Tài liệU Ôn thi



tải về 0.86 Mb.
Chế độ xem pdf
trang23/31
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2023
Kích0.86 Mb.
#55160
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   31
tai-lieu-on-thi-vien-chuc-giao-vien
Bai 10 Tu giac
2.3.7 Kĩ thuật “Công đoạn”
- Học sinh được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải
quyết một nhiệm vụ khác nhau. (Ví dụ: nhóm 1 thảo luận câu A, nhóm
2 thảo luận câu B, nhóm 3 thảo luận câu C, nhóm 4 thảo luận câu D…)
- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào tờ
giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận
cho nhau. Cụ thể là nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, 2 chuyển cho nhóm 3,
3 chuyển cho nhóm 4, 4 chuyển cho nhóm 1…


25
- Các nhóm đọc và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp
tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ 1
nhóm khác để góp ý.
- Cứ như vậy, cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0
của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của nhóm khác. Từng nhóm
sẽ xem và xử lý các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo
luận của nhóm. Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo
luận trên tường lớp học.
2.3.8 Kĩ thuật các “mảnh ghép”
- Học sinh được phân thành các nhóm, sau đó giáo viên phân
công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học.
Chẳng hạn: nhóm 1 thảo luận vấn đề A, nhóm 2 thảo luận vấn đề B,
nhóm 3 thảo luận vấn đề C, nhóm 4 thảo luận vấn đề D…
- Học sinh thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công.
- Sau đó mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành
nhóm mới sẽ có đủ các chuyên gia về vấn đề A, B, C, D… và mỗi
chuyên gia về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm
về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
2.3.9 Kĩ thuật động não
- Động não là kĩ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian
ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào
đó, các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực không hạn
chế các ý tưởng (nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng).
- Động não thường được:
+ Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề.
+ Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề.
+ Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác
nhau.
- Động não có thể tiến hành theo các bước sau:
+ Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời)
cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
+ Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều,
càng tốt.
+ Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to, không loại
trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
+ Phân loại ý kiến.
+ Làm sáng tỏ các ý kiến chưa rõ ràng.
+ Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận.

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương