THỊ trưỜng hàng hoá ĐÁng quan tâm trong tuần cpi tháng 11 được dự báo tăng 0,8%


Sở giao dịch hàng hoá đầu tiên ở Việt Nam



tải về 179.13 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích179.13 Kb.
#15693
1   2   3

Sở giao dịch hàng hoá đầu tiên ở Việt Nam




Sở giao dịch hàng hoá Triệu Phong (TPE) tại TP HCM sẽ bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2011.

Ba mặt hàng chủ yếu của Sở được Bộ Công thương cấp phép gồm cà phê, cao su và thép.

Cơ cấu của TPE gồm “Trung tâm thanh toán bù trừ”, “Sàn giao dịch cà phê, cao su, thép” và “Trung tâm giao nhận kiểm định hàng hoá”.

Sở giao dịch hàng hoá Triệu Phong có vốn điều lệ ban đầu 150 tỷ đồng, dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng sau một năm và 1.000 tỷ đồng vào năm 2015, niêm yết cổ phiếu vào năm 2014, phấn đấu khai thác triệt để và tiền phong trong giao dịch hàng hoá tương lai tại thị trường Việt Nam.

Sở được thành lập nhằm làm đầu mối quản lý các giao dịch hàng hoá trên thị trường Việt Nam như cung cấp thêm công cụ tài chính cho doanh nghiệp sản xuất, thưoơg mại bảo hiểm, rủi ro biến động giá; kết nối nhu cầu mua bán; trung gian thực hiện hoạt động thanh toán bù trừ cho các giao dịch giữa các nhà đầu tư tham gia qua Sở.

Sở còn cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng và đầy đủ về tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường, tiết giảm chi phí marketing; chuẩn hoá quy trình giao nhận đối với hàng hoá vật chất; đảm bảo cơ chế khớp lệnh được thông suốt và hiệu quả.

Tại Việt Nam, ngoài các kênh đầu tư truyền thống như tiền gửi ngaâ hàng, chứng khoán, bất động sản và vàng, hàng hoá là một kênh đầu tư tương đối mới mẻ, nhiều tiềm năng.

Sự hình thành sở giao dịch hàng hoá sẽ thực hiện chức năng đầu mối giao dịch hàng hoá nhằm giảm thiểu chi phí, đưa hàng hoá Việt Nam đến gâầ với các chuẩn giao dịch trên thế giới, tránh thiệt thòi về giá, tạo công cụ bảo hiểm biến động giá, tăng cường thanh khoản và bổ sung kênh đầu tư mới cho thị trường./.


Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Theo quy định vừa được Bộ Công thương ban hành, việc bình chọn sẽ được tiến hành trong phạm vi cả nước theo 5 cấp bình chọn từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đến cấp khu vực và cấp quốc gia.

Đối tượng bình chọn là các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trực tiếp đầu tư sản xuất tại các huyện, thị xã, thị trấn và các xã (gọi chung là khu vực nông thôn). Sản phẩm tham gia bình chọn là các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển.

Đồng thời sản phẩm tham gia bình chọn phải là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang được sản xuất tại các cơ sở công nghiệp nông thôn và do chính cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó đăng ký tham gia bình chọn. Sản phẩm tham gia bình chọn không phải là sản phẩm sao chép; việc sản xuất sản phẩm đó không vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

Sản phẩm tham gia bình chọn được phân làm các nhóm sản phẩm: Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đồ uống; Nhóm sản phẩm về thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí và Nhóm sản phẩm khác.

Các tiêu chí bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu bao gồm: Tiêu chí về doanh thu và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường; Tiêu chí về chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - xã hội; Tiêu chí về tính văn hoá, thẩm mỹ; Tiêu chí khác.

Sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu phải đáp ứng yêu cầu chung và có điểm bình quân của Ban giám khảo đạt từ 70 điểm trở lên (nếu chấm điểm) hoặc có số phiếu bình chọn của Ban giám khảo đồng ý đạt giải chiếm từ 2/3 trở lên (nếu bỏ phiếu bình chọn). Số lượng và cơ cấu giải thưởng các sản phẩm đạt giải do Hội đồng bình chọn quyết định. Tuỳ theo số lượng và chất lượng của các sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, Hội đồng bình chọn có thể lựa chọn ra một số sản phẩm tiêu biểu nhất trong kỳ bình chọn.

Việc bình chọn sẽ được tổ chức 2 năm/lần vào những năm chẵn, bắt đầu từ năm 2012./.




TIN THẾ GIỚI


EU đang đứng trước cuộc khủng hoảng sống còn

Liên minh châu Âu (EU) sẽ không thể tồn tại nếu không tìm được giải pháp vượt qua cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone).

Chủ tịch EU Van Rompuy đã đưa ra cảnh báo trên vài giờ trước khi diễn ra Hội nghị các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro ở Brussels (Bỉ) ngày 16/11, trong bối cảnh khủng hoảng nợ đã khiến Hy Lạp suy sụp và hiện đang đe dọa Ireland và Bồ Đào Nha.
Ông Rompuy nhấn mạnh EU đang phải đối mặt với "một cuộc khủng hoảng sống còn."
Theo ông, toàn khu vực phải hợp tác để tiếp tục tồn tại cùng với khu vực đồng euro, vì nếu không tồn tại cùng khu vực đồng euro thì cũng sẽ không tồn tại cùng EU. Tuy nhiên, ông Rompuy cho biết ông rất tin tưởng EU sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng này.
Trước đó, ngày 15/11, Chính phủ Ireland đã thừa nhận đang thảo luận về gói viện trợ khẩn cấp, sáu tháng sau khi các nước thành viên EU phải gấp rút giải cứu Hy Lạp bằng gói cứu trợ 110 tỷ euro.

Trong khi đó, Bồ Đào Nha cũng cảnh báo về "nguy cơ cao" cần tới sự hỗ trợ tài chính./.


Ấn Độ có thể vượt Trung Quốc về tăng trưởng

Theo một nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu do Ngân hàng Standard Chartered (Anh) tiến hành, Ấn Độ sẽ là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới vào năm 2012.


Trong hai thập niên tới, tăng trưởng trung bình Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ có thể đạt khoảng 9,3%/năm và đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ sẽ đạt 7.000 USD/năm thay vì mức 1.000 USD/năm như hiện nay.

Standard Chartered cho rằng đến năm 2030, GDP của Ấn Độ sẽ đạt 60.000 tỷ USD, chiếm 10% tổng giá trị GDP toàn cầu, đồng thời Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Standard Chartered cũng cho rằng châu Á sẽ là động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu trong hai thập kỷ tới.

Hiện kinh tế thế giới đang trong giai đoạn tăng trưởng "siêu chu kỳ" thứ ba, là giai đoạn kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài nhờ sự thúc đẩy của một nước. Và Ấn Độ có điểm mạnh là nguồn nhân lực và nước này phát triển mạnh nhu cầu nội địa thay vì hướng tới xuất khẩu như nhiều nước láng giềng châu Á.

Theo Standard Chartered, "siêu chu kỳ" thứ ba bắt đầu từ năm 2000 và có thể kéo dài tới năm 2030. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước được hưởng lợi nhất từ "siêu chu kỳ" này.


Hai "siêu chu kỳ" trước đó diễn ra vào giai đoạn 1870-1913 (do kinh tế Mỹ dẫn đầu) và 1946-1973 (do kinh tế Nhật Bản dẫn đầu)./.
Xuất khẩu da của Thái Lan sẽ tăng trưởng 10% trong năm nay

Phòng Xúc tiến Xuất khẩu Thái Lan dự đoán, xuất khẩu sản phẩm da của nước này sẽ tăng trưởng 10% trong năm nay, với kim ngạch xấp xỉ 42 tỷ baht.

Anchalee Promnart, giám đốc Văn phòng Dịch vụ Xuất khẩu thuộc Phòng Xúc tiến Xuất khẩu cho biết, trong quý 3 năm nay, xuất khẩu da của đất nước đã tăng 8,89% với tổng trị giá 34 tỷ baht. Bà cho rằng, có được sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ đơn đặt hàng gia tăng từ các nước châu Âu - những thị trường mua rất ít trong năm 2009 bởi khủng hoảng kinh tế.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Da Thái Lan, Nawarat Songsawadchai cho biết, tình trạng thiếu công nhân lành nghề trong các nhà máy địa phương và sự gia tăng liên tục của đồng baht đã khiến giá các sản phẩm da Thái Lan cao hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Ở thị trường nội địa, theo bà Anchelee, các trận lũ lụt lớn năm nay đã ảnh hưởng tiêu cực lên nhu cầu trong nước. Nhằm cải thiện tình hình tiêu thụ, Phòng Xúc tiến Xuất khẩu sẽ phối hợp với Hiệp hội Da tổ chức Tuần lễ Hàng Da Thái Lan để trưng bày các sản phẩm da chất lượng tốt trong nước và bán với giá ưu đãi. Sự kiện này sẽ được tổ chức từ ngày 26/11 đến 05/12 năm nay tại Trung tâm triển lãm của Phòng Xúc tiến Xuất khẩu ở đường Ratchadapisek.
Giá đậu tương có thể giảm hơn nữa

Các nhà phân tích thuộc tổ chức hạt có dầu thế giới Oil World tại Humburg nhận định giá đậu tương, dầu đậu tương và khô đậu tương có thể giảm hơn nữa, tuy nhiên nguồn cung hạt có dầu thế giới thắt chặt sẽ hạn chế đà giảm của các mặt hàng này.

Cuối tuần trước, giá đậu tương giao kỳ hạn tại Sở Thương mại Chicago đã giảm hơn 5% - phiên giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm, bởi thông tin Trung Quốc có khả năng tăng lãi suất khiến làn sóng bán tháo diễn ra mạnh mẽ trên thị trường hàng hoá nói chung.

Giá đậu tương cũng vừa mới chạm mức cao 26 tháng hôm 09/11 sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ bất ngờ giảm dự báo về vụ mùa đậu tương nước này niên vụ 2010/11.

Trong báo cáo mới đây, Oil World nêu rõ “Dù chúng tôi dự báo giá sẽ giảm trong ngắn hạn, nhưng đà giảm này sẽ hạn chế bởi sự thiếu hụt sản lượng hạt có dầu”.

Cơ quan này cho rằng, dự trữ hạt có dầu và nguồn cung giảm trên toàn thế giới sẽ hỗ trợ cho giá.

Oil World đồng thời nhận định, bởi sản lượng ngũ cốc và hạt có dầu của Mỹ sẽ thấp hơn mong đợi, thị trường thế giới sẽ gia tăng sự lệ thuộc vào nguồn cung từ Nam Mỹ trong giai đoạn từ tháng 2 hoặc tháng 3 năm 2011 trở về sau.

ISO giảm dự báo dư thừa đường thế giới niên vụ 2010/11

Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) vừa hạ dự báo dư thừa đường thế giới niên vụ 2010/11, từ tháng 10 năm nay đến tháng 9 năm tới, xuống 1,29 triệu tấn từ mức 3,22 triệu tấn đưa ra hồi tháng 8.

Trong báo cáo triển vọng thị trường hàng quý, ISO cho biết mặc dù lượng dư thừa trên thị trường đã hạ bớt nhưng cũng không giúp giá hạ nhiệt cho đến tận hôm nay.

Quyết định giảm dự báo trên của ISO chủ yếu bởi sản lượng từ Trung Quốc, châu Âu, Nga, Ukraina và Colombia dự báo giảm.

Năm 2009/2010, ISO cho biết thế giới thiếu 3,84 triệu tấn đường.

Tuần trước, giá đường thô tại New York đã leo lên mức cao nhất trong hơn 30 năm qua ở 33,39 cent/lb. Nhưng giá đã giảm trở lại trong vài ngày gần đây bởi lo ngại Trung Quốc sẽ tăng lãi suất cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát và khiến làn sóng bán tháo diễn ra mạnh mẽ trên các thị trường hàng hoá nói chung và đường nói riêng. Giá đường đã quay về 26,75 cent/lb trong ngày 17/11.

ISO cũng đã đưa ra dự báo đầu tiên về niên vụ 2011/12 với lượng đường thặng dư khoảng 2,5 triệu tấn nhờ sản lượng cải thiện ở Braxin, Trung Quốc và Nga.
Xuất khẩu cà phê arabica thế giới sẽ tăng trong niên vụ 2010/11

Các nhà phân tích thuộc F.O. Licht dự báo, xuất khẩu cà phê arabica sạch thế giới sẽ tăng trong niên vụ hiện nay nhưng dự trữ giảm sâu sẽ giữ cho các cân cung cầu ổn định.

Stefan Uhlenbrock, chuyên gia phân tích hàng hoá của hãng trên cho rằng, xuất khẩu cà phê arabica sạch – loai có chất lượng cao và chỉ chiếm 30% trong tổng mậu dịch cà phê nói chung - sẽ cao hơn trong vụ này, ở 33,3 triệu bao, chủ yếu nhờ sản lượng hồi phục ở Colombia.

Colombia đã chứng kiến 2 năm liên tiếp sản lượng giảm sâu - là nguyên nhân khiến cung thắt chặt và giá cà phê trên thị trường tương lai tăng mạnh thời gian qua – nhưng sẽ có vụ mùa gần như bình thường trở lại trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10/2010 ở 9,6 triệu bao.

Giá cà phê arabica đã leo lên mức cao nhất 13 năm rưỡi trong tuần trước khi giao dịch trên 2,20 USD/lb do nhu cầu mua của các quỹ hàng hoá và nguồn cung khan hiếm một phần bởi sản lượng thấp từ Colombia. Trong năm nay, giá cà phê đã tăng hơn 55%.

Mauricio Bernal, chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Colombia trong khi đó đưa ra dự báo kém khả quan hơn so với của F.O.Licht khi cho rằng niên vụ 2010/11 sản lượng chỉ khoảng 9 triệu bao. Ông lý giải, thời tiết xấu và nấm là nguyên nhân chính gây ra sự thất vọng này. Ông đồng thời nhận định sản lượng của đất nước sẽ chưa thể quay về mức 12 triệu bao như các năm trước trước niên vụ 2013/14.

Khu vực Trung Mỹ hiện chiếm 35% tổng sản lượng cà phê arabica sạch toàn thế giới, nhưng khu vực này năm nay cũng bị ảnh hưởng bởi bão làm giảm sản lượng và đẩy giá lên. Theo Uhlenbrock, Honduras và Peru sẽ tăng sản lượng trong năm nay còn các nước khác sản lượng vẫn giữ nguyên hoặc giảm nhẹ. Peru có thể đạt sản lượng 3,8 triệu bao, tăng 15% so với niên vụ trước.

Tại Braxin, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cũng đã tăng sản lượng cà phê arabica sạch và bán sạch trong những năm gần đây. Hiện có nhiều dự báo về sản lượng năm nay. Uhlenbrock thì cho rằng Braxin sẽ sản xuất kỷ lục 55 triệu bao trong vụ 2010/11, dựa trên những số liệu về xuất khẩu của nước này những tháng gần đây. Nhưng chính phủ Braxin lại dự đoán sản lượng khoảng 46 – 47 triệu bao bởi chu kỳ giảm sản lượng ở cây.


Nhu cầu cà phê chất lượng cao vẫn tăng vững cho dù giá tăng

Nhu cầu cà phê arabica chất lượng cao tại các cửa hàng kinh doanh cà phê và các cửa hàng tạp hoá vẫn sẽ tăng cho dù giá leo lên mức kỷ lục đẩy giá mỗi ly cà phê lên mức rất cao.

Một nghiên cứu thực hiện trong trong quý 3 của Hiệp hội Cà phê Đặc sản của Mỹ (SCAA) đối với các cửa hàng độc lập và các chuỗi kinh doanh cà phê ở khắp đất nước cho thấy, chủ của các cửa hàng này rất lạc quan về doanh số bán.

Nghiên cứu trên đã hoàn thành vào tháng 10, và kết quả là những người bán cà phê dự đoán doanh số bán sẽ tăng 8 – 9% trong 12 tháng tới, từ mức dự báo tăng trưởng 5 – 6% trước đó.

Giá cà phê arabica trên thị trường thế giới, một loại cà phê dùng để trộn với loại có chất lượng cao nhất, đã leo lên mức cao chưa từng thấy kể từ năm 1997 khi giao dịch trên 2,2 USD/lb, và một phần mức giá cao này đã chuyển sang cho người uống cà phê.

Tuy nhiên, theo Ric Rhinehart, giám đốc điều hành của SCAA, từ đó tới nay người uống cà phê vẫn không thay đổi thói quen của họ.

SCAA cho biết, các kho cà phê phải chịu 2 – 4% trong chi phí giá tăng và họ đưa 1 – 2% phần tăng này vào menu giá.

Tại châu Âu, tiêu thụ cà phê cũng không giảm khi giá cao. Theo Mick Wheeler, chủ tịch Hiệp hội Cà phê Đặc Sản của châu Âu, đối với người tiêu dùng, giá cả luôn luôn là một yếu tố, nhưng nó không bao giờ là yếu tố chi phối. Mọi người sẽ vẫn tìm đến các cửa hàng cà phê hoặc các cửa hàng kinh doanh đồ tiện lợi để mua cà phê và không nản lòng khi giá tăng nhẹ. Họ thậm chí còn phản ứng dữ dội khi các nhà rang xay tăng lượng cà phê chất lượng thấp và giá rẻ trong các hỗn hợp.


Sản lượng hồ tiêu thế giới sẽ đạt 316.380 tấn trong năm nay

Tại hội nghị ngành tiêu thế giới mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) nhận định, sản lượng tiêu toàn cầu sẽ đạt 316.380 tấn trong năm nay, giảm nhẹ so với mức 318.662 tấn của năm trước. Sản lượng tiêu đen sẽ ở mứ 251.980 tấn, trong khi tiêu trắng là 64.400 tấn.

Theo ước tính của IPC, Việt Nam sẽ đạt sản lượng cao nhất ở 95.000 tấn, tiếp đến là Indonesia với 52.000 tấn và Ấn Độ 50.000 tấn.

Sản lượng thấp hơn sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung và giá có thể tăng trong hầu hết các tháng của năm 2011, ngoại trừ giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 bởi đây là thời gian thu hoạch tiêu ở Việt Nam.

Giá hạt tiêu giao ngay tại thị trường Ấn Độ đã tăng từ 20.800 Rs/tạ lên 21.300 Rs/tạ trong vài ngày qua bởi cung thiếu. Các nhà xuất khẩu nước này cho biết nguồn cung tiếp tục khan hiếm năm tới sẽ đẩy giá lên cao hơn nữa.

Trên thị trường quốc tế, giá tiêu Indonesia đã vựot qua mức 5.000 USD/tấn trong khi tiêu Ấn Độ đứng ở 5.100 USD/tấn.

IPC dự báo sản lượng tiêu toàn cầu năm 2011 ở 309.952 tấn, với tiêu đen 244.632 tấn và tiêu trắng là 65.320 tấn. Sản lượng của Việt Nam sẽ là 100.000 tấn còn Ấn Độ là 50.000 tấn

Sản lượng tiêu thế giới năm 2009 đạt 318.662 tấn, với tiêu đen 251.762 tấn và tiêu trắng 66.900 tấn.

Về xuất khẩu, IPC dự đoán năm 2010 con số là 237.650 tấn, trong đó 200.300 tấn tiêu đen và 37.350 tấn tiêu trắng. Việt Nam vẫn dẫn đầu xuất khẩu tiêu với 105.000 tấn, tiếp đến là Indonesia với 44.000 tấn, Braxin 34.000 tấn và Ấn Độ 18.050 tấn.
Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu phân bón

Theo nguồn tin Bloomberg, Trung quốc có thể cắt giảm xuất khẩu phân bón, bao gồm cả urea và diammonium phosphate, trong năm nay để đẩy tăng nguồn cung trên thị trường nội địa và giảm giá hàng hoá, sau khi giá dầu ăn, bông, đường và cao su tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần này.

Ông Gavin Ju, cố vấn của công ty nghiên cứu CRU, cho biết: “Có nhiều khả năng Trung quốc sẽ đưa ra một số chính sách vào tháng 12 tới nhằm hạn chế xuất khẩu phân bón để đảm bảo đủ cung cho thị trường nội địa và bảo vệ quyền lợi của người nông dân”.

Xuất khẩu từ Trung quốc giảm sẽ tạo cơ hôi cho các công ty Potash Corp. of Saskatchewan Inc. (Canada), CF Industries Holdings Inc. và Mosaic Co. (Mỹ), Incitec Pivot Ltd. (Australia) và nhiều hãng khác tăng thị phần.

Trung Quốc là một trong những nhà cung cấp urea và phosphate lớn nhất thế giới.

Giá Urea đã tăng 56% kể từ tháng 5 lên 340 USD/tấn.

Ông Ju cho rằng “bất kỳ động thái hạn chế xuất khẩu nào từ Trung Quốc cũng sẽ dẫn tới giảm cung trên toàn cầu và đẩy giá tăng lên”.

Giá bông tại Trung quốc đã tăng gấp hơn 2 lần kể từ đầu tháng 9 lên kỷ lục cao 33.720 NDT (5.077 USD)/tấn vào ngày 10/11/2010, trong khi giá cao su thiên nhiên tại Thượng Hải cũng tăng gấp đôi trong năm qua lên kỷ lục 38.000 NDT/tấn ngày 10/11. Đường, dầu cọ và dầu hạt cải cũng tăng lên mức cao kỷ lục bởi sản lượng trong nước sụt giảm, nhu cầu tăng và nỗi lo về lạm phát đẩy tăng đầu tư vào nông sản ở Trung quốc.




THÔNG TIN DU LICH


Nhật Bản là thị trường quan trọng của du lịch Việt Nam

Việt Nam cũng là 1 trong 5 điểm đến ưa thích của du khách Nhật Bản

Ngày 11/11, tại Hà Nội diễn ra Phiên họp lần thứ 3 của Ủy ban Hợp tác du lịch Việt Nam -Nhật Bản, dưới sự chủ trì của bà Hoàng Thị Điệp, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch và ông Madea Ryuhei, Tổng Vụ trưởng kế hoạch chính sách, Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản.

Tại Phiên họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp khẳng định: Nhật Bản là thị trường quan trọng của du lịch Việt Nam, đến năm 2015 du lịch nước ta phấn đấu thu hút một triệu lượt khách Nhật Bản, đồng thời đưa Việt Nam thành 1 trong 5 điểm đến ưa thích của du khách Nhật Bản. Để đạt được mục tiêu này, du lịch Việt Nam sẽ tập trung nghiên cứu thị trường du lịch Nhật Bản; đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động giới thiệu điểm đến Việt Nam tại Nhật Bản…

Ông Madea Ryuhei, Tổng Vụ trưởng kế hoạch chính sách, Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản nhấn mạnh: Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để tăng cường trao đổi khách du lịch giữa hai nước. Phía Nhật Bản cũng sẽ tiến hành các biện pháp xúc tiến để tăng cường lượng khách Việt Nam sang du lịch.

Trong phiên họp này, hai bên Việt Nam- Nhật Bản cũng trao đổi nhiều thông tin về tăng cường trao đổi khách du lịch, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Tổng cục Du lịch cung cấp, khách du lịch khu vực Đông Bắc Á trong đó có Nhật Bản hiện chiếm tỷ lệ cao nhất (28%) trong thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Riêng Nhật Bản hiện là một trong 10 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam. Trong 10 tháng năm 2010, Việt Nam đã đón được 350.000 lượt khách Nhật, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2009. Dự kiến đến hết năm nay, số khách Nhật Bản đến nước ta đạt trên 431.000 lượt khách./.
Du khách châu Á-Thái Bình Dương “chuộng” Việt Nam

Trong hai năm tới, Thái Lan, Úc, Nhật Bản và Singapore được dự báo sẽ là các quốc gia có lượng du khách tới Việt Nam đông nhất.

Đây là kết quả của cuộc khảo sát xu hướng du lịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2010 do hãng Visa và Hiệp hội Du lịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương (PATA) công bố ngày 11/11, tại Hà Nội.

Bà Trương Minh Hà, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết: cuộc khảo sát được thực hiện trên mạng Internet vào tháng 5/2010. Hơn 6.714 người đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ (Úc, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Anh và Mĩ) đã tham gia cuộc khảo sát về các chuyến du lịch đã được thực hiện và kế hoạch đi du lịch trong tương lai.


Tại mỗi thị trường, đối tượng tham gia khảo sát là những người sử dụng Internet, có độ tuổi từ 18 trở lên, đã đi du lịch nước ngoài trong vòng 2 năm qua và có dự định du lịch nước ngoài trong vòng 2 năm tới.

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 17% du khách đến từ Thái Lan, 16% đến từ Úc và 11% từ Nhật Bản và Singapore bày tỏ ý định là sẽ đến Việt Nam trong thời gian tới.

“Những thông tin của cuộc khảo sát sẽ rất hữu ích cho ngành du lịch Việt Nam trong việc xác định chiến lược phát triển và tổ chức các hoạt động quảng bá nhằm thu hút thêm nhiều khách du lịch quốc tế”, bà Hà đánh giá.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam thì cho rằng: kết quả của cuộc khảo sát là tín hiệu tốt cho ngành du lịch Việt Nam, bởi Việt Nam đang trở thành một trong điểm du lịch được yêu thích nhất đối với du khách khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Dựa vào kết quả này, Tổng cục sẽ phối hợp cùng với Visa để phát triển các ý tưởng cũng như xây dựng các chương trình nhằm đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hàng đầu trong khu vực.
Triển vọng du lịch toàn cầu sáng sủa và tích cực

Các số liệu mới nhất về du lịch toàn cầu đã khẳng định đánh giá lạc quan của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (WTO) về triển vọng sáng sủa và tích cực của ngành công nghiệp không khói này.

Theo báo cáo của WTO, trong tám tháng đầu năm nay, lượng khách du lịch quốc tế đạt hơn 640 triệu người, tăng 7%, tương đương với 40 triệu khách so với cùng kỳ năm ngoái và vượt 1 triệu người so với năm 2008 trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Với xu thế hiện nay, số khách du lịch toàn cầu năm 2010 có thể đạt hơn 1 tỷ khách và năm 2020 sẽ đạt 1,6 tỷ khách với nhịp độ tăng trung bình hàng năm hơn 4%.
WTO nhấn mạnh số khách du lịch năm nay tăng mạnh ở tất cả các khu vực trên thế giới, nhưng những thị trường mới nổi vẫn dẫn đầu với nhịp độ tăng trên 8% so với mức 5% của thị trường các nước phát triển.

Châu Á-Thái Bình Dương đạt tốc độ tăng kỷ lục tới 14% trong tám tháng đầu năm nay. Hầu hết các điểm đến du lịch ở khu vực này đều đạt tốc độ tăng hai con số.


Mặc dù tốc độ phục hồi chậm hơn ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, song tại đây nhiều điểm đến du lịch vẫn tăng mạnh và đạt các kỷ lục mới. Tốc độ phục hồi chậm nhất là khu vực Caribe (3%), châu Âu (2-4%). Bắc Âu là khu vực duy nhất không tăng, thậm chí còn giảm tới 3%.

Tổng Thư ký WTO Taleb Rifai cho rằng tốc độ phục hồi du lịch quốc tế nhanh hơn nhiều so với dự báo đã chứng tỏ sức bật lớn của ngành du lịch thế giới.

Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế năng động nhất và là động lực quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm trong nền kinh tế toàn cầu. Du lịch dù bị tác động nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế nhưng phục hồi nhanh hơn và mạnh hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác.

Ông kêu gọi các chính phủ cũng như các diễn đàn kinh tế quốc tế như G-20 đặt du lịch ở vị thế cao hơn trong chương trình nghị sự phát triển để đạt được mục tiêu chung là phục hồi kinh tế bền vững, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển./.


Lễ hội Thánh Gióng được công nhận di sản phi vật thể

Lễ hội Thánh Gióng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách di sản phi vật thể của nhân loại vào tối 16/11.


>Đề cử hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể

Theo UBND thành phố Hà Nội, lúc 18h20 ngày 16/11 (tức 22h20 giờ Việt Nam), tại thành phố Nairobi, thủ đô của Kenya, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Cùng với lễ hội Gióng, tại phiên họp ngày 16/11, Ủy ban liên chính phủ của UNESCO đã xem xét và công nhận 45 di sản văn hóa phi vật thể của 29 quốc gia.

Như vậy đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 4 di sản phi vật thể được vinh danh là Nhã nhạc cung đình Huế; không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; quan họ; hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.

Hội Gióng cũng là di sản thứ ba của Hà Nội được UNESCO vinh danh trong năm 2010. Trước đó, 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Lễ hội Thánh Gióng được tổ chức hàng năm từ ngày 6 đến 12/4 âm lịch, tại làng Gióng, một làng Việt cổ nay thuộc địa phận của bốn làng Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên, Đổng Xuyên của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đây là một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ, một diễn trường lịch sử - văn hoá, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân.

Trong lễ hội sẽ có những màn diễn xướng độc đáo thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc, tôn vinh vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng. Lễ hội Thánh Gióng được cử hành trên một diễn trường rộng lớn dài khoảng 3 km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ.


 DOANH NGIỆP CẦN BIẾT


Каталог: Uploads -> Articles02
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles02 -> Các hướng phát triển
Articles02 -> Ngày 24 tháng 11 năm 2010, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo với chủ đề “Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu
Articles02 -> 2006/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles02 -> Quyết định 315/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 2013
Articles02 -> TUẦn lễ phim nhật bản tại tp. Hcm
Articles02 -> THỊ trưỜng hàng hoá ĐÁng quan tâm trong tuần chính phủ đồng ý bơm mạnh ngoại tệ để cứu tỷ giá

tải về 179.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương