ông nghĩ là mục đích quan trọng nhất chính là làm cho tất cả chúng ta còn lại lãng quên nó hoàn toàn.

Theo một quan điểm thần học Kitô giáo, tuy nhiên, điểm chính của Kinh thánh không phải là luân lý dù cách nào, nhưng rằng chúng ta không bao giờ được mất tín nhiệm rằng cuộc sống của chúng ta, lịch sử nhân loại, và chính vũ trụ đều là thành phần của một vở kịch đầy ý nghĩa nghiêm trọng của giải thoát và lời hứa về sự hoàn thành tối hậu. Hơn nữa, cảm quan rằng cuộc sống chúng ta có một ý nghĩa, và rằng cuộc sống là đáng sống trong một tinh thần tín nhiệm, cung cấp năng lượng và phương hướng cho khát vọng luân lý nếu không như vậy có thể thiếu đi.

Theo sự khôn ngoan tôn giáo tích lũy của chủng loại chúng ta, không một tín nhiệm cơ bản rằng toàn bộ hiện thân, kể cả chính vũ trụ, có một ý nghĩa, nước ngọt đạo đức của chúng ta cuối cùng sẽ khô cạn vì thiếu chất nuôi dưỡng.

Thế nhưng chủ thuyết vô thần mới đang làm mọi sự nó có thể để thuyết phục chúng ta rằng vũ trụ là không quan điểm và rằng đến lúc cuối cùng cuộc sống của chúng ta cũng nhằm vào hư không như vậy—không phải là sự sắp đặt thuận lợi nhất cho việc nở rộ năng lực của chúng ta vào điều thiện.

Các người vô thần mới, người ta có thể chắc chắn, sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng Kinh thánh không phải là về ý nghĩa nhưng là về luân lý, như thể hai điều đó tách biệt nhau. Nhưng vì thần học Kitô giáo tìm ý nghĩa trước khi nó hình thành luân lý của nó, nó không tuyên bố rằng mọi điều trong Kinh thánh là xứng đáng như nhau, nói theo luân lý, dù cách nào. Trên thực hành, đa phần tuyên xưng Kitô giáo đã cho phép một cách đọc hiểu tùy chọn (selective reading). Một cách thành thực, Kinh thánh gồm cả các bản văn man dã mà không ai thấy nâng cao đạo đức. Thực tế, đời sống phụng vụ của các giáo hội đã bình thường bỏ qua các câu của Thánh vịnh và các tác phẩm khác cầu xin Thiên Chúa nghiền nát kẻ thù của chúng ta, nói ví dụ.

Hơn nữa, thậm chí sự kiện rằng các văn bản nào đó qua dòng thời gian trở thành không liên hệ hoặc gây khó chịu cho khẩu vị đạo đức đương thời của chúng ta đều hoàn toàn nhất quán với đặc tính nhập thể của đức tin Kinh thánh. Thay vì nằm dí trong nơi trú ẩn Plato bên trên sự kinh hoàng của lịch sử, vị Thiên Chúa của Kitô giáo trở thành nhập thân vào các biến cố phụ thuộc vào lịch sử và văn hóa. Không nghi ngờ gì, một Thiên Chúa mà nhân dạng đan chéo với các thời đại và địa điểm nhất định, cũng như với đau khổ và chết chóc, đã luôn luôn là khó nuốt, thậm chí với nhiều Kitô hữu. Nhiều người trong những người đương thời của Đức Giêsu đã chấn động vì Người hòa đồng dễ dàng với những người kém danh tiếng, và vì thế họ thắc mắc làm sao Người có thể đến từ Thiên Chúa. Thế nhưng, trong tinh thần của một Thiên Chúa chấp nhận mơ hồ, Kitô giáo quyết định tương đối sớm sủa trong lịch sử của nó, cho dẫu không phải không với chống đối, để bao gồm trong toàn bộ Kinh thánh các bản văn mà Dawkins và Hitchens nhận thấy đáng coi thường. Cả hai nhà luân lý đó có thể vui hưởng tình đồng bạn của Marcion, một người lạc giáo đã bị giáo hội Kitô giáo sơ khởi từ khước vì giáo huấn rằng vị Thiên Chúa của Kinh thánh Hebrew có thể không chắc là vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.

Giả thuyết không nói ra đằng sau sự khinh thị của Hitchens và Dawkins về phương cách Kinh thánh tạo thành hình ảnh Thiên Chúa là rằng nó vi phạm các tiêu chuẩn ngấm ngầm của họ về sự thuần khiết luân lý và tôn giáo.

Nhưng chủ thuyết lý tưởng này nêu lên câu hỏi làm sao các người vô thần mới tự họ đến được chính cảm quan được tinh luyện của họ về sự thiện và sự ác. Harris cố đến cứu. Ông tuyên bố rằng cảm quan của chúng ta về điều đúng điều sai đến bằng phương cách của một “trực giác” trực tiếp không đả động đến bởi sự hiện hữu của thời gian và lịch sử. “Sự kiện rằng chúng ta phải dựa vào một số trực giác nào đó để trả lời các câu hỏi đạo đức,” ông viết, “ít nữa không gợi ý rằng có một điều gì đó không cụ thể, mơ hồ, hoặc phụ thuộc vào văn hóa về chân lý đạo đức” (184). Cũng như ông đến được kiến thức đích thực bằng phương cách khoa học được khử khỏi trùng đức tin, người vô thần mới này có thể được chuyên chở đến lãnh vực sự thiện thuần túy bằng khả năng trực giác cọ sạch khỏi lịch sử và thậm chí hiện thực. Thế thì, làm sao Kitô giáo có thể, với vai trò kiểu mẫu u buồn của nó về một Thiên Chúa đem lòng yêu mến vật chất (matter), thời gian, lịch sử, hiện thực, và người tội lỗi, hy vọng có bao giờ theo kịp một tiêu chuẩn như vậy về sự thuần khiết?

Tôi phải ghi nhận rằng thần học Kitô giáo xuyên suốt nhiều thế kỷ chia sẻ phần lớn sự chê trách về sự kiện rằng các lý tưởng thanh giáo của các người vô thần mới đã trở nên nằm sẵn trong nền văn hóa phụ thần bí (mythic subculture) của nền văn hóa thông tuệ và phổ thông phương Tây. Sự thực, nhiều người hai nguồn vẫn còn tồn tại trong hàng ngũ những người tin Kitô giáo cũng như hàng ngũ những người vô thần, nhưng lý tưởng hai nguồn đã luôn luôn hiện hữu căng thẳng với các nền tảng Kinh thánh của Kitô giáo. Trong nhiều trăm năm vừa qua, thần học Kitô giáo đã dần dần lấy lại, cho dẫu không phải không có trở lực, niềm tin nguyên thủy và phiêu lưu hơn của nó rằng Thiên Chúa không thể tìm kiếm tách riêng khỏi thế giới vật chất, hiện thân con người, và các mơ hồ của hiện

hữu lịch sử. Từ đó, thật hoàn toàn hấp dẫn hơn khi các người vô thần mới giờ đây đang đưa Kitô giáo vào khảo sát bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ của cùng các chủ đề bảo thủ, thanh giáo, hai nguồn mà Kitô giáo đã từng phấn đấu tự mình tách rời khỏi đó trong hàng thế kỷ. Cuộc chiến đấu của họ với Kitô giáo ngày nay là chương cuối cùng nhất trong sự phấn đấu gần như miên viễn giữa hai lý tưởng tôn giáo xưa cũ: thanh giáo và nhập thể. Trong chừng mực họ muốn tránh thoát và thậm chí loại bỏ thần học, cuộc cỡi ngựa đấu kiếm đương thời của các người vô thần mới với đức tin Kitô giáo là thành phần của một vấn đề thần học lâu dài, nôi bộ, và không thể tránh thoát.

Theo phần lớn các nhà thần học đương thời nhất, trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta không thể hy vọng gặp gỡ Thiên Chúa bằng cách tránh né mọi thời gian rõ rệt, địa điểm nhất định, và kinh nghiệm thực sự. Thiên Chúa không phải là một giả thiết có thể trừu tượng khỏi sự vướng mắc với các ngẫu nhiên của lịch sử tự nhiên và con người. Mục đích của Dawkins để quyết định vấn đề Thiên Chúa theo khoa học bằng cách biến Thiên Chúa thành một giả thiết là một diễn đạt về chủ thuyết thanh giáo nhận thức cũng trắng trợn như các nỗ lực kiến thức thần thoại xưa cũ để đạt đến kiến thức thuần túy về Thiên Chúa bằng cách trước tiên từ chối việc nhập thể. Nhưng Thiên Chúa Kitô giáo nhập thể cách sâu thẳm không thể gặp gỡ được trong không gian nhận thức thanh luyện theo hai nguồn

khép chặt khỏi các biến cố, hình ảnh, biểu tượng, và ẩn dụ cụ thể trỗi sinh từ các kinh nghiệm ngẫu nhiên về văn hóa, địa lý, và lịch sử của những con người thực sự. Những người thanh giáo, không kể là tôn giáo, khoa học, hay luân lý, bối rối rằng những gì là tuyệt đối toàn bích có thể trở thành bị ô nhiễm bởi tính ngẫu nhiên và có thể hư nát.

Nhưng đó chính đích thực là thể loại toàn bích mà vị Thiên Chúa tự làm cho trống rỗng của đức tin Kitô giáo trình bày.

Với Hitchens và Harris, sự kiện rằng đức tin đi kèm với các hình ảnh về Thiên Chúa nếu có, làm cho Kitô giáo không chút giá trị theo thông tuệ. Sự không khoan nhượng thanh giáo này về bất cứ Thiên Chúa nào mà thực tế trở nên nổi danh qua hình ảnh, chuyển sang việc đọc hiểu Kinh thánh của họ. Trong một biểu lộ khác thường về sự điều độ nhận thức, đạo đức, và biện giải, Hitchens và Harris diễn dịch một đa dạng rộng rãi của văn thể và thể loại Kinh thánh như là chứng cứ của học thuật không thể chấp nhận được về Thiên Chúa. Tôi đã đề cập đến nỗi sửng sốt của Harris rằng nếu Kinh thánh được Thiên Chúa viết, nó phải có khoa học và toán học của nó ngay hàng thẳng lối. Với Hitchens, sự sai biệt giữa các tường thuật về sự sinh ra và đóng đinh của Đức Giêsu trong các Phúc âm đã đủ để hạ bệ giáo điều về cảm hứng Kinh thánh. Làm sao một thần chúa toàn năng khả dĩ là ngọn đèn hướng dẫn đàng sau các cẩu thả của bản văn đó, chưa nói đến vũ trụ học sai lầm? Tôi thành thực ngạc nhiên rằng các thông dịch viên chuyên gia của chúng ta đã quên đánh đòn Luca và Matthêô vì đã đạo văn Maccô và Phúc âm nguồn được biết đến như là Q. Tại sao Thiên Chúa được cho phép đi qua mà không có cước chú? Tại sao không có tính thông thái hoàn toàn nếu Kinh thánh là một cuốn sách cảm hứng? Tôi có thể tiếp tục tiếp tục, nhưng tôi giả định đã nói được điều muốn nói.
TIẾN HÓA VÀ THẦN HỌC KITÔ GIÁO

(Evolution and Christian Theology)

Giả thuyết thanh giáo dẫn Dawkins đến việc từ khước Kitô giáo trên nền tảng luân lý cũng tạo sơ sở cho niềm tin của ông rằng Thiên Chúa của Kitô giáo cũng phải bị từ khước trên nền tảng khoa học nữa. Bức tranh của Darwin về sự sống, theo Dawkins, hủy hoại Thiên Chúa của Kinh thánh cách quyết định.14 Làm sao được vậy? Khoa học tiến hóa cho thấy rằng thiên nhiên không trưng bày một dấu chỉ nào về thiết kế thông minh. Dawkins muốn một vũ trụ phù hợp với ý niệm của ông về sự duyên dáng cấu tạo và thiết kế toàn bích, cũng như ông muốn một Thiên Chúa phù hợp với khái niệm của ông về toàn bích luân lý. Ông chẳng được chút nào cả. Do đó, với Dawkins, Thiên Chúa đơn giản không thể hiện hữu. Một Thiên Chúa toàn bích tốt đẹp sẽ không bao giờ đã làm nên một thế giới trong đó có biết bao nhiêu phấn đấu cách mạng, phế phẩm, đau khổ, và chết chóc xẩy ra. Nếu Thiên Chúa là một kỹ sư toàn bích, sẽ không thể có chỗ cho sự không toàn bích mà các nhà sinh học tìm thầy trong thế giới sinh vật.

Thế thì, từ đó, quan điểm thanh giáo về luân lý tiêu biểu cho chủ thuyết vô thần mới nhận thấy song hành với mô hình chủ thuyết toàn bích về tạo dựng siêu nhiên trong đó Thiên Chúa phải đã tạo dựng thế giới trong một tình trạng hoàn tất và cuối cùng một lần trọn vẹn ngay từ lúc khởi đầu. Hoặc giả vị Thiên Chúa của Kinh thánh phải là một vai trò kiểu mẫu toàn bích và là một kỹ sư toàn bích, hoặc không như vậy vị Thiên Chúa đó không được Dawkins cho phép hiện hữu một chút nào.

Nhưng với đức tin Kitô giáo, chủng loại của Dawkins về chủ thuyết toàn bích, vừa luân lý vừa vũ trụ, là một ngõ cụt. Nếu vũ trụ được hoàn tất ngay lập tức, từ đó nó sẽ đi về đâu? Có lẽ, lúc đó, có một lý do thần học đúng rằng một Thiên Chúa muốn vũ trụ có một tương lai mở rộng sẽ đi với sự không toàn bích và mơ hồ. Nếu quí vị không thích một thế giới trong đó cả các tên ôm bom tự sát cả các điều kỳ quái tiến hóa không được phép hiện hữu, một thực nghiệm tâm trí tốt là thử tưởng tượng điều gì có vẻ sẽ hiện hữu trong vũ trụ được thiết kế toàn bích đó được lý tưởng hóa bởi các người vô thần mới và các người theo chủ thuyết tạo dựng tổ tiên họ. Để theo đúng với chủ thuyết theo nghĩa đen Kinh thánh của họ, vũ trụ mà họ muốn sẽ phải đã được hoàn tất đến độ toàn bích vào ngay ngày đầu tiên của việc tạo dựng. Một hành động tiên khởi hoàn tất ngay lập tức của sự khéo tay siêu nhiên có thể bảo đảm sẽ không có đau khổ, không điều ác, và không nhu cầu về tạo dựng để tiến hóa thành một điều gì khác qua các giai đoạn dài mênh mông của thời gian. Trong các chỉ dẫn của họ cho một Thiên Chúa đích đáng phải hành động cách nào, các người vô thần mới đòi hỏi rằng hoặc giả thế giới được hoàn tất một lần duy nhất ngay từ lúc khởi đầu, hoặc nếu không như vậy sẽ không có vai trò nào cho Thiên Chúa đóng giữ cả. Một Thiên Chúa có thể chấp nhận được theo luân lý sẽ làm cho mọi sự hoàn toàn đúng ngay từ ngày đầu tiên. Vũ trụ phải là phản ánh không chê trách, không thay đổi của vị kỹ sư siêu nhiên đó. Sẽ không có đau khổ lớn dần, không chết chóc, không các tên khủng bố.

Cũng sẽ chẳng có vấn đề thần học thiên nhiên (theodicy15), vì sẽ chẳng có điều ác để giao hòa với sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Cũng chẳng có, dĩ nhiên, bất cứ sự sống nào, tự do nào, tương lai nào, mạo hiểm nào, chuyện về vũ trụ vĩ đại nào, lối mở ra nào đến các chân trời vô tận trước mắt. Cũng chẳng có cơ hội nào cho từng người trong chúng ta phát triển bản chất và thực hành đức hạnh.Vấn đề với lý tưởng ảo thuật của các người vô thần mới về tạo dựng—lý tưởng của họ hình như một lần nữa đã vay mượn từ những người tạo dựng và người hữu thần TKTM—là rằng tạo dựng sẽ chẳng nơi nào để đi đến. Bị khóa chặt miên viễn trong sự toàn bích huy hoàng, vũ trụ sẽ không dành khoảng trống nào cho sự không quyết định, tai biến, hoặc tự do. Mọi chi tiết cuối cùng sẽ bị đông cứng trong một vị trí tiền định ngay từ khởi đầu; hiện thân con người, nếu người ta có thể tưởng tượng chúng hiện hữu được, sẽ là các con rối hay các pho tượng.

Chỉ có một vũ trụ vẫn chưa hoàn tất—như vũ trụ mà địa chất học, vũ trụ học, và sinh học đang phát hiện cho chúng ta qua hơn hai thế kỷ vừa qua—có thể cung cấp khung cảnh cho tự do và sáng kiến con người. Dĩ nhiên, nói rằng vũ trụ “chưa hoàn tất” có nghĩa hàm ý rằng nó không toàn bích, mơ hồ, và mở ra cho các kết quả tai ương cũng như kỳ diệu. Thậm chí sự kiện rằng chính tự các tôn giáo cũng không toàn bích đến thế, và đôi khi là điều ác kinh hoàng, là hoàn toàn nhất quán với sự kiện rằng chúng nữa cũng là thành phần của một vũ trụ chưa hoàn tất. Quan trọng là phải đối mặt với các điều ác liên quan đến các đức tin tôn giáo, và trên cốt lõi đó, các người vô thần mới đã đúng khi chỉ chúng ra. Đồng thời, dẫu thế, khó mà tưởng tượng làm sao một Đấng Tạo dựng thực sự yêu tự do, đa dạng, và đổi mới có thể đã từng trói buộc vội vàng mọi thứ vào trong một vòng tròn khép kín và tĩnh lặng của tính đồng nhất vĩnh cửu. Một vũ trụ toàn bích từ đầu sẽ là đã chết.

Mặt mờ tối của bất cứ vũ trụ nào chưa hoàn tất, và từ đó không toàn bích, là mơ hồ và điều ác, kể các thuốc độc trong các tôn giáo của chúng ta. Cách thông cảm được, chúng ta mong đợi một thế giới không có điều ác và như thế là thích đáng để hy vọng một sự hoàn thành cuối cùng của cuộc sống chúng ta và của toàn thể vũ trụ. Hy vọng của Kitô giáo là về một vũ trụ trong đó điều ác sẽ bị chinh phục và nước mắt tất cả sẽ được lau khô. Một hy vọng như vậy, bằng sắp đặt ra khả dĩ về một tương lai mới, là một khích lệ to lớn cho hành động luân lý. Nhưng chúng ta cần hết sức cẩn thận về những gì chúng ta đòi hỏi trong chừng mức tình trạng quá khứ và hiện tại của vũ trụ quan tâm. Một thiết kế toàn bích từ ban đầu, là những gì Dawkins đòi hỏi—không phải vậy ông đã không khinh thường sự thất bại của Thiên Chúa như là một kỹ sư—sẽ nghĩa là điểm chấm dứt của tiến hóa thậm chí ngay trước khi nó bắt đầu. Và chủ thuyết toàn bích, vừa luân lý vừa khoa học, sẽ có nghĩa là điểm chấm dứt của hy vọng. Chủ thuyết toàn bích là phương cách chắc chắn để đóng lại tương lai và ngăn cản thế giới và cuộc sống chúng ta có bao giờ trở

nên được đổi mới.



Như là nền tảng tối hậu của đổi mới, tự do, và hy vọng, Thiên Chúa Kitô giáo cống hiến cho toàn thể vũ trụ cũng như chính chúng ta cơ hội để tiếp tục giải thoát khỏi tình trạng không sự sống của thiết kế toàn bích. Tiến hóa, do đó, có thể được hiểu, ở tầm mức thần học, như là câu chuyện về sự trỗi sinh dần dần của thế giới ra khỏi sự hỗn loạn và đơn điệu ban đầu, và về sự tìm kiếm mạo hiểm của nó đến các cách thế trau chuốt mãnh liệt hơn của hiện thân. Thiên Chúa của tiến hóa khiêm nhượng mời gọi các tạo vật dự phần vào sự tạo dựng tiếp diễn của vũ trụ. Lời mời gọi ân sủng đó để chia sẻ sự tạo dựng vũ trụ là nhất quán với niềm tin Kitô giáo rằng nền tảng tối thượng của vũ trụ và của chính sự sống của chúng ta là lòng độ lượng yêu thương, dễ bị xúc phạm, không bào chữa, và tự làm trống rỗng của Thiên Chúa.


1 Sǿren Kierkegaard, “The Sickness unto Death,” trong Fear and Trembling and the Sickness unto Death, Walter Lowrie dịch (Garden City, N.Y.: Doubleday Anchor Books, 1954), 218.

2 Fides et Ratio: Đức tin và lý trí, tông thư ban hành ngày 14/9/1998 của GH Gioan Phaolô II, về tương quan giữa đức tin và lý trí: “Đức tin mà không có lý trí dẫn đến mê tín. Lý trí mà không có đức tin dẫn đến chủ thuyết hư vô và chủ thuyết tương đối.”

(nd)

3 Kenosis: Quan điểm thần học Kitô giáo về sự tự hạ mình nhập thể của Ngôi Hai (nd)

4 Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Fides et Ratio, tông thư, 14/9/1998; http://www.ewtn.com/library/ENCYC/JP2FIDES.HTM (truy cập 14/10/2007).

5 Ở đây tôi đề nghị của Daniel Maguire, The Moral Core of Judaism and Christianity: Reclaiming the Revolution (Minneapolis: Fortress Press, 1993).

6 Trên mạng http://almaz.com/nobel/peace/MLK-jail.html

7 Dualistic, dualism: Thường được dịch là nhị nguyên, chủ nghĩa nhị nguyên, đơn giản là hai nguồn (nd)

8 8 Gnostic: Thuộc về chủ thuyết kiến thức thần thoại (Gnosticism) cho rằng biết được các điều tâm linh, khởi đầu từ thần thoại Hy lạp, các tôn giáo cũ, và cuối cùng đến Kitô giáo (nd)

9 Chủ thuyết khoa học thực sự cũng là đứa con của thần thoại học hai nguồn, nhưng tôi không thể triển khai vấn đề ở đây.

10 Ủng hộ cho gợi ý của tôi cách riêng đến từ Paul Ricoeur, The Symbolism of Evil, Emerson Buchanan dịch (Boston: Beacon Press, 1969).

11 Xem Charles Hartshorne, The Divine Relativity (New Haven, Conn.: Yale University Press, 1948); và Schubert Ogden, The Reality of God and Other Essays (New York: Harper & Row, 1977), 1-70.

12 Job description: Tác giả dùng một từ của doanh nghiệp. Job description (mô tả công việc) để mô tả các công việc chính yếu của một chức vị (nd)

13 Khi tôi sử dụng cách diễn đạt “các chủ để chi phối” ở đây, tôi muốn nói “chi phối” từ quan điểm của vô số nhà thần học Kitô giáo mà các người vô thần mới hoàn toàn bỏ qua. Dĩ nhiên, không phải mọi nhà thần học hoặc học giả kinh thánh đều nhấn mạnh đến giải thoát, lời hứa, hy vọng, Ngôi Hai làm người (kenosis), và nhập thể theo phương cách tôi đề cập ở đây. Nhưng ở đây tôi theo, nói ví dụ, cách xử lý của Jürgen Moltmann, người không thể chia cách các ý niệm về lời hứa, giải thoát, và hy vọng khỏi ý niệm Kinh thánh về Thiên Chúa. Xem sách của ông ấy The Spirit of Life: A Universal Affirmation, Margaret Kohl dịch (Minneapolis: Fortress Press, 1992).

14 Richard Dawkins, The Blind Watchmaker (New York: W. W. Norton & Co., 1986); và River out of Eden (New York: Basic Books, 1995).

15 Theodicy: Hệ thống thần học thiên nhiên biện minh cho công bình siêu nhiên bằng cách cho điều ác được cùng hiện hữu (nd)

(Dịch xong ngày 11 tháng 9, 2008—Kỷ niệm 7 năm ngày Hoa kỳ bị khủng bố tấn công ngày 11 tháng 9, 2001)
http://cuucshuehn.net/index.php?language=vi&nv=news&op=Giao-Hoi-Cong-giao/eBook-Thien-Chua-va-Chu-Thuyet-Vo-Than-Moi-John-F-Haught-4773





tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương