Technical requirements



tải về 461 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích461 Kb.
#16324
1   2   3   4   5

4.2.13.3 Đo kiểm hợp chuẩn

Sử dụng các phép đo kiểm hợp chuẩn mô tả trong mục 5.3.12.



4.2.14 Chức năng điều khiển và giám sát

4.2.14.1 Định nghĩa

Yêu cầu này, cùng với các yêu cầu kỹ thuật điều khiển và giám sát khác được quy định trong bảng tham chiếu chéo, xác minh rằng các chức năng điều khiển và giám sát của UE ngăn UE phát trong trường hợp không có mạng hợp lệ.

Đo kiểm này có thể áp dụng được cho thiết bị thông tin vô tuyến và thiết bị phụ.

Đo kiểm này phải được thực hiện trên thiết bị thông tin vô tuyến và/hoặc trên cấu hình tiêu biểu của thiết bị phụ.

4.2.14.2 Giới hạn

Công suất cực đại đo được trong khoảng thời gian đo kiểm không được vượt quá -30 dBm.

4.2.14.3 Đo kiểm hợp chuẩn

Sử dụng các phép đo kiểm hợp chuẩn mô tả trong mục 5.3.13.

5. Đo kiểm tính tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật

5.1 Các điều kiện về môi trường đo kiểm

Các phép đo kiểm quy định trong tiêu chuẩn này phải được thực hiện tại các điểm tiêu biểu trong phạm vi các giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động đã công bố.

Tại những điểm mà chỉ tiêu kỹ thuật thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện môi trường, các phép đo kiểm phải được thực hiện trong đủ loại điều kiện môi trường (trong phạm vi các giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động đã công bố) để kiểm tra tính tuân thủ đối với các yêu cầu kỹ thuật.

Thông thường mọi phép đo kiểm phải được thực hiện trong điều kiện đo kiểm bình thường nếu không có các quy định khác. Tham khảo TS 134 121 [6] về việc sử dụng các điều kiện đo kiểm khác để kiểm tra tính tuân thủ.

Trong tiêu chuẩn này nhiều phép đo kiểm được thực hiện với các tần số thích hợp ở dải thấp, giữa, cao của băng tần hoạt động của UE. Các tần số này được xác định trong Bảng E1 của Phụ lục E.

5.2 Giải thích các kết quả đo

Các kết quả được ghi trong báo cáo đo kiểm đối với các phép đo được mô tả trong tiêu chuẩn này phải được giải thích như sau:

- Giá trị đo được liên quan đến giới hạn tương ứng dùng để quyết định việc thiết bị có thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn hay không;

- Giá trị độ không bảo đảm đo đối với phép đo của mỗi tham số phải được đưa vào báo cáo đo kiểm;

- Đối với mỗi phép đo, giá trị ghi được của độ không bảo đảm đo phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cho trong bảng 16 và 16a.

Theo tiêu chuẩn này, trong các phương pháp đo kiểm, các giá trị của độ không bảo đảm đo phải được tính toán theo TR 100 028-1 [4] và phải tương ứng với một hệ số mở rộng (hệ số phủ) k = 1,96 (hệ số này quy định mức độ tin cậy là 95% trong trường hợp các phân bố đặc trưng cho độ không bảo đảm đo thực tế là chuẩn (Gaussian)). Có thể tham khảo (các) phụ lục của TS 134 121 [6] về các điều kiện đo kiểm khác.

Bảng 16 và 16a được dựa trên hệ số mở rộng này.

Bảng 16: Độ không bảo đảm đo tối đa của hệ thống đo kiểm

Tham số

Các điều kiện

Độ không bảo đảm đo của hệ thống đo kiểm

Công suất ra cực đại của máy phát




 0,7 dB

Mặt nạ phổ phát xạ của máy phát




 1,5 dB

Các phát xạ giả của máy phát

f  2,2 GHz

2,2 GHz < f  4 GHz f > 4 GHz

Băng cùng tồn tại (> - 60 dBm): Băng cùng tồn tại (< - 60 dBm):


 1,5 dB

 2,0 dB


 4,0 dB

 2,0 dB


 3,0 dB

Công suất ra cực tiểu của máy phát




 1,0 dB

Độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu (ACS)




 1,1 dB

Các đặc tính chặn của máy thu

f < độ lệch 15 MHz

Độ lệch 15 MHz  f  2,2 GHz

2,2 GHz < f  4GHz f > 4 GHz


 1,4 dB

 1,0 dB


 1,7 dB

 3,1 dB


Đáp ứng giả của máy thu

f  2,2 GHz

2,2 GHz < f  4GHz f > 4 GHz



 1,0 dB

 1,7 dB


 3,1 dB

Các đặc tính xuyên điều chế của máy thu




 1,3 dB

Các phát xạ giả của máy thu

Đối với băng thu của UE (-60 dBm)

Đối vói băng phát của UE

(-60 dBm)

Bên ngoài băng thu của UE:

f  2,2 GHz

2,2 GHz < f  4GHz f > 4 GHz



 3,0 dB

 3,0 dB
 2,0 dB

 2,0 dB

 4,0 dB


Điều khiển công suất ra khi mất đồng bộ

DPCCH_Ec/Ior

Công suất tắt (OFF) của máy phát



 0,4 dB

 1,0 dB


Tỷ số công suất rò kênh lân cận của máy phát




 0,8 dB

Bảng 16a: Độ không bảo đảm đo tối đa đối với phát xạ bức xạ, chức năng điều khiển và giám sát


Tham số

Độ không bảo đảm đo của hệ thống đo kiểm

Công suất bức xạ hiệu dụng RF giữa 30 MHz và 180 MHz

 6 dB

Công suất bức xạ hiệu dụng RF giữa 180 MHz và 12,75 GHz

 3 dB

Công suất RF dẫn

 1 dB

Chú ý 1: Đối với các phép đo RF, phải chú ý rằng độ không bảo đảm trong bảng 16 và 16a áp dụng cho hệ thống đo kiểm hoạt động với tải danh định 50  và không tính đến các hiệu ứng của hệ thống do sự không thích ứng giữa EUT và hệ thống đo kiểm.

Chú ý 2: Phụ lục G của TR 100 028-2 [10] hướng dẫn việc tính toán các thành phần của độ không bảo đảm liên quan đến sự không thích ứng.

Chú ý 3: Nếu hệ thống đo kiểm có độ không bảo đảm đo lớn hơn độ không bảo đảm đo đã chỉ định trong bảng 16 và 16a, thì thiết bị này có thể vẫn được sử dụng, miễn là có điều chỉnh như sau: Bất cứ độ không bảo đảm bổ sung nào trong Hệ thống đo kiểm ngoài độ không bảo đảm đã chỉ định trong bảng 16 và 16a có thể được sử dụng để siết chặt các yêu cầu đo kiểm - làm cho phép đo khó được thông qua hơn (đối với một số phép đo, ví dụ các phép đo máy thu, điều này có thể phải thay đổi các tín hiệu kích thích).

5.3 Đo kiểm các tham số thiết yếu cho phần vô tuyến

5.3.1 Đo kiểm công suất ra cực đại của máy phát

5.3.1.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.1.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải thấp, dải giữa và dải cao như được xác định trong bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.1, Phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung.

3) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp.



Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, Phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.1.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) Thiết lập và liên tục gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên đến UE.

2) Đo công suất trung bình của UE trong độ rộng băng ít nhất bằng (1+ ) lần tốc độ chip của chế độ truy nhập vô tuyến. Công suất trung bình phải được tính trung bình trên ít nhất một khe thời gian.

5.3.1.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.2.2 để chứng minh tính tuân thủ.



5.3.2 Đo kiểm mặt nạ phổ phát xạ của máy phát

5.3.2.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.2.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải thấp, dải giữa và dải cao như được xác định trong bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.1, Phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung.

3) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp.



Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, Phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.2.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) Thiết lập và liên tục gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên đến UE cho đến khi công suất ra của UE đạt được mức cực đại.

2) Đo công suất của tín hiệu phát với một bộ lọc đo có các độ rộng băng theo bảng 4. Các phép đo với độ lệch khỏi tần số trung tâm sóng mang từ 2,515 MHz đến 3,485 MHz phải sử dụng bộ lọc đo 30 kHz. Các phép đo với độ lệch khỏi tần số trung tâm sóng mang từ 4 MHz đến 12 MHz phải sử dụng độ rộng băng đo 1 MHz và kết quả có thể được tính bằng cách lấy tích phân nhiều phép đo bộ lọc 50 kHz hoặc hẹp hơn. Đặc tuyến của bộ lọc phải là Gaussian gần đúng (bộ lọc của máy phân tích phổ điển hình). Tần số trung tâm của bộ lọc phải được dịch theo các bước liên tiếp (theo bảng 4). Công suất đo được phải được ghi lại cho mỗi bước.

3) Đo công suất trung bình đã lọc RRC có tâm trên tần số kênh được cấp phát.

4) Tính tỷ số của công suất 2) trên công suất 3) theo dBc.

5.3.2.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.3.2 để chứng minh tính tuân thủ.



5.3.3 Đo kiểm các phát xạ giả của máy phát

5.3.3.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.3.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải thấp, dải giữa và dải cao như được xác định trong bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.6, phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung.

3) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp.



Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, Phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.3.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) Thiết lập và liên tục gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên đến UE cho đến khi công suất ra của UE đạt được mức cực đại.

2) Quét máy phân tích phổ (hoặc thiết bị tương đương) trên một dải tần và đo công suất trung bình của phát xạ giả.

5.3.3.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.4.2 để chứng minh tính tuân thủ.



5.3.4 Đo kiểm công suất ra cực tiểu của máy phát

5.3.4.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.4.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải giữa như được quy định trong Bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.1, Phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung.

3) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp.



Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, Phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.4.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) Thiết lập và liên tục gửi các lệnh điều khiển công suất đường xuống đến UE.

2) Đo công suất trung bình của UE.

5.3.4.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.5.2 để chứng minh tính tuân thủ.



5.3.5 Đo kiểm độ chọn lọc kênh lân cận của máy thu (ACS)

5.3.5.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.5.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải giữa như được quy định trong bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.2, Phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung và các tham số RF được thiết lập theo bảng 7.

3) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp.



Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, Phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.5.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) Thiết lập các tham số của bộ tạo tín hiệu nhiễu như trong bảng 7.

2) Thiết lập mức công suất của UE theo bảng 7 với dung sai  1 dB.

3) Đo BER của DCH thu được từ UE tại SS.

5.3.5.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.6.2 để chứng minh tính tuân thủ.

5.3.6 Đo kiểm các đặc tính chặn của máy thu

5.3.6.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.6.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục A).

Đối với trường hợp ở trong băng, các tần số cần được đo kiểm là dải giữa như được quy định trong bảng E1 của Phụ lục E.

Đối với trường hợp ở ngoài băng, các tần số cần được đo kiểm là dải giữa như được quy định trong bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.3, Phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung và các tham số RF được thiết lập theo các bảng 8 và 9.

3) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp.

Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, Phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.6.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) Thiết lập các tham số của bộ tạo tín hiệu CW hoặc bộ tạo tín hiệu nhiễu như trong các bảng 8 và 9. Đối với bảng 9 kích cỡ bước tần số là 1 MHz.

2) Thiết lập mức công suất của UE theo các bảng 8 và 9 với dung sai  1 dB.

3) Đo BER của DCH thu được từ UE tại SS.

4) Đối với bảng 9, ghi lại các tần số mà tại đó BER vượt quá các yêu cầu đo kiểm.

5.3.6.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.7.2 để chứng minh tính tuân thủ.



5.3.7 Đo kiểm đáp ứng giả của máy thu

5.3.7.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.7.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải giữa như được quy định trong bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.4, Phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung, và các tham số RF được thiết lập theo bảng 10.

3) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp.



Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, Phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.7.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) Thiết lập tham số của bộ tạo tín hiệu CW như trong bảng 10. Các tần số của đáp ứng giả được quy định theo bước 4) của mục 5.3.6.1.2.

2) Thiết lập mức công suất của UE theo bảng 10 với dung sai ± 1 dB.

3) Đo BER của DCH thu được từ UE tại SS.

5.3.7.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.8.2 để chứng minh tính tuân thủ.

5.3.8 Đo kiểm các đặc tính xuyên điều chế của máy thu

5.3.8.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.8.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải giữa như được quy định trong bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.5, Phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung (xem phụ lục F), và các tham số RF được thiết lập theo bảng 11.

3) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp sử dụng thủ tục được xác định trong TS 134 109 [8].



Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, Phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.8.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) Thiết lập các tham số của bộ tạo tín hiệu CW và bộ tạo tín hiệu nhiễu như trong bảng 11.

2) Thiết lập mức công suất của UE theo bảng 11 với dung sai ± 1 dB.

3) Đo BER của DCH thu được từ UE tại SS.

5.3.8.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.9.2 để chứng minh tính tuân thủ.

5.3.9 Đo kiểm các phát xạ giả của máy thu

5.3.9.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.9.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải giữa như được quy định trong bảng E1 của phụ lục E.

1) Nối một máy phân tích phổ (hoặc thiết bị đo kiểm thích hợp khác) tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.6, Phụ lục C).

2) UE phải ở trong trạng thái CELL_FACH.

3) UE phải được thiết lập sao cho UE sẽ không phát trong suốt thời gian đo. (xem TS 134 121 [6]).

5.3.9.1.2 Thủ tục đo kiểm

Quét máy phân tích phổ (hoặc thiết bị đo kiểm thích hợp khác) trên một dải tần từ 30 MHz đến 12,75 GHz và đo công suất trung bình của các phát xạ giả.

5.3.9.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.10.2 để chứng minh tính tuân thủ.



5.3.10 Đo kiểm điều khiển công suất ra khi mất đồng bộ

5.3.10.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.10.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường (xem Phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải giữa như được quy định trong bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.1, Phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung, với ngoại lệ sau đây (theo bảng 17) cho các phần tử thông tin trong khối thông tin hệ thống loại 1 được cung cấp trong TS 134 108 [7].

Bảng 17: Bản tin của Khối thông tin hệ thống loại 1

Phần tử thông tin

Giá trị/Nhận xét

Các bộ định thời của UE và các hằng số trong chế độ kết nối




-T313

15 s

-N313

200

3) Các tham số RF được thiết lập theo bảng 14 với mức tỷ số DPCCH_Ec/Ior ở -16,6 dB.

4) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp.



Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, Phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.10.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) SS liên tục gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên đến UE cho đến khi công suất máy phát của UE đạt mức cực đại.

2) SS điều khiển mức tỷ số DPCCH_Ec/Ior đến -21,6 dB.

3) SS điều khiển mức tỷ số DPCCH_Ec/Ior đến -28,4 dB. SS đợi 200 ms và sau đó kiểm tra xem máy phát của UE đã được tắt chưa.

4) SS giám sát công suất phát của UE trong 5 s và kiểm tra xem máy phát của UE có được tắt trong suốt thời gian đo không.

5.3.10.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.11.2 để chứng minh tính tuân thủ.



5.3.11 Đo kiểm tỷ số công suất rò kênh lân cận của máy phát

5.3.11.1 Phương pháp đo kiểm

5.3.11.1.1 Các điều kiện ban đầu

Môi trường đo kiểm: Bình thường, TL/VL, TL/VH, TH/VL, TH/VH (xem Phụ lục A).

Các tần số cần được đo kiểm là dải giữa như được quy định trong bảng E1 của Phụ lục E.

1) Nối SS tới đầu nối ăng ten của UE (như hình C.1, phụ lục C).

2) Thiết lập một cuộc gọi theo thủ tục thiết lập cuộc gọi chung.

3) Đưa UE vào chế độ đo kiểm vòng lặp và bắt đầu đo kiểm vòng lặp.



Chú ý: Có thể tham khảo cách thiết lập đo kiểm, thiết lập cuộc gọi và chế độ đo kiểm vòng lặp trong Phụ lục C, phụ lục F và TS 134 109 [8] tương ứng.

5.3.11.1.2 Thủ tục đo kiểm

1) SS liên tục gửi các lệnh điều khiển công suất đường lên đến UE cho đến khi công suất máy phát của UE đạt mức cực đại.

2) Đo công suất trung bình đã lọc RRC.

3) Đo công suất trung bình đã lọc RRC của các kênh lân cận thứ nhất và các kênh lân cận thứ hai.

4) Tính tỷ số công suất giữa các giá trị đo được trong 2) và 3) ở trên.

5.3.11.2 Các yêu cầu đo kiểm

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.12.2 để chứng minh tính tuân thủ.



5.3.12 Đo kiểm phát xạ bức xạ

5.3.12.1 Phương pháp đo kiểm

Nếu có thể, vị trí đo kiểm phải là một hộp hoàn toàn không dội để mô phỏng các điều kiện của không gian tự do. EUT phải được đặt trên một giá đỡ không dẫn điện. Công suất trung bình (như quy định trong mục 3.1) của bất cứ thành phần tạp nào phải được xác định bởi ăng ten đo kiểm và máy thu đo (ví dụ một máy phân tích phổ).

Tại mỗi tần số mà một thành phần được xác định, EUT phải được quay để đạt được đáp ứng cực đại và công suất bức xạ hiệu dụng (e.r.p) của thành phần đó được xác định bằng một phép đo thay thế, phép đo này là phương pháp tham chiếu. Phép đo phải được lặp lại với ăng ten đo kiểm trong mặt phẳng phân cực trực giao.



Chú ý: Công suất bức xạ hiệu dụng (e.r.p.) đưa ra bức xạ của một ngẫu cực được điều chỉnh cộng hưởng nửa bước sóng thay cho một ăng ten đẳng hướng. Hiệu số không đổi giữa e.i.r.p và e.r.p. là 2,15 dB.

e.r.p. (dBm) = e.i.r.p. (dBm) - 2,15

(Khuyến nghị SM.329-10 [15], Phụ lục 1 của ITU-R).

Các phép đo được thực hiện với một ăng ten ngẫu cực được điều chỉnh cộng hưởng hoặc một ăng ten tham chiếu có độ tăng ích đã biết được quy chiếu tới một ăng ten đẳng hướng.

Phải nêu rõ trong báo cáo đo kiểm nếu sử dụng vị trí đo kiểm hoặc phương pháp đo kiểm khác. Các kết quả phải được chuyển đổi sang các giá trị của phương pháp tham chiếu và tính hợp lệ của việc chuyển đổi phải được chứng minh.

5.3.12.2 Các cấu hình đo kiểm

Mục này quy định các cấu hình đo kiểm phát xạ như sau:

 Thiết bị phải được đo kiểm trong các điều kiện đo kiểm bình thường;

 Cấu hình đo kiểm phải càng gần với cấu hình sử dụng thông thường càng tốt;

 Nếu thiết bị là bộ phận của một hệ thống, hoặc có thể được kết nối với thiết bị phụ, thì việc đo kiểm thiết bị khi nó kết nối với cấu hình tối thiểu của thiết bị phụ để thử các cổng là có thể chấp nhận được;

 Nếu thiết bị có rất nhiều cổng, thì phải lựa chọn đủ số cổng để mô phỏng các điều kiện hoạt động thực và bảo đảm rằng tất cả các kiểu kết cuối khác nhau đều được đo kiểm;

 Các điều kiện đo kiểm, cấu hình đo kiểm và chế độ hoạt động phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm;

 Các cổng có đấu nối khi hoạt động bình thường phải được kết nối với một thiết bị phụ hoặc một đoạn cáp đại diện được kết cuối đúng để mô phỏng các đặc tuyến vào/ra của thiết bị phụ, các cổng vào/ra RF phải được kết cuối đúng;

 Các cổng không được kết nối với các dây cáp khi hoạt động bình thường, ví dụ các đầu nối dịch vụ, các đầu nối lập trình, các đầu nối tạm thời… phải không được kết nối với bất cứ dây cáp nào khi đo kiểm. Trường hợp phải nối cáp với các cổng này, hoặc các cáp liên kết cần được kéo dài để chạy EUT, cần lưu ý để đảm bảo việc đánh giá EUT không bị ảnh hưởng bởi việc thêm và kéo dài những dây cáp này.

- Đo kiểm phát xạ phải được thực hiện trong hai chế độ hoạt động:

 Với một liên kết thông tin được thiết lập (chế độ lưu lượng); và

 Trong chế độ rỗi.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.13.2 để chứng minh tính tuân thủ.



5.3.13 Các chức năng điều khiển và giám sát

5.3.13.1 Phương pháp đo kiểm

1) Khi bắt đầu đo kiểm, UE phải được tắt. Đầu nối ăng ten của UE phải được nối tới một thiết bị đo công suất có các đặc tính sau đây:

 Độ rộng băng RF phải vượt quá dải tần phát hoạt động tổng của UE;

 Thời gian đáp ứng của thiết bị đo công suất phải đảm bảo công suất đo được không quá 1 dB giá trị của nó ở trạng thái ổn định trong vòng 100 ms khi đưa một tín hiệu CW vào.

 Thiết bị này phải ghi lại công suất cực đại đo được.



Chú ý: Thiết bị có thể bao gồm một bộ lọc thông thấp thị tần để giảm thiểu đáp ứng của nó đối với các đột biến điện hoặc đối với các đỉnh tạp âm Gaussian.

2) Bật UE trong thời gian khoảng 15 phút, sau đó tắt UE.

3) EUT được duy trì ở trạng thái tắt trong khoảng thời gian ít nhất là 30 giây, sau đó được bật trong thời gian khoảng 1 phút.

4) Bước 2) phải được lặp lại bốn lần.

5) Ghi lại công suất cực đại phát xạ từ UE trong suốt thời gian đo kiểm.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong mục 4.2.14.2 để chứng minh tính tuân thủ.



tải về 461 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương