Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9902 : 2013 Xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi yêu cầu thiết kế ĐÊ SÔNG


Bảng 7 - Độ gia cao an toàn của công trình đê sông không cho phép nước tràn qua



tải về 0.74 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.74 Mb.
#27936
1   2   3   4   5   6   7

Bảng 7 - Độ gia cao an toàn của công trình đê sông không cho phép nước tràn qua

(kể cả nước do sóng vượt qua đê)

Cấp công trình đê sông

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

Độ gia cao an toàn, m

0,80

0,60

0,50

0,40

0,30

0,20


9.2.2 Chiều cao nước dềnh do gió (H) và chiều cao sóng leo (Hsl) được tính với vận tốc gió bình quân lớn nhất nhiều năm không kể hướng, ký hiệu là , m/s, tính ở độ cao cách mặt đất trung bình của khu vực 10 m. Tính toán Hsl theo phụ lục D của TCVN 9901: 2013. Tính toán H theo phụ lục A của TCVN 8421:2010.

Tần suất tính toán phụ thuộc vào cấp thiết kế của đê như sau:

Đê cấp đặc biệt: : 1,0 %;

Đê cấp I và cấp II : 2,0 %;

Đê từ cấp III, cấp IV và cấp V : 4,0 %.

9.2.3 Trường hợp đê có xây tường chắn sóng thì cao trình đỉnh tường được tính toán như cao trình đỉnh đê đất.

9.3 Kết cấu đỉnh đê

9.3.1 Ngoài yêu cầu đảm bảo điều kiện ổn định về chống trượt, ổn định chống lật (đối với đê làm bằng vật liệu cứng như bê tông hoặc đá xây) và ổn định thấm của đê, khi xác định chiều rộng mặt đỉnh đê còn phải xét đến yêu cầu thi công, yêu cầu cứu hộ đê kể cả trường hợp xảy ra lũ vượt lũ thiết kế, yêu cầu kết hợp giao thông trên mặt đê và các yêu cầu khác để xem xét, quyết định. Trong điều kiện bình thường, chiều rộng mặt đê không nhỏ hơn trị số quy định ở bảng 8. Khi có luận chứng thỏa đáng, có thể tăng hoặc giảm chiều rộng mặt đê trên toàn tuyến hoặc trên từng đoạn, nhưng phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Một số trường hợp sau đây cần lưu ý khi lựa chọn bề rộng mặt đê:

a) Đỉnh đê có bố trí con trạch hoặc tường chắn sóng thì bề rộng phần còn lại của đỉnh đê (không kể phạm vi của con trạch hoặc tường chắn sóng) cũng phải thỏa mãn quy định trong bảng 8;

b) Đê có kết hợp làm đường giao thông, bề rộng mặt đê phải phù hợp với TCVN 4054 - 2005 nhưng không được nhỏ hơn quy định trong bảng 8.

Bảng 8 - Chiều rộng tối thiểu của mặt đê

Cấp đê

Đặc biệt

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

Cấp V

Chiều rộng mặt đê, m, không nhỏ hơn

8

Từ 6 đến 8

6

5

3,5

3,0

9.3.2 Khi mặt đê hoặc cơ đê có kết hợp sử dụng làm đường giao thông, kết cấu của mặt đê hoặc cơ đê phải theo TCVN 4054 : 2005, đồng thời phải có biển quy định rõ tải trọng giới hạn của xe cơ giới được phép đi trên đê để không gây mất ổn định cho đê, cống hoặc các công trình khác được xây dựng dưới đê.

9.3.3 Căn cứ phương án hộ đê, quy trình duy tu bảo dưỡng định kỳ để bố trí các đoạn chuyển tiếp nối kết đỉnh đê với cơ đê, với các tuyến đường giao thông trong khu vực, đường đi đến các bãi vật liệu dự phòng, đồng thời cần bố trí chỗ quay xe, đường tránh cho các phương tiện vận chuyển tránh nhau được thuận lợi, an toàn.

9.3.4 Trong mọi trường hợp thiết kế, mặt đê đều phải làm dốc để thoát nước mặt:

a) Đê không kết hợp sử dụng giao thông cơ giới thường xuyên, độ dốc mặt đê lấy theo quy định sau:

- Đê có chiều rộng đỉnh từ 3,5 m trở xuống, đê có con trạch, tường chắn nên làm dốc thoát nước về phía mái hạ lưu;

- Đê có bề rộng đỉnh lớn hơn 3,5 m có thể làm dốc thoát nước về cả hai phía;

- Độ dốc mặt đê lấy từ 2 % đến 3 %;

b) Đê có kết hợp làm đường giao thông cơ giới, cấu tạo mặt đường, độ dốc ngang và độ dốc dọc của các điểm giao cắt phải tuân theo tiêu chuẩn thiết kế của loại đường này.



9.4 Mái đê và cơ của đê đất

9.4.1 Độ dốc mái đê được thể hiện qua hệ số mái dốc m = cotgα, với α là góc giữa mái đê và mặt phẳng nằm ngang. Độ dốc mái đê được xác định thông qua tính toán ổn định chống trượt, có xét đến đặc điểm cấu tạo địa chất nền đê, địa hình hai bên chân đê, cấp của công trình đê, chiều cao đê, hình dạng và kết cấu mặt cắt ngang đê, tính chất cơ lý của đất đắp đê, biện pháp thi công, yêu cầu sử dụng và khai thác, đặc điểm sóng, gió và biện pháp gia cố bảo vệ mái. Hệ số an toàn ổn định chống trượt quy định tại bảng 2. Trong điều kiện bình thường khi thiết kế có thể sơ bộ chọn hệ số mái dốc phía đồng (ký hiệu là mđ) và hệ số mái dốc phía sông (ký hiệu là ms) của đê sông như sau để thiết kế sau đó tính toán ổn định chống trượt theo quy định:

- Đê cấp đặc biệt : mđ  4,0 và ms  3,0;

- Đê từ cấp I đến cấp IV : mđ  3,0 và ms  2,5;

- Đê cấp V : mđ  2,5 và ms  2,0.



9.4.2 Đê có chiều cao từ 6 m trở lên phải bố trí cơ ở mái phía đồng để tăng hệ số an toàn ổn định chống trượt, khống chế đường bão hòa nằm trong thân đê. Bề rộng mặt cơ từ 3,0 m đến 5,0 m. Cao trình đỉnh cơ thấp hơn đỉnh đê từ 2,0 m đến 3,0 m. Thông qua tính toán ổn định thấm và ổn định mái dốc để chọn các thông số thiết kế cơ đê. Độ dốc mái cơ lấy bằng độ dốc mái đê. Khi có yêu cầu kết hợp giao thông trên cơ đê thì bề rộng mặt cơ phụ thuộc vào yêu cầu giao thông nhưng không nhỏ hơn 5,0 m. Nếu đê quá cao có thể bố trí 2 cơ hoặc 3 cơ. Những đoạn đê không sử dụng cơ đê làm đường giao thông thì sử dụng làm đường hộ đê hoặc làm nơi dự trữ vật liệu hộ đê.

9.4.3 Mái đê phía sông chỉ bố trí cơ trong trường hợp thật cần thiết. Đê ở gần khu vực cửa sông nơi có mặt thoáng rộng và sóng lớn, cơ đê phía sông có tác dụng làm thềm triệt tiêu sóng trên mái. Nếu vùng bãi của đê ở khu vực này không trồng cây chắn sóng đáp ứng yêu cầu giảm sóng (bề rộng của rừng trồng từ 40 m đến 80 m tính từ chân đê trở ra (xem TCVN 9901 : 2013) thì nên làm cơ giảm sóng. Chiều rộng cơ giảm sóng phải lớn hơn 1,5 lần chiều cao sóng thiết kế nhưng không nhỏ hơn 3,0 m. Cao trình mặt thềm giảm sóng có thể lấy bằng hoặc thấp hơn mực nước thiết kế. Những tuyến đê từ cấp I trở lên bảo vệ các vùng quan trọng, nếu phải làm cơ phía sông thì cao trình và kích thước thềm triệt tiêu sóng cần xác định bằng thí nghiệm mô hình.

9.5 Tường chắn sóng trên đỉnh đê đất

9.5.1 Trường hợp không đủ đất để đắp đến cao trình thiết kế hoặc bề rộng mặt bằng bố trí tuyến đê bị hạn chế, có thể bố trí tường đỉnh để đạt cao trình đỉnh đê thiết kế.

9.5.2 Chiều cao tường chắn sóng tính từ đỉnh đê đất đến đỉnh tường không nên cao quá 1,2 m, chiều sâu chôn móng không nhỏ hơn 0,30 m. Tùy thuộc vào khả năng cung cấp vật liệu của khu vực xây dựng công trình mà kết cấu tường đỉnh có thể bằng bê tông, bê tông cốt thép, bằng đá xây hoặc bằng các loại vật liệu bền vững khác có khả năng ngăn nước và giữ ổn định cho bản thân tường và giữ ổn định cho công trình đê. Phần mái phía sông tiếp giáp với tường có cấu tạo bằng đá xây hoặc bê tông để bảo vệ chống xói chân tường.

9.5.3 Tường chắn sóng phải bố trí khe biến dạng. Khoảng cách giữa hai khe biến dạng nên từ 10 m đến 20 m đối với tường bê tông cốt thép, từ 10 m đến 15 m đối với tường bê tông và các loại tường xây khác. Ở những vị trí có thay đổi về điều kiện địa chất nền móng hoặc thay đổi về chiều cao tường, thay đổi về kết cấu mặt cắt v.v… phải bố trí thêm khe biến dạng. Tất cả các khe biến dạng đều được che kín, lấp đầy bằng vật liệu không thấm nước hoặc bằng loại khớp nối phù hợp (gọi chung là vật chắn nước). Vật chắn nước phải đáp ứng yêu cầu không thấm nước, có độ dẻo phù hợp, có khả năng chống chịu tác động lâu dài của các yếu tố môi thường xung quanh. Móng tường đỉnh phải làm việc độc lập với đỉnh kè gia cố mái đê.

9.5.4 Thiết kế tường chắn sóng phải tính toán kiểm tra độ bền, kiểm tra ổn định về trượt, lật, ứng suất nền theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi.

GHI CHÚ: Tường chắn sóng chỉ được thi công sau khi thân đê đất đã ổn định.



9.6 Đê bằng bê tông và đá xây

9.6.1 Cao trình đỉnh của đê bằng bê tông và đá xây cũng được xác định theo công thức (2) nhưng không có thành phần tổng độ lún s.

9.6.2 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế đê bê tông và bê tông cốt thép theo TCVN 9137 : 2012, thiết kế đê bằng đá xây thực hiện theo quy định hiện hành đối với công trình chắn nước làm bằng vật liệu đá xây.

9.7 Đê cho phép sóng tràn qua

9.7.1 Đê bằng bê tông và đá xây, đê có kết cấu bảo vệ mặt đê, mái đê phía đồng, mái đê phía sông và các công trình kè bảo vệ mái thích hợp với điều kiện nước tràn qua, có thể cho phép sóng tràn qua đỉnh đê nhưng phải có các giải pháp công trình thích hợp để tiêu thoát nước kịp thời không gây tác động xấu đến khu vực được đê bảo vệ và không làm ảnh hưởng đến điều kiện ổn định của đê.

9.7.2 Cao trình đỉnh của đê cho phép nước tràn qua xác định theo công thức sau:

Zđ = Htk + Rcp + a + b (3)

trong đó:

Rcp là độ cao lưu không cần thiết trên mực nước thiết kế đê đảm bảo khống chế được lưu lượng sóng tràn không vượt quá trị số lưu lượng sóng tràn cho phép thiết kế, m. Rcp được tính toán với sóng thiết kế, xác định theo phụ lục E của TCVN 9901 : 2013;

Các đại lượng Htk, a và b xem giải thích trong công thức (2).

CHÚ THÍCH: Lưu lượng sóng tràn cho phép thiết kế ký hiệu là q, đơn vị là l/(s.m). Căn cứ vào loại vật liệu làm đê, độ bền chống xói của kết cấu bảo vệ bề mặt mái đê, đỉnh đê và khu nước ngập cho phép ở trong đồng để lựa chọn giá trị q phù hợp, được quy định trong bảng E.1 phụ lục E của TCVN 9901 : 2013;



10 Tính toán ổn định công trình đê sông

10.1 Tính toán ổn định thấm

10.1.1 Mặt cắt để tính toán ổn định thấm phải có điều kiện làm việc bất lợi nhất về thấm và đại diện cho đoạn đê. Căn cứ vào nhiệm vụ phòng lũ, cấp công trình, điều kiện địa hình, địa chất, kết cấu đê, chiều cao thân đê, vật liệu đắp đê, vị trí xây dựng các công trình qua thân đê hoặc công trình xây dựng nằm trong đê (gọi chung là công trình qua đê) v.v…để lựa chọn các mặt cắt tính toán phù hợp. Nếu trên đoạn đê thiết kế có từ hai công trình qua đê trở lên, ngoài tính toán ổn định thấm qua nền của từng công trình, bắt buộc phải tính toán ổn định thấm cho các đoạn đê nằm giữa hai công trình qua đê.

10.1.2 Nội dung tính toán ổn định thấm bao gồm:

a) Kiểm tra vị trí đường bão hòa trong thời gian duy trì lũ thiết kế để xem đường bão hòa có xuất hiện ở mái đê phía đồng hay không. Phải tính toán gradient tại điểm ra của dòng thấm tại mái đê và khu vực chân đê phía đồng;

b) Khi hệ số thấm của thân đê, của đất nền đê từ 1 x 10-3 cm/s trở lên, phải tính toán lưu lượng thấm và đánh giá ảnh hưởng của lưu lượng thấm đối với an toàn đê để có cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật xử lý thích hợp;

c) Tính toán xác định đường mặt nước tự do trong thân đê phía giáp nước khi lũ rút nhanh với tốc độ nước rút trung bình một ngày đêm từ 1,0 m nước trở lên (kết quả tính toán dùng để kiểm tra trị số gradient thấm ra mái đê thượng lưu và ổn định mái đê thượng lưu).



10.1.3 Phải xét các tổ hợp về mực nước bất lợi sau đây khi tính toán ổn định thấm:

a) Phía sông là mực nước lũ thiết kế, phía đồng là mực nước thiết kế;

b) Phía sông là mực nước lũ thiết kế, phía đồng là mực nước thấp nhất đã xảy ra trong quá khứ hoặc không có nước;

c) Phía sông là mực nước lũ lớn nhất đã từng xảy ra, phía đồng là mực nước thấp nhất đã xảy ra hoặc không có nước;

d) Trường hợp bất lợi nhất đối với sự ổn định mái đê phía sông khi nước lũ rút nhanh với tốc độ nước rút trung bình một ngày đêm từ 1,0 m nước trở lên.

10.1.4 Đối với nền đê có cấu trúc địa chất phức tạp, khi tính toán dòng thấm cho phép đơn giản hóa các thông số nền đê theo phương pháp sau đây :

a) Các lớp đất mỏng kề nhau mà hệ số thấm chênh lệch trong phạm vi 5 lần, có thể coi như một lớp, lấy hệ số thấm bình quân gia quyền để làm căn cứ tính toán;

b) Nền đê có hai lớp: nếu lớp đất nằm dưới có hệ số thấm nhỏ hơn hệ số thấm của lớp trên từ 100 lần trở lên, có thể xem lớp đất nằm dưới là lớp không thấm nước. Nếu lớp mặt là lớp thấm nước yếu thì có thể tính toán theo nền hai lớp;

c) Hệ số thấm của lớp đất nền tiếp giáp liền với đáy đê lớn hơn hệ số thấm của thân đê từ 100 lần trở lên có thể coi thân đê là không thấm nước, chỉ tính toán thấm theo dòng chảy có áp đối với nền đê. Vị trí đường bão hòa của thân đê có thể xác định theo cột nước áp lực trong nền.



10.1.5 Gradient dòng thấm của các điểm thoát nước ra ở mái đê và mặt đất nền ở gần chân đê phải nhỏ hơn gradient cho phép quy định tại 5.6. Nếu tại điểm thoát ra của dòng thấm có gradient lớn hơn gradient cho phép thì phải thiết kế biện pháp xử lý và bảo vệ phù hợp.

10.1.6 Phương pháp tính toán ổn định thấm qua thân đê và nền đê, thấm dưới đáy công trình qua đê và thấm ở khu vực tiếp giáp giữa thân công trình qua đê với thân đê có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật hiện hành, hoặc theo phương pháp nêu trong TCVN 4253:2012, TCVN 9143:2012, hoặc sử dụng các phần mềm chuyên dụng đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng.

10.2 Tính toán ổn định chống trượt đê đất

10.2.1 Mặt cắt để tính toán ổn định chống trượt của đê đất phải có điều kiện làm việc bất lợi nhất về chống trượt. Căn cứ vào nhiệm vụ phòng lũ, cấp công trình, điều kiện địa hình, địa chất, kết cấu đê, chiều cao thân đê, vật liệu đắp đê, vị trí xây dựng các công trình xuyên đê v.v…để lựa chọn các mặt cắt tính toán phù hợp.

10.2.2. Tính toán ổn định chống trượt của đê đất phải xem xét các trường hợp làm việc sau đây:

a) Trường hợp làm việc bình thường (tổ hợp tải trọng cơ bản):

- Mái đê phía đồng: ứng với thời kỳ thấm ổn định, phía sông xuất hiện mực nước lũ thiết kế, phía đồng ứng với mực nước thực tế thường xuất hiện trong thời kỳ này;

- Mái đê phía sông: ứng với thời kỳ mực nước lũ thiết kế rút đột ngột (tính với tốc độ nước rút trung bình một ngày đêm từ 1,0 m nước trở lên);

b) Trường hợp làm việc bất thường (tổ hợp tải trọng đặc biệt):

- Mái đê phía sông và mái đê phía đồng: khi xảy ra động đất 5, đê đang làm việc với mực nước thiết kế;

- Mái đê phía sông và mái đê phía đồng: đê đang trong thời kỳ thi công (kể cả giai đoạn hoàn công);

- Mái đê phía đồng: ứng với thời kỳ thấm ổn định, ngoài sông xuất hiện mực nước lũ lớn nhất trong lịch sử (lũ vượt lũ kiểm tra), phía đồng ứng với mực nước thực tế thường xuất hiện trong thời kỳ này.



10.2.3 Đê đất ở vùng mưa nhiều (có lượng mưa trung bình năm từ 2 000 mm trở lên) phải tính toán kiểm tra ổn định mái đê khi toàn bộ thân đê đã bị bão hoà nước, đê phải làm việc khi ngoài sông xuất hiện trận lũ lớn nhất kiểm tra còn phía đồng là mực nước thực tế thường xuất hiện trong thời kỳ này. Hệ số an toàn được áp dụng theo trường hợp bất thường.

10.2.4 Phương pháp tính toán ổn định chống trượt của đê đất có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật hiện hành, hoặc phương pháp nêu trong TCVN 4253 : 2012, hoặc các phần mềm chuyên dụng đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Kết quả tính toán hệ số an toàn ổn định chống trượt không được nhỏ hơn trị số quy định trong bảng 2.

10.3 Tính toán ổn định công trình đê sông bằng bê tông hoặc đá xây

10.3.1 Thiết kế công trình đê sông làm bằng các loại vật liệu kiên cố như bê tông, đá xây... phải đảm bảo yêu cầu sau:

a) Kết quả tính toán hệ số an toàn ổn định chống trượt và chống lật không nhỏ hơn trị số quy định trong bảng 3 và bảng 4. Trong tất cả các trường hợp tính toán, ứng suất nén lớn nhất ở đáy móng phải nhỏ hơn sức chịu tải cho phép của đất nền (sức chịu tải cho phép hay cường độ tiêu chuẩn của đất nền xác định theo TCVN 4253 : 2012). Tỷ số giữa trị số lớn nhất và trị số nhỏ nhất của ứng suất nén tại đáy móng trên nền đất không vượt quá 2,0 đối với đất sét và 2,5 đối với đất cát;

b) Tại đáy móng tường trên nền đá không xuất hiện ứng xuất kéo.

10.3.2 Công trình đặt trên nền đất, ngoài việc tính toán ổn định chống trượt của thân đê hoặc theo mặt đáy móng, còn phải kiểm tra tính ổn định chống trượt tổng thể của thân đê và nền đê.

10.3.3 Tính toán hệ số an toàn ổn định chống trượt và chống lật có thể áp dụng phương pháp nêu trong TCVN 4253 : 2012, hoặc bằng các phần mềm chuyên dụng đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

10.4 Tính toán lún

10.4.1 Các tuyến đê xây dựng mới bắt buộc phải tính toán lún. Căn cứ vào đặc điểm địa chất nền đê, tính chất co ngót của tầng đất, kích thước mặt cắt chân đê và tải trọng tác động lên đê, có thể chia đê làm nhiều đoạn, mỗi đoạn chọn một mặt cắt ngang mang tính chất đại diện để tính toán lún. Nên chọn mặt cắt tính toán lún trùng với mặt cắt tính toán thấm và mặt cắt tính toán ổn định.

10.4.2 Độ lún cuối cùng của thân đê và nền đê (ký hiệu là S, đơn vị là cm) được tính toán theo công thức sau:

S = . hi (4)

trong đó:

n là số lớp đất trong phạm vi tầng ép lún;

e1i là tỷ lệ lỗ hổng của lớp đất thứ i dưới tác dụng của lực tự trọng trung bình;

e2i là tỷ lệ lỗ hổng của lớp đất thứ i dưới tác dụng chung của lực tự trọng trung bình và ứng lực phụ trung bình;

h là độ dày lớp đất thứ i, cm.

10.4.3 Độ sâu tính toán của tầng ép lún nền đê xác định như sau:

a) Nền đê có mô đun biến dạng E lớn hơn 5,0 MPa :



(5)

b) Nếu nền đê là đất yếu có mô đun biến dạng E từ 5,0 MPa trở xuống:



(6)

trong đó:

b là ứng lực do trọng lượng bản thân của đất ở mặt lớp tính toán;

z là ứng lực phụ thêm của đất ở mặt lớp tính toán;

c) Nếu độ dày tầng ép lún thực tế nhỏ hơn kết quả tính toán của công thức trên thì lấy độ sâu tầng ép lún thực tế để tính toán độ lún.

10.4.4 Có thể tham khảo phương pháp tính toán độ lún trong TCVN 4253 : 2012 để tính toán độ lún cho công trình đê đất.

11 Thiết kế xử lý nền công trình đê sông

11.1 Yêu cầu chung

11.1.1 Khi nền có đủ khả năng chịu tải và biến dạng lún nằm trong giới hạn cho phép thì chỉ cần dọn sạch tầng đất phủ thực vật trên bề mặt, bóc bỏ những nơi có đất quá tơi xốp hoặc làm chặt bằng phương pháp đầm nện mà không cần phải có biện pháp xử lý đặc biệt. Khi mặt nền là đất yếu không đạt yêu cầu chịu tải hoặc có biến dạng lớn hơn quy định bắt buộc phải bóc bỏ toàn bộ hoặc bóc bỏ một phần hoặc xử lý bằng phương pháp thích hợp. Tuỳ thuộc vào loại điều kiện làm việc của công trình, đặc điểm địa chất nền đê và yêu cầu khống chế dòng thấm qua đê để chọn phương án xử lý hợp lý về mặt kỹ thuật và kinh tế.

11.1.2 Phải thăm dò, khảo sát phát hiện các ẩn họa trong nền đê như khe rãnh ngầm, lòng sông hoặc ao hồ cũ, vùng lún sụt, hang động vật, hố đào, giếng, nền móng của các công trình cũ đã bị phá hủy v.v... để có biện pháp xử lý phù hợp. Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn hoạ và xử lý mối gây hại áp dụng theo TCVN 8479 : 2010.

11.1.3 Thiết kế xử lý nền công trình đê sông phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Đảm bảo độ bền thấm trong thân đê, nền đê và lớp đất bề mặt phía hạ lưu công trình;

b) Đảm bảo điều kiện ổn định về cường độ và biến dạng của hệ công trình và nền tương ứng với cấp thiết kế;

c) Độ lún tổng cộng và độ lún không đều của nền đê và thân đê khi hoàn công phải đảm bảo không được ảnh hưởng tới an toàn của đê trong quá trình sử dụng.



11.2 Thiết kế xử lý nền tuyến đê sông đắp bằng vật liệu đất

11.2.1 Tuỳ từng trường hợp cụ thể về đặc điểm địa chất nền và điều kiện làm việc của công trình mà lựa chọn phương pháp xử lý nền theo điều 10 của TCVN 9901 : 2013.

11.2.2 Thiết kế và thi công xử lý nền đê để hạn chế dòng thấm bằng biện pháp khoan phụt vữa thực hiện theo TCVN 8644 : 2011.

11.2.3 Thiết kế và thi công giếng giảm áp để hạ thấp mực nước ngầm trong thân đê và nền đê thực hiện theo TCVN 9157 : 2012. Có thể tham khảo phụ lục C để xác định lưu lượng giếng giảm áp.

11.2.4 Thiết kế chống thấm qua thân đê và nền đê bằng sân phủ thượng lưu kết hợp tường nghiêng cho nền là tầng thấm nước mạnh (hệ số thấm của nền từ 1x10-3 cm/s đến dưới 1x10-2 cm/s) có chiều dày lớn không thể bóc bỏ được phải thoả mãn yêu cầu sau:

a) Không xói ngầm ở trong nền và dưới đáy sân phủ;

b) Thoả mãn nguyên tắc tầng lọc ngược hoặc tầng chuyển tiếp giữa đất sân phủ và đất nền, không để xảy ra hiện tượng biến dạng thấm phá hoại sân phủ và thân đê. Nếu điều kiện nền tự nhiên không thoả mãn yêu cầu của tầng lọc ngược thì phải bố trí các lớp lọc ngược giữa sân phủ và nền;

c) Vật liệu làm tường tâm, tường nghiêng, sân phủ thượng lưu phải có hệ số thấm nhỏ hơn hệ số thấm của nền đê, thân đê ít nhất 100 lần và không được lớn hơn 1x10-5 cm/s.



11.2.5 Áp dụng giải pháp tường lõi hoặc tường nghiêng chống thấm cho đê (không có sân phủ thượng lưu) thì kết cấu lõi hoặc tường nghiêng chống thấm phải đặt trên nền không thấm nước hoặc tầng thấm nước yếu (có hệ số thấm từ 1x10-5 cm/s đến dưới 1x10-4 cm/s). Nếu tầng thấm nước yếu nằm ở dưới sâu thì phải tạo chân khay hoặc tường hào để nối tiếp lõi với tầng thấm nước yếu. Đỉnh của kết cấu chống thấm là tường tâm và tường nghiêng phải cao hơn mực nước thiết kế đê 0,50 m. Trong trường hợp cần thiết phải bố trí tầng chuyển tiếp mặt sau của kết cấu chống thấm là tường tâm và tường nghiêng để tránh vật liệu không thấm trôi vào khối đất đắp. Kích thước của tường tâm, tường nghiêng, chiều rộng của đáy chân khay hoặc tường của hào cắt nước cần căn cứ vào gradien thấm cho phép của khối đất đắp và của lớp đất tương đối không thấm nước ở bên dưới và điều kiện thi công mà xác định.


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương