Thư viện pháp luậT



tải về 399 Kb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu27.12.2022
Kích399 Kb.
#54057
1   2   3   4   5   6   7   8   9
02.1. Quy định quy trình vận hành hồ chứa L1

QUY ĐỊNH
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG LÁ
(Ban hành theo Quyết định số …./QĐ-UBND ngày …. tháng … năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Đồng Lá đều phải tuân thủ
1. Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012.
2. Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013.
3. Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
4. Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy lợi thủy điện;
5. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
6. Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
7. Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
8. Các Tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành:
- Hồ chứa nước - Công trình thủy lợi - Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành điều tiết (14TCN 121-2002).
- Công trình thủy lợi - Hướng dẫn lập quy trình vận hành (TCVN 8412:2010).
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia - Công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế (QCVN 04-05:2012).
- Quy phạm công tác Thủy văn trong hệ thống Thủy nông (TCVN 8304:2009).
- Công trình thủy lợi kho nước, yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và khai thác (TCVN 8414: 2010).
- Các tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan tới công trình thủy lợi.
Điều 2. Nguyên tắc vận hành hồ chứa nước Đồng Lá
Việc vận hành điều tiết lũ hồ chứa nước Đồng Lá phải đảm bảo:
1. Cấp nước phục vụ nông nghiệp theo nhiệm vụ thiết kế cụ thể: Cung cấp nước tưới cho 50 ha lúa 2 vụ của 9 xóm thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (trong đó tưới đủ là 26,4ha), kết hợp chăn nuôi thủy sản và cải thiện môi trường sinh thái trong khu vực.
2. An toàn công trình theo chỉ tiêu phòng chống lũ với tần suất lũ thiết kế P=1,5% tương ứng với mực nước dâng gia cường (MNDGC) là + 117,80m và tần suất lũ kiểm tra P=0,5% tương ứng Mực nước lũ kiểm tra là + 117,97m.
Điều 3. Vận hành điều tiết hồ chứa nước Đồng Lá
1. Quy trình vận hành hồ chứa nước Đồng Lá (sau đây viết tắt là Quy trình) là cơ sở pháp lý để đơn vị quản lý, sử dụng và khai thác hồ chứa nước Đồng Lá (sau đây viết tắt là Chủ đập) quản lý, vận hành hồ chứa nước Đồng Lá.
2. Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình này, việc vận hành điều tiết và phòng, chống thiên tai của hồ chứa nước Đồng Lá phải theo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của UBND tỉnh Thái Nguyên trực tiếp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thái Nguyên.
3. Chủ đập có trách nhiệm quản lý vận hành, điều tiết hồ chứa nước Đồng Lá theo những quy định tại Quy trình này. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa nước Đồng Lá đều phải thực hiện Quy trình này.
Điều 4. Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ phải bảo đảm
1. Đối với cống lấy nước
a) Tại cửa van cống, phải đánh dấu chiều quay nâng hạ cửa cống; đánh dấu trên ty van mức đóng cuối cùng của cửa van.
b) Khi đóng hoặc mở cống gần đến giới hạn dừng thì phải giảm tốc độ nâng hạ để khi cửa cống đến điểm dừng thì tốc độ giảm tới “0”.
c) Trong mọi trường hợp, không được dùng lực cưỡng bức để đóng mở cửa van. Trong khi đóng mở, nếu thấy lực đóng mở tăng hoặc giảm đột ngột thì phải dừng lại, kiểm tra tìm nguyên nhân và xử lý rồi mới tiếp tục vận hành.
2. Đối với tràn xả lũ
a) Phải đảm bảo thông thoáng cửa vào, cửa ra và kênh dẫn sau tràn.
b) Thường xuyên kiểm tra, gia cố các chỗ bong, tróc ở cửa vào, ngưỡng tràn, dốc nước và tiêu năng.
c) Tổ chức theo dõi, kiểm tra thường xuyên trong quá trình làm việc.
Điều 5. Trách nhiệm giữa đơn vị quản lý hồ chứa với các ngành, địa phương liên quan
1. Hàng năm Chủ đập có trách nhiệm rà soát, bổ sung các phương án đảm bảo an toàn đập và các công tác Chủ đập phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Chủ đập xây dựng quy chế phối hợp với UBND huyện Định Hóa, UBND xã Điềm Mặc để quản lý, vận hành đảm bảo an toàn công trình và triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án (phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập, phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập, phương án bảo vệ đập) và các quy định liên quan đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. UBND huyện Định Hóa có trách nhiệm phối hợp với Chủ đập tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn hồ chứa và các phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo Chủ tịch UBND xã Điềm Mặc kịp thời huy động lực lượng tại địa phương tham gia ứng cứu bảo vệ công trình khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
3. Tại xã hưởng lợi từ công trình hồ chứa nước Đồng Lá: Các cơ quan, đoàn thể tại địa phương có trách nhiệm phối hợp hòa giải nếu xảy ra tranh chấp trong việc sử dụng nguồn nước cung cấp từ công trình.
Điều 6. Quy định về thời gian mùa lũ và mùa cạn của công trình hồ chứa nước Đồng Lá
1. Mùa mưa bắt đầu từ ngày 01/5 và kết thúc vào ngày 31/10 hàng năm, mùa khô bắt đầu từ 01/11 đến 30/4 năm kế tiếp.
2. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 hàng năm; mùa cạn bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc cuối tháng 5 năm kế tiếp.
Chương II
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ
Điều 7. Trước mùa mưa lũ hàng năm, Chủ đập phải thực hiện
Kiểm tra tất cả các hạng mục công trình theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn. Lập phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập cho hồ chứa, trong đó phải đặc biệt chú ý tới trường hợp vận hành khi có lũ lớn vượt lũ thiết kế hoặc khi hồ chứa có sự cố trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình này, lập "Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ", làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ theo các yêu cầu dùng nước, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước địa phương, các hộ dùng nước trong hệ thống.
Chủ đập lập phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống thiên tai trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Thủy lợi và các quy định khác của pháp luật.
Điều 8. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ
1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải cao hơn “Đường hạn chế cấp nước” và thấp hơn hoặc bằng tung độ "Đường phòng phá hoại" trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III-4), cụ thể như sau:
a) Khi mực nước hồ cao hơn “Đường hạn chế cấp nước” và thấp hơn “Đường phòng phá hoại” trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III-4) thì tiến hành cấp nước bình thường theo thiết kế.
b) Khi mực nước hồ cao hơn tung độ “Đường phòng phá hoại” của biểu đồ điều phối (Phụ lục III-4) thì tiến hành gia tăng cấp nước để giảm mực nước hồ.
c) Khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồ điều phối (Phụ lục III-4) thì tiến hành hạn chế cấp nước để tăng mực nước hồ.
Bảng 1: Tung độ Biểu đồ điều phối nước trong mùa lũ


tải về 399 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương