Thư tòa soạn Những đòi hỏi của một chọn lựa đúng



tải về 0.69 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2018
Kích0.69 Mb.
#37105
1   2   3   4   5   6   7   8

Thí tốt Phạm Thanh Bình,

[để khỏi phải] bỏ tù

thằng cơ chế
Đào Tuấn
Nếu sắp xếp thứ tự vụ việc bắt nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn kinh tế Vinashin sẽ cho thấy dường như đã có sự chỉ đạo nhất quán. Ngày 2-8, Bộ Chính trị có kết luận 78/KL-TW phải sớm đánh giá toàn diện hiệu quả của các Tập đoàn, Tổng công ty để chấn chỉnh, sắp xếp lại các đơn vị thua lỗ. Trong các bản tin được in, phát trên các phương tiện truyền thông, không có một chữ nói về Vinashin nhưng đương nhiên đối tượng cần được chấn chỉnh đầu tiên chắc chắc phải là "con khủng long về tiêu vốn" và "khổng lồ về thua lỗ" này. Một ngày sau đó, phiên họp của Chính phủ dường như đã chỉ bàn tới việc xử lý Vinashin, bao gồm cả xử lý sai phạm và xử lý sắp xếp. Trong thông báo khẩn gửi đến các cơ quan truyền thông sáng 4-8, Văn phòng Chính phủ yêu cầu ngoài phóng viên theo dõi, phải có đại diện của Ban biên tập vì cuộc họp báo lúc 17h chiều thường kỳ hàng tháng hôm 4-8 sẽ có sự xuất hiện của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng và chủ đề chính là các biện pháp chấn chỉnh Vinashin. "Chính phủ khẳng định quyết tâm xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm ở Vinashin để lấy lại niềm tin trong nhân dân" - Phó Thủ tướng đã nói trong cuộc họp báo. Quả nhiên, chỉ ít phút sau khi số lỗ 86.000 tỷ đồng của Vinashin được công bố, "đồng chí" Phạm Thanh Bình bị bắt giữ. Việc bắt giữ ông Bình đã được đồn đoán từ ngày 2-8, gần gần giống vụ cựu Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải, bởi nếu không có một con tốt cho khoản lỗ 86.000 tỷ kia thì quả thực người ta đã xỉ nhục 87 triệu dân đóng thuế một cách quá đáng.

Nhìn lại 4 năm Vinashin từ một Tổng công ty làng nhàng bỗng một đêm ông trở thành đại gia thì có thể thấy nhiệm vụ chính của ông Bình là tiêu tiền và phải tiêu thế nào cho "phải đạo". Ai cũng ngại không muốn nói đến, nhưng chính cái quyết định phê duyệt quy hoạch ngành đóng tàu theo lối đốt cháy giai đoạn mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mới là cái nguyên cớ để Tập đoàn con cưng này kinh doanh theo hình thức đi vay, và để tiêu, tất nhiên. Bốn năm, Vinashin đã thực hiện tới 108 dự án, một con số thể hiện khả năng tiêu tiền hơn là một minh chứng cho sự hùng mạnh của họ. Còn nhớ là chỉ một năm sau khi Tập đoàn kinh tế Vinashin được thành lập, đã có quá nhiều cảnh báo về cái kiểu kinh doanh thục mạng "thấy đỏ là đâm". Nhưng khi đó, các ngân hàng vẫn tiếp tục được chỉ đạo cho Vinashin vay tiền. Cho đến khi khả năng tài chính của họ "có vấn đề", không thể vay được tiền trong nước thì Vinashin vay nước ngoài (Tổng nợ nước ngoài mới được công bố là 600 triệu USD). Và khi nước ngoài cũng không cho vay thì Chính phủ đứng ra vay cho họ qua hình thức phát hành trái phiếu. Số tiền 500 triệu USD hiện vẫn đang đẻ lãi hàng ngày mà con nợ là Chính phủ chứ không phải Vinashin. Có bậc cha mẹ nào lại cứ bơm tiền cho thằng con nghiện để nó tăng liều không nhỉ?

Tiền dồn quá nhiều, trong khi Vinashin không thể không tiêu. Cho nên, có thế nói không quá rằng thực ra Chủ tịch Vinashin vừa bị bắt hôm qua chỉ là nạn nhân của tiền (Đã có kiến nghị rất mỉa mai rằng nếu với tư duy quản lý kiểu "cái gì khó, cái gì không quản được thì cấm" như hiện nay, có lẽ là phải cấm in tiêu tiền!).

Cuộc họp báo công khai hôm qua cho thấy Chính phủ đã nhận ra nhiều vấn đề từ Vinashin. Chẳng hạn "Khuyết điểm của Vinashin là đầu tư đa ngành, đa nghề". Hay, "Có nguyên nhân chủ quan từ chỉ đạo điều hành của chúng ta, của bộ máy quản lý ở bộ ngành", hoặc là lỗi của tham mưu "Cũng là tham mưu nhưng tham mưu cho các tập đoàn khác thì được mà tham mưu cho Vinashin lại chưa ổn"... Có điều, đây là những vấn đề đã được đặt ra từ năm 2007 và cũng được liên tục cảnh báo trong suốt những năm Chính phủ ca ngợi mô hình Vinashin.

Trong cuộc họp báo, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nêu một ví dụ về sự: "Bất tuân thượng lệnh": "Chẳng hạn như việc Vinashin đi mua tàu trong khi chỉ được phép đóng tàu. Hơn thế nữa, báo cáo Thủ tướng hôm trước thì hôm sau đã đi mua luôn. Thanh tra phải mấy tháng sau mới vào. Khi đó tàu đã đi mua rồi". Nhưng sự dỡn mặt chỉ có thể xảy ra khi người của Chính phủ quản lý nhân sự theo kiểu "Cả nhiệm kỳ không kỷ luật một ai", vì lý do "Kỷ luật thì lấy đâu ra người để làm", và cái sự "Hạ tắc loạn" chỉ có thể xảy ra được đáp lại bằng lối chép miệng cười xòa, chặc lưỡi coi như sự đã rồi?

Có một điểm không thể không đặt câu hỏi: Liệu sau Nguyễn Thanh Bình còn có quan chức nào sẽ tiếp tục bị "kiên quyết xử lý"? Bởi rõ ràng sự vi phạm một cách quá trớn và trắng trợn của người này phải là sự thiếu trách nhiệm của người khác. (Xem tiếp trang xx)



Thêm một tội ác mang tên “Công an nhân dân”
Song Hà

Theo Nữ Vương Công Lý
Ngày 25/7/2010 tại thành phố Bắc Giang, một thành phố cách Hà Nội khoảng 60 km về phía bắc náo động với một đám tang. Hàng vạn người đã đổ về các cơ quan công quyền Tỉnh Bắc Giang hộ tống đoàn người mang theo tử thi một thanh niên 22 tuổi đi đòi công lý.

Hơn 700 tờ báo “lề phải” – niềm tự hào của “đảng ta” về tự do báo chí, tự do ngôn luận – im tịt cho đến giờ, chắc đang chờ Đảng chỉ “lề phải” để báo chí biết cách đi vụ này như thế nào. Nhưng những thông tin trên mạng do các “nhà báo nhân dân” đã phản ánh kịp thời sự kiện để cả thế giới theo dõi.


Quần chúng tự phát không cần ngoặc kép

Ngày 26/7/2010, chúng tôi lên đường đến Thành phố Bắc Giang để tìm “sự thật ‘thực’ ” ở đây. Con đường tắc nghẽn cả mấy cây số dù là đường “cao tốc”. Nắng, nóng, bụi bặm… chúng tôi ghé vào một quán nước dưới bóng cây gạo cách Bắc Giang chừng 20 km.

Trong quán nước, mấy thanh niên đang hào hứng kể lại câu chuyện của ngày hôm qua, giọng một người chắc nịch:

- Thằng này chắc cũng con nhà có cỡ thì gia đình mới đem được xác lên tận Bắc Giang, chứ nếu bình thường khó mà đưa qua được giới ranh của xã. Ở đây thì công an biết từ đầu nhưng không ngăn chặn được. Lẽ ra buộc nó phải đền tiền xong mới đưa về, đằng này lại đưa về ngay.

Một người buông điếu thuốc lào hút dở:



- Ôi giời, người chết đi thì mất chứ đền tiền thì làm gì. Nó có đền cho 10 tỷ đồng thì cũng chẳng để làm gì, mạng người làm sao lấy lại được. Nghe nói nó bóp vào yết hầu con người ta và đá dập cả bọng đái nên mới chết nhanh thế, mà lại còn cắt luôn cả cái bọng đái trước khi gia đình vào đến nơi.

Một thanh niên khác tiếp lời:



- Khốn nạn, công an bây giờ nó lộng hành, ai đời lại đánh con người ta chết ngay trong đồn công an rồi trốn trách nhiệm. Tôi mà có súng, tôi đòm hết mẹ bọn này đi, mạng phải đền mạng. Luật pháp cộng sản nó vậy, cứ bao che cho nhau, chứ nguyên tắc thì Thủ tướng gây tội ác cũng phải ra tòa đền tội, huống chi thằng công an vô học mà lại cố bao che.

Uống vội chén nước, chúng tôi lên đường tới Bắc Giang.

Thành phố Bắc Giang hôm nay thật yên tĩnh, một sự yên tĩnh khác thường, người ta có cảm giác sự yên tĩnh này như sự lặng im sau cơn bão. Cả thành phố vắng tanh bóng cảnh sát giao thông, một lực lượng luôn là nỗi sợ hãi của người dân với mệnh danh là “cướp ngày có giấy phép”.

Dù đang là ngày làm việc đầu tuần, nhưng công sở phía ngoài nhìn vào vắng lặng. Văn phòng UBND Tỉnh im lìm không một bóng người ngoài anh gác cổng. Nhìn không khí văn phòng đầu não một tỉnh im lặng, u ám đến rợn người. Các hàng rào sắt xung quanh khuôn viên đã được dựng lại, tuy các mũi mác nhọn chưa kịp hàn sửa. Người dân cho biết, đêm qua, Tỉnh phải huy động nhiều nhân công, máy móc khẩn trương hàn vá lại cả đêm vì dân đạp đổ hết chỉ còn trơ trọi lại mấy cột sắt mà thôi.

Trong mọi ngõ ngách, quán nước, vỉa hè, bàn làm việc, cơ quan công quyền cho đến cánh xe ôm… tất cả câu chuyện đều xoay quanh “ngày chủ nhật kinh hoàng 25/7”.

Những người dân cao tuổi nơi đây kể lại:



Hôm qua đúng là ngày chưa từng thấy trong cuộc đời chúng tôi ở cái tỉnh này, kể cả hồi theo Việt Minh cướp chính quyền cũng không có cảnh như vậy. Cả thành phố xuống đường, già trẻ, trai gái, cán bộ, nhân dân… xuống đường, lúc ban đầu là tò mò, sau đó là căm phẫn. Tất cả các tuyến phố tràn ngập người dân, công an đưa rào sắt, xe chặn các lối nhưng làn sóng người ùn ùn đổ đến đã xô đổ tất cả các rào sắt tạm, ít nhất có 4 xe con của cảnh sát chặn đường chiếc xe tang đã bị lật ngược. Hầu như cả Thành phố Bắc Giang và các xã lân cận không có ai ở nhà.

Nhưng điều lạ nhất ngày hôm qua là dân chúng không hề tỏ ra sợ hãi như mọi khi, họ hò hét, cổ vũ những người can đảm vì có người khi công an ném lựu đạn cay đã xông đến nhặt ném trả lại phía công an. Gạch, đá, chai lọ… và các thứ có thể dùng đã ầm ầm ném ra từ phía nhân dân về cảnh sát làm cảnh sát chạy như vịt, nhiều cảnh sát bị thương, chiều qua tôi đếm ít nhất có tám tên vào viện.

Cũng ngày hôm qua, công an Bắc Giang thể hiện trước toàn thể dân chúng bản chất của mình để nhân dân hiểu thế nào là “Công an Nhân dân”. Chúng nó tàn bạo và hung hãn như côn đồ các anh chị ạ. Cứ bốn thằng túm bắt một người kéo lê ngửa giữa đường bất chấp dân chửi bới, ném gạch đá theo. Mỗi thằng một cái gậy hung hăng lắm. Nhưng khi chúng nó bắn súng, nghe tiếng súng nổ, thì chính là lúc chúng nó kích động người dân, tất cả các xe vòi rồng đưa đến đều bị nhân dân trèo lên trên vô hiệu hóa, đập vỡ kính và người lái xe bỏ chạy bán sống bán chết. Cũng từ những nơi xung quanh, gạch đá bay rào rào làm công an chạy tán loạn.

Cán bộ tỉnh bỏ trốn hết, cuối cùng đến tối thì Phó chủ tịch tỉnh mới ra mời gia đình nạn nhân vào tiếp và viết giấy hứa hẹn giải quyết thỏa đáng, sau đấy họ mới đưa xác về chôn cất. Nhưng hứa thì hứa vậy thôi chứ chúng tôi biết chúng nó mà, chẳng đến đâu đâu các anh ạ.

Chúng tôi hỏi một người có vẻ hiểu biết tường tận vấn đề: “Vậy chắc là gia đình nạn nhân này đông họ hàng con cái lắm nên mới đông như thế”? Người trung niên này nói lại: “Không, gia đình họ hàng người này không đông, nhưng đám tang đẩy bằng xe tay đi bộ cả gần chục cây số lên đến Thành phố, đi đến đâu thì đoàn người gia nhập đi theo tăng đến đấy thành ra cả Thành phố sôi động xuống đường. Dân người ta căm sẵn rồi mà anh, chúng nó đối xử với dân như thế nào thì dân người ta biết cả, hôm qua họ mới có dịp thể hiện. Rồi cũng đến ngày bọn gây tội ác phải đền tội thôi chứ lẽ nào chúng nó hành dân mãi được mà vẫn giở trò đạo đức đểu”.

Thì ra vậy, cái mà Nhà nước hay đổ tội là “thế lực thù địch” xúi giục, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta không ở đâu xa, ở ngay trong cách hành động và bản chất của công an, của cán bộ và trong lòng dân chúng.
Một cái chết oan khuất và sự biểu hiện bao che

Rời TP Bắc Giang, chúng tôi đi theo quốc lộ 1A cũ về xã Hồng Thái, huyện Việt Yên. Quãng đường từ TP đến nhà nạn nhân khoảng chục cây số. Dọc đường, những tấm bảng đỏ choét treo hai bên cột điện vẫn nhan nhản những câu khẩu hiệu ngất trời “Chào mừng Đại hội Đảng các cấp”, “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” … không rõ chiều qua, nằm trong xe tang, nạn nhân này có thấm nhuần được các câu khẩu hiệu này không?

Khi chúng tôi hỏi thăm đường đi, một phụ nữ trong quán nước vắng ven đường, như được cơ hội, chị kể ào ào mọi chuyện của ngày hôm qua: “Chúng nó độc ác quá, con người ta mới có 22 tuổi đời, vào đồn công an vài tiếng thành ma. Hôm qua các anh chị không về đây mà xem cái sự lạ đời chưa từng có, nhân dân ai cũng nhiệt tình và đoàn kết đưa chú ấy đi đòi công lý. Chúng nó bắn đạn, lựu đạn cay và bắt đi mấy người, nhưng dưới này dân người ta cũng bắt được mấy thằng công an để đổi lại”.

Chuyện bắt người và đổi chác không biết có thật không, nhưng nếu không có thật thì chắc đây cũng là sự tưởng tượng phong phú thể hiện nguyện vọng của người dân.

Được chị hàng nước chỉ đường của , chúng tôi đi theo con đường ngoằn ngoèo vào nhà nạn nhân. Gia đình nạn nhân ở thôn Ngư Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Khi chúng tôi đến, cả gia đình họ hàng đang ngồi bên bàn nước cùng những người ở TP Bắc Giang đến thăm và thắp hương cho nạn nhân.



Tiếp chúng tôi, Nguyễn Văn Cường, anh trai của nạn nhân đôi mắt đỏ hoe ngậm ngùi kể lại sự việc:

Em tôi tên là Nguyễn Văn Khương, 22 tuổi, có bạn gái ở huyện Tân Yên cách đây hơn chục cây số. Chiều thứ Sáu vừa qua, em tôi đến đó chơi và chở bạn gái đi mua đồ gì đó mà quên đội mũ bảo hiểm. Hai cảnh sát giao thông chặn em tôi lại và thò tay rút luôn chìa khóa xe.

Một cảnh sát lái xe của em tôi đi về Công an huyện cách đó mấy trăm mét, người còn lại chở em tôi, còn cô bạn gái em tôi thì phải đi bộ lẽo đẽo theo sau.

Đi được một đoạn, cô bạn nhận được điện thoại em tôi gọi rằng lên đón anh ở công an huyện. Khi cô bạn gái em tôi đi đến thì chỉ thấy xe máy đang dựng đó mà không thấy em tôi, gọi điện thoại thì không ai nhấc máy. Chờ một lúc thì cô ấy phải về đi làm ca vào 18h30.

Đến 20h gia đình tôi được công an huyện mời ra xã và thông báo là em tôi đã chết. Quá bàng hoàng chúng tôi đến bệnh viện thì được bệnh viện thông báo: “Khi đến nhập viện khoảng 18h20 thì bệnh nhân đã chết”. Gia đình chỉ được thông báo như vậy, chúng tôi hỏi lý do về cái chết của em tôi nhưng không ai trả lời.

Đến đêm, khoảng 2 giờ sáng, công an Tỉnh Bắc Ninh xuống đem theo bộ phận mổ tử thi, nhưng mổ xong là họ về không có giấy tờ cũng như thông tin nào báo cho chúng tôi về cái chết của em tôi.

Chúng tôi đưa em về nhà khoảng 5 giờ sáng ngày thứ Bảy, sáng hôm đó chúng tôi làm đơn gửi các cấp và yêu cầu: Cho chúng tôi biết thông tin: Hai người đã bắt em tôi về công an huyện Tân Yên là ai? Hai người đã đưa em tôi đến bệnh viện là ai? Bác sỹ nào đã nhận em tôi vào viện? Nếu không có những thông tin đó, đến 15 giờ cùng ngày, chúng tôi sẽ kiến nghị lên cấp cao hơn.

Nhưng cả ngày hôm đó, không có bất cứ động tĩnh gì. Tối hôm đó, công an tỉnh Bắc Giang mới mời bố tôi ra xã để thông báo: “Theo yêu cầu của gia đình trong đơn khiếu nại lên cấp cao hơn, chúng tôi mời pháp y của Bộ về phẫu thuật lại tử thi”.

Vậy rồi họ lại mổ xẻ em tôi lần thứ hai, có sự chứng kiến của người trong gia đình tôi. Trong quá trình mổ tử thi, chúng tôi thấy có một vết xước bên phải cổ họng, bên kia ba vết thâm nhưng pháp y ghi biên bản là “ba vết chàm” nên gia đình chúng tôi không đồng ý ký vào biên bản vì em tôi không có vết chàm nào ở cổ. Chúng tôi cũng đề nghị cho chúng tôi biết lý do cái chết của em tôi, nhưng họ không hề trả lời và ra về.

Đến 12 giờ trưa Chủ nhật, quá bức xúc vì em tôi đã chết đầy bí ẩn, oan khuất và nằm đó qua hai lần mổ tử thi mà những thông tin đơn giản nhất về cái chết cũng không được trả lời. Mặt khác, cơ quan công an là nơi giữ em tôi và nơi em tôi chết nhưng không có bất cứ một lời thăm hỏi nào nên chúng tôi quyết định đẩy xác em tôi lên cơ quan Tỉnh để đòi công lý cho em đỡ tủi vì oan khuất quá lớn.

Chúng tôi đưa em đi bằng xe đòn đẩy tay, dọc đường bà con dân chúng cùng ủng hộ chúng tôi, dân chúng đổ vào quá đông rồi công an đã đến và sự việc như các anh đã biết và nghe nói mạng internet đã truyền đi khá nhiều.

Đến chập tối thì Phó Chủ tịch Tỉnh mới mời đại diện gia đình chúng tôi vào phòng tiếp dân, ông ta viết một tờ cam kết là “Sẽ tiến hành vụ việc thỏa đáng cho gia đình”.

Thế là chúng tôi đưa em về mai táng.

Như vậy, cho đến nay, phía gia đình vẫn đang mong manh trên con đường đi tìm công lý vì tất cả vẫn là cơ quan công an nắm đằng chuôi trong khi chính công an là nơi chịu trách nhiệm về cái chết này. Trong khi đó gia đình không được sự hỗ trợ nào từ cơ quan luật pháp.

Một mạng người đã ra đi oan uổng có yếu tố “Công an Nhân dân” luôn rêu rao là “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Mới đây, dư luận Việt nam và quốc tế nhức nhối với cái chết của nạn nhân ở Công an Quận Hai Bà Trưng, rồi nạn nhân Cồn Dầu, vụ công an bắn thẳng vào trẻ em ở Tĩnh Hải, và giờ đây là ở Bắc Giang. Con số sẽ cứ dần tăng lên mãi theo đà “năm sau cao hơn năm trước” như mọi chính sách và lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước.



Trong một thời gian ngắn, những cái chết gắn liền với nhà tạm giữ, với tra tấn, nhục hình, với công an… liên tục xảy ra và dần dần trở thành chuyện bình thường trong xã hội Việt Nam.

Ở những vụ án đó, công lý là điều hết sức xa xỉ đối với nạn nhân và gia đình. Sự bao che của chế độ độc tài công an trị là nguyên nhân chính của tội ác này. Sự lộng hành của công an trong các lĩnh vực đời sống xã hội là một thảm trạng của xã hội Việt Nam. Những tầng lớp công an ngày càng được tuyển dụng càng nhiều từ những người ít được học hành, thiếu nhân tính, tri thức nhưng thừa sự man rợ sẽ dẫn xã hội Việt Nam đi từ vực sâu này sang vực thẳm khác. Vì với công an, Đảng đã chỉ cho họ con đường sống: “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình” – Một câu khẩu hiệu xứng đáng được ghi vào sách Guiness về ý nghĩa từ ngữ.

Thắp nén hương cho người thanh niên mới nằm xuống, nhìn khuôn mặt trẻ măng ở độ tuổi mới bước vào đời đang ôm mộng yêu đương, chúng tôi thấy quặn thắt trong lòng.

Ra về trên con đường đầy nắng cháy, nhưng hầu như không ai để ý vì một câu hỏi luôn day dứt chúng tôi: Biết bao giờ, xã hội Việt Nam mới thoát khỏi cảnh người dân sinh ra để “sợ hãi” và sinh mạng người dân được coi như cỏ rác khi giao vào tay một lũ người với cái tên mạo danh là “Công an Nhân dân”.

27/7/2010

Song Hà

_________________________________________

(Tiếp theo trang 16)

Rất may là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đã khẳng định: Tôi nhấn mạnh một lần nữa việc kiểm soát trước còn nhiều yếu kém. Yếu kém này là do cơ chế.

Cơ chế là thằng nào? Ai đẻ ra nó? Và nó đã dụ dỗ đồng chí Phạm Thanh Bình vào con đường nghiện ngập thế nào? Chịu!

Thôi cũng đành hy sinh thằng nghiện, dù là nghiện tiền cho dân tình hả dạ. Chứ còn thằng cơ chế? Tài thánh thì cũng không bỏ tù được cơ chế.

Tái bút: Khi được đặc xá dứt khoát phạm nhân sẽ phải viết vào đơn rằng: "Tôi đã nhận rõ tội lỗi". Nhưng nhớ lại khi được đặc xá, cựu Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải đã không chịu viết những dòng chữ này. Bởi ngẫm ra: Lỗi tại thằng cơ chế chứ đâu phải tại ông. Thông tin này rất đáng để cựu Chủ tịch Vinashin tham khảo.

Đào Tuấn

Mỹ-Việt:

Đàm phán về hạt nhân
Jay Solomon

The Wall Street Journal

Quá trình đàm phán giữa chính quyền Obama và Việt Nam để triển khai hợp tác về năng lượng và kỹ nghệ hạt nhân đã đạt được những tiến bộ khả quan. Kết quả sẽ là một thoả thuận để Hà Nội có khả năng tinh lọc uranium. Một số nhận vật tại Hạ Nghị viện Mỹ đã lên tiếng chỉ trích một thoả thuận như thế. Họ cho rằng, thoả thuận này sẽ khiến các đìều kiện mà Hoa Kỳ thường đòi hỏi từ các đối tác Trung Đông mất hết giá trị.

Được Bộ Ngoại giao Mỹ trực tiếp chỉ đạo, cuộc đàm phán trên cũng sẽ gây nhiều đụng chạm với Trung Quốc vì quốc gia này có đường biên giới dài cả trăm ngàn cây số với Việt Nam. Đây cũng là một thí dụ điển hình và một bằng chứng mới nhất của nỗ lực phục hồi địa vị Hoa Kỳ tại Nam Á và Đông-Nam Á. Hoa Thịnh Đốn đang củng cố bang giao với các quốc gia ngày càng tỏ ra lo ngại trước hiện tượng Trung Quốc đang trở thành một cường quốc khu vực.

Giới chức trách Hoa Kỳ gần gũi với cuộc thương thuyết hạt nhân cho biết rằng Hoa Kỳ đã đề nghị nguyên tắc hợp tác hạt nhân toàn diện với Việt Nam, một quốc gia cộng sản và cũng là một cựu thù trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Các nhân viên đặc trách đìều đình cũng đã bắt đầu lập hồ sơ trình lên Uỷ ban Ngoại giao của Thượng và Hạ Nghị viện Mỹ. Một chức trách cấp cao Hoa Kỳ, sau khi được nghe báo cáo về cuộc đàm phán, đã tiết lộ rằng Trung Quốc đã không được thỉnh thị trong tiến trình đàm phán: “Trung Quốc không được tham khảo”, ông cho biết.

Sau khi được hội ý, một số chuyên gia về đề tài ngăn chặn phổ biến hạt nhân và một số đại diện Quốc hội cũng quan niệm rằng cuộc đàm phán Việt-Mỹ đánh dấu sự thay đổi chính sách mà Hoa Thịnh Đốn đã theo đuổi trong những năm gần đây: cố gắng ngăn chặn hiện tượng phổ biến vũ khí hạt nhân. Chứng minh cho quan niệm này, họ đưa ra điều khoản quan trọng nhất của cuộc đàm phán: Tạo điều kiện để Hà Nội có thể tự sản xuất lấy năng lượng hạt nhân.

Cả chính quyền Obama lẫn chính quyền George W. Bush đều đã từng đòi hỏi các quốc gia mong muốn có được sự hợp tác của Hoa Kỳ trong việc phát triển kỹ nghệ hạt nhân một điều kiện quan trọng: Các quốc gia này phải từ bỏ quyền tinh lọc uranium cho các mục tiêu dân sự, mặc dù đây là một quyền lợi mà Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-proliferation Treaty, NPT) đã nhìn nhận đối với một quốc gia đã ký hiệp ước NPT. Hoa Kỳ áp đặt điều kiện này vì kỹ thuật sản xuất năng lượng cho các lò phản ứng (power reactors) cũng có thể được dùng để chế tạo vũ khí nguyên tử và, vì vậy, sẽ gia tăng rủi ro phổ biến vũ khí.

V
« Bộ Ngoại giao đang đưa ra một chuẩn mực khác dành cho Hà Nội vì các chính giới ngoại giao cho rằng rủi ro phổ biến hạt nhân tại Trung Đông lớn hơn tại Á Châu. »
ới điều kiện trên, Hoa Thịnh Đốn đã hoan nghênh hiệp ước hợp tác hạt nhân mà Tổng thống Obama đã ký kết với các Vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Hoa Kỳ đánh giá hợp tác này như một mẫu mực trong chính sách ngăn ngừa việc phổ biến hạt nhân. Thật vậy, thay vì chế tạo năng lượng cho các lò phản ứng, các Vương quốc Ả Rập đã đồng ý mua loại năng lượng này để cung ứng cho các lò phản ứng. Chính quyền Obama cũng đang điều đình một thoả hiệp với nước Gioóc Đan. Yêu sách của Hoa Kỳ là Gioóc Đan phải cam kết không phát triển chu trình chế tạo năng lượng cho các lò phản ứng (
nuclear-fuel cycle).

Theo lời của giới chức trách Mỹ, Bộ Ngoại giao đang đưa ra một chuẩn mực khác dành cho Hà Nội vì các chính giới ngoại giao cho rằng rủi ro phổ biến hạt nhân tại Trung Đông lớn hơn tại Á Châu. Một chức trách Mỹ cho biết: “Vì chúng tôi đặc biệt quan ngại về tình hình Iran và vì những mối đe doạ chạy đua võ trang hạt nhân tại Trung Đông, chúng tôi tin tưởng rằng thoả thuận giữa Hoa Kỳ và UAE là một khuôn mẫu cho mọi thoả thuận trong khu vực này”. Ông cũng cho biết thêm “Những quan ngại như trên không đặt ra với châu Á. Tuỳ theo thực trạng của từng khu vực và của từng quốc gia, chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề một cách thích hợp”.

Vương Hữu Tấn, viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, một cơ quan nhà nước, cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam đã vượt qua gian đoạn đầu của cuộc thương thuyết về hợp tác hạt nhân vào tháng ba. Đôi bên hy vọng sẽ hoàn tất thoả thuận về hợp tác hạt nhân vào cuối năm 2010. Ông Tấn cũng cho biết thêm rằng Việt Nam không có ý định tự mình tinh lọc uranium vì “đây còn là chuyện khá tế nhị đối với hoàn cảnh Việt Nam”.

Các chuyên gia về đề tài phổ biến hạt nhân và một số đại diện Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích Bộ Ngoại giao vì đây là thái độ trở mặt so với cương lĩnh của chính quyền Obama về đề tài phổ biến hạt nhân. Họ cũng cho rằng quan điểm của Hoa Thịnh Đốn sẽ bị các quốc gia Trung Đông và các nước nhược tiểu chỉ trích vì Hoa Kỳ đang đi “nước đôi” trong chính sách hạt nhân.

Thái độ trên sẽ khiến Gioóc Đan, Ả Rập Xê Út và các quốc gia hiện đang đàm phán về đề tài hợp tác hạt nhân cùng Hoa Thịnh Đốn chùn bước. Họ sẽ từ chối những điều kiện khắt khe, tương tự như hiệp ước giữa Mỹ và UAE, mà Hoa Kỳ muốn áp đặt.

Một chính khách Ả Rập thuộc một quốc gia đang cố gắng phát triển kỹ nghệ hạt nhân đã lên tiếng: “Thật trớ trêu, khi chính sách ngăn chặn phổ biến hạt nhân là một trong những mục tiêu hàng đầu của Tổng thống thì chuẩn mực không được áp dụng tại đây. Không chóng thì chầy, mọi người sẽ nhận diện được chính sách ‘nước đôi’ và thái độ này sẽ khó đưọc chấp nhận trong tương lai”.

Các chuyên gia cũng đặt nghi vấn về lời biện hộ của Bộ Ngoại giao cho rằng Á Châu chứa đựng ít đe doạ về phổ biến hạt nhân hơn khu vực Trung Đông. Họ lưu ý rằng Triều Tiên đã tả xung hữu đột xuất khẩu kỹ thuật hạt nhân có thể được dùng cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Kỹ thuật này đã được đem sang Miến Điện trong những năm tháng gần đây. Có lẽ Nhật đã nắm được kỹ thuật chế tạo, và sẽ nhanh chóng đi vào công nghệ vũ khí hạt nhân một khi giới chức trách quyết định cho phép.

Sau khi đã ký hợp tác với UAE và xem đây như tấm gương để noi theo, thoả thuận với Việt Nam không những đã gây nhiều ngạc nghiên, nó có thể là phát súng ân huệ cho những có gắng kềm hãm việc phổ biến kỹ thuật chế tạo năng lượng hạt nhân”, ông Henry Sokolski tuyên bố như vậy. Ông hiện là giám đốc của Trung tâm Giảng dạy về Ngăn chặn Phổ biến Hạt nhân (Non-proliferation Education Center, NPEC). NPEC là trung tâm tụ họp các chuyên gia cố vấn tại Hoa Thịnh Đốn.

Việt Nam đã ký một giác thư với chính quyền Bush vào năm 2001 để hợp tác cùng Hoa Kỳ trong hai lãnh vực: an toàn hoá quá trình phân hạch hạt nhân; phát triển kỹ nghệ hạt nhân dân dụng.

Chính quyền Obama đã thúc đẩy những cuộc đàm phán với Hà Nội trong những tháng qua. Theo lời của chính giới Mỹ, mục tiêu của các cuộc điều đình là tiến đến việc hoàn tất một thoả thuận, mở đường cho những trao đổi về bí quyết kỹ thuật, về hợp tác an toàn hoá kỹ nghệ hạt nhân, về lưu trữ và về đào tạo. Thoả thuận trên cũng sẽ cho phép các công ty Mỹ, như General Electric Co. và Bechtel Corp., bán cho Việt Nam một số trang thiết bị và lò phản ứng.

Nếu chúng ta có khả năng đưa các công ty và kỹ thuật Mỹ vào sân chơi Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ tạo được bàn đạp để phát triển. Nếu chúng ta tự loại ra ngoài, nhiều đối tác khác sẽ nhập cuộc với những giá trị và chuẩn mực khác hẳn”, một chính khách Mỹ đã cho biết như vậy.

Hoa Thịnh Đốn nhấn mạnh rằng mọi thoả thuận với Hà Nội đều đòi hỏi các cơ sở hạt nhân Việt Nam được đặt dưới sự kiểm soát của các Cơ quan Quốc tế Nguyên tử lực, thuộc Liên Hiệp Quốc. Đây là biện pháp để bảo đảm rằng những thiết bị sẽ không bị Việt Nam dùng cho mục tiêu quân sự.

Theo lời của giới ngoại giao Mỹ, Việt Nam đang nghiên cứu bản dự thảo cuối của thoả thuận. Song song đó, đàm phán sẽ được tiếp diễn vào mùa thu.

Chính quyền Obama đang ráo riết củng cố địa vị Hoa Kỳ tại Nam Á và Đông Nam Á, giữa lúc mà Trung Quốc đang trỗi dậy và chế ngự khu vực này trên phương diện kinh tế và chính trị.



B
Khi Biển Đông dậy sóng!
ộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hillary Clinton, vừa ghé thăm Hà Nội tháng qua và đã ghi nhận mối hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng tăng trưởng trên nhiều lãnh vực: An ninh, kinh tế và môi trường. Tại diễn đàn an ninh khu vực, bà Clinton đã hậu thuẫn lời kêu gọi của Hà Nội trong đề tài gầy dựng một thủ tục pháp lý hầu dàn xếp những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải tại vùng Biển Đông. Trung Quốc đã lên tiếng công kích bà Clinton và cho đó là thái độ làm tổn thương lợi ích và an ninh của Bắc Kinh.

Tại Hà Nội, bà Clinton đã tuyên bố “Chính quyền Obama đã chuẩn bị sẵn sàng để đưa mối bang giao Việt-Mỹ vào giai đoạn mới. Chúng tôi quan niệm rằng không những mối quan hệ này phải xứng đáng với tầm quan trọng của nó, hơn thế nữa, nó là một phần của chiến lược nhằm củng cố sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương”.

Độ căng thẳng giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đã tăng vọt trong những tuần qua, sau khi bang giao giữa đôi bên dường như đã được ổn định vào mùa xuân vừa qua.

Trong tuần qua chính giới Hoa Kỳ cho biết, khi đàm phán với Việt Nam về đề tài hạt nhân, họ không bắn tin cho Bắc Kinh và cũng không tìm kiếm sự đồng thuận của Bắc Kinh. “Đây là cuộc thương thuyết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chúng tôi không cần sự đồng thuận của Trung Quốc trên những đề tài có tầm vóc lợi ích chiến lược cho chúng tôi”.

Giới ngoại giao Trung Quốc đã không được liên lạc kịp thời đễ có thể bình luận.

Vào những tháng gần đây, Hoa Kỳ cũng có những bước tiến khác để thắt chặt quan hệ với các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á ngày càng trở nên cảnh giác hơn trước thế lực của Trung Quốc.

Tháng qua, Ngũ giác Đài đã tái thiết quan hệ với Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Nam Dương, Kopassus, sau khi đã tỏ ra gay gắt với lực lượng này vào năm 1999 vì những hành vi vi phạm Nhân quyền. Hoa Kỳ cũng đã hoàn tất một hiệp ước hợp tác hạt nhân với Ấn Độ vào tuần qua. Hiệp ước này cho phép Tân Đề Li tái chế biến năng lượng hạt nhân của Hoa Kỳ.

Một số chính phủ đã chỉ trích Thoả thuận Tân Đề Li, tương tự như những lo ngại đã được bày tỏ về cuộc thượng thuyết Mỹ-Việt: Nó chứng minh cho thái độ “nước đôi” của Hoa Kỳ. Giới chức trách Hoa Kỳ tranh luận rằng thoả ước với Ấn, một quốc gia đã sáng chế được năng lượng hạt nhân, sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho công tác kiểm tra quốc tế.

Thêm vào những tranh chấp tại Biển Đông, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã chạm trán về đề tài Triều Tiên. Đôi bên đã không đồng tình về cách phản ứng khi Bắc Triều Tiên bị tình nghi là thủ phạm vụ đắnh đắm một tàu chiến của Hàn Quốc (tàu Cheonan). Chính quyền Obama cũng công khai chống đối việc Trung Quốc bán hai lò phản ứng hạt nhân cho Pakistan. Hoa Thịnh Đốn cho rằng Bắc Kinh đã vi phạm những cam kết của Hội các Quốc gia Cung cấp Năng lượng Hạt nhân (Nuclear Suppliers Group). Đây là định chế có cơ sở tại Wien (Áo) với mục đích kiểm soát sự phổ biến kỹ thuật hạt nhân.
Jay Solomon

The Wall Street Journal

ngày 03/08/2010

Nguyễn Huy Đức chuyển ngữ

Diễn đàn An ninh

Đông Nam Á – 17
Đào Như
Diễn Đàn An Ninh Đông Nam Á – ASEAN Regional Forum-Security, được viết tắt là ARF, lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 25-7-1994 tại Bangkok. Tính đến nay Diễn Đàn An Ninh Đông Nam Á (ĐNA) có 27 thành viên:

-10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Indonesia, Philipines, Singapore, Thailand, Brunei, Burma (Myanmar), Lào, Cambodia, Việt Nam. Tổng diện tích của 10 quốc gia này là 4,46 triệu km2; tổng dân số: 580 triệu (bằng 8,7% dân số toàn cầu), tổng GDP của 10 quốc gia này là 1,5 ngàn tỷ Mỹ kim.

-17 quốc gia khác gồm có: Australia, Bangladesh, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn độ, Nhật, Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Mongolia, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Russia, Timor-Leste, Hoa kỳ, và Sri Lanka. (Có điều đáng chú ý Đài Loan bị loại ra khỏi danh sách này vì áp lực của Trung Quốc. Do đó vấn đề Eo Biển Đài Loan (Taiwan Straits) không được đề cập đến trong bất cứ đàm phán nào tại Diễn Đàn An Ninh ĐNÁ-ARF-vì nó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.)

Diễn Đàn An Ninh ĐNA-17 được tổ chức tại Hà Nội (Vì Việt Nam là Chủ tịch đương nhiệm ASEAN-2010) trong hai ngày 23&24/7/2010 với sự tham dự đầy đủ của các đại diện ngoại giao của 27 thành viên. ARF-17 được tổ chức với chủ đề thường lệ về An ninh và Phát triển Kinh tế vùng. Tiềm tàng dưới những chủ đề này, chủ đề cốt lõi của ARF-17 thực sự là Quốc Tế Hoá Biển Đông. Vấn nạn tàu Cheonan hôm 24/3/2010 trên Hoàng Hải và cuộc thao diễn Hải quân của Mỹ và Nam Triều Tiên trong 4 ngày 27-30 tháng7 tại Đông hải và Hoàng Hải, cũng phủ bóng nặng nề trên Diễn đàn ARF-17.

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, và những phát biểu của bà tại Hà nội nhân dịp bà tham dự ARF-17 đã gây ra sự chú ý và quan tâm của báo chí quốc tế. Bên cạnh việc tham dự Diễn đàn ARF-17, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Việt Nam, hội họp cùng giới lãnh đạo Việt Nam, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà nội và cùng tổ chức lễ Kỷ niệm 15 năm Bình thường hóa quan hệ giữa Hoa kỳ và Việt Nam. Ngoài những gặp gỡ song phương hay đa phương với các thành viên khác bên lề ARF-17, Ngoại trưởng Clinton còn tham dự hôi nghị Phát triển Kinh tế Vùng Hạ lưu sông Mekong với các Ngoại trưởng: Cambodia, Lào, Thailand, và Việt Nam. Nói một cách khác, hội nghị thượng đỉnh cấp Bộ trưởng Ngoại giao của ARF-17 bao gồm những phiên họp kín, những phiên họp toàn thể, song phương và đa phương, và một loạt hoạt động quan trọng khác.

Tại hội nghị ARF-17, thế giới hay ít ra là 27 quốc gia có mặt tại hội nghị này đã kiểm chứng những gì mà Ngoại trưởng Clinton nói cách đây vài tháng về Chiến lược Toàn cầu mới của Mỹ : “Mỹ chẳng những sẽ trở lại châu Á Thái Bình Dương, mà Mỹ còn sẽ ở lại đây, nhất là tại khu vực ĐNA và Biển Đông”. Thật vậy, hôm 23/7 tại Hà Nội, bà Clinton khẳng định trước buổi họp của Hội nghị ARF-17: Vấn đề Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và an ninh khu vực. Mỹ sẵn sàng can thiệp ngoại giao về Biển Đông, vì Biển Đông là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Ngoại trưởng Clinton nêu lên tầm quan trọng và sự khẩn thiết trong việc duy trì tự do lưu thông hàng hải và tự do đầu tư khai thác nguồn tài nguyên thuộc những vùng biển hay bờ biển hợp lệ của các quốc gia, cũng như tự do tiếp cận các vùng biển và bờ biển châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ thẳng thừng phản đối mọi đe doạ hay sử dụng vũ lực ở Biển Đông bất cứ từ phía nào. Bà mong muốn tất cả các nước trong khu vực đều có thể chia sẻ lợi ích ở vùng biển chung này. Bà mong muốn các bên tranh chấp về Biển Đông phải tôn trọng và theo đuổi những điều lệ hợp với công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển. Bà kêu gọi các bên hãy nổ lực tiến tới một thỏa thuận về Bộ Quy tắc Ứng xử Đầy đủ - COC. Mọi cuộc thảo luận hay đàm phán về quyền lợi của các quốc gia tại biển Đông phải được đa phương hóa, phải được quốc tế hóa, phải dựa trên Thỏa Ước Về Biển Đông năm 2002 được ký kết giữa Trung Quốc và các nước ĐNÁ. Đó là đề xuất không phải riêng của Mỹ mà đó cũng là đề xuất chung giữa Mỹ với 11 quốc gia khác, thành viên của Diễn Đàn An Ninh ĐNÁ. Tuy thế, lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã gây sửng sốt không ít cho những thành viên ARF-17 và quốc tế. Họ có cảm tưởng đang chứng kiến thời gian trôi ngược dòng: Chánh phủ Obama hôm nay nhất quyết phục hồi lại quyền năng của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương, nhất là tại Biển Đông đã bị xao lãng gần 10 năm qua dưới thời của Tổng thống G.W.Bush.

Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc (TQ) sau đó liền tuyên bố bằng cách qui trách nhiệm vào Mỹ và tố cáo những lời chỉ trích TQ về Biển Đông tại ARF-17 là do Hoa kỳ dàn dựng. Thật sự mà nói, phản ứng của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và báo giới Trung Quốc hôm đó tương đối trầm tỉnh, và biết tự kiềm chế. Điều ngạc nhiên, hôm 26/7, 2 hôm sau ngày bế mạc ARF-17, Ngoại trưởng TQ, Dương Khiết Trì và giới báo chí TQ, tờ Global Times, đồng loạt lên tiếng phản kích dữ dội những tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại ARF-17. Ngoại trưởng TQ cảnh báo: Chính sách quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông của Mỹ chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ. Theo Ngoại trưởng TQ, thực tiễn quốc tế cho thấy cách tốt nhất để giải quyết bất đồng tại Biển Đông là các bên liên quan đàm phán song phương và trực tiếp. Dương Khiết Trì còn lớn tiếng bảo Diễn Đàn An ninh ĐNÁ không phải là nơi thích hợp để bàn về vấn đề Biển Đông. Tóm lại, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì kiên trì bảo vệ lập luận chống lại việc quốc tế hóa hay đa phương hóa vấn đề Biển Đông. Ông dứt khoát bác bỏ nguyên tắc đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông và chỉ thừa nhận đàm phán song phương giữa TQ với mỗi thành viên của ASEAN. TQ nhất quyết tiếp tục bảo vệ lợi ích của của mình tại Biển Đông, bằng tất cả mọi biện pháp ngay cả bằng vũ lực, như TQ đã từng áp dụng. Trong những tháng gần đây, báo chí TQ lại đề cập trở lại thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” khi nói về Biển Đông. Trước đây TQ chỉ qui định Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan là “lợi ích cốt lõỉ” của họ. Bây giờ Biển Đông cũng được TQ qui nạp vào phạm vi “lợi ich cốt lõi” của TQ. Thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” hàm chứa ý nghĩa khi lợi ích này bị xâm phạm thì TQ sẽ dùng vũ lực để bảo vệ nếu cần. Tờ Global Times – phiên bản Anh ngữ của Nhân Dân Nhật Báo – đã thẳng thừng tuyên bố: “Xung đột quân sự sẽ đem lại kết quả xấu cho toàn bộ khu vực. Nhưng TQ sẽ không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ ‘lợi ích cốt lõi’ tại Biển Đông của mình bằng cả phương tiện quân sự”.

Sau hội nghị ARF-17, các quốc gia ASEAN được ưu thế với TQ, nhờ sự can thiệp mạnh dạn thẳng thừng của Mỹ đòi hỏi quốc tế hoá, đa phương hóa Biển Đông. Trước áp lực càng ngày càng tăng của TQ, các quốc gia ĐNA đã thấy được ưu điểm của sức mạnh đoàn kết. Dĩ nhiên nhân cơ hội này ASEAN cũng thẳng thừng không chấp nhận đàm phán song phương với TQ về Biển Đông. Hơn thế nữa, bất cứ một một ký kết hay một đàm phán song phương nào giữa TQ và một thành viên nào đó củă ĐNÁ về vấn đề Biển Đông đều có nguy cơ nẩy sinh nghi kỵ giữa các nước ĐNÁ với nhau do đó làm suy yếu diễn đàn này và có thể gia tăng nguy cơ xuất hiện những bất hòa trong cộng đồng ĐNÁ.



Trong quá khứ, như tại diễn đàn Bộ Trưởng ĐNÁ-43 và các hội nghị ASEAN khác, TQ mặc nhiên làm áp lực các thành viên ĐNÁ bằng các đe dọa là sẽ hạ cấp người đại diện của TQ dự hội nghị ĐNÁ nếu vấn đề hàng hải và Biển Đông được đưa vào chương trình nghị sự. Nghĩa là TQ không muốn thấy một cuộc đàm phán đa phương về Biển Đông giữa TQ với nhiều thành viên ĐNÁ mà chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng mỗi thành viên ĐNÁ. Nhưng qua sự can thiệp thẳng thừng của Mỹ về Biển Đông tại diễn đàn ARF-17, liệu lần này TQ có nhận thấy tình hình, thời thế đã thay đổi để xét lại chỗ đứng của mình, thái độ của mình đối với các nước DNÁ. Bằng không, TQ sẽ bị cô lập trong việc ứng xử Biển Đông. Trên diện rộng hơn TQ sẽ bị cô lập trên trường quốc tế.
Đối với Việt Nam, những biến động trong hai ngày 23&24/7/2010 của diễn đàn ARF-17 tại Hà nội đã trở thành một cột mốc lịch sử mang tính tích cực trong giải pháp Biển Đông. Câu hỏi lớn nhất của Hà nội là mức độ sự tin tưởng của Hà nội đối với những những phát biểu của Ngoại trưởng Hoa kỳ. Có phải chăng đây là sự thăng hoa chân chính mối quan hệ giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn sau 35 năm ngưng chiến và sau 15 năm bình thường hoá giữa hai dân tộc Việt-Mỹ ? Hay, một lần nữa, Mỹ sử dụng diễn đàn ARF-17 và các thành viên của nó, nhất là Việt Nam, như một mắc xích trong Chiến lược Toàn cầu mới của Mỹ. Người Mỹ rất thực tế, các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ luôn luôn hành động theo phương châm muôn thuở “Không có gì ngoài lợi ích của nước Mỹ - Nothing but American interest” Là người Việt ai cũng nhớ cuộc thương nghị giữa Tổng thống Mỹ, Richard Nixon và Mao Trạch Đông tại Nhân dân Đại sảnh, Bắc kinh, năm 1972. Tổng thống Richard Nixon bày tỏ với Mao Trạch Đông: “Vì lợi ích của nước Mỹ, chúng tôi muốn có bang giao tốt với Trung Quốc”. Đáp lại, Mao Trạch Đông bảo: “Cũng vì lợi ích của nhân dân Trung Quốc, chúng tôi hoan hỉ chấp nhận lời đề nghị của ông”. Sau đó và để thể hiện đúng điều mình hứa, vào ngày 23/01/73, Mỹ ký Hiệp định Paris, bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) của ta. Chính Mỹ đã làm ngơ, nếu không muốn nói là đã đồng lõa với Trung Quốc,

(Xem tiếp trang 32)


tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương