Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật


Xác định khối lượng tế bào



tải về 350.05 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích350.05 Kb.
#32596
1   2   3   4   5   6   7   8   9

14.2.2. Xác định khối lượng tế bào


Sự sinh trưởng của vi sinh vật không chỉ biểu hiện ở số lượng tế bào mà còn ở cả sự tăng trưởng của tổng khối lượng tế bào. Phương pháp trực tiếp nhất là xác định trọng lượng khô của tế bào. Trước hết cần ly tâm để thu nhận sinh khối tế bào. Sau đó rửa tế bào rồi làm khô trong lò sấy rồi cân trọng lượng khô. Phương pháp này thích hợp để xác định sự sinh trưởng của nấm. Phương pháp này tốn thời gian và không thật mẫn cảm. Đối với vi khuẩn vì trọng lượng từng cá thể là rất nhỏ, thậm chí phải ly tâm tới vài trăm ml mới đủ số lượng để xác định trọng lượng sinh khối khô.

Phương pháp nhanh hơn, mẫn cảm hơn là dùng phương pháp đo độ đục nhờ tán xạ ánh sáng. Mức độ tán xạ ánh sáng tỷ lệ thuận với nồng độ tế bào. Lúc nồng độ vi khuẩn đạt đến 107 tế bào/ml thì dịch nuôi cấy sẽ vẩn đục, nồng độ càng tăng thì độ đục cũng tăng theo và làm cản trở ánh sáng đi qua dịch nuôi. Có thể đo độ tán xạ ánh sáng bằng quang phổ kế (spectrophotometer). Ở một mức độ hấp thụ ánh sáng thấp, giữa nồng độ tế bào và giá trị hấp thụ ánh sáng có quan hệ tuyến tính (hình 14.9). Chỉ cần nồng độ vi sinh vật đạt tới nồng độ có thể đo được là đều có thể dùng phương pháp đo độ đục trên quang phổ kế để xác định sự sinh trưởng của vi sinh vật. Nếu hàm lượng một số vật chất trong mỗi tế bào là giống nhau thì tổng lượng chất đó trong tế bào có tương quan trực tiếp với tổng sinh khối vi sinh vật. Chẳng hạn, thu tế bào trong một thể tích nhất định của dịch nuôi cấy, rửa sạch đi rồi đo tổng lượng protein hay tổng lượng nitrogen, có thể thấy sự tăng quần thể vi sinh vật là phù hợp với sự tăng tổng lượng protein (hay N). Cũng tương tự như vậy, việc xác định tổng lượng chlorophyll có thể dùng đẻ đo sinh khối tảo; đo hàm lượng ATP có thể biết được sinh khối của các vi sinh vật sống.

 

Hình 14.9: Đo số lượng vi sinh vật bằng phương pháp đo độ đục.

Thông qua việc đo độ hấp thụ ánh sáng có thể xác định được sinh khối vi sinh vật. Khi số lượng tế bào tăng lên sẽ dẫn đến việc tăng độ đục, mức độ tán xạ ánh sáng nhiều hơn và quang phổ kế sẽ đo được mức độ tăng lên của trị số hấp thụ ánh sáng. Trên quang phổ kế có hai thang chia độ: phía dưới là trị số hấp thụ ánh sáng, phía trên là mức độ thấu quang. Khi trị số hấp thụ ánh sáng tăng lên thì mức độ thấu quang hạ xuống.


14.3. NUÔI CẤY LIÊN TỤC VI SINH VẬT


Trong các phần trên chúng ta xem xét việc nuôi cấy phân mẻ (batch cultures) trong các hệ thống kín, tức là không có chuyện bổ sung chất dinh dưỡng, cũng không thải loại các sản phẩm có hại sinh ra trong quá trinh sống. Giai đoạn logarit chỉ duy trì qua vài thế hệ sau đó chuyển vào giai đoạn ổn định. Nếu nuôi cấy vi sinh vật trong một hệ thống hở, trong quá trình nuôi cấy thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và thải loại các chất cặn bã thì có thể làm cho môi trường luôn giữ ở trạng thái ổn định. Đó là hệ thống nuôi cấy liên tục (continuous culture system). Trong hệ thống này sự sinh trưởng của vi sinh vật luôn giữ được ở trạng thái logarit, nồng độ sinh khối vi sinh vật luôn giữ được ổn định trong một thời gian tương đối dài.

Giả thử ta có một bình nuôi cấy trong đó vi khuẩn đang sinh trưởng, phát triển. Ta cho chảy liên tục vào bình một môi trường mới có thành phần không thay đổi. Thể tích bình nuôi cấy giữ ổn định. Dòng môi trường đi vào bù đắp cho dòng môi trường đi ra với cùng một tốc độ. Ta gọi thể tích của bình là v (lit), tốc độ dòng môi trường đi vào là f (lít/ giờ). Tốc độ (hay Hệ số) pha loãng được gọi là D (f/v). Đại lượng D biểu thị sự thay đổi thể tích sau 1 giờ. Nếu vi khuẩn không sinh trưởng và phát triển thì chúng sẽ bị rút dần ra khỏi bình nuôi cấy theo tốc độ:



ν=   dX/dt = D.X

X là sinh khối tế bào

Người ta thường dùng hai loại thiết bị nể nuôi cấy liên tục vi sinh vât. Đó là Chemostat và Turbidostat.

14.3.1. Chemostat


Khi sử dụng Chemostat để nuôi cấy vi sinh vật người ta đưa môi trường vô khuẩn vào bình nuôi cấy với lượng tương đương với tốc độ đưa môi trường chứa vi khuẩn ra khỏi bình nuôi cấy (xem hình 14.10). Trong môi trường một số chất dinh dưỡng thiết yếu ( như một vài acid amin) cần khống chế nồng độ trong một phạm vi nhất định. Vì vậy tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật trong hệ thống quyết định bởi tốc độ môi trường mới được đưa vào hệ thống và nồng độ tế bào phụ thuộc vào nồng độ các chất dinh dưỡng được hạn chế. Nhịp độ đổi mới chất dinh dưỡng biểu thị bởi nhịp độ pha loãng D (dilution rate). Tốc độ lưu thông của chất dinh dưỡng (ml/h) được biểu thị bằng f và thể tích bình nuôi cấy là V (ml):

D= f/V

Chẳng hạn nếu f là 30ml/h và V là 100ml thì nhịp độ pha loãng D là 0,30h-1. Cả số lượng vi sinh vật và thời gian thế hệ đều có liên quan đến nhịp độ pha loãng (hình 14.11). Trong một phạm vi nhịp độ pha loãng tương đối rộng thì mật độ vi sinh vật trong hệ thống là không thay đổi.. Khi nhịp đọ pha loãng tăng lên, thời gian thế hệ hạ xuống (tốc độ sinh trưởng tăng lên), khi đó chất dinh dưỡng hạn chế bị tiêu hao hết. Nếu nhịp độ pha loãng quá cao thì vi sinh vật bị loại ra khỏi bình nuôi cấy trước khi kịp sinh sôi nẩy nở bởi vì lúc đó nhịp độ pha loãng cao hơn tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật. Nồng độ các chất dinh dưỡng hạn chế tăng lên khi nhịp độ pha loãng tăng cao vi có ít vi sinh vật sử dụng chúng.





Hình 14.10: Nuôi cấy liên tục trong
Chemostat và Turbidostat


Hình14.11: Hệ thống nuôi cấy liên tục (Chemostat)

Khi nhịp độ pha loãng rất thấp thì nếu tăng nhịp độ pha loãng sẽ làm cho cả mật độ tế bào và tốc độ sinh trưởng đều tăng lên. Đó là do hiệu ứng của nồng độ chất dinh dưỡng đối với nhịp độ sinh trưởng (growth rate). Quan hệ này có lúc được gọi là quan hệ Monod (Monod relationship). Trong điều kiện nhịp độ pha loãng thấp , chỉ có ít ỏi chất dinh dưỡng được cung cấp thì tế bào phải dùng phần lớn năng lượng để duy trì sự sống chứ không dùng để sinh trưởng, phát triển. Lúc nhịp độ pha loãng tăng lên, chất dinh dưỡng tăng lên, tế bào có nhiều năng lượng được cung cấp, không những để duy trì sự sống mà còn có thể dùng để sinh trưởng, phát triển, làm tăng cao mật độ tế bào. Nói cách khác, khi tế bào có thể sử dụng năng lượng vượt quá năng lượng duy trì (maintenance energy) thì nhịp độ sinh trưởng sẽ bắt đầu tăng lên.

 



Hình 14.12: Tỷ lệ pha loãng trong chemostat và sinh trưởng của vi sinh vật


tải về 350.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương