TỔ chức thưƠng mại thế giới I. Bối cảnh ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (wto)


Yêu cầu về hàm lượng nội địa (Local Content Requirements - LCRs



tải về 258.17 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích258.17 Kb.
#19468
1   2   3   4

1. Yêu cầu về hàm lượng nội địa (Local Content Requirements - LCRs). Đòi hỏi phải sử dụng một tỷ lệ nhất định nguyên liệu trong nước làm đầu vào của sản xuất.

2. Yêu cầu cân đối thương mại (Trade Balance Requirements). Ràng buộc nhập khẩu phải tương ứng với một tỷ lệ xuất khẩu nhất định.

3. Yêu cầu cân đối ngoại tệ. Quy định ngoại tệ có thể sử dụng để nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng ngoại tệ doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu hoặc từ các nguồn khác.

4. Hạn chế hối đoái. Hạn chế tiếp cận ngoại hối và do đó hạn chế nhập khẩu.

5. Yêu cầu tiêu thụ nội địa. Buộc công ty bán tỷ lệ nhất định thành phẩm trên thị trường nội địa mà thực chất là hạn chế xuất khẩu.

6. Yêu cầu về chế tác. Đòi hỏi những sản phẩm nhất định phải được sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư.

7. Quy định về xuất khẩu (EPRs). Quy định một tỷ lệ sản phẩm nhất định phải xuất khẩu.

8. Yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Buộc nhà đầu tư cung cấp cho một thị trường xác định một hoặc những sản phẩm theo chỉ định hoặc được sản xuất từ các thiết bị hay quy trình đã được quy định.

9. Hạn chế về chế tác. Không cho phép sản xuất những sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm nhất định tại nước tiếp nhận đầu tư.

10. Yêu cầu về chuyển giao công nghệ. Quy định các công nghệ nhất định phải được chuyển giao theo các điều kiện phi thương mại và/hoặc dạng cũng như mức độ của các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) phải được thực hiện tại nước chủ nhà.

11. Quy định về chuyển giao bản quyền. Buộc nhà đầu tư chuyển bản quyền các công nghệ của họ cho nước chủ nhà.

12. Hạn chế chuyển vốn. Hạn chế quyền của nhà đầu tư được chuyển tiền thu được từ hoạt động đầu tư về nước.

13. Yêu cầu về nắm giữ cổ phiếu. Quy định một tỷ lệ nhất định cổ phần của liên doanh phải do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.


  1. Phụ lục 4

Một số điều khoản khác trong khuôn khổ hiệp định GATS



Một số điều khoản còn lại trong khuôn khổ Hiệp định GATS có thể được chia ra làm hai nhóm chính.
A. Các điều khoản về tiếp tục đàm phán
Khuôn khổ Hiệp định này cho phép các nước thành viên tiếp tục tiến hành đàm phán để phát triển các quy tắc điều chỉnh việc sử dụng trợ cấp và việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại dịch vụ.
B. Các điều khoản về miễn trừ
Miễn trừ Tối huệ quốc. Miễn trừ này cho phép các nước được phép duy trì cách đối xử ưu đãi hơn mức cam kết trong GATS đối với một số nước theo các thoả thuận hợp tác khu vực hay các thoả thuận khác.
Hội nhập kinh tế. Hiệp định này cho phép các nước tham gia vào các thoả thuận tự do hoá thương mại với một số ít nước, với điều kiện là những lĩnh vực dịch vụ cơ bản phải được cam kết trong đó và phải tuân thủ một số điều kiện khác.
Hạn chế cán cân thanh toán. Các nước thành viên được phép áp đặt các hạn chế về chuyển khoản trong cán cân thanh toán, thậm chí cả ở trong các lĩnh vực mà họ đã đưa ra các cam kết cụ thể, khi cán cân thanh toán của các nước này gặp khó khăn.
Hội nhập vào thị trường lao động. Hiệp định này không ngăn cản các nước thành viên tham gia vào một thoả thuận với một nước khác về hội nhập hoàn toàn thị trường lao động giữa các nước này bằng cách miễn cho công dân của nhau những yêu cầu cấp phép lao động.
Ngoại lệ chung và ngoại lệ liên quan đến an ninh. Cũng giống như với thương mại hàng hoá, Hiệp định GATS không ngăn cản các nước áp dụng các biện pháp mà họ cho là cần thiết để bảo về các đạo đức xã hội, đời sống con người, động, thực vật; hay các quyền lợi an ninh cốt yếu của mình.

Phụ lục 5
quyền sở hữu trí tuệ


Các hình thức của QUyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng

Phạm vi áp dụng

Các thoả thuận quốc tế chính

Sở hữu công nghiệp

Bằng sáng chế

Các phát minh mới trong lĩnh vực công nghiệp

Lĩnh vực chế tạo

Công ước Paris(*), Hiệp ước hợp tác về bằng phát minh sáng chế, Hiệp ước Budapest

Thiết kế hữu ích

Thiết kế vận hành

Lĩnh vực chế tạo

Công ước Paris

Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm

Quần áo, ô tô, thiết bị điện tử...

Hiệp định Hague, Công ước Paris, Hiệp định Locarno

Nhãn hiệu hàng hoá

Tên hoặc biểu tượng để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác

Các ngành

Công ước Paris, Hiệp định Madrid, Hiệp định Nice, Nghị định thư Madrid, Hiệp định về luật thương hiệu

Chỉ dẫn địa lý

Chỉ rõ xuất xứ của hàng hoá, qua đó thể hiện chất lượng hoặc các đặc điểm khác đặc trưng cho khu vực

Công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm, đặc biệt là rượu vang và rượu mạnh

Hiệp định Lisbon, Hiệp định Madrid

Sở hữu văn học và nghệ thuật

Bản quyền và các quyền liên quan

Nguyên tác của tác giả và các đóng góp liên quan của người thể hiện, nhà sản xuất băng đĩa, và tổ chức truyền thông.

ấn phẩm, sản phẩm giải trí, (nghe, nhìn, phim), phần mềm, chương trình truyền thông

Công ước Berne(**), Công ước Rome(***), Công ước Geneva, Công ước Brussels, Công ước chung về bản quyền

Bảo vệ các giống đặc thù

Quyền của người gây giống

Các loài mới, ổn định, thuần nhất, đặc biệt

Nông nghiệp và thực phẩm

Liên minh bảo vệ các giống cây trồng mới (UPOV)

Vi mạch

Thiết kế gốc

Công nghiệp vi điện tử

Hiệp ước Washington

Bí mật thương mại

Bí mật thông tin thương mại

Các ngành sản xuất



_____________________________________

(*) Công ước Paris 1883, có tên gọi đầy đủ là Công ước về Bảo hộ Quyền Sở hữu công nghiệp. Việt Nam đã tham gia Công ước này từ tháng 3 năm 1949.

(**) Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn hoá văn nghệ còn gọi tắt là Công ước Bern-1886. Nội dung chủ yếu cũng là dành đãi ngộ quốc gia và quy định tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu với những điều kiện dành riêng cho các nước đang phát triển.



(***) Công ước quốc tế về bảo hộ những người trình diễn, người sản xuất các chương trình âm thanh và các tổ chức phát sóng, gọi tắt là Công ước Rome 1961. Nội dung chính của Công ước là chế độ đãi ngộ quốc gia và bảo hộ tối thiểu.




Каталог: sites -> default -> files -> wto
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”
wto -> HIỆP ĐỊnh chung về thuế quan và thưƠng mạI 1
wto -> Anh 01/01/1995 Arập Xê-út
wto -> Cam kết gia nhập wto của Việt Nam về ngành Ô tô Tình hình ngành ô tô khi Việt Nam gia nhập wto?

tải về 258.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương