TỔ chức thưƠng mại thế giới I. Bối cảnh ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (wto)


Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại



tải về 258.17 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích258.17 Kb.
#19468
1   2   3   4

3. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
Nhiều người đã không dự kiến được rằng trong vòng đàm phán Uruguay, các nước thành viên GATT lại đạt được những kết quả về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại sâu và rộng đến như vậy. Các hiệp định chủ yếu trước đây thuộc diện quản lý của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã được chấp nhận chính thức và ràng buộc trong khuôn khổ WTO, được thực hiện trên cơ sở đãi ngộ quốc gia. Các nước tham gia Vòng đàm phán Uruguay đã ký kết Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) điều chỉnh quyền tác giả và các quyền có liên quan, nhãn hàng, chỉ dẫn địa lý, thiết kế công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật và hạn chế các hoạt động chống cạnh tranh trong các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng. (Xem thêm Phụ lục 5). Các bên cũng chấp nhận Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của WTO được áp dụng cho tranh chấp phát sinh từ các hiệp định này. TRIPS không chỉ dựa trên những hiệp định chủ yếu của hệ thống sở hữu trí tuệ hiện có mà còn xây dựng được những quy định mới chưa được WIPO chế định hoá.
Hiệp định có những ngoại lệ về chuyển giao công nghệ cho các nước chậm phát triển. Đãi ngộ khác biệt chủ yếu dành cho các nước đang phát triển là được hưởng thời gian chuyển đổi để thực thi hiệp định (5 năm) và với các nước chậm phát triển là 10 năm.
TRIPS cũng có một số điều khoản có quy định liên quan tới sức khoẻ và dinh dưỡng cộng đồng cho phép thi hành chế độ li-xăng bắt buộc nhằm những mục tiêu cụ thể hoặc tránh lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ trong việc chuyển giao công nghệ.
Khi Hiệp định TRIPS được thực thi, những người sử dụng và khai thác quyền sở hữu trí tuệ sẽ phải trả một khoản tiền cho chủ sở hữu, do vậy có thể giá thành hàng hoá hay sản phẩm liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ cũng như chi phí thuê, thù lao các quyền này kể cả nhập khẩu và trong nước sẽ cao hơn. Trước mắt, Hiệp định sẽ làm cho các hoạt động sử dụng các quyền này tốn kém hơn. Về lâu dài và trong một chừng mực nhất định, quyền sở hữu trí tuệ được trả công cao sẽ khuyến khích sự sáng tạo ngay tại các nước đang phát triển và góp phần phát triển công nghệ tại chỗ. Nhưng phát triển công nghệ là một nội dung đầy tính phức tạp và đòi hỏi nhiều nhân tố không chỉ có ở chế độ bảo hộ quyền của người tạo ra công nghệ. TRIPS cũng đặt ra yêu cầu cần hoàn chỉnh và điều chỉnh hệ thống lập pháp và đảm bảo thực thi của các nước, trước hết là các nước đang phát triển.
4. Cơ chế giải quyết tranh chấp
Trong quan hệ thương mại quốc tế, quyền lợi của các quốc gia luôn mâu thuẫn với nhau, và rất dễ xảy ra tranh chấp. Do vậy, hệ thống thương mại đa biên mà các nước thành viên WTO nỗ lực xây dựng sẽ không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả nếu như thiếu đi cơ chế giải quyết tranh chấp.

Cho tới trước Vòng đàm phán Uruguay, việc giải quyết tranh chấp giữa các nước ký kết GATT dựa vào hai cơ chế chủ yếu: (1) điều khoản XXII - Tham vấn và XXIII - Bảo vệ các Ưu đãi và Lợi ích - của Hiệp định GATT, (2) cơ chế giải quyết tranh chấp của mỗi hiệp định đa phương.


Cơ chế giải quyết tranh chấp đó vẫn bị coi là có những hạn chế sau:


  • - Các nghị quyết đạt được không giải quyết được những tranh chấp phát sinh, thường dẫn đến việc các bên thương lượng hoà giải là chính;

  • - Hệ thống giải quyết tranh chấp không mang tính chất tự động, do vậy bên bị kiện có thể dễ dàng gây khó khăn để ngăn cản một nhóm chuyên trách (Ban Hội thẩm) tiến hành hoạt động của mình;

  • - Thời hạn tiến hành quy trình giải quyết tranh chấp quá dài;

  • - Hệ thống không có cơ chế bảo đảm cho các nghị quyết được thực hiện.

Những khiếm khuyết này làm giảm bớt hoặc mất đi những giá trị của tự do hoá thương mại mà hệ thống thương mại đa phương mang lại. Các nước tham gia GATT, trước hết là các nước đã vấp phải tranh chấp với đối tác có thế lực trong thương mại mạnh hơn mình, đã quan tâm nhiều đến việc cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của hệ thống thương mại đa biên.




  • Vì vậy, trong Vòng đàm phán Uruguay, cơ chế giải quyết tranh chấp là một trong 15 nội dung lớn được đưa ra đàm phán. Vòng đàm phán Uruguay đã đạt được một thành công lớn là đưa ra được một cơ chế giải quyết tranh chấp hoàn chỉnh hơn, cho phép các mối quan hệ trong thương mại quốc tế được giải quyết một cách công bằng hơn, hạn chế rất nhiều những hành động đơn phương, độc đoán của những cường quốc thương mại, cho phép nhanh chóng tháo gỡ những bế tắc vốn thường xảy ra và khó giải quyết trước đây. Vì thế, hiệu quả của hệ thống thương mại đa biên thế giới được nâng cao hơn nhiều. Các nước đang phát triển, chậm phát triển và ngay cả những nước phát triển tương đối yếu hơn coi đây là một thắng lợi và một lợi ích chính có thể có được từ hệ thống đa biên.

Trước hết cần khẳng định là giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ đa biên có đối tượng là tranh chấp về chính sách thương mại của các nước thành viên chứ không phải là tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng thương mại.


Thoả thuận về Giải quyết tranh chấp của WTO rất chú trọng giai đoạn tham vấn, nhằm tạo một cơ hội để các bên liên quan tới vấn đề đang tranh chấp có thể tìm kiếm được một giải pháp thoả đáng. Tham vấn là thủ tục đầu tiên nhằm tránh khả năng phải đi đến thủ tục bắt buộc. Ngoài ra còn có những bước đi có thể mang tính chất tự nguyện như yêu cầu Tổng Giám đốc WTO làm trung gian hoà giải hay thống nhất đưa ra trọng tài.

Nếu giai đoạn nói trên không đi đến một giải pháp thoả đáng trong thời hạn cho phép (60 ngày), một nhóm công tác đặc biệt sẽ được lập ra (trừ khi Cơ quan chuyên trách về giải quyết tranh chấp nhất trí tuyên bố không chấp nhận việc này). Nhiệm vụ của nhóm là đánh giá thực tế sự việc và khả năng sử dụng các quy định của thoả thuận, đưa ra những đánh giá thích đáng để Cơ quan giải quyết tranh chấp có cơ sở khuyến nghị. Thông thường nhóm đặc trách có ba thành viên, trừ khi các bên liên quan đến tranh chấp đề nghị cần có năm thành viên. Các thành viên được lựa chọn trên cơ sở một danh sách các chuyên gia được Ban Thư ký WTO giới thiệu. Khi có nhiều tranh chấp về cùng một nội dung, có thể giao cho cùng một nhóm đặc nhiệm giải quyết. Nhóm có thẩm quyền chỉ định một nhóm tư vấn làm nhiệm vụ phân tích những vấn đề mang tính chất kỹ thuật hay khoa học.


Đặc điểm chung của cơ chế mới về giải quyết tranh chấp là tính thống nhất và chắc chắn.
Không hạn chế những cơ hội tham vấn và hoà giải, nhưng cơ chế mới đảm bảo để các cam kết liên quốc gia được thực hiện nghiêm chỉnh. Thoả thuận cũng bao hàm việc loại trừ khả năng các bên giải quyết tranh chấp bằng một cơ chế bên ngoài.
Một cơ quan phúc thẩm cũng được thể chế hoá với những thành viên luân phiên mang đại diện cho các thành viên - đó là Uỷ ban Kháng nghị (Appelate). Nếu kết quả giải quyết tranh chấp không được thi hành nghiêm túc, bên có quyền lợi bị vi phạm được quyền áp dụng những biện pháp trả đũa, thậm chí trả đũa chéo nếu những biện pháp trả đũa áp dụng với cùng một lĩnh vực (thuộc phạm vi điều chỉnh của cùng một hiệp định) không được coi là đạt kết quả mong muốn.
Tính đến tháng 10/1999, trong chưa đầy 5 năm tồn tại, WTO với tư cách là diễn đàn giải quyết tranh chấp đã đưa ra 169 quyết định về các vụ tranh chấp, trong đó có 49 vụ do Hoa Kỳ đề xuất.

Bảng: Quy trình Giải quyết Tranh chấp của WTO












60 ngày

Tham vấn

(Điều 4)













Trong kỳ họp thứ hai của DSB

Thành lập Ban Hội thẩm

(Do Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB)) (Điều 6)














0-20 ngày (thêm 10 ngày nếu Tổng Giám đốc được yêu cầu chọn BHT)

Điều khoản hoạt động (Điều 7)

Thành phần (Điều 8)












Ban Hội thẩm xem xét

Họp với các bên (điều 12)

và bên thứ 3 có liên quan (điều 10)


Nhóm chuyên gia thực hiện rà soát (Điều 13; Phụ lục 4)












Giai đoạn rà soát giữa kỳ

Phần báo cáo mô tả được gửi cho các bên để đánh giá (Điều 15.1). Báo cáo giữa kỳ được gủi cho tất cả các bên xem xét (Điều 15.2)



Họp rà soát với Ban hội thẩm theo yêu cầu (Điều 15.2)









6 tháng kể từ khi thành lập Ban Hội thẩm, 3 tháng trong trường hợp khẩn cấp

Báo cáo của Ban Hội thẩm

gửi cho tất cả các bên (điều 12.8; Phụ lục 3 đoạn 12 (j))














9 tháng từ khi thành lập BHT

Báo cáo của Ban Hội thẩm

lên DSB (Đ.21.9; Phụ lục 3, đoạn 12 (k))










Rà soát của Uỷ Ban kháng nghị (Đ 15.2)

60 ngày dàng cho báo cáo của BHT, trừ khi có kháng nghị

DSB chấp nhận báo cáo của Ban Hội thẩm bao gồm bất cứ thay đổi báo cáo của Ban Hội thẩm nào do UBKN thực hiện

(Đ.16.1,16.4 và 17.14)



30 ngày dành cho Uỷ Ban Kháng nghị rà soát









Thời hạn hợp lý do các thành viên đề xuất, hoặc các bên tranh chấp thoả thuận hoặc trọng tài phán quyết (khoảng 15 tháng nếu trọng tài phán quyết)

Thực thi

Báo cáo của bên thua kiện về dự kiến thực thi với "một thời hạn hợp lý"



Tranh chấp về việc thực thi:

Có thể kiện, bao gồm cả tham khảo với Ban Hội thẩm đầu tiên về việc thực thi (Đ21.5)

(90 ngày)




Trong trường hợp không thực thi

các bên đàm phán việc đền bù vì ngừng thực thi đầy đủ (Đ22.2)











30 ngày sau khi "thời hạn hợp lý kết thúc"

Biện pháp Trả đũa

Nếu không nhất trí được về việc bồi thường, DSB cho phép trả đũa việc không thực thi đầy đủ (Đ22)



Trả đũa chéo:

Trong cùng ngành hàng, các ngành hàng khác, hiệp định khác (Đ22.3)



Có thể đưa ra trọng tài về mức độ đình chỉ và các nguyên tắc trả đũa

(Đ.22.6 và 22.7)



5. Rà soát chính sách thương mại
Một trong những chức năng cơ bản của WTO là tiến hành hoạt động rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên. Mục tiêu của công việc này là nhằm đảm bảo các thành viên tuân thủ đầy đủ các quy định, luật lệ và các cam kết của các hiệp định thương mại đa phương, tạo được sự minh bạch hơn nữa trong các chính sách và hành vi thương mại của các nước thành viên.
Cơ quan Rà soát chính sách thương mại (TPRB) là cơ quan tiến hành các cuộc rà soát.
Việc rà soát chính sách thương mại được tiến hành định kỳ. Yếu tố quyết định mức độ thường xuyên của việc phải rà soát chính sách thương mại của mỗi nước chính là ảnh hưởng của nước đó đối với hệ thống thương mại đa phương, được tính bằng thị phần của họ trên thương mại thế giới trong một giai đoạn cơ sở. Bốn nền kinh tế hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ, Nhật, EU và Canada phải tiến hành rà soát 2 năm một lần, 16 nước tiếp theo đó sẽ tiến hành rà soát 4 năm 1 lần, các nước còn lại rà soát 6 năm một lần, trừ các nước chậm phát triển nhất được chậm rà soát hơn nữa.
Đối tượng của các cuộc rà soát là chính sách và hành vi thương mại của các nước thành viên.
TPRB sẽ tiến hành việc rà soát dựa trên 2 tài liệu cơ bản sau đây:
- Báo cáo chính thức của nước được rà soát;

- Báo cáo do Ban Thư ký soạn thảo dựa trên những thông tin có được và những thông tin do các thành viên có liên quan cung cấp.


Báo cáo do nước được rà soát thực hiện phải mô tả đầy đủ những chính sách và tập quán thương mại nước mình áp dụng, dựa trên một mẫu do TPRB đưa ra. Ban Thư ký cũng sẵn sàng trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước chậm phát triển trong quá trình thực hiện báo cáo này. Giữa các kỳ rà soát, nếu có thay đổi lớn trong chính sách thương mại, các nước sẽ đưa ra báo cáo vắn tắt .
Hai báo cáo này, cùng với biên bản các cuộc họp rà soát sẽ được đưa ra nhanh chóng sau cuộc rà soát. Những báo cáo này sẽ được trình lên Hội nghị Bộ trưởng.
Cơ quan TPRB sẽ tiến hành đánh giá hoạt động của Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại trong vòng 5 năm sau khi Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực, hoặc vào những thời điểm khác nếu Hội nghị Bộ trưởng yêu cầu.
Hàng năm, TPRB cho ra một Báo cáo tổng quát về những tiến triển trong môi trường thương mại quốc tế. Báo cáo này đi kèm với báo cáo hàng năm của Tổng Giám đốc trình bày những hoạt động chính của WTO và nêu bật những vấn đề chính sách lớn có ảnh hưởng đến hệ thống thương mại.

IV. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO
1. Thủ tục đàm phán gia nhập WTO
Tiến trình đàm phán:
Các cuộc đàm phán gia nhập sẽ được tiến hành theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: làm rõ chính sách, cơ chế chính sách thương mại hiện hành. Giai đoạn này thường diễn ra với 2-4 phiên họp đầu tiên của Ban công tác. (Ban Công tác bao gồm các thành viên WTO có quan tâm đến thị trường của nước xin gia nhập).
Nội dung chính của các phiên họp đầu tiên này là minh bạch chính sách ngoại thương của nước xin gia nhập, cung cấp thông tin về phương hướng phát triển các chính sách đó. Việc minh bạch hoá được thực hiện trên cơ sở Bị vong lục về Chế độ Ngoại thương và trả lời các câu hỏi của các nước thành viên xung quanh bản Bị vong lục này.
- Giai đoạn 2: đàm phán mở cửa thị trường, với những trao đổi ưu đãi thương mại. Nhìn chung, để được hưởng thành quả của 50 năm đàm phán và ưu đãi trong nội bộ WTO, nước xin gia nhập sẽ phải đưa ra ưu đãi một chiều và mức độ ưu đãi phụ thuộc nhiều vào khả năng chứng minh chính sách của quốc gia đó sẽ đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra tại phần mở đầu của Hiệp định GATT.

Phương thức đàm phán:
Đàm phán gia nhập WTO được tiến hành theo hai phương thức song song với nhau và bổ sung cho nhau: đàm phán đa phương tại trụ sở Ban Thư ký WTO và đàm phán song phương tại Trụ sở WTO hoặc tại thủ đô nước xin gia nhập (hoặc nước yêu cầu đàm phán).
Đàm phán đa phương được thực hiện tại các phiên họp của Ban công tác về việc gia nhập WTO. Trong khuôn khổ đàm phán đa phương, các nước khẳng định quan điểm của mình, đàm phán các cam kết có giá trị áp dụng chung và tổng kết các thành quả của các cuộc đàm phán song phương. Đàm phán đa phương thường ngắn, chỉ mang tính chất chính thức hoá những cam kết song phương. Đàm phán song phương mới thực sự gay go quyết liệt.
Đàm phán song phương được tiến hành trước hoặc ngay sau các phiên họp đa phương. Nước xin gia nhập chỉ được kết nạp sau khi đã đạt được thoả thuận tại tất cả các cuộc đàm phán song phương.
2. Tiến trình đàm phán gia nhập của Việt Nam
Tháng 6/1994, Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT.
Ngày 4/1/1995, ngày đầu mở cửa, WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam.
Ngày 30/1/1995, Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập.
Ngày 26/8/1996, Việt Nam nộp bản Bị vong lục về Chế độ Ngoại thương. Bản Bị vong lục được trình bày theo mẫu chung do Ban Thư ký WTO hướng dẫn.
Đến nay, Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam đã tiến hành 3 phiên họp:
Phiên I: ngày 27-28/7/1998

Phiên II: ngày 3/12/1998

Phiên III: ngày 22/7/1999
Trong 3 phiên họp này, đoàn Việt Nam đã thực hiện việc minh bạch hoá một cách tổng thể, toàn diện và sâu sắc thực trạng hệ thống và diễn biến chính sách thương mại của Việt Nam về hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng đã đưa ra chương trình thể chế hoá pháp luật.
Tính đến tháng 2/2000, Việt Nam đã nhận được 1.376 câu hỏi và đã trả lời 1.216 câu hỏi. Các câu trả lời của Việt Nam được đánh giá là nghiêm túc, có chất lượng cao. Hiện nay, các Bộ Ngành đang tích cực hoàn chỉnh các câu còn lại.
Chúng ta cũng đã tiến hành xây dựng một số tài liệu quy định của WTO như:
- Bảng hiện trạng về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản (theo mẫu biểu WT/ACC/4);

- Bảng doanh nghiệp thương mại nhà nước (theo mẫu biểu G/STR/N/4);

- Bảng trợ cấp công nghiệp (theo mẫu biểuG/SCM/N).
Với tư cách quan sát viên, Việt Nam tham gia các Hội nghị Bộ trưởng WTO.

Hiện nay, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho các phiên đàm phán sắp tới. Theo Ban Thư ký WTO, đã đến lúc Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục minh bạch hoá chính sách, đưa ra các bản chào mở cửa thị trường của mình, đặc biệt là các bản chào về thương mại hàng hoá mà nội dung chủ yếu là thuế và phi thuế.

Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị cho đàm phán song phương với một số thành viên WTO có quan tâm, trước mắt có thể là với EU, Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ, Argentina, Hàn Quốc, Australia...




  • 3. Giải pháp trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO

Một trong những giải pháp cơ bản mà Việt Nam cần thực hiện để xúc tiến tiến trình gia nhập WTO là nâng cao tính chủ động thông qua các biện pháp cơ cấu lại nền kinh tế, hệ thống lại hành lang pháp lý, điều chỉnh môi trường kinh doanh, đào tạo cán bộ. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Thương mại, Luật Đầu tư sửa đổi, Luật thuế trị giá gia tăng và nhiều luật khác... Đó là những bước đi chủ động trong tiến trình này.


Các doanh nghiệp là những người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình gia nhập WTO. Do vậy, chúng ta cần tăng cường công tác chuẩn bị cho doanh nghiệp để có thể đánh giá đúng những cơ hội và thách thức nhằm có chương trình thích ứng và tận dụng những cơ hội có được.
Đàm phán gia nhập có rất nhiều khó khăn. Vấn đề cơ bản là chúng ta phải chuẩn bị và tiến hành thích ứng từng bước với các quy định và nghĩa vụ của WTO dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế đất nước hiện nay cũng như trong tương lai trung và dài hạn.
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhiều ngành cũng cần được chú trọng thích đáng.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình toàn diện và phức tạp. Kinh nghiệm cho thấy Việt Nam cần kết hợp đàm phán WTO với các diễn đàn đàm phán khác trong một tổng thể của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phụ lục 1

Chi tiết về chế Độ đãi ngộ tối huệ quốc



(Most - Favoured Nation - MFN)
Nguyên tắc MFN yêu cầu một nước thành viên phải áp dụng thuế quan và các quy định khác đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên khác nhau (hoặc hàng hoá xuất khẩu tới các nước thành viên khác nhau) một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử.
Các lĩnh vực cho hưởng Đãi ngộ Tối huệ quốc


  1. 1. Thuế quan và khoản thu thuộc bất kỳ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thành toán hàng nhập xuất, nhập khẩu (I.1-điều I mục 1- Hiệp định GATT). Hàng nhập khẩu từ nước thành viên bất kỳ không phải chịu thuế và/hoặc khoản thu nêu trên cao hơn hàng nhập từ một nước thành viên khác

  1. 2. Phương thức đánh thuế và thu các khoản nêu trên (I.1). Không được đánh thuế cụ thể với hàng từ một xuất xứ song lại đánh thuế phần trăm với hàng nhập từ xuất xứ khác,. hoặc thu thuế hay các khoản thu trên bằng ngoại tệ với hàng nhập từ xuất xứ này nhưng với hàng đó nhập từ xuất xứ khác thu bằng nội tệ...

  1. 3. Luật lệ và các thủ tục liên quan tới xuất nhập khẩu (I.1). Không áp dụng những thủ tục khác (ví dụ yêu cầu chứng từ bổ sung với một loại hàng) mang tính chất phân biệt đối xử giữa hàng có xuất xứ từ các nước thành viên khác nhau.

  1. 4. Thuế nội địa và mọi khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào (I.1). Không thu phân biệt giữa hàng thuộc các xuất xứ khác nhau...

  1. 5. Mọi luật (quốc gia hay địa phương), quy tắc, quy định có tác động đến bán hàng, chào bán, mua, vận tải, phân phối hay sử dụng hàng trên thị trường nội địa (I.1) (ví dụ quy định về nhãn hàng, bao bì, đóng gói, hạn chế về vận chuyển hay kênh tiêu thụ, hay bất kỳ một biện pháp áp dụng riêng nào khác)... phải được áp dụng không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng thuộc các xuất xứ khác nhau.

  1. 6. Các quy tắc định lượng nội địa điều chỉnh việc pha trộn, chế biến hay sử dụng tính theo khối lượng hay tỷ lệ(III.7). Ví dụ: quy định bắt buộc hay khuyến khích dùng một định lượng tối thiểu hàng nhập phải được áp dụng không mang tính phân biệt đối xử với hàng thuộc các xuất xứ khác nhau...

  1. 7. Thời gian trình chiếu phim điện ảnh (VI.b)

  1. 8. Đãi ngộ với hàng hoá quá cảnh (V.2 và V.6).

  1. 9. Các yêu cầu áp dụng với nhãn xuất xứ hàng hoá (IX.1) ...

  1. 10. áp dụng các hạn chế số lượng (XIII.1).

  1. 11. Hoạt động mua bán trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại Nhà nước (XVII.1). (Doanh nghiệp thương mại Nhà nước là những doanh nghiệp được dành riêng một độc quyền hay một đặc quyền trong kinh doanh theo định nghĩa của WTO không đồng nghĩa với doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước không chịu sự điều chỉnh của WTO).

  1. Những ngoại lệ của Đãi ngộ Tối huệ quốc

  1. 1. Các ưu đãi khu vực (I.2 -> 4)

  1. 2. Điều khoản cho phép đãi ngộ đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển (quyết định của Các Bên Ký Kết- chữ Các Bên Ký Kết khi được viết hoa tất cả như vậy có nghĩa là hành động tập thể của tất cả các bên ký kết).

  1. 3. Mua sắm của Chính phủ (XVII.2)

  1. 4. Nhất thể hoá khu vực dưới hình thức liên minh thuế quan và khu vực mậu dịch tự do (XXIV. 4 ->10)

  1. 5. Mậu dịch biên giới (XXIV.3)

  1. 6. Các ngoại lệ chung mang (XX)

  1. 7. Ngoại lệ vì lý do an ninh (XXI)

  1. 8. Miễn trách không phải thi hành một nghĩa vụ của GATT

  2. 9. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng (VI)

Phụ lục 2
chế độ đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT)

Nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Nguyên tắc này quy định rằng, bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới (đã trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu) sẽ được hưởng sự đối xử không kém ưu đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước


Các lĩnh vực cho hưởng Đãi ngộ Quốc gia


  1. 1. Các khoản thuế và khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào;

  2. 2. Luật, quy tắc hay yêu cầu tác động tới bán hàng, chào bán, mua hàng, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa (III.4);

  3. 3. Những quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng hay theo tỷ lệ(III.5).



  1. Những ngoại lệ của Đãi ngộ Quốc gia




  1. 1. Mua sắm của Chính phủ (III.8). Tuy nhiên nếu một nước tham gia Hiệp định về mua sắm của Chính phủ thì đây không còn là ngoại lệ nữa;

  1. 2. Thanh toán các khoản trợ cấp chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất trong nước (III.8.b);

  1. 3. Hạn ngạch về thời gian trình chiếu phim điện ảnh (III.10 và IV).









































Phụ lục 3



  1. những biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs)



  2. * Hiệp định TRIMS chỉ áp dụng trong thương mại hàng hoá.

  3. * Trong 13 biện pháp các nước đang phát triển thường áp dụng, được liệt kê dưới đây thì 5 biện pháp đầu (từ 1-5) bị coi là vi phạm nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia và Hạn chế về định lượng nên bị cấm áp dụng.


Каталог: sites -> default -> files -> wto
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”
wto -> HIỆP ĐỊnh chung về thuế quan và thưƠng mạI 1
wto -> Anh 01/01/1995 Arập Xê-út
wto -> Cam kết gia nhập wto của Việt Nam về ngành Ô tô Tình hình ngành ô tô khi Việt Nam gia nhập wto?

tải về 258.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương