Thả Một Bè Lau


 |  C h ư ơ n g 0 6 : N g u y ễ n D u v à T r u y ệ n K i ề u



tải về 1.87 Mb.
Chế độ xem pdf
trang246/265
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.87 Mb.
#51943
1   ...   242   243   244   245   246   247   248   249   ...   265
Thả Một Bè Lau - Thích Nhất Hạnh

337 | 
C h ư ơ n g 0 6 : N g u y ễ n D u v à T r u y ệ n K i ề u
 
Đã mang lấy nghiệp vào thân, 
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. 
Nghiệp báo này là do đâu? Do người hay do Trời? Không được rõ 
ràng lắm. Chữ nghiệp trong câu thơ này chỉ có nghĩa tiêu cực thôi. 
Trong khi đó chữ nghiệp (karma) trong Phật giáo có nghĩa là hành 
động (action.) Nghiệp tốt đưa đến quả báo tốt, nghiệp xấu đưa đến 
quả báo xấu. Thường thường trong văn chương ngoài đời, chữ nghiệp 
luôn được dùng trong nghĩa xấu. Điều này chứng tỏ trong quần 
chúng sự hiểu biết về giáo lý Nghiệp báo không được vững chãi. Ở 
Tây phương cũng vậy, karma nghĩa là 'bad karma' chứ không hàm 
chứa 'good karma'. Bổn phận người tu là phải giải thích cho quần 
chúng để điều chỉnh cách sử dụng chữ nghiệp này. Nghiệp có hai 
loại: thiện nghiệp (kusala) và ác nghiệp (akusala). Thiện nghịêp là 
hành động đem lại an lạc cho mình và người trong hiện tại và trong 
tương lai. Ác nghiệp ngược với Thiện nghiệp. Hành động (nghiệp) 
phát xuất từ thân, miệng và ý gọi là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý 
nghiệp. Ba nghiệp này có thể là thiện hay ác. Nghiệp có nghiệp nhân 
(karma hetu) và nghiệp quả (karma phala.) Phải phân biệt nghiệp 
nhân và nghiệp quả, nghiệp thiện và nghiệp ác. Khi nói 'Đã mang lấy 
nghiệp vào thân' cụ Nguyễn Du hiểu rằng nghiệp là nghiệp xấu chỉ 
đem tới quả xấu thôi. 'Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa': con người 
đã có nghiệp trong người rồi thì đừng nói rằng tại Trời quyết đinh thế 
này thế kia. Câu này làm sụp đổ câu 'Ngẫm hay muôn sự tại trời.' 
Vừa mới nói: 'Tất cả đều do Trời!' Tư tưởng Nghiệp báo và Nhân quả 
của cụ Nguyễn Du vì vậy chưa được rõ ràng. 
Thiện căn ở tại lòng ta 
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. 
Căn là gốc rễ, Thiện căn là gốc rễ của cái thiện. 'Thiện căn ở tại lòng ta' 
nghĩa là gốc rễ cái thiện nằm ngay ở trong lòng mình chứ không ở 
đâu xa. 'Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Tâm này là tâm gì? Tâm có 
tâm ác, tâm thiện, tâm chánh, tâm tà. 'Chữ tâm' dùng trong này 
nghiêng về phía thiện: 'Thiện căn ở tại lòng ta.' Chữ Thiện căn (kusala 
mula) là một danh từ thuần túy Phật học; cụ Nguyễn Du đã được 



tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   242   243   244   245   246   247   248   249   ...   265




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương