Tài liệU Ôn thi


Các bước thiết kế một giáo án



tải về 0.86 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/31
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2023
Kích0.86 Mb.
#55160
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31
tai-lieu-on-thi-vien-chuc-giao-vien
Bai 10 Tu giac
1.2.
Các bước thiết kế một giáo án
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức,
kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra
bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng,
đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu
cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay
nói khác đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định
rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những


2
kiến thức, kỹ năng; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS
những bài học gì).
- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính
xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ
năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh; xác định
trình tự logic của bài học.
Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình
bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác.
Trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong
SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư
liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi GV không chỉ có kỹ
năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kỹ năng định
hướng cách chọn, đọc tư liệu cho học sinh. GV nên chọn những tư liệu
đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin
cậy. Việc đọc SGK, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia
thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những
kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần
đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình
bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát
hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ
năng.
Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết
được phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho
phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện dạy học. Trong thực tế
dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu
cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng. Nếu nắm vững nội dung bài
học, GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài
giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến
thức, kỹ năng của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp
HS nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài
một cách thích hợp.

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương