SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang40/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   68

1751 1794.

Đối tượng được lựa chọn là một thiện ích tác nhân chủ ý nhắm tới. Đó là chất liệu của một hành vi nhân linh. Đối tượng được lựa chọn xác định tính luân lý của hành vi ý chí, tùy theo lý trí nhận biết và phán đoán có phù hợp hay không với sự thiện đích thực. Những quy tắc khách quan về luân lý nói lên trật tự thuần lý về thiện ác được lương tâm công nhận.
1752 2520 1731.

Khác với đối tượng, ý hướng thuộc về chủ thể hành động. Ý hướng phát xuất từ ý chí tự do và xác định mục đích của hành động, nên là một yếu tố căn bản để đánh giá tính luân lý của hành động. Mục đích là điểm đầu tiên ý hướng nhắm tới, là mục tiêu hành động theo đuổi. Ý hướng là động tác của ý chí nhắm đến mục đích, định hướng cho hành động, nhằm thiện ích tác nhân đang mong đợi. Ý hướng không chỉ giới hạn vào việc định hướng cho từng hành động riêng lẻ, mà còn có thể phối trí nhiều hành động khác nhau nhắm đến cùng một mục tiêu. Ý hướng có thể định hướng toàn bộ cuộc sống chúng ta đến một cùng đích. Ví dụ : một công việc có mục đích giúp đỡ tha nhân, đồng thời có thể do tình yêu Thiên Chúa là cùng đích của mọi hành động thúc đẩy. Một hành động có thể do nhiều ý hướng, như giúp đỡ kẻ khác để nhờ vả hay để khoe khoang.


1753 2479 596.

Một ý hướng tốt ( ví dụ : giúp đỡ tha nhân) không thể làm cho một hành vi sai trái (ví dụ : nói dối, nói xấu), trở thành tốt hay đúng. Cứu cánh không biện minh cho phương tiện. Như thế, không thể biện minh cho việc kết án một người vô tội như phương tiện chính đáng để cứu dân chúng. Ngược lại, một hành vi tự nó là tốt ( ví dụ : bố thí) có thể trở thành xấu khi có ý xấu ( ví dụ : tìm hư danh (x. Mt 6,2-4 ).


1754 1735.

Các hoàn cảnh, kể cả những hậu quả, là những yếu tố phụ của một hành vi luân lý. Chúng góp phần gia tăng hay giảm bớt tính chất tốt hay xấu về mặt luân lý của những hành vi nhân linh ( Ví dụ : lấy cắp nhiều hay ít), Chúng cũng có thể giảm bớt hay gia tăng trách nhiệm của tác nhân (hành động vì sợ chết). Tự chúng, các hoàn cảnh không thể thay đổi phẩm chất luân lý của chính hành vi. Chúng không thể làm cho một hành vi tự nó là xấu, trở nên tốt hay đúng.
II. HÀNH VI TỐT VÀ HÀNH VI XẤU
1755.

Một hành vi tốt về mặt luân lý đòi hỏi đối tượng, mục đích và các hoàn cảnh đều phải tốt. Mục đích xấu làm cho hành động trở nên xấu, dù đối tượng tự nó là tốt (Vd: cầu nguyện và chay tịnh "để người khác trông thấy").
Nguyên đối tượng được lựa chọn có thể làm cho toàn bộ hành động trở nên xấu. Có những hành vi cụ thể, như tội tà dâm, luôn luôn là sai, vì ngay khi chọn lựa, ý chí đã lệch lạc, đó là một điều xấu luân lý.
1756 1789.

Do đó, người ta mắc phải sai lầm khi thẩm định tính luân lý của một hành động mà chỉ xét ý hướng hoặc hoàn cảnh (môi trường, áp lực xã hội, cưỡng bách hoặc do cần thiết phải hành động.....). Chưa cần xét đến hoàn cảnh và ý hướng, có những hành vi tự bản chất luôn là bất chính nghiêm trọng do đối tượng; ví dụ : lộng ngôn, bội thề, sát nhân và ngoại tình. Không được phép làm điều xấu, để đạt một kết quả tốt.


TÓM LƯỢC
1757.

Đối tượng, ý hướng và các hoàn cảnh, tạo thành ba "nguồn gốc" cho tính luân lý của các hành vi nhân linh.

1758.

Đối tượng được chọn, xác định tính luân lý của hành vi ý chí, tùy theo việc lý trí nhìn nhận và phán đoán nó là tốt hay xấu.
1759

"Ý hướng tốt không thể biện minh cho một hành động xấu ( T. Tô-ma Aquino, 6 )". Cứu cánh không biện minh cho phương tiện .
1760.

Một hành vi tốt về mặt luân lý đòi hỏi đối tượng, mục đích và các hoàn cảnh đều phải tốt.
1761.

Có những hành vi cụ thể luôn luôn là sai, vì ngay khi chọn lựa, ý chí đã lệch lạc; đó là một điều xấu luân lý. Không được phép làm điều xấu để đạt một kết quả tốt.
Mục 5
TÍNH LUÂN LÝ CỦA CÁC ĐAM MÊ
1762.

Con người hướng về hạnh phúc đích thực bằng những hành vi chủ ý : những đam mê hay tình cảm con người cảm nhận, có thể giúp con người chuẩn bị và góp phần đi tìm hạnh phúc.


I CÁC ĐAM MÊ
1763.

Thuật ngữ "đam mê" nằm trong di sản Ki-tô giáo



1764.

Các đam mê là thành phần tự nhiên của sinh hoạt tâm lý con người. Chúng nối kết đời sống cảm giác và đời sống tinh thần. Theo lời Đức Ki-tô, tâm hồn là nguồn phát xuất các rung động đam mê ( x. Mc 7,21 ).


1765.

Có nhiều thứ đam mê. Đam mê căn bản nhất là tình yêu do điều thiện hảo lôi cuốn. Tình yêu tác động lên ước muốn điều thiện hảo chưa có và niềm hy vọng sẽ đạt được. Vận hành này chỉ kết thúc trong hoan lạc và niềm vui do chiếm hữu được điều đó. E ngại điều xấu, làm phát sinh lòng thù ghét, ghê tởm và sợ hãi trước điều xấu đang hăm dọa. Rung động này dẫn đến buồn phiền vì điều dữ đang hoành hành hay phẫn nộ chống lại nó.


1766 1704.

"Yêu là muốn điều thiện cho người khác ( T. Tô-ma Aquinô, Tổng Luận Thần Học 1-2, 26,4 )". Tất cả những tình cảm khác đều bắt nguồn từ rung động nguyên thủy này của tâm hồn hướng về điều thiện hảo. Chỉ có điều thiện hảo mới đáng yêu ( T. Âu tinh, Chúa Ba Ngôi 8,3,4 )."Đam mê xấu khi tình yêu xấu, đam mê tốt khi tình yêu tốt" ( T. Âu-tinh, Thành Đô Thiên Quốc 14,7 ).


II. ĐAM MÊ VÀ ĐỜI SỐNG LUÂN LÝ
1767 1860.

Tự bản chất, đam mê không tốt không xấu. Đam mê mang giá trị luân lý tùy mức độ liên hệ thật sự với lý trí và ý chí. Đam mê được coi là có chủ ý "khi do ý chí điều khiển hay ý chí không ngăn cản ( T. Tô-ma Aquinô, Tổng Luận Thần Học 1-2,24,1 )". Muốn đạt tới mức hoàn hảo luân lý hay nhân linh, con người cần phải dùng lý trí điều khiển các đam mê.


1768 1803 1863.

Những tình cảm cao thượng không quyết định tính luân lý hay sự thánh thiện của con người; chúng chỉ là kho dự trữ vô tận những hình ảnh và cảm xúc được biểu lộ trong đời sống luân lý. Về mặt luân lý, đam mê sẽ tốt nếu góp phần vào một hành động tốt, và xấu trong trường hợp ngược lại. Ý chí ngay thẳng hướng các cảm xúc về điều thiện và hạnh phúc đích thực, ý chí xấu không chống nổi các đam mê hỗn loạn và làm cho chúng trở nên dữ dội hơn. Các cảm xúc và tình cảm có thể được đón nhận trong các nhân đức, hoặc bị băng hoại trong các thói xấu.


1769.

Trong đời sống Ki-tô hữu, Chúa Thánh Thần thực hiện công trình của Người, bằng cách huy động mọi sự nơi con người, kể cả những đau khổ, sợ hãi và buồn phiền, như trong cơn hấp hối và cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô. Trong Người, những tình cảm của chúng ta được kiện toàn nhờ đức ái và hạnh phúc đích thực.


1770 30.

Con người đạt tới mức hoàn thiện luân lý bằng cách vươn tới điều thiện hảo, không chỉ với ý chí, mà còn với các ham muốn của giác quan; như lời thánh vịnh : "Cả tấm thân con cùng là tấc dạ, những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng" (Tv 84,3)



TÓM LƯỢC
1771.

Thuật ngữ "đam mê" chỉ những cảm xúc và tình cảm; nhờ đó, con người linh cảm điều thiện và nghi ngờ điều ác.
1772.

Những đam mê chính yếu là : hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục ( vui, giận, yêu, ghét, buồn, sợ, ham muốn )
1773.

Các đam mê được xem như những rung động của tình cảm, không tốt cũng không xấu về mặt luân lý. Chúng tốt hay xấu tùy theo lý trí và ý chí.
1774.

Những cảm xúc và tình cảm có thể được đón nhận trong các nhân đức, hoặc bị băng hoại trong các thói xấu.
1775.

Con người đạt tới mức hoàn thiện luân lý bằng cách vươn tới điều thiện hảo, không chỉ bằng ý chí, nhưng còn với cả tâm hồn nữa.

Mục 6
LƯƠNG TÂM
1776 1954.

"Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà chính con người không đặt ra cho mình, nhưng vẫn phải tuân theo. Tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác. Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người... Quả thật, con người có một lề luật được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn. Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người... lương tâm là tâm điểm sâu lắng nhất và là cung thánh của con người; nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ" (GS 16).


I. PHÁN QUYẾT CỦA LƯƠNG TÂM
1777 1766,2071.

Lương tâm hiện diện trong lòng người và ra lệnh (x. Rm 2, 14-16 ) đúng lúc cho con người làm lành lánh dữ. Lương tâm phán đoán các lựa chọn cụ thể bằng cách tán thành lựa chọn tốt, tố giác lựa chọn xấu (x. Rm 1, 32 ). Lương tâm chứng nhận thế giá của chân lý bằng cách quy chiếu về Thiên Chúa là sự thiện tối thượng, Đấng thu hút và ban mệnh lệnh cho con người. Khi nghe theo tiếng lương tâm, người khôn ngoan có thể cảm nhận được Thiên Chúa đang nói với mình.


1778 1749.

Lương tâm là một phán quyết của lý trí; nhờ đó, con người nhận biết một hành vi cụ thể mình định làm, đang làm hay đã làm, là tốt hay xấu. Trong lời nói và hành động, con người phải trung thành tuân theo điều mình biết là chính đáng và ngay lành. Nhờ phán quyết của lương tâm, con người ý thức và nhận ra những quy định của luật Thiên Chúa.


"Lương tâm là một lề luật của tinh thần con người, nhưng vượt trên con người. Lương tâm ra lệnh, nêu lên trách nhiệm và bổn phận, điều chúng ta phải sợ và điều có thể hy vọng....Lương tâm là sứ giả của Đấng nói với chúng ta sau một bức màn, dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta, trong thế giới tự nhiên cũng như trong thế giới ân sủng. Lương tâm là vị đại diện thứ nhất trong các đại diện của Đức Ki-tô" ( Newman, thư gởi quận công Norfolk )
1779 1886.

Mỗi người phải quay về với nội tâm, để có thể nghe được và tuân theo tiếng lương tâm. Ngày nay, việc )quay về với nội tâm càng cần thiết hơn bao giờ hết, vì nếp sống hiện đại thường làm chúng ta trốn tránh suy nghĩ, kiểm điểm hay phản tỉnh :


"Anh em hãy quay về tự vấn lương tâm....Hãy quay về với nội tâm. Trong mọi sự anh em làm, hãy nhìn lên Thiên Chúa, Người chứng giám cho anh em". ( T. Augustinô, thư Gio-an 8,9 ).
1780.

Phẩm giá của nhân vị bao hàm và )đòi buộc con người phải có lương tâm ngay thẳng. Lương tâm gồm ba điều:

- Nhận biết các nguyên tắc luân lý;

- Áp dụng vào việc cân nhắc thực tiễn các lý do và lợi ích trong những hoàn cảnh cụ thể;



1806

- Cuối cùng phán quyết về các hành vi cụ thể sắp làm hay đã làm.Nhờ phán quyết khôn ngoan của lương tâm, con người nhìn nhận, trong thực tiễn và cụ thể, chân lý điều thiện đã được lý trí nêu lên. Người khôn ngoan là người chọn theo phán quyết này.


1781 1731.

Với lương tâm, chúng ta nhận trách nhiệm về những hành vi đã thực hiện. Nếu con người làm điều xấu, phán đoán ngay chính của lương tâm làm chứng cho chân lý phổ quát của điều thiện và tố cáo việc lựa chọn sai trái. Lời kết án của lương tâm có thể dẫn con người đến hy vọng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Khi xác định lỗi lầm đã phạm, lương tâm nhắc nhở ta phải cầu xin ơn tha thứ, thực hành điều thiện và luôn trau dồi nhân đức nhờ ân sủng của Thiên Chúa trợ giúp:


"Chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, thì Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự"( 1Ga 3,19-20 )
1782 2106.

Con người có quyền hành động theo lương tâm và trong tự do, để tự mình có những quyết định luân lý. "Không được cưỡng bức ai hành động trái với lương tâm của họ. Cũng không được ngăn cản họ hành động theo lương tâm, nhất là trong lãnh vực tôn giáo "(DH 3)


II - RÈN LUYỆN LƯƠNG TÂM
1783 2039.

Lương tâm phải được rèn luyện và phán đoán luân lý phải được soi sáng. Một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng và chân thật. Lương tâm này sẽ đưa ra những phán quyết theo lý trí, phù hợp với điều kiện đích thực như Đấng Sáng tạo đầy khôn ngoan muốn. Việc giáo dục lương tâm rất cần thiết cho những người chịu các ảnh hưởng tiêu cực và bị tội lỗi cám dỗ làm theo ý riêng và bỏ những giáo huấn chính thức.


1784 1742.

Giáo dục lương tâm là nhiệm vụ phải theo đuổi suốt đời. Ngay từ thời thơ ấu, trẻ con phải được hướng dẫn để nhận biết và thực hành luật nội tâm đã được lương tâm công nhận. Một nền giáo dục tốt dạy con người sống đức hạnh, bảo vệ và giải thoát con người khỏi sợ hãi, ích kỷ và kiêu căng, những mặc cảm tội lỗi và thái độ tự mãn, những thứ phát xuất từ sự yếu đuối và dễ sai lầm của con người. Giáo dục lương tâm bảo đảm tự do và tạo bình an trong tâm hồn.


1785 890.

Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường để rèn luyện lương tâm. Chúng ta phải lãnh hội Lời Chúa trong đức tin, trong kinh nguyện và đem ra thực hiện; phải kiểm điểm lương tâm dưới ánh sáng Thập Giá Đức Ki-tô; nhờ ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp, có các chứng từ và lời khuyên nhủ của anh em giúp đỡ, được giáo huấn chính thức của Hội Thánh hướng dẫn (DH 14).


III. CHỌN LỰA THEO LƯƠNG TÂM
1786.

Khi phải đứng trước một chọn lựa, lương tâm có thể phán đoán đúng, hợp theo lý trí và luật Thiên Chúa, hoặc ngược lại, phán đoán sai.



1787 1955.

Đôi khi gặp những hoàn cảnh không phán đoán chắc chắn được nên khó quyết định, con người phải luôn luôn tìm kiếm điều công chính và thiện hảo, cũng như nhận định đâu là thánh ý trong lề luật Thiên Chúa.


1788 1806

Muốn vậy, chúng ta phải cố gắng giải thích đúng đắn kinh nghiệm của mình và các dấu chỉ thời đại, nhờ vào đức khôn ngoan, lời khuyên bảo của những người hiểu biết cũng như sự trợ lực của Chúa Thánh Thần và ân sủng của Người.


1789.

Một vài quy tắc có thể áp dụng trong mọi trường hợp:



1756

- Không bao giờ được phép làm điều xấu để đạt một kết quả tốt.


1970

- Khuôn vàng thước ngọc : "Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta" ( Mt 7,12; x. Lc 6,31;Tb 4,15).


1827

1971

- Đức ái Ki-tô giáo luôn luôn đòi chúng ta tôn trọng tha nhân và lương tâm của họ. "Phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm của họ... là phạm đến Đức Ki-tô" (1Cr 8,12). "Tốt nhất là tránh những gì gây cớ cho anh em mình vấp ngã" (Rm 14,21).



IV. PHÁN ĐOÁN SAI LẦM
1790.

Con người luôn luôn phải tuân theo phán đoán chắc chắn của lương tâm mình. Nếu chủ ý hành động nghịch với phán đoán ấy, con người tự kết án chính mình. Nhưng có thể lương tâm thiếu hiểu biết nên phán đoán sai lầm về các hành vi sẽ làm hoặc đã làm.


1791 1704.

Thông thường, cá nhân phải chịu trách nhiệm về sự thiếu hiểu biết ấy. Điều này xảy đến khi : "Con người không mấy lo lắng tìm kiếm chân lý và điều thiện, cũng như khi vì thói quen phạm tội mà lương tâm dần dần trở nên mù quáng" (x. GS 16 ). Trong các trường hợp đó, con người phải chịu trách nhiệm về điều xấu đã làm.


1792 133.

Những lệch lạc trong phán đoán luân lý có thể xuất phát từ thiếu hiểu biết về Đức Ki-tô và Tin Mừng; gương xấu của người khác; nô lệ các đam mê; nghĩ sai lạc về tự do lương tâm; khước từ quyền bính và giáo huấn của Hội Thánh; thiếu hoán cải và bác ái.


1793 1860.

Nếu không thể khắc phục được tình trạng thiếu hiểu biết, hoặc nếu phán đoán sai lạc không do trách nhiệm của chủ thể luân lý, thì người đó không chịu trách nhiệm về điều xấu đã làm. Tuy nhiên, điều xấu ấy vẫn là điều xấu, một khiếm khuyết, một rối loạn; do đó, phải ra sức uốn nắn lương tâm cho khỏi sai lầm.




1794.

Lương tâm tốt lành và trong sáng của người tín hữu còn được đức tin chân chính soi sáng, vì đức ái xuất phát đồng thời từ "một tâm hồn trong sạch, một lương tâm ngay thẳng và một đức tin chân chính" (1Tm 1,5) ( x. 1Tm 3,9; 1Tm 1,3; 1P 3,23; Cv 24,16 ).


"Lương tâm ngay thẳng càng thắng thế thì những cá nhân và cộng đoàn càng tránh được độc đoán mù quáng và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý" (x. GS 16 ).
TÓM LƯỢC
1795.

"Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người; nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ" (GS 16).
1796.

Lương tâm là một phán quyết của lý trí; nhờ đó, con người nhận biết một hành vi cụ thể là tốt hay xấu.
1797.

Nếu con người làm điều xấu, lời kết án của lương tâm có thể dẫn họ đến hoán cải và hy vọng.
1798.

Một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng và chân thật. Lương tâm ấy sẽ đưa ra những phán quyết theo lý trí, phù hợp với điều thiện đích thực như Đấng Sáng Tạo đầy khôn ngoan muốn. Mỗi người đều phải tìm phương thế để rèn luyện lương tâm mình.

1799.

Khi chọn lựa, lương tâm có thể phán đoán đúng hợp theo lý trí và luật Thiên Chúa, hoặc ngược lại có thể phán đoán sai lầm.
1800.

Con người luôn luôn phải tuân theo phán đoán chắc chắn của lương tâm mình.
1801.

Lương tâm có thể còn thiếu hiểu biết hay phán đoán sai lầm. Sự thiếu hiểu biết và sai lầm đó không phải lúc nào cũng vô tội.
1802.

Lời Thiên Chúa là ánh sáng chỉ đường cho con người. Chúng ta phải lãnh hội Lời Chúa trong đức tin, trong kinh nguyện, và đem ra thực hành. Đó là phương thế để rèn luyện lương tâm.
Mục 7
CÁC NHÂN ĐỨC
1803.

"Những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực, tinh tuyền, những gì đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý" (Pl 4,8).


1733 1768.

Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và kiên định để làm điều thiện, không những giúp thực hiện những hành vi tốt, mà còn cống hiến hết khả năng của mình. Người nhân đức hướng về điều thiện với tất cả năng lực thể xác và tinh thần. Họ cố gắng theo đuổi điều thiện và dứt khoát thực hiện bằng những hành động cụ thể.


"Mục đích của đời sống đức hạnh là nên giống Thiên Chúa". ( Thánh Ghê-gô-ri-ô thành Ni-xê, các mối phúc 1 ).
I. CÁC ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN
1804 2500.

Các đức tính nhân bản là những thái độ kiên định, những xu hướng bền vững, thói quen hướng thiện của lý trí và ý chí, giúp con người điều chỉnh các hành vi, điều tiết các đam mê, và hướng dẫn cách ăn nết ở của ta theo lý trí và đức tin. Các đức tính này đem lại cho con người sự thoải mái, tự chủ và an vui, để sống một cuộc đời tốt lành. Người nhân đức tự nguyện làm điều thiện.
1827.

Muốn có được các đức tính luân lý này, con người phải cố gắng tập luyện. Đây là hoa trái đồng thời cũng là mầm mống cho những hành vi tốt. Các đức tính hướng mọi năng lực của con người đến sự hiệp thông với tình yêu Thiên Chúa.


Các đức tính căn bản
1805.

Có bốn đức tính đóng vai trò "bản lề," quy tụ các đức tính khác, gọi là các đức tính "căn bản" : khôn ngoan, công bình, can đảm và tiết độ. "Con người mến chuộng điều chính trực ư ? thì chính Khôn Ngoan sản sinh các nhân đức : Quả vậy, Khôn Ngoan dạy cho biết sống tiết độ, khôn ngoan, công bình và can đảm" (Kn 8,7). Các đức tính này còn được Kinh Thánh khen ngợi dưới nhiều tên gọi khác .


1806 1788 1780.

Khôn ngoan là đức tính giúp lý trí thực tiễn trong mọi hoàn cảnh nhận ra điều thiện đích thực và chọn lựa những phương thế tốt để đạt tới. "Người khôn ngoan thì đắn đo từng bước" (Cn 14,15). "Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được" (1 Pr 4,7). Như Aristote, thánh Tô-ma cũng viết : "khôn ngoan là quy tắc đúng đắn để hành động" ( x. S.th 2-2, 47,2 ). Không nên lầm lẫn đức tính khôn ngoan với tính nhút nhát và sợ sệt, tráo trở hay giả hình. Khôn ngoan là ) người dẫn đường cho các đức tính, hướng dẫn các đức tính khác bằng cách vạch ra quy tắc và mức độ phải giữ. Đức khôn ngoan trực tiếp hướng dẫn phán đoán của lương tâm. Dựa theo phán đoán này, người khôn ngoan chọn cách ứng xử của mình. Nhờ đức tính này, chúng ta áp dụng đúng đắn các nguyên tắc luân lý vào từng trường hợp cụ thể, và không còn do dự về điều thiện phải làm và điều ác phải tránh.
1807 2095 2401.

Công bình là đức tính luân lý thể hiện qua quyết tâm trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và trả cho tha nhân những gì thuộc về tha nhân. Công bình đối với Thiên Chúa được gọi là "nhân đức thờ phượng". Đối với con người, công bình là tôn trọng quyền lợi của mỗi người và sống hài hòa bằng cách đối xử minh chính đối với mọi người và thực thi công ích. Theo Kinh Thánh, người công chính sống ngay thẳng trong mọi tư tưởng và cư xử chính trực với tha nhân. "Các ngươi không được thiên vị người yếu thế, cũng không được nể mặt người quyền quý, nhưng hãy xét xử công minh cho đồng bào" (Lv 19,15). "Người làm chủ hãy đối xử công bằng và đồng đều với các nô lệ, vì biết rằng cả anh em nữa cũng có một Chủ trên trời"(Cl 4,1).
1808 2848 2473.

Can đảm là đức tính luân lý giúp chúng ta kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện giữa những khó khăn trong đời. Đức can đảm giúp ta cương quyết chống lại các cơn cám dỗ và vượt qua các chướng ngại trong đời sống luân lý. Nhờ can đảm, ta thắng được sợ hãi, ngay cả cái chết, đương đầu với thử thách và bách hại, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chính nghĩa. "Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi" ( Tv 118,14 ). "Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian"(Ga 16,33).
1809 2341 2517.

Tiết độ là đức tính luân lý giúp ta điều tiết sức lôi cuốn của những lạc thú và sử dụng chừng mực những của cải trần thế. Tiết độ giúp ý chí làm chủ các bản năng và kềm chế các ham muốn trong giới hạn chính đáng. Người tiết độ hướng các thèm muốn giác quan về điều thiện và luôn thận trọng, "không chiều theo những đam mê của lòng mình" ( Hc 5,2). Cựu Ước thường khen ngợi đức tiết độ : "Con đừng buông theo các tham vọng của con, nhưng hãy kềm chế các dục vọng" (Hc 18,30). Tân Ước gọi tiết độ là "chừng mực" hay "điều độ", chúng ta phải sống "chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này" ( Tt 2,12).
"Sống tốt lành không gì khác hơn là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực mình. Chúng ta dành cho Người một tình yêu trọn vẹn ( nhờ tiết độ), không gì lay chuyển nổi (nhờ can đảm) , chỉ vâng phục một mình Người ( nhờ công bình ), luôn tỉnh thức để khỏi sa vào cạm bẩy của mưu mô và gian dối (nhờ khôn ngoan)" ( T.Âu-tinh, những thói quen của Hội Thánh Công Giáo 1,25,46 ).
Các đức tính và ân sủng
1810 1266.

Ân sủng Thiên Chúa thanh luyện và nâng cao các đức tính mà con người có được nhờ giáo dục, nhờ các hành vi chủ ý và nhờ kiên trì tập luyện. Nhờ Thiên Chúa trợ giúp, các đức tính tôi luyện tính tình và giúp ta dễ dàng làm điều thiện. Người đức độ phấn khởi tập luyện các đức tính.


1811 2015.

Vì bị tội lỗi làm tổn thương, con người khó giữ được thế quân bình luân lý. Ơn cứu độ của Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta ân sủng cần thiết để kiên tâm trau dồi các đức tính. Mỗi người phải luôn cầu xin ơn soi sáng, cậy nhờ đến các bí tích, cộng tác với Chúa Thánh Thần, nghe theo tiếng Người gọi để yêu mến điều thiện và lánh xa điều ác.


2086-2094 2636-2638

II. CÁC NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN
1812 1266.

Các đức tính nhân bản bắt nguồn từ những nhân đức đối thần. Nhân đức đối thần đem lại cho con người những khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa (2 Pr 1,4). Vì quy chiếu trực tiếp về Thiên Chúa, các nhân đức đối thần giúp người Ki-tô hữu sống với Ba Ngôi Chí Thánh. Thiên Chúa Ba Ngôi và Duy Nhất là căn nguyên, động lực và đối tượng của nhân đức đối thần.





tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương