Tcvn 118 : 2021 Xuất bản lần CÔng trình thủy lợI


Hình H.1 - Sơ đồ hệ thống kênh tưới tiêu kết hợp



tải về 3.73 Mb.
trang73/81
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2022
Kích3.73 Mb.
#52660
1   ...   69   70   71   72   73   74   75   76   ...   81
TCVN 4118-2021 Ban Goc 1
PP tinh Q va W tieu qua cong vung trieu 1 1, Tinh toan che do tuoi 8-2021, Mo hinh mua tuoi
Hình H.1 - Sơ đồ hệ thống kênh tưới tiêu kết hợp
H.1.2 Tương ứng với trường hợp thiết kế, kết quả tính toán đã xác định được thời gian tiêu tự chảy của cống đầu mối F trung bình 11,0 h/d và thời gian lấy nước tưới tự chảy trung bình 8,0 h/d. Năng lực hoạt động của các cống A và F đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu. Cao trình ngưỡng các cống như sau:
- Cống qua đường A: - 1,10 m;
- Cống đầu mối tưới tiêu F: - 2,00 m.
H.1.3 Đoạn kênh cần nạo vét tính từ hạ lưu cống A đến thượng lưu cống F dài 9 900 m, trong đó:
- Đoạn AB: 1 650 m;
- Đoạn BC: 2 410 m;
- Đoạn CD: 1 750 m;
- Đoạn DE: 1 250 m;
- Đoạn EF: 2 840 m.
Bảng H.1 - Thông số cho trước của tuyến kênh thiết kế nạo vét

Thông số kỹ thuật

Kênh nhánh cấp dưới (tương ứng vị trí mặt cắt)

Đầu kênh chính (F)

T1
(A)

T2
(B)

T3
(C)

T4
(D)

T5
(E)

1. Diện tích tiêu, ha

350

210

330

540

370

1 800

2. Diện tích tưới, ha

245

166

205

294

265

1 175

3. Mực nước thiết kế tiêu, m

1,25

1,09

0,84

0,67

0,54

0,26

4. Mực nước thiết kế tưới, m

1,45

1,62

1,86

2,03

2,16

2,44

5. Cao độ tim đáy kênh hiện trạng, m

-1,05

-0,90

-1,00

-1,10

-1,25

-1,90

6. Bề rộng đáy kênh hiện trạng (bht), m

8,0

10,0

18,0

24,0

28,0

28,0

H.2 Yêu cầu thiết kế
Tính toán xác định các thông số thiết kế nạo nét kênh chính A - F đáp ứng yêu cầu tiêu nước tự chảy và lấy nước tưới tự chảy.
H.3 Kiểm tra khả năng cấp nước và tiêu nước của kênh theo hiện trạng
H.3.1 Kiểm tra khả năng tiêu tự chảy
H.3.1.1 Lưu lượng yêu cầu tiêu (hay lưu lượng tiêu thiết kế) từ các kênh nhánh T1, T2, T3, T4 và T5 đổ vào kênh chính A - F được xác định theo công thức (H.1).
= 10-3 x x tiêu x (H.1)
trong đó:
là lưu lượng yêu cầu tiêu từ kênh nhánh Ti (i = 1, 2, 3, 4, 5) đổ vào kênh chính, m3/s;
là hệ số tiêu trung bình ngày, = 10,5 l/s/ha;
tiêu là diện tích tiêu do kênh nhánh Ti phụ trách, ha, xem bảng H.1;
là thời gian tiêu tự chảy trung bình ngày trong thời gian tiêu, = 11,0 h.
H.3.1.2 Không xét đến lưu lượng tổn thất trong quá trình chuyển nước trên kênh. Kết quả tính toán lưu lượng yêu cầu tiêu (Qyc) tại từng mặt cắt kênh được thống kê trong bảng H.2.
Bảng H.2 - Kết quả tính toán lưu lượng yêu cầu tiêu

Chỉ tiêu tính toán

Vị trí mặt cắt

A

B

C

D

E

F

1. Lưu lượng từ kênh nhánh đổ vào, m3/s

8,018

4,811

7,560

12,371

8,476

-

2. Lưu lượng yêu cầu (Qyc) tại mặt cắt, m3/s

8,018

12,829

20,389

32,760

41,236

41,236

3. Tương ứng với diện tích tiêu tính đến vị trí mặt cắt, ha

350

560

890

1 430

1 800

1 800

H.3.1.3 Khả năng vận chuyển nước tiêu tại một mặt cắt bất kỳ của kênh A - F theo hiện trạng được xác định theo công thức (H.2).
(H.2)
trong đó:
Qtt là lưu lượng có thể tiêu được theo hiện trạng mặt cắt kênh, m3/s;
ht là diện tích mặt cắt ướt của kênh theo hiện trạng, m2. Để đơn giản trong tính toán, có thể quy đổi tương đương diện tích mặt cắt ướt của kênh từ hình dạng phức tạp sang hình thang có hệ số mái dốc m = 1,5 ;
ht = (bht + m x hht) x hht (H.3)
bht là bề rộng đáy kênh theo hiện trạng, m, xem bảng H.1;
hht là chiều sâu nước trong kênh theo hiện trạng, m;
hht = MNTKtieu - Zđk (H.4)
MNTKtieu là mực nước thiết kế tiêu, m, xem bảng H.1;
Zđk là cao trình đáy kênh theo hiện trạng, m, xem bảng H1;
Rht là bán kính thủy lực của mặt cắt kênh theo hiện trạng, m, xác định theo công thức (H.5);
(H.5)
ht là chu vi ướt của mặt cắt kênh theo hiện trạng, m, xác định theo công thức (H.6);
ht = (H.6)
C là hệ số Sezy, m0,5/s: C = (H.7)
n là hệ số nhám của lòng kênh, theo phụ lục E lấy n = 0,025;
y là chỉ số phụ thuộc vào hệ số nhám của lòng kênh và bán kính thủy lực Rht. Trong tính toán thiết kế lấy y = 1/6;
iht là độ dốc đáy kênh theo hiện trạng 31. Theo hiện trạng, kênh bị bồi lắng làm độ dốc đáy kênh ở các đoạn khác nhau. Do đáy kênh chưa được nạo vét nên iht có thể lấy bằng độ dốc đường mực nước thiết kế. Theo số liệu ghi trong bảng H.1 xác định được iht = 0,0001.
H.3.1.4 Kết quả tính toán khả năng chuyển nước của kênh A - F tại các mặt cắt chính được thống kê trong bảng H.3.
Bảng H.3 - Kết quả tính toán kiểm tra khả năng chuyển nước tiêu theo hiện trạng kênh A - F

Mặt cắt tính toán

Các thông số tính toán mặt cắt kênh theo hiện trạng

Lưu lượng

bht
m

hht
m

ht
m

ht
m2

Rht
m

C
m0,5/s

MNTK
m

Zđk
m

Qyc
m3/s

Qtt
m3/s

Q 32
m3/s

A

8,0

2,30

16,293

26,335

1,616

43,333

1,25

- 1,05

8,018

14,508

6,490

B

10,0

1,99

17,157

25,760

1,501

42,803

1,09

- 0,90

12,829

13,511

0,682

C

17,0

1,84

23,649

36,499

1,541

42,990

0,84

- 1,00

20,389

19,543

-0,936

D

24,0

1,77

30,378

47,150

1,552

43,041

0,67

- 1,10

32,760

25,283

-7,477

E

28,0

1,79

34,468

55,060

1,597

43,248

0,54

- 1,25

41,236

30,096

-11,140

F

28,0

2,16

35,788

67,478

1,886

44,459

0,26

- 1,90

41,236

41,195

-0,041

H.3.1.5 Kết quả tính toán ở bảng H.3 cho thấy chỉ có đoạn kênh A - C dài 4 060 m là đáp ứng được yêu cầu tiêu. Năng lực chuyển nước của đoạn kênh từ mặt cắt C đến cống đầu mối F dài 5 840 m không đáp ứng được yêu cầu tiêu. Để nâng cao năng lực dẫn nước của kênh chính A - F đáp ứng yêu cầu tiêu nước trong hệ thống cần phải nạo vét lòng kênh.
H.3.2 Kiểm tra khả năng cấp nước tự chảy
H.3.2.1 Lưu lượng cần lấy vào đầu kênh chính qua cống F để đáp ứng yêu cầu cấp nước cho hệ thống xác định theo công thức (H.8).
(H.8)
trong đó:
là lưu lượng yêu cầu lấy qua cống đầu mối F để cấp nước cho hệ thống, m3/s;
là hệ số tưới trung bình ngày, = 1,15 l/s/ha;
tuoi là tổng diện tích tưới của hệ thống, tuoi = 1 175 ha;
là thời gian lấy nước tự chảy trung bình trong thời gian tưới, = 8,0 h/d;
ht là hệ số sử dụng nước trung bình của của hệ thống trong thời gian tưới, ht = 0,75.
Thay các số liệu đã biết vào công thức (H.8) xác định được = 5,405 m3/s.
H.3.2.2 Số liệu trong bảng H.1 cho thấy tại tất cả các mặt cắt đều có mực nước yêu cầu tưới cao hơn mực nước yêu cầu tiêu. Kết quả tính toán ở bảng H.3 cho thấy khả năng dẫn nước tiêu tại các mặt cắt kênh chính của hệ thống theo hiện trạng đều lớn hơn nhiều lần lưu lượng yêu cầu tưới. Như vậy kích thước mặt cắt kênh theo hiện trạng đáp ứng được yêu cầu lấy nước tưới.
H.4 Tính toán kích thước mặt cắt kênh nạo vét
H.4.1 Xác định cao độ đáy kênh nạo vét và độ dốc dọc đáy kênh
H.4.1.1 Độ dốc đáy kênh tưới tiêu kết hợp ưu tiên chọn theo yêu cầu tiêu. Tại vị trí mặt cắt đầu và cuối tuyến kênh chính A - F có cống qua đường A và cống đầu mối tưới tiêu F. Chọn cao độ đáy kênh nạo vét không cao hơn cao độ đáy hai cống nói trên, cụ thể như sau:
- Tại mặt cắt A lấy bằng cao độ ngưỡng cống A: - 1,10 m;
- Tại mặt cắt F lấy bằng cao độ ngưỡng cống F: - 2,00 m.
G.4.1.2 Độ dốc đáy kênh nạo vét itieu xác định theo công thức (H.9).
(H.9)
trong đó:
A là cao độ ngưỡng cống A: A = - 1,10 m;
F là cao độ ngưỡng cống F: F = - 2,00 m;
LA-F là chiều dài tuyến kênh nạo vét: LA-F = 9 900 m.
Kết quả tính toán xác định được itieu = 0,000091.
H.4.1.3 Biết được cao độ đáy kênh nạo vét tại các mặt cắt A, F và độ dốc đáy kênh thiết kế, khoảng cách giữa các mặt cắt sẽ xác định được cao độ đáy kênh thiết kế tại các mặt cắt tính toán theo phương pháp nội suy tuyến tính.
H.4.2 Tính toán xác định bề rộng đáy kênh nạo vét
H.4.2.1 Khả năng vận chuyển nước tiêu tại một mặt cắt bất kỳ của kênh A - F sau khi nạo vét hạ thấp cao độ đáy, xác định theo công thức (H.10).
(H.10)
trong đó:
Qtk là lưu lượng có thể tiêu được sau khi nạo vét kênh theo mặt cắt thiết kế, m3/s;
tk là diện tích mặt cắt ướt của kênh sau khi nạo vét, m2. Do chỉ nạo vét hạ thấp cao độ đáy kênh tới cao độ thiết kế, không mở rộng và không làm thay đổi mặt thoáng lòng kênh nên diện tích mặt cắt ướt của kênh sau nạo vét xác định theo công thức (H.11).
tk = ht + nv (H.11)
ht là diện tích mặt cắt ướt của kênh theo hiện trạng (lúc chưa nạo vét), m2, xác định theo công thức (H.3);
nv là diện tích mặt cắt ướt của phần đáy kênh được nạo vét, m2;
nv = (btk + m x h) x h (H.12)
h là độ sâu nạo vét, m;
h = htk - hht (H.13)
btk là bề rộng đáy kênh thiết kế nạo vét, m;
btkbht - 2 x m x h (H.14)
bht là bề rộng đáy kênh chưa nạo vét, m;
htk là chiều sâu nước trong kênh sau nạo vét, m;
htk = MNTKtieu - Zđtk (H.15)
MNTKtieu là mực nước thiết kế tiêu, m, xem bảng G.1;
Zđtk là cao độ đáy kênh thiết kế nạo vét tại mặt cắt tính toán, xem H.4.1.3;
hht là chiều sâu nước trong kênh chưa nạo vét, m, xác định theo công thức (H.4);
m là hệ số mái dốc của mái kênh nạo vét dùng trong tính toán : m = 1,5;
tk là chu vi ướt của mặt cắt kênh sau nạo vét, m;
tk = ht + 2 x h x (H.16)
ht là chu vi ướt của mặt cắt kênh chưa nạo vét, m, xác định theo công thức (H.6);
Rtk là bán kính thủy lực của mặt cắt kênh sau nạo vét, m, xác định theo công thức (H.17);
(H.17)
Ctk là hệ số Sezy sau nạo vét, m0,5/s ;
Ctk = (H.18)
n là hệ số nhám của lòng kênh sau nạo vét, n = 0,025;
y là chỉ số phụ thuộc vào hệ số nRtk : y = 1/6 ;
itk là độ dốc đáy kênh nạo vét : itk = 0,000091.


tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   69   70   71   72   73   74   75   76   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương