Tcvn 118 : 2021 Xuất bản lần CÔng trình thủy lợI


Thư mục tài liệu tham khảo



tải về 3.73 Mb.
trang81/81
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2022
Kích3.73 Mb.
#52660
1   ...   73   74   75   76   77   78   79   80   81
TCVN 4118-2021 Ban Goc 1
PP tinh Q va W tieu qua cong vung trieu 1 1, Tinh toan che do tuoi 8-2021, Mo hinh mua tuoi
Thư mục tài liệu tham khảo

1 TCVN 4118 - 85: Hệ thống kênh tưới - Tiêu chuẩn thiết kế;


2 TCVN 4118 : 2012: Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu thiết kế;
3 TCVN 8636 : 2011: Công trình thủy lợi - Đường ống áp lực bằng thép - Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo và lắp đặt;
4 TCVN 9845 : 2013: Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ;
5 TCXDVN 33:2006: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
6 Sổ tay Kỹ thuật thủy lợi - Phần 1: Cơ sở kỹ thuật thủy lợi - Tập 4: Thủy lực cơ sở. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2005;
7 Sổ tay Kỹ thuật thủy lợi - Phần 2: Công trình thủy lợi - Tập 3: Hệ thống tưới tiêu. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2005;
8 Giáo trình Quy hoạch và Thiết kế hệ thống thủy lợi - Tập 1. NXB Xây dựng, Hà Nội 2007.





1 Mức đảm bảo cấp nước và mức đảm bảo tiêu nước trong cùng một hệ thống thủy lợi cần được xác định riêng biệt;

2 Không xét đến lượng nước dùng để duy trì dòng chảy môi trường trong tính toán mức đảm bảo thiết kế của hệ thống;

3 Khi thiết kế cải tạo nâng cấp các hệ thống đã có cần căn cứ điều kiện thực tế để lựa chọn vị trí chứa bùn thải cho phù hợp;

4 Có thể tham khảo phụ lục F để vẽ đường mực nước thiết kế kênh tưới;

5 Khi xác định hệ số sử dụng nước của kênh phải xét lưu lượng tổn thất kể từ đầu kênh đến mặt ruộng. Hệ số sử dụng nước của kênh ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô cùng giá thành xây dựng công trình đầu mối và hệ thống kênh, ảnh hưởng tới hệ số chiếm đất của kênh, do đó cần tìm mọi biện pháp để nâng cao hệ số sử dụng nước của kênh;

6 Có thể tham khảo phương pháp tính toán tổn thất nước trong kênh kiên cố tại 7.3.11;

7 Bê rộng trung bình của các khe hở giữa các tấm bê tông lát bảo vệ kênh tùy thuộc vào kỹ thuật thi công lắp đặt, trong tính toán lấy trung bình từ 1 cm đến 2 cm;

8 Nếu tại vị trí này có nhiều kênh nhánh cấp dưới thì Qnet-1 bằng tổng lưu lượng cần cấp cho các kênh nhánh cấp dưới;

9 Trị số b tìm được nên lấy tròn số và phù hợp với điều kiện thi công;

10 H là chiều sâu hình học của kênh tính từ đỉnh bờ kênh đến đáy kênh;

11 Khi tính toán thiết kế có thể chia tuyến kênh thành từng đoạn phù hợp với sự thay đổi của điều kiện địa hình và lưu lượng thiết kế, quy định tại khoản 5 của 7.1.2. Mỗi đoạn kênh chỉ cần tính toán xác định chính xác cao trình đáy cho mặt cắt đầu và mặt cắt cuối. Các mặt cắt khác sẽ được xác định theo phương pháp nội suy tuyến tính;

12 Cấp đường vận tải thủy nội địa xác định theo TCVN 5664;

13 Trong trường hợp bắt buộc phải bố trí công trình tiêu nước ngược với hướng dốc địa hình, có thể chọn độ dốc đáy kênh bằng không (i = 0);

14 Có thể tham khảo các quy định liên quan đến chọn các thông số: hệ số mái dốc m, hệ số độ nhám n trong thiết kế kênh tưới để áp dụng cho kênh tiêu;

15 Do trong quá trình chuyển nước ra nơi nhận nước tiêu, kênh thường tiếp nhận thêm lượng nước từ hai bờ và từ các kênh nhánh đổ vào nên cả mực nước và lưu lượng thường thay đổi theo chiều dài kênh. Nếu sự ảnh hưởng này là lớn thì nên tính toán theo trạng thái chảy không đều hoặc chảy không ổn định trong kênh hở. Để tính toán kích thước cơ bản của kênh trong trường hợp này phải giả thiết kích thước của kênh sau đó mới tính toán thủy lực để kết luận tính hợp lý của các kích thước kênh đã giả thiết;

16 Có thể nghiên cứu vận dụng các biện pháp hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu và giảm nhẹ yêu cầu tiêu nước cho lưu vực quy định tại 7.2 của TCVN 10406;

17 Chỉ lựa chọn áp dụng các quy định có liên quan đến điều kiện an toàn ổn định của mái kênh được bảo vệ, không áp dụng các biện pháp hạn chế nước thấm qua chỗ tiếp giáp giữa các tấm lát mái (với bê tông tấm lát) hoặc qua các khe lún, khe thi công và khe nhiệt độ (đối với bê tông đổ tại chỗ);

18 Trên cùng một mặt cắt kênh thiết kế, mực nước yêu cầu tiêu tự chảy luôn thấp hơn mực nước yêu cầu tưới tự chảy;

19 Do lưu lượng yêu cầu tiêu thường lớn hơn rất nhiều so với lưu lượng yêu cầu tưới và độ sâu nước khi tiêu nhỏ hơn khi cấp nước tưới nên trong thiết kế kênh tưới tiêu hỗn hợp cần tính toán thiết kế theo yêu cầu tiêu sau đó dùng mặt cắt thiết kế này để kiểm tra yêu cầu tưới;

20 Tham khảo các quy định liên quan đến chọn các thông số về hệ số mái dốc m, hệ số độ nhám n trong thiết kế kênh tưới;

21 Lưu lượng tiêu thiết kế cho vùng tiêu tự chảy với công trình đầu mối là cống tưới tiêu tự chảy (cống làm việc hai chiều) phụ thuộc vào hệ số tiêu và thời gian tiêu tự chảy, xác định theo TCVN 10406;

22 Trường hợp độ dốc đáy kênh bằng không (0), đối với kênh có lưu lượng lớn hơn 50 m3/s nên tính toán thủy lực theo trạng thái dòng chảy ổn định không đều, còn các trường hợp khác có thể coi độ dốc đáy kênh bằng độ dốc đường mực nước thiết kế tiêu và áp dụng công thức (55) để tính toán xác định các kích thước cơ bản của mặt cắt kênh;

23 Trừ một số trường hợp đặc biệt có lưu lượng yêu cầu lấy nước tưới lớn hơn lưu lượng yêu cầu tiêu, thông thường lưu lượng yêu cầu tiêu của hệ thống tưới tiêu kết hợp thường lớn hơn gấp nhiều lần lưu lượng yêu cầu tưới nên khả năng lấy nước và dẫn nước tưới của kênh tưới tiêu kết hợp thường lớn hơn rất nhiều so với yêu cầu lấy nước vào kênh trong mùa cấp nước tưới;

24 Các đoạn đường ống trong hệ thống cấp nước bằng đường ống áp dụng trong tiêu chuẩn này đều là đường ống dài, trong tính toán thủy lực có thể bỏ qua tổn thất cục bộ và cột nước lưu tốc;

25 Chọn tuyến dài nhất và có cột nước áp lực yêu cầu tại điểm lấy nước ra là lớn nhất để tính toán kiểm tra nước va;

26 Hiện tượng nước va xảy ra khi lưu lượng tại một vị trí nào đó trong đường ống chảy có áp đột ngột giảm hoặc đột ngột tăng (do đột ngột đóng van hoặc đột ngột mở van). Trường hợp đóng van đột ngột sẽ làm tăng áp suất trong đường ống (nước va dương) nguy hiểm hơn trường hợp mở van đột ngột làm giảm áp suất trong đường ống (nước va âm). Do vậy trong tính toán thiết kế hệ thống đường ống cấp nước chỉ đề cập đến trường hợp đóng van đột ngột;

27 Lấy theo TCXDVN 33 : 2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

28 Số liệu ghi trong bảng bảng G.2 phù hợp với sơ đồ cấu trúc hệ thống tiêu đã cho ở hình G.1. Chỉ số i chỉ thứ tự kênh cấp dưới (từ kênh T1 đến kênh T7). Chỉ số j chỉ loại đối tượng tiêu: j = 1 là đất trồng lúa nước, j = 2 là đất nuôi trồng thủy sản;

29 Công thức (G.1) được biên soạn lại dựa trên công thức (84) cho phù hợp với yêu cầu của ví dụ này;

30 Lci-J là chiều dài quãng đường chuyển nước trên kênh chính A - G của đối tượng tiêu i-j ;

31 Có thể tham khảo công thức (4) độ dốc trung bình của dòng chính trong TCVN 9845 : 2013 - Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ để tính toán xác định độ dốc dọc trung bình hiện trạng đáy tuyến kênh cần nạo vét ;

32 Q = Qtt - Qyc ;

33 Trong ví dụ này các điểm lấy nước tập trung có quy mô vùng tưới nhỏ thuộc tuyến đường ống cấp dưới đều đã được quy đổi thành 12 điểm lấy nước tập trung có quy mô vùng tưới lớn bố trí ở cuối các tuyến;

34 Khi tính toán thiết kế cho một công trình cấp nước cụ thể cần căn cứ vào các quy định tại điều 10.8 của tiêu chuẩn và trình tự các bước tính toán nêu tại phụ lục này để lập bảng tính Excel tính toán thủy lực xác định kích thước đường kính ống hợp lý cho phù hợp với đặc thù riêng của từng hệ thống. Các bảng kết quả tính toán trong phụ lục này được trích từ bảng tính Excel.



tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   73   74   75   76   77   78   79   80   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương