Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9902 : 2013 Xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi yêu cầu thiết kế ĐÊ SÔNG



tải về 0.74 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.74 Mb.
#27936
1   2   3   4   5   6   7

15.2.3 Đoạn đê mới phải nối tiếp trơn tru với đoạn đê cũ. Nếu kết cấu mặt cắt thiết kế của đoạn đê mới khác với đoạn đê cũ bắt buộc phải thiết kế đoạn chuyển tiếp ở vị trí nối tiếp giữa hai đoạn.

15.3 Tôn cao và mở rộng đê

15.3.1 Nếu tuyến đê cũ có cao độ đỉnh đê thấp hơn so với cao độ đỉnh tính toán theo 9.2 thì nên thiết kế tôn cao đê. Mặt cắt thiết kế đê sau khi tôn cao phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điều 9.

15.3.2 Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể về hiện trạng của đoạn đê hoặc tuyến đê đã có (như đê đắp bằng vật liệu đất hoặc đê xây dựng bằng vật liệu kiên cố) và kết quả tính toán kiểm tra ổn định chống trượt, chống thấm, sức chịu tải của nền mà lựa chọn giải pháp tôn cao đê phù hợp. Nếu kết quả tính toán kiểm tra ổn định không đáp ứng yêu cầu có thể áp dụng giải pháp thiết kế gia cố quy định tại 15.1 kết hợp với thiết kế tôn cao đê.

15.3.3 Đối với tuyến đê đất (hoặc đoạn đê đất), tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình mà lựa chọn áp dụng các giải pháp thiết kế sau đây:

a) Nếu điều kiện địa hình ở chân đê phía sông thuận lợi nên chọn phương án thiết kế áp trúc mái đê phía sông kết hợp tôn cao đê. Khi mặt bãi ở chân đê phía sông hẹp hoặc khó giải phóng mặt bằng, có thể áp trúc mái phía đồng kết hợp tôn cao;

b) Các đoạn đê cong gấp, có thể tôn cao kết hợp với áp trúc mái đê ở một phía, hoặc đồng thời áp trúc cả hai phía;

c) Các đoạn đê có bề rộng đỉnh lớn hơn tiêu chuẩn thiết kế nhưng cao độ đỉnh còn thấp, có thể thiết kế bổ sung thêm con chạch bằng đất với bề rộng đỉnh con chạch không nhỏ hơn 1,0 m, hoặc xây thêm tường chắn sóng. Nếu thiết kế xây dựng tường chắn sóng phải đáp ứng yêu cầu quy định tại 9.5;

d) Những đoạn đê trực tiếp bảo vệ các khu đô thị, khu tập trung đông dân cư, khu công nghiệp tập trung, khu quốc phòng – an ninh, hoặc các cơ sở kinh tế quan trọng, nếu gặp khó khăn về mặt bằng xây dựng hoặc bị hạn chế về đất đắp thì có thể chọn phương án thiết kế tường chắn sóng ở trên đỉnh đê đất hoặc thiết kế tường chắn đất ở chân đê để phù hợp với yêu cầu tôn cao. Có thể tham khảo dạng kết cấu và tiêu chuẩn thiết kế tường chắn sóng trong TCVN 9901 : 2013 để thiết kế tường chắn sóng cho công trình đê sông.

15.3.4 Đối với đê đã có xây dựng bằng các loại vật liệu kiên cố như bê tông, đá xây…, tường chống sóng có kết cấu bằng đá xây hoặc bê tông, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn các giải pháp thiết kế tôn cao tường sau đây :

a) Đối với tường có hệ số an toàn ổn định chống trượt tổng thể, ổn định thấm và độ bền vững của tường đều lớn hơn nhiều so với các quy định trong bảng 3, bảng 4 và bảng 5 thì có thể trực tiếp tôn cao từ đỉnh tường cũ;

b) Đối với tường có hệ số ổn định chống trượt tổng thể hoặc ổn định thấm không đảm bảo quy định, nhưng hệ số độ bền vững kết cấu thân tường có độ dư an toàn tương đối lớn thì phải đồng thời thiết kế gia cố xử lý nền đê và thiết kế tôn cao tường. Khi thi công bắt buộc phải gia cố nền đê trước để đảm bảo đạt được các yêu cầu thiết kế sau đó mới được tôn cao đỉnh tường;

c) Đối với tường có các hệ số ổn định chống trượt tổng thể, ổn định thấm và độ bền vững kết cấu thân tường đều không đáp ứng được yêu cầu theo quy định bắt buộc phải thiết kế gia cố toàn diện (gia cố xử lý nền và gia cố tăng khả năng bền vững công trình) kết hợp tôn cao tường. Trường hợp không thể gia cố được thì phải phá bỏ tường cũ để xây dựng tường mới.



15.3.5 Những vị trí nối tiếp giữa công trình xuyên đê với thân đê phải được thiết kế riêng. Qua kiểm tra, tính toán nếu thấy không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, tuỳ từng trường hợp cụ thể của công trình mà áp dụng giải pháp thiết kế gia cố hoặc thiết kế xây dựng công trình mới thay thế.

15.3.6 Vật liệu đất dùng cho tôn cao, mở rộng đê phải có đặc tính tương tự đất thân đê cũ. Tiêu chuẩn đắp đất tôn cao, mở rộng đê không được thấp hơn tiêu chuẩn đắp đất đê cũ.

Phụ lục A

(Tham khảo)



Phương pháp phân cấp công trình đê sông
A.1 Trừ đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689 được xếp vào cấp đặc biệt, các tuyến đê còn lại được phân thành 5 cấp gồm cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của khu vực được tuyến đê bảo vệ.

A.2 Phân cấp công trình đê sông thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Phải xác định cấp theo từng tiêu chí gồm: quy mô về diện tích, quy mô về số dân và tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội của khu vực được đê bảo vệ không bị ngập lụt; lưu lượng lũ thiết kế của sông có đê; độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;

b) Cấp công trình đê sông là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng tiêu chí nói trên. Cấp công trình đê sông xác định theo bảng A.1.

Bảng A.1 - Phân cấp công trình đê sông

Quy mô vùng được đê bảo vệ

Cấp công trình đê sông

I

II

III

IV

V

1. Số dân được đê bảo vệ, 1 000 người

> 1 000

Từ trên 500 đến 1 000

Từ trên 100 đến 500

Từ trên 10 đến 100

< 10

2. Diện tích được bảo vệ không bị ngập, 1 000 ha

> 150

Từ trên 60 đến 150

Từ trên 15 đến 60

Từ 4 đến 15

< 4

3. Lưu lượng lũ thiết kế, m3/s

-

> 7 000

Từ trên 3 500 đến 7 000

Từ 500 đến 3 500

< 500

4. Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế, m

-

> 3,0

Từ trên 2,0 đến 3,0

Từ 1,0 đến 2,0

< 1,0

CHÚ THÍCH: Diện tích bảo vệ của đê sông là tổng diện tích bị ngập lụt kể cả diện tích trong các đê bao, đê chuyên dùng khi vỡ đê, ứng với mực nước lũ thiết kế.

A.3 Cấp công trình xác định theo bảng A.1 được xem xét nâng lên một cấp nếu công trình đó có một trong các đặc điểm sau:

- Giữ vai trò quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng;

- Bảo vệ các thành phố, các khu vực kinh tế, văn hóa, công nghiệp quan trọng;

- Bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính, các trục đường giao thông chính yếu của quốc gia, các tuyến đường có vai trò giao thông quốc tế quan trọng.



A.4 Cấp công trình đê sông xác định theo bảng A.1 có thể được xem xét giảm xuống một cấp (trừ công trình đê cấp V) khi cấp công trình xác định theo tiêu chí 1 thấp hơn cấp xác định theo các tiêu chí còn lại.

A.5 Nếu vùng công trình do đê bảo vệ không hội tụ đủ các tiêu chí quy định trong bảng A.1 thì cấp công trình đê điều được xác định như sau:

a) Xem xét giảm xuống một cấp (trừ công trình cấp V);

b) Lấy cấp cao nhất trong số các tiêu chí đạt được nếu công trình đê sông có đặc điểm nêu tại A.3.

A.6 Tuyến đê giao cắt với các công trình xây dựng khác như đường giao thông....; hoặc trong dự án xây dựng công trình đê sông có các công trình thủy công (cống, đập, âu thuyền...) và các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành khác (đường giao thông, bến cảng, công trình dân dụng, công trình quốc phòng... ), cấp công trình xác định như sau:

- Cấp của các công trình thủy công và công trình xây dựng thuộc chuyên ngành khác giao cắt với đê sông hoặc có mặt trong thành phần dự án xây dựng công trình đê sông không được thấp hơn cấp của công trình đê sông;

- Phải đối chiếu với cấp của các công trình giao cắt thuộc chuyên ngành khác có liên quan để lựa chọn cấp công trình đê sông cho phù hợp.

A.7 Cấp công trình đê phụ, đê bao, đê chuyên dùng và đê bối xác định theo nguyên tắc sau:

a) Cấp công trình đê phụ thấp hơn cấp công trình đê chính không quá một cấp nhưng không thấp hơn cấp V;

b) Cấp công trình đê bao, đê chuyên dùng:

- Khu vực được đê bảo vệ khỏi bị ngập lụt là các thành phố, khu công nghiệp tập trung, khu vực quốc phòng - an ninh, khu vực kinh tế - xã hội quan trọng : Từ cấp IV đến cấp III;

- Các trường hợp còn lại : Từ cấp V đến cấp IV;

c) Cấp công trình đê bối : Cấp V áp dụng cho tất cả mọi trường hợp.



A.8 Hai đoạn đê sông khác cấp nối liền nhau chỉ được chênh nhau không quá một cấp.

A.9 Việc xác định cấp công trình đê sông quy định từ A.1 đến A.8 do tư vấn thiết kế đề xuất, được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

CHÚ THÍCH: Khi xác định cấp công trình phụ trợ, ngoài việc xem xét cấp công trình của đoạn đê mà nó đi qua hoặc vượt qua còn phải xem xét đến đặc điểm, yêu cầu của công trình phụ trợ đó.


Phụ lục B

(Quy định)



Mực nước thiết kế đê cho các tuyến đê

thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình

B.1 Quy định chung

Mực nước thiết kế các tuyến đê và công trình nằm trong đê thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình lấy theo quy định sau:

- Tại Hà Nội: chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên 13,4 m và thoát được lưu lượng tối thiểu 20 000 m3/s;

- Tại các vùng khác: chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1 m và mực nước sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 7,2 m.



B.2 Mực nước thiết kế các tuyến đê

Mực nước thiết kế đê (MNTK đê) và công trình nằm trong đê của các sông chính thuộc các tỉnh thành ở khu vực đồng bằng sông Hồng lấy theo quy định từ bảng B.1 đến bảng B.13.



Bảng B.1 - Mực nước thiết kế các tuyến đê từ cấp III đến cấp I

thuộc tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tính bằng mét (m)



Vị trí

Sông

Tương ứng km đê

MNTK đê

1. Gia Bẩy

Cầu

-

28,10

2. Thượng lưu đập Thác Huống

Cầu

K 4+100 đê Gang thép

17,50

3. Hà Châu (xã Hà Châu huyện Phú Bình)

Cầu

K4+400 đê Hà Châu

13,14

4. Trạm thủy văn Chã

(xã Đông Cao huyện Phổ Yên)



Cầu

K 2+750 đê Chã

11,10

5. Hạ lưu cầu Đa Phúc

Cầu

K 10+600 đê Chã

(K 8 đê sông Công)



10,30


Bảng B.2 – Mực nước thiết kế các tuyến đê

từ cấp III đến cấp I thuộc tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính bằng mét (m)



Vị trí

Sông

Tương ứng km đê

MNTK đê

1. Trạm thủy văn Phú Thọ

Thao

K64 tả sông Thao

21,20

2. Trạm thủy văn Sơn Đà

Đà

K5 + 500 hữu sông Đà

19,30

3. Trạm thủy văn Trung Hà

Đà

K0 hữu sông Hồng

19,00

4. Trạm thủy văn Việt Trì

Thao

K105 tả sông Thao

18,00

Bảng B.3 – Mực nước thiết kế các tuyến đê

từ cấp III đến cấp I thuộc tỉnh Bắc Giang

Đơn vị tính bằng mét (m)



Vị trí

Sông

Tương ứng km đê

MNTK đê

1. Trạm thủy văn Chã (xã Đông Cao, huyện Phố Yên, tỉnh Thái Nguyên)

Cầu

K2 +750 hữu sông Cầu

(K5 tả sông Cầu)



11,10

2. Trạm thủy văn Ba Xã

(Phúc Lộc Phương)



Cầu

K28 + 800 hữu sông Cầu

(K25 tả sông Cầu)



9,20

3. Trạm thủy văn Đáp Cầu

Cầu

K 59 + 350 hữu sông Cầu

(K52 + 200 tả sông Cầu)



8,20

4. Kè Bến Thôn

Thương

K2 + 500 tả sông Thương

8,20

5. Phủ Lạng Thương (Cung Nhương)

Thương

K8 + 200 tả sông Thương

8,00

6. Phà Bến Đám

Thương

K20 + 400 tả sông Thương

7,60

7. Trạm thủy văn Phả Lại

Thái Bình

K0 + 540 tả sông Thái Binh

7,20

Bảng B.4 – Mực nước thiết kế các tuyến đê

từ cấp III đến cấp I thuộc tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính bằng mét (m)



Vị trí

Sông

Tương ứng km đê

MNTK đê

1. Trạm thủy văn Phả Lại

Thái Bình

K0 + 540 tả sông Thái Bình

7,20

2. Trạm thủy văn Cát Khê

Thái Bình

K6 + 804 tả sông Thái Bình

(K2 hữu sông Thái Bình)



6,30

3. Cống Văn Thai

Thái Bình

K9 + 800 hữu sông Thái Bình

5,90

4. Trạm thủy văn Mạnh Tân

Cà Lồ

K6 + 700 hữu sông Cà Lồ

9,50

5. Trạm thủy văn Chã

Cầu

K2 + 750 đê Chã

11,60

6. Trạm thủy văn Ba Xã

(Phúc Lộc Phương)



Cầu

K28 + 800 hữu sông Cầu

(K14 + 350 hữu sông Cà Lồ)



9,20

7. Trạm thủy văn Đáp Cầu

Cầu

K59 + 350 hữu sông Cầu

8,20

8. Trạm thủy văn Thượng Cát

Đuống

K1 + 995 hữu sông Đuống

12,90

9. Trạm thủy văn Bến Hồ

Đuống

K32 + 500 tả sông Đuống

10,00


Bảng B.5 – Mực nước thiết kế các tuyến đê

từ cấp III đến cấp I thuộc TP. Hải Phòng

Đơn vị tính bằng mét (m)



Vị trí

Sông

Tương ứng km đê

MNTK đê

1. Trạm thủy văn Phả Lại

Thái Bình

K0 + 540 tả sông Thái Bình

7,20

2. Bến Trại

Luộc

K22 + 800 tả sông Luộc

5,70

3. Bến Hiệp

Luộc

K25 hữu sông Luộc

5,30

4. Trạm thủy văn Chanh Chử

Luộc

K37 hữu sông Luộc

4,20

5. Vân Am

Hóa

K10 hữu sông Hóa

3,20

6. Trạm thủy văn Quảng Đạt

Rạng

K11 + 413 tả sông Rạng (Lai vu)

4,00

7. Trạm thủy văn Trung Trang

Văn Úc

K3 + 300 tả sông Văn Úc

3,40

8. Trạm thủy văn Kênh Khê

Văn Úc

K20 tả sông Văn Úc

3,00

9. Trạm thủy văn Kiến An

Lạch Tray

K13 tả sông Lạch Tray

3,00

10. Trạm thủy văn Cao Kênh

Cấm

K10 tả sông Cấm

3,40

11. Trạm thủy văn Cửa Cấm

Cấm

K21 tả sông Cấm

3,00

12. Trạm thủy văn Tiên Tiến

Mới

K1 + 700 hữu sông Mới

3,20

Bảng B.6 – Mực nước thiết kế các tuyến đê

từ cấp III đến cấp I thuộc tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị tính bằng mét (m)



Vị trí

Sông

Tương ứng km đê

MNTK đê

1. Trạm thủy văn Kim Xá

Phó Đáy

K15 tả sông Phó Đáy

18,60

2. Trạm thủy văn Việt Trì

Thao

K105 tả sông Thao

18,00

3. Trạm thủy văn Sơn Tây

Hồng

K16 tả sông Hồng

16,30

4. Trạm thủy văn Long Biên

Hồng

K66 + 400 tả sông Hồng

13,10


Bảng B.7 - Mực nước thiết kế các tuyến đê thuộc Thành phố Hà Nội

Đơn vị tính bằng mét (m)



Vị trí

Sông

Tương ứng km đê

Mực nước thiết kế đê

Cấp đặc biệt

Từ cấp I đến cấp III

1. Trạm thủy văn Sơn Tây

Hồng

K31 + 600 hữu sông Hồng

-

16,30

2. Trạm thủy văn Long Biên

Hồng

K66 + 400 tả sông Hồng

13,4

13,10

3. Trạm thủy văn An Cảnh

Hồng

K96 + 500 hữu sông Hồng

-

10,60

4. Trạm thủy văn Thượng Cát

Đuống

K1 + 995 hữu sông Đuống

-

12,90

5. Trạm thủy văn Bến Hồ

Đuống

K32 + 500 tả sông Đuống

-

10,00

6. Trạm thủy văn Mạnh Tân

Cà Lồ

K6 + 700 hữu sông Cà Lồ

-

9,50

7. Trạm thủy văn Ba Xã

(Phúc Lộc Phương)



Cầu

K28 + 800 hữu sông Cầu

-

9,20

8. Trạm thủy văn Đáp Cầu

Cầu

K59 + 350 hữu sông Cầu

-

8,20

9. Trạm thủy văn Sơn Đà

Đà

K5 + 500 hữu sông Đà

-

19,30

10. Trạm thủy văn Trung Hà

Đà

K0 hữu sông Hồng

-

19,00

11. Hạ lưu đập Đáy

Đáy

K0 tả sông Đáy

-

14,00

12. Cầu Mai Lĩnh

Đáy

K23 + 768 tả sông Đáy

-

11,40

13. Trạm thủy văn Ba Thá

Đáy

K36 tả sông Đáy

-

8,40

14. Trạm thủy văn Tân Lang

Đáy

K82 tả sông Đáy

-

6,80


tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương