Thư tòa soạn Những đòi hỏi của một chọn lựa đúng



tải về 0.69 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2018
Kích0.69 Mb.
#37105
1   2   3   4   5   6   7   8

Nguyễn Thanh Giang
[1] Nguyễn Mạnh Tường, L’Excommunié, Paris 1992. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Quốc Vĩ đã phổ biến lần đầu tiên trên Thông Luận: “Kẻ bị mất phép thông công-Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức” (Th. 11/2009).

[2] Sđd.


[3] Sđd.

[4] Tạp chí Hồn Việt tháng 11 năm 2009

[5] Nguyễn Mạnh Tường, Kẻ bị mất phép thông công, sđd.

[6] Bài thuyết trình tại Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam 30-10-1956.

[7] Bđd.

[8] Bđd.


[9] Sđd.

[10] Bđd.

[11] Tạp chí Xưa và Nay số 286, tháng 6 năm 2007

[12] Bđd.

[13] Sđd.

Dấn thân cho Tự do Ngôn luận:

Các nhà văn được vinh danh
Human Rights Watch
New York, 4-08-2010 – Sáu nhà văn Việt Nam nằm trong nhóm 42 nhà văn từ 20 quốc gia giành được giải thưởng uy tín Hellman/Hammett, ghi nhận sự dũng cảm đối mặt với khủng bố chính trị, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố hôm nay.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett, tuyên bố, “Các nhà văn Việt Nam thường xuyên bị sách nhiễu, thậm chí bị bỏ tù, chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa”. “Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm phải chịu đựng sự khủng bố chính trị, mất việc làm, và thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi hy vọng sẽ hướng sự chú ý của quốc tế tới những tiếng nói mà chính phủ Việt Nam đang cố gắng bắt phải câm lặng.”

Tất cả những người được giải năm nay từ Việt Nam đều là các nhà văn mà tác phẩm và hoạt động của họ bị chính phủ đàn áp trong nỗ lực nhằm hạn chế tự do ngôn luận, kiểm soát các phương tiện truyền thông độc lập, giới hạn việc truy cập và sử dụng internet.

Các hành động của chính phủ Việt Nam nhằm đối phó với những người được giải bao gồm việc sách nhiễu đời sống cá nhân và việc làm của họ, tấn công các trang web, cắt điện thoại và gây áp lực với gia đình để thúc giục họ chấm dứt các hoạt động của mình. Một vài người thậm chí còn bị côn đồ được hợp thức hóa tấn công và đả thương, hoặc bị đấu tố và làm nhục tại các cuộc họp quần chúng đã được dàn xếp sẵn. Cả 6 người đều từng bị bắt và tạm giữ; bốn người hiện đang ở tù.

Những người đoạt giải năm nay từ Việt Nam gồm có Bùi Thanh Hiếu, người viết blog với bút danh Người Buôn Gió; Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger được biết trên internet với bút danh Mẹ Nấm; nhà hoạt động vì nhân quyền Phạm Văn Trội; nhà thơ cựu chiến binh Trần Đức Thạch; nhà giáo Vũ Văn Hùng, và tiểu thuyết gia Trần Khải Thanh Thủy. Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Vũ Hùng và Trần Khải Thanh Thủy hiện đang ở tù. (Xem tiểu sử chi tiết bên dưới).

Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới từng là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Giải thưởng này bắt đầu vào năm 1989, khi nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman để lại di chúc dành bất động sản của bà vào việc giúp đỡ các nhà văn đang gặp khó khăn về tài chính vì đã bày tỏ quan điểm của mình.

Ý tưởng của Hellman tạo ra chương trình trợ giúp các nhà văn bắt nguồn từ sự khủng bố mà chính bà và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett, từng phải gánh chịu trong thời kỳ săn lùng cộng sản ở Mỹ vào thập niên 1950, khi mà cả hai bị các ủy ban quốc hội truy vấn về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian.

Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành bất động sản của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các nhà văn bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm mà chính phủ của họ phản đối, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn đưa ra trước ánh sáng.

Trong 21 năm qua, hơn 700 nhà văn từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett với giá trị có thể lên tới $10,000 một người, tổng cộng hơn 3 triệu đô la. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những nhà văn đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn.

“Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã dũng cảm bày tỏ ý kiến chỉ trích các chính sách công khai chính thức hoặc những người cầm quyền,” Marcia Allina, điều phối viên của chương trình, tuyên bố. “Nhiều nhà văn chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công chúng để thúc đẩy những thay đổi tích cực và lâu dài.”



Tóm tắt tiểu sử của những người đoạt giải từ Việt Nam năm nay:

Bùi Thanh Hiếu, viết blog dưới bút danh “Người Buôn Gió”, là một trong những blogger nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Trang blog của anh chỉ trích chính phủ về chính sách đối với Trung Quốc, về việc chấp thuận cho khai thác bauxite gây nhiều tranh cãi, và về đối sách bất hợp lý về những buổi cầu nguyện của những người Công giáo. Hiếu bị bắt vào tháng Tám năm 2009 và bị giam giữ hơn một tuần vì tội “lạm dụng tự do dân chủ.” Nhà anh bị khám và máy tính bị thu giữ. Vào tháng Ba năm 2010, Hiếu bị công an triệu tập và thẩm vấn suốt mấy ngày. Hiện giờ anh luôn bị theo dõi và có thể bị bắt và tống giam bất kỳ lúc nào.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog với bút danh Mẹ Nấm, bị tạm giữ và thẩm vấn vào năm 2009 sau khi bị chụp ảnh mặc chiếc áo với khẩu hiệu “Không Bô Xít, Không Trung Quốc: Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.” Vào tháng Chín năm 2009, cô bị công an bắt giải khỏi nhà vào nửa đêm và bị thẩm vấn về những bài viết trên trang blog chỉ trích chính sách của chính phủ liên quan đến Trung Quốc và những tranh chấp về Quần đảo Trường Sa. Cô được thả sau 10 ngày bị giam giữ, nhưng vẫn bị theo dõi; công an tiếp tục gây áp lực nhằm buộc cô đóng cửa trang blog. Đơn đề nghị cấp hộ chiếu của cô bị bác bỏ.

Phạm Văn Trội sử dụng nhiều bút danh khác nhau để viết về nhân quyền, dân chủ, quyền sử dụng đất đai, tự do tôn giáo và những tranh chấp về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông là thành viên tích cực trong Ủy ban Nhân quyền Việt Nam. Ông cũng viết cho tập san bất đồng chính kiến Tổ Quốc. Kể từ năm 2006, ông bị công an sách nhiễu và triệu tập nhiều lần. Ông bị bắt vào tháng Chín năm 2008 và bị truy tố với tội danh phát tán tài liệu tuyên truyền chống chính phủ. Vào tháng Năm năm 2009, Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện (the UN Working Group on Arbitrary Detention) xác định rằng Phạm Văn Trội đã bị giam giữ một cách sai trái. Bất chấp kết luận của nhóm này, vào tháng Mười năm 2009, ông bị kết án bốn năm tù giam và bốn năm quản chế.

Trần Đức Thạch là tác giả của một tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, bài báo và các báo cáo lên án tham nhũng, bất công và các vụ lạm dụng nhân quyền. Là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân, ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Nghệ An. Tiểu thuyết Đôi Bạn Tù hoàn thành năm 1988 mô tả bản chất tùy tiện của hệ thống pháp lý và tình trạng phi nhân của nhà tù ở Việt Nam. Các bài thơ xuất bản với tiêu đề Những Điều Chưa Thấy viết về cuộc sống không có tự do và công lý. Trần Đức Thạch thường xuyên bị sách nhiễu kể từ năm 1975. Vào năm 1978, áp lực trở nên thô bạo tới mức ông phải tự thiêu và bị bỏng nặng. Kể từ đó, ông đã bị bắt 10 lần và bị đưa ra tòa bốn lần, lần nào tòa cũng phải thả vì thiếu chứng cứ. Năm 2009, Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện xác nhận rằng ông bị giam giữ sai trái và tùy tiện vào lần bị bắt sau cùng hồi tháng Chín năm 2008. Bất chấp điều đó, ông bị kết án ba năm tù giam và ba năm quản chế.

Trần Khải Thanh Thủy là một tiểu thuyết gia và một nhà báo nổi tiếng; bà viết về quyền sử dụng đất của nông dân, nhân quyền, nạn tham nhũng, và đa nguyên chính trị. Bà thường chỉ trích chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào tháng Mười năm 2006, bà bị đấu tố tại một phiên tòa dàn dựng trước hàng trăm người. Tháng sau, bà bị đuổi việc và bị quản chế tại gia. Vào tháng Tư năm 2007, bà bị bắt tại nhà và bị biệt giam tại trại giam B14 ở Hà Nội trong chín tháng. Vào năm 2008 và năm 2009, bà thường xuyên phải chịu sự sách nhiễu của công an và của các băng nhóm khu phố được sắp đặt, bao gồm ít nhất là 14 lần bị côn đồ ném phân và chuột chết vào nhà. Tháng Mười năm 2009, bà bị bắt sau khi cố gắng tới dự phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến khác và bị kết án 42 tháng tù giam. Bà bị bệnh lao và bị tiểu đường, nhưng không được nhận chăm sóc y tế trong tù.

Vũ Văn Hùng là một nhà giáo và cộng tác viên của tập san bất đồng chính kiến Tổ Quốc. Ông bị cơ quan sa thải vì có quan hệ với các nhà hoạt động dân chủ và các nhà văn bất đồng chính kiến. Ông bị tạm giữ chín ngày vào ngăm 2007 và sau đó bị quản chế tại gia. Ông viết Chín Ngày trong Tù, kể lại việc mình bị thẩm vấn. Vào tháng Tư năm 2008, ông bị bắt và bị đánh đập thậm tệ vì tham gia cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc trong thời gian rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng Chín năm 2008, ông lại bị bắt vì đã treo khẩu hiệu trên cầu kêu gọi dân chủ đa đảng. Hiện ông đang chịu án tù giam ba năm, và sau khi ra tù sẽ chịu thêm ba năm quản chế tại gia. Phiên tòa xử ông vào năm 2009 diễn ra chỉ vài tháng sau khi Nhóm Công tác Liên hợp quốc chuyên Giám sát việc Giam giữ Tùy tiện xác nhận rằng ông là nạn nhân của việc giam giữ sai trái và tùy tiện. Có tin rằng ông hiện đang bị giam tại Trại giam Hỏa Lò 2 ở Hà Nội; ông gặp nhiều vấn đề về sức khỏe sau khi bị đánh đập thậm tệ trong khi thẩm vấn và sau một tháng tuyệt thực.

Để biết thêm thông tin, đề nghị liên hệ:

Tại New York, Marcia Allina (tiếng Anh): +1-212-216-1246

Tại Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động)

Tại Washington, DC, Sophie Richardson (tiếng Anh, tiếng Hoa phổ thông): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (di động)
Human Rights Watch

Đến lúc cần "người tử tế" làm quan chức cao cấp và đảng viên
RFA

Gia Minh
Trong những năm gần đây, nhiều vụ tai tiếng của các quan chức cao cấp là đảng viên cộng sản tại Việt Nam bị phanh phui. Và những phóng sự của truyền thông trong nước cho thấy những quan chức đó không những lạm quyền, tham nhũng của công mà lại còn có lối sống buông thả với những hành vi tệ hại thua xa cả những thành phần bị cho là xấu xa nhất trong xã hội.

Nguyên nhân vì đâu đưa đến tình trạng bi đát đó, và cần phải làm gì?

Gia Minh (GM) nêu vấn đề ra với ông Nguyễn Khắc Mai, (NKM) nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết. Trước hết ông lý giải tình trạng đáng quan ngại đó như sau:
Người cầm quyền phải biết nhận và chịu trách nhiệm

NKM: Thật ra không phải lạ lắm, và cũng không phải khó hiểu, khó giải thích lắm. Lý do vì hiện nay có nhiều người đội lốt cách mạng thôi. Họ xưng là cán bộ nhưng nhân cách của họ là lạc hậu, hủ lậu. Điều đó tiềm ẩn trong con người của họ, chúng mang nhiều mặt nạ khác nhau. Những “đám ấy” khi có quyền trong tay thì biến thành vua, thành chúa, rồi cướp bóc của dân. Điều ấy không có gì lạ, xưa nay vẫn như thế.

Vấn đề là ngoài đạo lý ra còn phải có thiết chế văn minh, kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau được. Những người cầm quyền cần được đặt trong sự kiểm tra, giám sát. Ví dụ như chuyện ngày xưa Tôn Ngộ Không có gương chiếu yêu. Nhân dân có “gương chiếu yêu” để soi vào thấy ai là “ma quỷ”. Hiện nay thiết chế của Việt Nam kém, giám sát xã hội yếu. Dân không có quyền lực gì; chỉ là ‘thần dân’ thôi.

Vấn đề này do trách nhiệm người cầm quyền. Không thể đổ trách nhiệm “thằng đó” xấu. “Xấu” vì anh đã giao quyền mà không kiểm soát được; rồi lại có ăn chia lợi lộc với kẻ xấu đó thế thì làm sao mà không hỏng.

Cũng may nay người ta phanh phui ra để thấy mà giật mình, để làm lại cho tử tế.



GM: Những người đó cũng chỉ nằm trong thiểu số chừng mấy triệu đảng viên thôi?

NKM: Đó là do cán bộ cấp cao cử ra chứ dân có bổ nhiệm đâu; rồi do phe cánh các thứ thôi.

Vấn đề này do trách nhiệm người cầm quyền. Không thể đổ trách nhiệm “thằng đó” xấu. “Xấu” vì anh đã giao quyền mà không kiểm soát được; rồi lại có ăn chia lợi lộc với kẻ xấu đó thế thì làm sao mà không hỏng.


G


Ông NKM: “Dân chủ, trước sau gì cũng phải làm”

M
: Ông vừa đề cập đến “thiết chế” để cho những kẻ xấu tự tung tự, tác. Thiết chế đó tồn tại lâu nay rồi và có những khiếm khuyết như thế nhưng sao nó vẫn tồn tại?

NKM: Có thiết chế, nhưng không đủ sức và không hoàn chỉnh: giống như một cỗ máy mà bánh xe không khớp nhau, sao máy chạy tốt được. Thiết chế chưa hoàn chỉnh đâu nên phải sửa, phải hoàn chỉnh. Vấn đề tam quyền phân lập cần phải đặt ra cho rành mạch, phải thúc đẩy để giám sát lẫn nhau, phía nào cũng thấy được kiểm soát, được trọng thị. Sau vài ba thế hệ, sẽ có đội ngũ công chức tử tế hơn thôi. Hiện nay không có, đang trên đà suy thoái, công chức mất lương tâm rồi.

Phải biết học hỏi thực tế văn minh


GM: Nếu thực hiện tam quyền phân lập thật rõ ràng thì lại giống các nước tư bản?

NKM: Đúng, cần như thế. Ngay Karl Marx và ông Engel cũng nói các người cộng đồng chủ nghĩa, tức người cộng sản (do dịch sai), phải biết học hỏi những thực tế văn minh - do sợ học văn minh của những nước “tậm tịt” như Nga, Tàu nên nói thêm là văn minh của những dân tộc hiện đại. Như vậy nay phải học chức không thể lấy lý do gì để tránh né; mà tránh né là vớ vẩn thôi. Bài học lịch sử có rồi: như vua Nhật Bản là quân chủ mà còn biết sang phương Tây học để mang về văn minh, văn hoá cho nước Nhật nên mới phát triển.
GM: Ở Việt Nam thì nay người ta đề cập cần có đảng khác ngoài đảng cộng sản?

NKM: Đó là điều cũ rích. Thật ra tôi từng nói Ông Hồ đã chủ trương đa nguyên rồi. Ai biết chữ nên đọc lại tuyên ngôn cộng sản của Marx- Engel, trong đó hai ông này khuyên những người cộng đồng chủ nghĩa, tức cộng sản, phải biết đoàn kết và hợp tác với các đảng dân tộc - dân chủ. Ông tổ đã nói thế rồi, có gì mà sợ.

Trong hiến pháp cũng khẳng định điều này rồi. Người ta sợ vì muốn chiếm lấy quyền độc nhất mà thôi; không cho ai ngồi vào ghế ấy để bàn cả.

Dân chủ, trước sau gì cũng phải làm
GM: Sắp đến đây đại hội đảng, là người trí thức ông thấy có những việc như phải có tam quyền phân lập, phải có nhiều tiếng nói khác nhau, vậy còn có những việc gì cần phải làm càng sớm càng tốt?

NKM: Cần làm nhất là mời dân vào bàn việc. Dân là ai? Đó là những người có trí tuệ, có tâm huyết. Mời họ vào làm việc là sẽ “rõ” ra thôi, không có gì khó lắm đâu.

Không mời là quyền của “người ta”; nhưng qui luật vận hành trước sau gì cũng phải đến điều đó thôi, vì đất nước là của dân, chế độ nhà nước là của dân. Đến một lúc mà dân không được mời thì họ sẽ “gạt ra” và lúc đó sẽ có lộn xộn; đó là điều chẳng hay ho gì. Do đó phải tìm giải pháp cho có văn hoá, mà thế giới từng đã có; và dân tộc Việt Nam cũng thế: các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần từng chuyển giao quyền lực một cách êm thấm; đâu có gì mà không làm được. Dân tộc cũng tạo ra bài học đó rồi, nay chỉ học cha ông mà làm thôi.


GM: Đối với người trẻ khi gặp họ, ông hay khuyên thế nào?

NKM: Không phải tôi khuyên họ mà chính họ đang khuyên tôi, và những người trí thức trẻ trong giới doanh nhân, công chức và cả trong Đảng họ khuyên nhiều điều tôi thấy hay lắm.

Họ nhận định còn quyết liệt hơn tôi nhiều, họ nói bây giờ phải dân chủ, phải thật sự dân chủ, phải thật sự tôn vinh trí thức, phải tạo ra cơ chế để chọn được người tài năng vào cuộc, chứ không phải chỉ có “con ông, cháu cha” dắt nhau vào.Đó là những điều họ nói rất phải lẽ mà trước sau gì cũng phải làm thôi. Một dân tộc văn hiến, trước sau gì cũng phải làm như thế.


GM: Chân thành cám ơn ông.
RFA

Gia Minh

Kiến nghị gửi Lãnh đạo

Đảng Cộng sản Việt Nam


Ngày 15 tháng 7 năm 2010




tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương