Sắp xếp: Usman bin Aly Al-Hibdaan Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa 2012 1433 70 سؤالاً في أحكام الجنائز «باللغة الفيتنامية»



tải về 487.73 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích487.73 Kb.
#31300
1   2   3

Tóm lại, việc cắm nhánh cây lên mồ mã là Bid-a’h, là suy nghĩ xấu cho người chết là y đang bị hành hạ nên mới cắm cây lên mộ y với mong muốn được giảm hành phạt cho y . . . nhưng dựa vào cơ sở nào tin rằng Allah sẽ chấp nhận sự biện hộ đó của mọi người dành cho người chết giống như Rasul  đã làm.
Câu hỏi 47: Sau khi Imam vừa kết thúc lễ Salah bắt buộc thì thân nhân người quá cố vội vàng khiêng người chết vào để hành lễ Salah với lý do làm đám tang cho người chết càng nhanh càng tốt. Mong Sheikh giải thích rõ ràng về vấn đề này ?

Đáp: Theo tôi sau khi kết thúc Salah bắt buộc mà số lượng người hành lễ Salah bù rất đông đúc thì nên chờ đợi để mọi người cùng hành lễ Salah, để có được số lượng người hành lễ càng nhiều càng tốt và để tất cả đồng hưởng được ân phước vĩ đại này. Còn nếu không có lý do nào khác thì tranh thủ nhanh nhanh hành lễ cho người chết là điều tốt nhất.
Câu hỏi 48: Việc thân nhân người quá cố yêu cầu người đến dự tang lễ hãy tha thứ mọi lỗi lầm của người quá cố, làm thế có được không ?

Đáp: Đây là việc làm Bid-a’h chứ không phải là Sunnah, bởi thân nhân nói: “Xin mọi người hãy bỏ lỗi cho người quá cố.” Bởi giữa người quá cố với những người chưa từng có quan hệ qua lại thì chắc chắn không có vấn đề gì giữa họ; nếu có mối quan hệ nhưng đều vẹn toàn thì cũng chắc chắn sẽ không để lại điều gì trong lòng mọi người; còn nếu có gian dối lừa lộc trong mối quan hệ thì đôi khi đã được tha thứ hoặc không được tha thứ, và Nabi  đã từng nói:

((مَنْ أَخَذَ أَمْوَالَ النَّاسِ يُرِيدُ أَدَاءَهَا أَدَّى اللهُ عَنْهُ، وَمَنْ أَخَذَ يُرِيدُ إِتْلاَفَهَا أَتْلَفَهُ اللهُ))

Ai đã lấy tài sản của người và có ý định trả lại thì sẽ được Allah thay y trả lại và ai lấy của người và có ý định chiếm đoạt làm của riêng, y sẽ bị Allah trừng trị.(32)
Câu hỏi 49: Có bao nhiêu thể loại thăm viếng mồ mã ?

Đáp: Mục đích thăm viếng mồ mã là nhìn đó mà tự nhủ rồi mình sẽ thế và để thi hành theo sắc lệnh của Nabi , bởi Người đã nói:

((زُورُوا الْقُبُورَ فَإِنَّهَا تُذَكِّرُ الآخِرَةَ))

Các người hãy thăm viếng mồ mã đi, bởi việc thăm viếng sẽ cho các người liên tưởng đến ngày sau.(33)

Còn việc thăm viếng với mục đích cầu xin may mắn, cầu xin giúp đỡ từ người quá cố là việc làm không có trong giáo luật Islam. Sự thăm viếng này đôi khi là việc làm Bid-a’h và đôi khi là đại tội Shirk.



  • Việc thăm viếng mồ mã được chia làm hai thể loại:

    • Thứ nhất: Mục đích thăm viếng một người nhất định nào đó thì đứng tại mộ mà cầu xin Allah tha thứ cho người quá cố giống như Rasul  đã xin phép Allah được cầu xin tha thứ cho mẹ Người nhưng không được, và người xin được thăm viếng mồ mẹ thì được phép(34). Và Rasul  cùng tập thể Sahabah đi theo Người lúc đó đã thăm viếng mộ mẹ Người.

    • Thứ hai: Thăm viếng cả khu nghĩa địa, tại nghĩa địa thì cầu xin theo lời cầu xin đã được Rasul  di huấn như sau:

((السَّـلاَمُ عَلَيْـكُمْ أَهْـلَ الدِّيَارِ، مِـنَ الْمُؤْمِنِينَ، وَالْمُسْـلِمِينَ، وَإِنَّا إِنْ شَـاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ، وَيَرْحَمُ اللهُ الْمُسْـتَقْدِمِينَ مِنّـَا وَالْمُسْـتَأْخِرِينَ، أَسْـأَلُ اللهَ لَنَـا وَلَكُمُ الْعَافِيَةَ، اللَّهُـمَّ لاَ تَحْـرِمْنَا أَجْـرَهُمْ وَلَا تُفْتِنَّا بَعْدَهُمْ وَاغْفِرْ لَنَا وَلَهُمْ))

(As sa la mu a’ lay kum ah lad di yaar, mi nal mu mi nin wal mus li min, in naa in shaa Allah bi kum laa hi qoon, wa yar ha mul lah al mus taq di meen min naa wal mus ta khi reen, as a lul lah la naa wa la kum al a’ fi yah. Ol lo hum ma laa tah rim naa aj ra hum wa laa tuf tin naa ba’ da hum wagh fir la naa wa la hum)(35)



Câu hỏi 50: Có được phép hướng về Qiblah khi chào Salam cho người chết không ?

Đáp: Đứng chào Salam hay cầu xin ở hướng nào cũng được không nhất thiết phải xoay về Qiblah.
Câu hỏi 51: Theo Sunnah là chỉ chào Salam khi bước vào nghĩa địa hay đi ngang vẫn chào Salam được ?

Đáp: Theo giới U’lama chuyên giáo lý Islam nói rằng: Theo Sunnah là cầu xin bằng câu cầu xin vừa nêu ở trên khi bước vào Masjid hoặc chỉ đi ngang.
Câu hỏi 52: Xin liệt kê những điều cấm dành cho phụ nữ trong khoảng thời gian chịu tang, cùng với bằng chứng ?

Đáp: Các khoảng cấm phụ nữ trong suốt thời gian chịu tang:

  • Không rời khỏi nhà ngoại trừ cần thiết giống như khám hoặc tái khám bệnh vào ban ngày hoặc bắt buộc phải ra ngoài do nhà có nguy cơ bị sập hoặc bị cháy hoặc điều gì đó tương tự… giới U’lama nói rằng: “Cô ta được phép rời khỏi nhà vào ban ngày khi có việc cần và chỉ được phép rời khỏi nhà vào ban đêm khi rơi vào tình thế bắt buộc.

  • Thứ hai: Không xịt dầu thơm, bởi Nabi  đã cấm phụ nữ trong suốt thời gian chịu tang, ngoại trừ lúc vừa sạch kinh có thể dùng một loại dầu thơm để khử mất mùi tế nhị đó.(36)

  • Thứ ba: Không trưng diện và không trang điểm bởi Rasul  đã cấm(37), chỉ ăn mặc những bộ quần áo bình thường không lòe loẹt, không sặc sở.

  • Thứ tư: Cấm dùng phấn côn vẽ mí mắt bởi Rasul  đã cấm(38), nếu cần thiết thì vẽ vào ban đêm và chùi bỏ khi trời đã sáng.

  • Thứ năm: Không đeo nữ trang bởi Rasul  cấm không cho ăn mặc đẹp thì dĩ nhiên là cấm luôn việc đeo nữ trang.

Cô ta được phép nói chuyện với người đàn ông khác, nói chuyện điện thoại, cho người khác vào nhà đối với người có thể cho vào nhà, có thể ra hóng mát vào ban đêm.

Không bắt buộc cô ta phải tắm hàng tuần vào thứ sáu giống như đa số mọi người đã nghĩ thế; cũng không buộc phải hớt tóc vào mỗi tuần; sau khi chấm dứt thời gian chịu tang thì không cần trích một phần tài sản để bố thí cho người gặp đầu tiên, đây là điều Bid-a’h.


Câu hỏi 53: Phụ nữ phải ở lại chịu tang ở nhà nào nhà chồng cô hay nhà mà cô nhận được tin chồng đã qua đời và trong thời gian chịu tang cô ta có được về nhà mẹ ruột hoặc đi nhà khác thăm viếng ?

Đáp: Bắt buộc phụ nữ chịu tang tại nhà mà cô cùng chồng sinh sống. Còn những điều cấm trong thời gian chịu tang thì đã được nêu ở trên. (Câu hỏi 52).
Câu hỏi 54: Xin Sheikh phân tích chi tiết việc thăm viếng mồ mã dành cho phụ nữ ?

Đáp: Việc phụ nữ đi thăm viếng mồ mã là bị cấm và sự thăm viếng đó bị xem là đại trọng tội, bởi chính Rasul  đã nguyền rủa những phụ nữ đi thăm viếng mồ mã. Nhưng nếu vô tình đi ngang qua mồ mã mà không có ý định viếng thăm trước đó thì phụ nữ được phép đứng lại cầu xin bằng lời cầu xin mà Rasul  đã dạy. Vấn đề được rút ra từ Hadith của bà A’-y-shah được ghi trong Saheeh Muslim.(39)

Câu hỏi 55: Ngày nay việc nhờ đến thông tin đại chúng như báo chí, tạp chí, đài phát thanh và đài truyền hình để mọi người gởi lời chia buồn đến thân nhân người quá cố. Đáp lại sự nhiệt tình này thì gia đình người quá cố cũng nhờ đến thông tin đại chúng để đáp lễ. Biết được rằng mỗi lần đăng báo là tốt kém đến 10 ngàn Riyaal Saudi (khoảng 55 triệu đồng Việt Nam), giáo lý ra sao cho việc làm này và nó có bị xem là hoang phí tiền của không ?

Đáp: Theo sự nhìn nhận của chúng tôi đây là sự chia buồn thuộc thể loại bị cấm và nếu sự việc xảy ra giống như trong câu hỏi là đã rơi vào hoang phí tiền bạc. Thật ra hình thức chia buồn không giống như các thể loại chúc mừng khác, không nhất thiết phải thực hiện cho bằng được. Như đã từng đề cập ý nghĩa của sự chia buồn là cũng cố tinh thần và tạo động lực cho thân nhân người quá cố tự đứng dậy đi lên và khuyên bảo họ đừng quá đau buồn, chứ không phải là để đăng lên thông tin đại chúng báo đài...
Câu hỏi 56: Có được phép chia buồn những thể loại nào khác ngoài tang lễ không và hình thức ra sao ?

Đáp: Như đã đề cặp chia buồn là khuyên bảo người bị nạn kiên nhẫn, đừng quá buồn rầu, đây là định mệnh mà Allah đã ấn định. Có thể chia buồn với người bị mất số tài sản quá lớn hoặc những ai tương tự.
Câu hỏi 57: Giáo lý ra sao việc chọn hai ngày tết và ngày thứ sáu hàng tuần để viếng thăm mồ mã? Đối với hai ngày tết là để thăm viếng người còn sống hay người quá cố ?

Đáp: Vấn đề này không hề có cơ sở nguồn gốc. Trong giáo lý Islam không có việc chọn ngày tết để thăm viếng mồ mã và ai tin điều đó là có thì đã rời vào Bid-a’h, bởi Rasul  đã không di huấn và cũng không một U’lama nào lại nói như thế. Còn ngày thứ sáu thì có vài U’lama có nhắc đến việc thăm viếng vào ngày này. Đây chỉ là ý kiến của vài học giả chứ không phải là lời di huấn của Nabi .
Câu hỏi 58: Phụ nữ có được thăm viếng mồ Rasul  hay không? Và việc cấm thăm viếng mồ mà là chung cho tất cả hay loại trừ mồ của Rasul  ?

Đáp: Không hề có bất cứ bằng chứng nào cho thấy loại trừ mồ của Rasul  trong lệnh cấm phụ nữ thăm viếng mồ mã. Lệnh cấm của Rasul  là chung tất cả dù là mộ của Người hay là mộ của ai khác... Alhamdulillah, đối với phụ nữ chỉ cần chào Salam cho Người trong lúc hành lễ Salah hoặc bất cứ lúc nào và ở đâu bởi lời chào Salam đó sẽ đến được Rasul .
Câu hỏi 59: Giáo lý ra sao việc đặt mộ bia có viết tên tuổi hoặc sơn phết lên nó ?

Đáp: Việc sơn phết mồ mà nằm trong lệnh cấm của Rasul (40) và đây cũng là đường lối cho việc tranh nhau tô điểm mồ mã phát triển. Từ đó giới thừa tiền sẽ tranh nhau thể hiện sự ta đây với thiên hạ.

Còn việc viết tên tuổi lên mộ bia cũng nằm trong lệnh cấm của Rasul (41). Nhưng cũng có vài U’lama cho phép viết lên mộ bia với mục đích thông báo không vì mục đích tôn trọng người chết. Dù sao thì lệnh cấm của Rasul  vẫn được xếp đầu tiên.


Câu hỏi 60: Khi một người có tiếng tăm về ngoan đạo và kiến thức Islam qua đời thì mộ phần của Sheikh được rất nhiều đến thăm viếng theo cung cách phù hợp giáo lý Islam cho phép nhưng có vài người thông hiểu giáo lý Islam thì lại ngăn cản sợ dẫn đến nhiều chuyện không hay xảy ra sau này như đại tội Sheikh. Xin lắng nghe ý kiến của Sheikh.

Đáp: Ý kiến của tôi cũng tương tự như nhóm người đã ngăn cản bởi ngày càng có nhiều người tới lui viếng thăm U’lama quá cố nổi tiếng về ngoan đạo và kiến thức sẽ dẫn đến lố lăng rồi đến đại tội Shirk. Vì vậy, không nên đến thăm viếng mồ mã họ và cũng không cần đến sự thăm viếng đó bởi lời cầu xin cho người anh em Muslim khác luôn được Allah chấp nhận dù bạn đang ở Masjid, ở tại nhà, ở ngoài đường hoặc ở bất cứ đâu... cũng đều được Allah nghe thấy.
Câu hỏi 61: Đôi khi có người xấu chết thì mọi người bắt đầu kể tội của y để mọi người ghét bỏ những việc làm xấu xa đó, nhưng có Hadith trong Al-Bukhary cấm rằng:

((لاَ تَسُبُّوا الأَمْوَاتَ، وَقَدْ أَفْضَوْا إِلَى مَا عَمِلُوا))

Cấm các người chửi mắng người quá cố, dù sao họ cũng đã đến với những gì họ làm.(42) Vậy những ai kể tội họ có đáng bị khiển trách không ?

Đáp: Đúng, họ đã bị sai phạm nếu đó là lời xỉ nhục, lăng mạ người quá cố. Hành động này không được phép. Còn nếu kể ra để mọi người biết mà tránh, biết mà ngừa về hành động xấu xa của y thì không sao bởi người nói muốn có ý định tốt.
Câu hỏi 62: Giáo lý ra sao việc đặt một mảnh vải mịn (như nhung chẳng hạn) trong mộ cùng người chết, bằng chứng là Sahabah đã đặt trong mộ Rasul  một tắm nhung đỏ?(43)

Đáp: Giới U’lama cho rằng không thành vấn đề gì đặt tắm nhung vào trong mộ. Riêng theo tôi thấy rằng không nên bởi không được một Sahabah nào nhắc đế nrằng họ đã làm thế với những người khác, có lẽ đây là điều chỉ dành riêng cho Rasul . Vả lại, nếu mở đường cho phép mọi người làm nó thì chắc chắn con người sẽ thi đua nhau đặt miếng vải tốt nhất, đắt giá nhất, trong khi mồ mã không phải là nơi dùng để phô trương sức mạnh tiền bạc. Tốt nhất là tránh xa hành động này kẻo rơi vào điều gì đó nguy hiểm hơn.

Câu hỏi 63: Nghe được rằng giới Sahabah phản đối việc đặt vải nhung vào mộ, xin đưa ra bằng chứng rằng Sahabah đã làm thế ?

Đáp: Tôi không hề biết đến chuyện này.
Câu hỏi 64: Có Hadith do Muslim ghi từ ông Abu Hurairah dẫn lời Rasul  nói với ý nghĩa: “Khi linh hồn người Muslim rời thể xác thì gặp được hai Thiên Thần hộ tống lên trời. Từ đó có một mùi thơm (xạ hương) lan tỏa . . . Các Thiên Thần trên trời nói: Đây là linh hồn tốt đẹp đên từ hạ giới . . . cầu xin bình anh đến cho bạn và cho thể xác mà bạn đã ở trước kia, thôi hãy đến với Thượng Đế đi. Rồi Allah phán bảo: Hãy đưa y đến với thời điểm cuối cùng . . .” đối với người Kafir cũng thế “Hãy đưa y đến với thời điểm cuối cùng . . .(44) vậy thời điểm cuối cùng là gì ?

Đáp: Thời điểm cuối cùng chính là ngày tận thế.
Câu hỏi 65: Có Hadith do Muslim ghi từ Abu Hurairah dẫn lời Rasul  nói:

((اسْتَأْذَنْتُ رَبِّى أَنْ أَسْتَغْفِرَ لِأُمِّى فَلَمْ يَأْذَنْ لِى))

Ta đã cầu xin Thượng Đế cho Ta được cầu xin sự tha thứ cho mẹ Ta nhưng không được.(45) Theo như Hadith này là mẹ của Rasul  là người của hỏa ngục ?

Đáp: Đúng vậy, Hadith này cho thấy mẹ của Rasul  là người chết trên thuyết Đa Thần, bởi Allah đã phán:

﴿مَا كَانَ لِلنَّبِيِّ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَن يَسۡتَغۡفِرُواْ لِلۡمُشۡرِكِينَ وَلَوۡ كَانُوٓاْ أُوْلِي قُرۡبَىٰ مِنۢ بَعۡدِ مَا تَبَيَّنَ لَهُمۡ أَنَّهُمۡ أَصۡحَٰبُ ٱلۡجَحِيمِ ١١٣﴾ التوبة: 113

Đối với Nabi và những người có đức tin không được phép cầu xin tha thứ cho những người Đa Thần giáo dù đó là bà con ruột thịt, kể từ khi đã phân biệt rõ ràng rằng họ là những người bạn của hỏa ngục. Al-Tawbah: 113 (chương 9), Allah phán ở chương khác:



﴿إِنَّهُۥ مَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدۡ حَرَّمَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِ ٱلۡجَنَّةَ وَمَأۡوَىٰهُ ٱلنَّارُۖ وَمَا لِلظَّٰلِمِينَ مِنۡ أَنصَارٖ ٧٢﴾ المائدة: ٧٢

Quả thật, những ai thờ phụng những thần linh khác bên cạnh Allah thì chắc chắn Allah sẽ cấm y vào Thiên Đàng và nơi ở dành cho y chính là hỏa ngục. Và không có sự giúp đỡ nào đối với những kẻ chuyên làm điều sai trái ngông cuồng. Al-Maa-idah: 72 (chương 5).


Câu hỏi 66: Giáo lý ra sao việc đi khoảng giữa các ngôi mộ có mang dép. Và giá trị của Hadith mà Rasul  đã cấm rằng:

((يَا صَاحِبَ السِّبْتِيَّتَيْنِ اِخْلَعْ نَعْلَيْكَ))

Này hỡi những người mang dép, hãy cởi dép của các người ra.(46)

Đáp: Giới U’lama cho rằng việc đi giữa các ngôi mộ có mang dép là điều không nên và bằng chứng là Hadith này. Nhưng nếu đất quá nóng do ảnh hưởng thời tiết hoặc dưới đất có gai hoặc những gì tương tự thì mang dép không thành vấn đề.
Câu hỏi 67: Có Hadith do Muslim ghi lại từ Muhammad bin Qais, bả A’-i-shah đã hỏi Rasul : “Thưa Rasul, thiếp sẽ nói như thế nào khi đến mộ ?” Rasul  đáp:

((السَّـلاَمُ عَلَيْـكُمْ أَهْـلَ الدِّيَارِ، مِـنَ الْمُؤْمِنِينَ، وَالْمُسْـلِمِينَ، وَإِنَّا إِنْ شَـاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ، وَيَرْحَمُ اللهُ الْمُسْـتَقْدِمِينَ مِنّـَا وَالْمُسْـتَأْخِرِينَ، أَسْـأَلُ اللهَ لَنَـا وَلَكُمُ الْعَافِيَةَ، اللَّهُـمَّ لاَ تَحْـرِمْنَا أَجْـرَهُمْ وَلَا تُفْتِنَّا بَعْدَهُمْ وَاغْفِرْ لَنَا وَلَهُمْ))

Và Hadith do Ummu A’tiyah được ghi trong hai bộ Saheeh Al-Bukhary và Muslim kể: “Rasul cấm phụ nữ chúng tôi đi theo người chết đến mộ nhưng không quá khắc khe. (47) Và những Hadith khác nữa, vậy những Hadith này không phải là bằng chứng cho rằng phụ nữ được phép thăm viếng mồ mã hay sao, còn không thì giải thích ra sao về Hadith của Muhammad bin Qais ?

Đáp: Tôi đã trả lời ở phần trước rằng phụ nữ rời khỏi nhà với mục đích thăm viếng mồ mã là bị xem là đại tội nhưng nếu đi ngang qua nghĩa địa mà không hề có chủ ý trước thì cô ta được phép cầu xin cho người quá cố bằng lời di huấn của Rasul . Cho nên các Hadith này không hề đối nghịch nhau.

Còn Hadith của bà Ummu A’tiyah kể: “Rasul cấm phụ nữ chúng tôi đi theo người chết đến mộ nhưng không quá khắc khe.” Lý do Rasul  không cho phép phụ nữ đi theo người chết là bởi lúc đó có đàn ông bên cạnh thi hài và vấn đề này khác với việc đi thăm viếng.


Câu hỏi 68: Đối với Hadith do Abu Sa-e’d Al-Khudry dẫn lời Rasul  rằng:

((لَقِّنُوا مَوْتَاكُم لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ))

Các người hãy nhắc nhở người hấp hối câu: La i la ha il lol loh.(48) đây là lệnh bắt buộc phải làm đối với người hấp hối phải không?

Đáp: Không nhất thiết phải thế, bởi Sahabah không phải ai họ cũng nhắc nói câu La i la ha il lol loh.
Câu hỏi 69: Có Hadith do Muslim ghi lại từ ông Abu Hurairah, Rasul  nói:

((أَلَمْ تَرَوُا الإِنْسَانَ إِذَا مَاتَ شَخَصَ بَصَرُهُ))

Các người không thấy được rằng con người khi chết mắt ngước nhìn lên ?” Mọi người đáp: Đúng vậy. Người tiếp:

((فَذَلِكَ حِينَ يَتْبَعُ بَصَرُهُ نَفْسَهُ))

Đó là y đang ngước nhìn Nafs của y.(49) Có Hadith khác cũng do Muslim ghi lại từ bà Ummu Salamah, Rasul  nói:

((إِنَّ الرُّوحَ إِذَا قُبِضَ تَبِعَهُ الْبَصَرُ))

Khi Ruh bị rút đi thì mắt dõi nhìn theo.(50) Vậy hai chữ Nafs và Ruh có phải mang một ý nghĩa là linh hồn không, mong được Sheikh phúc đáp ?

Đáp: Đúng vậy cả hai hai chữ Nafs và Ruh mang cùng ý nghĩa là linh hồn, giống như Allah đã phán:

﴿ٱللَّهُ يَتَوَفَّى ٱلۡأَنفُسَ حِينَ مَوۡتِهَا وَٱلَّتِي لَمۡ تَمُتۡ فِي مَنَامِهَاۖ﴾ (سورة الزمز : 42)

{Allah cho bắt lấy linh hồn khi nào nó đến lúc phải chết và khi nó nằm ngủ.} Al-Zumar: 42 (chương 39).


Câu hỏi 70: Hadith sau mang ý nghĩa gì:

((النَّائِحَةُ إِذَا لَمْ تَتُبْ قَبْلَ مَوْتِهَا تُقَامُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ وَعَلَيْهَا سِرْبَالٌ مِنْ قَطِرَانٍ وَدِرْعٌ مِنْ جَرَبٍ))



Đáp: Hadith này do Muslim ghi lại có ý nghĩa là: “Người khóc lóc gào thét, kể lễ, than van trong tang lễ đến chết vẫn không sám hối (tội lội khóc lóc gào thét đó), vào ngày phán xét sẽ phải mặc một bộ quần áo được làm từ lửa.(51)
dkf


Các Vấn Đề Khác Liên Quan Đến Tang Lễ(52)
1- Chuyển thi hài từ nơi này đến nơi khác với mục đích hành lễ Salah thêm lần nữa, đây là việc làm Bid-a’h đi ngược lại đường lối của bậc hiền nhân ngoan đạo xưa và làm trái lệnh của Rasul  là tranh thủ càng nhanh càng tốt việc mai táng thi hài. Việc chuyển thi hài sẽ mở lối cho việc trưng bày thi hài với thiên hạ để được họ thương hại, sự việc giống như buổi tiệc mừng hơn là tang lễ. Chỉ cần hành lễ Salah cho người chết một lần là đủ, nếu người chết ở một nơi không có ai hành lễ Salah cho y thì những người Muslim ở nơi khác được phép hành lễ Salah vắng mặt cho thi hài bởi Nabi  đã hành lễ Salah cho đức vua Al-Najaashy hoặc là do giáo cả Hakim quyết định có nên hành lễ Salah hay không, do xem xét dưới gốc độ có gây khó khăn cho mọi người hay không.

Nếu mục đích chuyển thi hài đến nơi khác để chôn cất tốt đẹp hơn hoặc trở về quê nhà hoặc sự việc tương tự thì không thành vấn đề. Nhưng nếu giáo cả Hakim sợ ai cũng muốn đến được nơi chôn cất tốt đẹp rồi dẫn đến nhiều tranh chấp hoặc tranh đua khác hoặc sẽ không quản lý được thì không chuyển thi hài đi. Tương tự nếu mục đích di chuyển để gây thiệt hại đến tài sản thừa kế thì không chuyển đi.

Đôi khi việc chuyển thi hài lại là điều bắt buộc giống như người chết ở một nơi Kafir và không tìm thấy nghĩa địa của người Muslim thì lúc này chuyển thi hài về khu vực Muslim.

Riêng việc chuyển thi hài từ Masjid này đến Masjid khác để được nhiều người hành lễ Salah thì giống như đã nói ở phần trên thuộc điều Bid-a’h đáng lên án, bởi người chết phải được mọi người tìm đến để hành lễ Salah chứ không phải khiên thi hài đi để tìm người hành lễ cho.



2- Thân nhân người chết đứng hành lễ cùng Imam lúc hành lễ, nếu như không còn chổ phía sau Imam thì người thân được phép đứng bên phải hoặc bên trái Imam bởi lúc này rơi vào tình thế bắt buộc. Còn nếu có chổ đứng rộng phía sau Imam thì không được đứng cùng Imam do trái ngược với đường lối hành lễ Salah tập thể. Đôi khi có số người thuộc thân nhân người chết cứ tưởng rằng việc thân nhân đứng hành lễ ngang hàng với Imam là Sunnah nhưng thực ra ngược lại. Nhiệm vụ của giáo cả Hakim phải nhắc nhở và giải thích hành động này không phải là Sunnah.

3- Dùng xe đưa thi hài vào nghĩa địa lúc không cần thiết là điều không nên làm, bởi sẽ chiếm không gian của mọi người đi bộ và biến tang lễ thành buổi tiệc tùng, làm mọi người quên đi việc liên tưởng đến ngày sau.

4- Theo tôi biết là giới tiền nhân ngoan đạo xưa kia lại không hề đứng bắt tay và ôm nhau lúc chia buồn còn thân nhân người chết thì đứng xếp thành hàng. Có lời biện hộ rằng đứng xếp thành hàng để tránh phần nào gây lộn xộn làm cho thân nhân thêm mệt đặc biệt là đối với số lượng người đến thăm viếng đông và người thân chỉ có vài người. Nếu như lời biện luận này có phần nào đúng nhưng vẫn không làm tôi hài lòng hành động này của họ.

5- Việc những người đi theo sau thi hài để đến nghĩa địa để chôn mà lại toàn nói chuyện trần gian, đây quả là điều không nên làm. Mọi người phải nhớ rằng ngày hôm nay mình đi theo thi hài thì ngày mai đây mình sẽ là thi hài được khiên và mọi người đi theo sau mình. Với hành động này làm cho thân nhân và bằng hữu người chết cảm thấy đau lòng thêm, vì vậy mà giới U’lama rất ghét việc những người đi theo sau thi hài mà lại huyên thuyên chuyện làm ăn mua bán hoặc một chuyện gì đó liên quan đến trần gian hoặc đùa giỡn, chọc ghẹo nhau. Trước kia, trong lúc chờ đợi đào huyệt thì Rasul  ngồi xuống gần đó mà kể cho mọi người nghe về các chủ đề liên quan đến người tang lễ. Được ghi chép trong Saheeh Al-Bukhary, từ ông Aly bin Abu Taalib kể: Có lần chúng tôi đang ngồi ở nghĩa địa “Baqe’ Al-Gharqad” thì Rasul  đến với chúng tôi, Người ngồi xuống và chúng tôi ngồi xung quanh người, rồi Người cúi đầu xuống cầm một que cây nhỏ mà vạch vạch dưới đất... (trích từ Hadith)(53)

Được ghi trong Al-Musnad của Imam Ahmad và Sunan của Abu Dawood và trong những bộ sách khác, từ Hadith của ông Al-Barra bin A’azib kể: Chúng tôi cùng Rasul  theo một thi hài đến ngôi mộ, trong lúc chờ đợi đào xong huyệt Rasul  ngồi xuống và chúng tôi ngồi xung quanh Người. Lúc đó, dường như trên đầu chúng tôi im phăng phắc, Rasul  cầm một que cây mà vạch vạch dưới đất và bảo:

((اسْتَعِيذُوا بِاللهِ مِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ))

Các người hãy cầu xin Allah che chỏ khỏi hình phạt trong mộ đi.” Người lập lại đến hai, ba lần rồi Người kể cho chúng tôi về hoàn cảnh chết của người có đức tin và người Kafir (ngoại đạo). Khi theo thi hài người Muslim nên nói chuyện liên quan đến cái chết và những gì phía sau đó.

Có số người lạm dụng hai Hadith mà đứng ra thuyết giảng lúc mọi người đang chôn cất thi hài, cách làm này là sai. Bởi Rasul  không hề đứng mà thuyết giảng cho mọi người mà Người ngồi kể chuyện cho những ai ngồi cạnh Người mà thôi.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 487.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương