SỞ TÀi nguyên và MÔi trưỜng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 195.37 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích195.37 Kb.
#25083
1   2   3

2. Nhận xét, đánh giá

2.1 Những mặt tích cực:

- Công tác thông tin tuyên truyền đảm bảo nội dung và tiến độ thực hiện, góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Công tác thẩm định nhìn chung đã đi vào quy trình ổn định từ khâu tiếp nhận hồ sơ, tổ chức hội đồng thẩm định, chỉnh sửa/hoàn chỉnh hồ sơ, soạn thảo quyết định phê duyệt.

- Trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, đã tập trung thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Công tác điều phối thực hiện chương trình Giảm ô nhiễm môi trường: đã thành lập riêng tổ chuyên môn theo dõi thực hiện Chương trình, nhìn chung công tác tổng hợp báo cáo và đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện được triển khai nhanh chóng và chặt chẽ.

- Về công tác quan trắc, chủ động đề xuất, triền khai công tác mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí thành phố Hồ Chí Minh tại các vị trí đặt trạm quan trắc không khí tự động đã hư hỏng sau thời gian dài hoạt động. Đồng thời đề xuất mở rộng và bổ sung 04 trạm quan trắc chất lượng nước mặt tại thành phố Hồ Chí Minh và 05 trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành nhằm đánh giá toàn diện và kiểm soát chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường của thành phố. Công tác phân tích, đánh giá số liệu và tổng hợp báo cáo quan trắc chất lượng môi trường của thành phố ngày càng được nâng cao thông qua việc tham gia thực hiện dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước” với tổ chức JICA (Nhật Bản).

- Trong công tác thu gom: lực lượng rác dân lập là một lực lượng hình thành từ trước giải pháp. Đây là lực lượng quan trọng đã góp phần giúp thành phố giải quyết kịp thời trong việc mở rộng địa bàn thu gom đến các hộ dân sống ở các hẻm nhỏ. Tuy nhiên, đây là vấn đề tồn tại của hệ thống cần phải được quản lý chặt chẽ để tăng cường công tác thu gom chất thải trên địa bàn thành phố một cách ổn định (tránh tình trạng tự ý bỏ không thu gom rác do hiện nay thành phố chưa quản lý toàn diện các đơn vị lực lượng thu gom rác dân lập).

- Về công tác thu phí vệ sinh đối với CTR thông thường theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBND: nhìn chung, mặc dù công tác thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, số lượng chủ nguồn thải chưa được thống kê đầy đủ và số phí thu được còn thấp, nhưng bước đầu đã có những tiến bộ, kết quả thực hiện tăng dần qua các năm góp phần bù đắp một phần chi phí ngân sách thành phố phải chi ra để thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

- Hệ thống thu gom và vận chuyển ổn định trong nhiều năm qua, giải quyết kịp thời khối lượng CTRSH rất lớn phát sinh hàng ngày và không để tồn động.

- Thành phố cũng đang từng bước áp dụng các công nghệ mới (sản xuất phân vi sinh hiếu khí/kị khí và sản xuất phân hữu cơ, đốt/hóa khí kết hợp phát điện, sản xuất vật liệu xây dựng,..) theo hướng tái chế, tái sử dụng và giảm khối lượng chất thải ra bãi chôn lấp nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015. Phấn đấu đến năm 2015 đưa thêm 01 nhà máy xử lý chất thải rắn thành phân vi sinh đi vào hoạt động, có công suất 500 tấn/ngày và giai đoạn 2015-2020 đưa thêm một nhà máy đốt rác với công suất 1.000 đến 2.000 tấn/ngày.

2.2 Những mặt tồn tại:

- Một số nhiệm vụ, dự án chưa được thực hiện đúng tiến độ, yêu cầu do những khó khăn như sau: 02 đơn vị nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Nhà máy xi măng Hà Tiên, Xí nghiệp Ba Son đã khắc phục ô nhiễm nhưng chưa triệt để là do đặc thù ngành nghề và nằm trong khu vực dân cư và trực thuộc Trung ương quản lý nên Thành phố không đủ thẩm quyền giải quyết

- Công tác hậu kiểm sau ĐTM còn gặp một số khó khăn khách quan như chủ đầu tư đã thay đổi, dự án huỷ bỏ, … làm trở ngại cho quá trình liên hệ và kiểm tra dự án.

- Bộ đơn giá quan trắc môi trường tại Tp.HCM chưa được phê duyệt và ban hành nên việc tính toán chi phí thực hiện còn chưa phù hợp với thực tế.

- Nhiều đối tượng còn sử dụng các phương tiện thô sơ không đảm bảo giao thông, cơi nới làm rơi vãi, rò rỉ nước rỉ rác gây mất mỹ quan đô thị, đặc biệt là các khu vực quận huyện vùng ven; Chưa thực hiện giao rác đến tận tay người thu gom, phần lớn các chủ nguồn thải còn bỏ rác trước cửa nhà, trên vỉa hè do thời gian sinh hoạt, sản xuất kinh doanh khác nhau giữa các chủ nguồn thải.

- Về thu phí vệ sinh: vẫn còn hiện tượng thỏa thuận mức phí, không đóng mức phí theo qui định, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh. Việc điều chỉnh tăng mức phí đối với các đối với các chủ nguồn thải trong Quyết định 88 gặp khó khăn do khó khăn về kinh tế

- Ý thức của người dân chưa tốt: Một bộ phận không nhỏ của người dân hiện nay vẫn chưa có ý thức về bảo vệ môi trường. Đặc biệt đối với những vấn đề mới như phân loại chất thải rắn tại nguồn, phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen xả rác của người dân cần có nhiều thời gian (trong nhiều năm) tuyên truyền tạo thói quen.



III. Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu:

1. Kết quả công tác ước thực hiện năm 2013:

1.1 Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố đến năm 2015 và Chương trình hành động ứng phó với biến đổi năm 2013

Nhằm triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2484/QĐ-UBND ngày 15/05/2013, Văn phòng Biến đổi khí hậu đã xây dựng Danh mục các chương trình thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong năm 2013 và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5392/QĐ-UBND ngày 30/09/2013.

Mục tiêu của Chương trình trong năm 2013 là dựa trên đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực và ngành nghề nhằm đảm bảo sự phát triển của thành phố, thực hiện và tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả nhất trong nỗ lực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ sự tồn tại của con người cùng các sinh vật sống trên trái đất.

10 Chương trình thực hiện trong năm 2013 bao gồm:


  • Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu biến đổi khí hậu tích hợp của Sở Khoa học và Công nghệ.

  • Xây dựng trang web Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố của Sở Thông tin và Truyền thông

  • Xây dựng và phát hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố và tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý đô thị của Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã của Sở Xây dựng.

  • Dự án Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu – lĩnh vực giao thông và năng lượng của Sở Tài nguyên và Môi trường.

  • Nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu của Văn phòng Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

  • Hội nghị, hội thảo, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu của Văn phòng Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  • Đào tạo phát triển nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Văn phòng Biến đổi khí hậu.

  • Chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài cho dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của Văn phòng Biến đổi khí hậu.

  • Kiểm toán độc lập đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2010.

  • Kiểm toán độc lập đối với Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2013.

Đến nay, Chương trình hành động 2013 đã trình Phó Trưởng ban thường trực xem xét phê duyệt phương án, dự toán của từng chương trình nêu trên.

1.2 Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC)

Triển khai chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), Văn phòng biến đổi khí hậu đã triển khai thông báo đến các Sở ban ngành trên địa bàn thành phố và tổng hợp các dự án đăng ký trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét. Sau khi chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý, Văn phòng Biến đổi khí hậu đã tham mưu Ban chỉ đạo trình Ủy ban nhân dân thành phố đăng ký 03 dự án gồm “Trồng cây chống sạt lở ven sông ven biển huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”, “Hồ điều tiết Gò Dưa phục vụ giảm ngập và ứng phó với biến đổi khí hậu” và “Xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước theo hướng hiện đại hóa – kết hợp thiết bị bơm sử dụng nguồn năng lượng tái tạo”.

Ngày 28/12/2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn phản hồi số 5051/BTNMT-KTTVBĐKH, nêu rõ mục tiêu của 2/3 dự án là phù hợp với Tiêu chí ứng phó với biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 04/10/2011 nhưng do Chương trình SP-RCC đã phê duyệt danh mục nên các dự án của thành phố sẽ được thẩm định khi có nguồn vốn huy động. Đến nay vẫn chưa nhận được thêm thông tin nào từ Bộ.

1.3. Công tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực

Nhận thức được yêu cầu cần thiết của trang web trong công tác nâng cao nhận thức cộng đồng, Văn phòng Biến đổi khí hậu đã chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng trang web của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua nhiều buổi thảo luận và làm việc, hiện nay trang web đã chính thức đăng tải tại địa chỉ: www.biendoikhihau.hochiminhcity.gov.vn.

Hàng năm, Văn phòng thực hiện chuyên trang Thích ứng biến đổi khí hậu vào thứ 2 hàng tuần trên báo Sài Gòn giải phóng.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng được chú trọng, là 1 trong 8 chương trình triển khai Kế hoạch hành động năm 2013, dự kiến thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng bộ tài liệu cơ bản về biến đổi khí hậu.

- Tổ chức lớp tập huấn về biến đổi khí hậu cho lực lượng nòng cốt trong thiết chế văn hóa, cho đội ngũ cán bộ trong ngành giáo dục và đào tạo.

- Tổ chức hội thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu.

- Sản xuất chương trình hài vì môi trường với chủ đề “Cuộc sống xanh”.

- Xây dựng bản tin của Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoài việc có chương trình riêng biệt về nâng cao nhận thức ứng phó biến đổi khí hậu, công tác phát triển nguồn nhân lực được lồng ghép qua từng dự án, chương trình như Dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn phối hợp với Osaka,Nhật Bản; Chương trình Quản lý tổng hợp chất thải rắn tại Osaka, Nhật Bản; Chương trình Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu tại Rotterdam, Hà Lan; Chương trình Kiểm kê khí nhà kính (MRV/NAMA) tại Kitakyushu, Nhật Bản.

Thực hiện chủ trương kêu gọi xã hội hóa, Văn phòng Biến đổi khí hậu phối hợp với công ty Ánh Dương Việt thực hiện chương trình treo cờ phướn tuyên truyền nhằm triển khai thực hiện nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian thực hiện từ ngày 01/08/2013 đến ngày 10/08/2013 và dự kiến tháng 11/2013 phối hợp với công ty TNHH Truyền thông Bầu trời Việt thực hiện chương trình treo phướn tuyên truyền Ngày biến đổi khí hậu toàn cầu và hoạt động vui chơi có mô hình Góp xanh môi trường tại công viên 23/9 (đang trình Ủy ban nhân dân thành phố xin chủ trương).

1.4. Mở rộng hợp tác quốc tế

Tiếp tục củng cố mối quan hệ với các đối tác quốc tế chiến lược và không ngừng mở rộng tìm kiếm cơ hội hợp tác và kết nối với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Hội thảo “Nâng cao năng lực Hệ thống Đo lường, Báo cáo và Thẩm tra; hỗ trợ tiến hành Dự án Kiểm kê khí nhà kính cho thành phố Hồ Chí Minh; tập huấn về Quản lý tổng hợp chất thải rắn; Hội thảo “Xây dựng chiến lược và Kế hoạch hành động của thành phố phát triển hướng ra biển thích ứng với biến đổi khí hậu; hội thảo “Bảo vệ vùng ven biển và Quản lý sông rạch ứng phó với biến đổi khí hậu”; Hội thảo “Nghiên cứu hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn thu hồi năng lượng tại TP.HCM”; Hội thảo quốc tế về “Cách thức phát triển châu Á thành xã hội phát thải carbon thấp: Hệ thống Đo lường, Báo cáo và Thẩm tra và cơ hội hợp tác”; Hội thảo cấp cao lần thứ 4 về các thành phố bền vững môi trường; Hội nghị quốc tế về "Giảm thiểu các chất ô nhiễm khí hậu tuổi thọ ngắn (SLCPs) từ lĩnh vực chất thải đô thị"; Hội thảo về Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu; Hội thảo “Hệ thống quản lý chất thải rắn vùng Mê-kông hướng đến không chất thải, không chôn lấp và giảm phát thải khí nhà kính”; Hội nghị về thích nghi khí hậu và đánh giá rủi ro khí hậu của Mạng lưới liên kết các Thành phố châu thổ; tập huấn về Kiểm kê khí nhà kính (MRV/NAMA); tập huấn về “Nâng cao năng lực về Đo đạc và Đánh giá cho các Sáng kiến Thích nghi với biến đổi khí hậu ở khu vực Đông Nam Á”; thảo luận về việc nghiên cứu triển khai Dự án Kiểm kê khí nhà kính tại thành phố Hồ Chí Minh; Chương trình hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Osaka Phát triển thành phố ít carbon; Hội thảo “Tái sử dụng nước thải trong điều kiện biến đổi khí hậu”.

1.5 Dự án “Tăng cường hòa nhập, tiếp cận an sinh xã hội cho người thu gom rác dân lập tại TP.HCM”

- Tiếp tục kết hợp với Trung tâm Y tế dự phòng các Quận tổ chức tiêm ngừa vaccine uốn ván cho các anh/chị thu gom rác, hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế tự nguyện, tiến hành khám sức khỏe hàng năm, tập huấn về sơ cấp cứu và an toàn lao động, hỗ trợ bộ đồ bảo hộ lao động

- Tiến hành khảo sát nghiên cứu cơ hội tăng thu nhập và thị trường tiềm năng cho người thu gom rác dân lập.

- Tổ chức đi tham quan, học tập mô hình tại Thái Lan , dự kiến tổ chức từ ngày 22-25/12/2013.

1.6 Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu – lĩnh vực giao thông và năng lượng”

- Hỗ trợ chuyên gia dự án thu thập dữ liệu trong lĩnh vực giao thông và năng lượng sử dụng để phân tích tình hình sử dụng năng lượng, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính.

- Ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý dự án (IA4) Hỗ trợ kỹ thuật chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu – lĩnh vực giao thông và năng lượng.

- Đã thu thập được số liệu về phát thải khí nhà kính tại TP.HCM trong lĩnh vực giao thông và năng lượng. Hiện các chuyên gia của dự án đang phân tích số liệu.

- Tham gia tập huấn về sử dụng mô hình kiểm kê khí nhà kính về năng lượng và giao thông.

2. Nhận xét-đánh giá

2.1 Những mặt tích cực:

Do Văn phòng Biến đổi khí hậu vừa được thành lập, cơ cấu tổ chức chưa đi vào ổn định, nhân sự còn mới, cơ sở vật chất còn thiếu nên đã gặp một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và hỗ trợ nhiệt tình của mạng lưới rộng khắp từ sở ngành đến quận huyện; từ tổ chức, viện trường trong nước đến tổ chức, doanh nghiệp quốc tế, thành phố ngày càng có nhiều hoạt động tích cực để thực hiện thích nghi, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như để tận dụng các cơ hội mà ảnh hưởng tích cực của biến đổi khí hậu mang lại cho thành phố.

2.2 Những mặt tồn tại:

Quá trình triển khai công việc của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, thành phố gặp một số khó khăn chủ quan và khách quan như sau:

- Biến đổi khí hậu là một lĩnh vực mới nên công tác lồng ghép biến đổi khí hậu vào quản lý chuyên ngành còn chưa cao.

- Cơ sở dữ liệu (số liệu) của các sở ban ngành thường được lưu giữ tại cơ quan, chưa có một trung tâm lưu giữ chung cho toàn thành phố, do đó số liệu rất rời rạc, chưa được tích hợp thống nhất rất khó khăn cho quá trình hỗ trợ số liệu cho hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu.

IV. Lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản.

1. Kết quả công tác ước thực hiện năm 2013:

- Đã hoàn thành cơ bản đề án sau: (i) Lập bản đồ phân vùng cấm và hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố; (ii) Tập trung đầu mối quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thành phố; (iii) Kiểm tra hoạt động khoáng sản.

- Đã nghiệm thu đề án và đang tiến hành thanh quyết toán đề án: Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đã hoàn thành thanh lý các hợp đồng thực hiện Chương trình INSAR và Quy hoạch khoáng sản rắn thành phố Hồ Chí Minh.

- Chưa triển khai đề án: Điều tra tài nguyên môi trường biển vì chưa có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Về thực hiện quyết định 69/2007/QĐ-UBND, hiện nay đang áp dụng trong việc cấp, gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố. Sau khi bản đồ cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất được nghiệm thu và nghị định hướng dẫn triển khai luật tài nguyên nước năm 2012 thì quyết định sẽ được chỉnh sửa (dự kiến quý I năm 2004 trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt).



2. Nhận xét, đánh giá:

2.1 Những mặt tích cực:

- Công tác chuyên môn thực hiện tốt;

- Các chương trình, đề án của kế hoạch năm 2013 đang được triển khai đúng và vượt tiến độ;

2.2 Những mặt tồn tại:

- Công tác thanh lý hợp động một số đề án chậm.



V. Công tác thanh tra, kiểm tra tài nguyên môi trường:

1. Kết quả công tác ước thực hiện năm 2013:

Tình hình xử phạt vi phạm hành chính năm 2013 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

- Ban hành 39 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổng số tiền phạt là 546 triệu đồng.

- Kiến nghị và Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 50 quyết định xử phạt, tổng số tiền phạt là 4,75 tỷ đồng.

- Kiến nghị và Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 06 quyết định tạm đình chỉ.

2. Nhận xét, đánh giá:

2.1 Những mặt tích cực:

Việc xử lý vi phạm hành chính hiện nay được thực hiện theo quy định Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, gồm việc phạt tiền và hình thức xử lý buộc tạm đình chỉ, buộc di dời và cấm hoạt động. So với các nghị định xử phạt trước kia, Nghị định 117/2009/NĐ-CP có nhiều mặt tích cực hơn như mức tiền phạt được tăng cao, các hành vi vi phạm được quy định chi tiết hơn, việc chế tài nghiêm khắc hơn…tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong khi thi hành.

2.2 Những mặt tồn tại:

2.2.1 Quy định hành vi vi phạm: có nhiều hành vi vi phạm quy định chưa phù hợp với thực tế, chưa tạo được sự công bằng, có sự xung đột pháp luật, như:

- Hành vi không thực hiện đúng theo Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường: hiện nay Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (do Luật BVMT năm 1993 quy định) vẫn còn giá trị, tuy nhiên nghị định xử phạt không quy định hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép này.

- Vi phạm quy định về Đề án bảo vệ môi trường: hiện nay quy định về lập đề án bảo vệ môi trường đang tạm hoãn, chờ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, do đó với vi phạm không có đề án bảo vệ môi trường, việc yêu cầu khắc phục hành vi vi phạm là không khả thi.

- Vi phạm liên quan đến lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: theo quy định trường hợp doanh nghiệp đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mà có dự án nâng cao suất quy mô có chiều hướng ảnh hưởng xấu đến môi trường thì phải lập ĐTM bổ sung, tuy nhiên hiện nay chưa quy định mức độ tăng công suất, quy mô của dự án, dẫn đến việc xử lý sẽ tùy tiện.

- Vi phạm về xả thải khí, bụi: thực tế kiểm tra có hơn 90% doanh nghiệp có sử dụng lò hơi (phát sinh khí thải) vi phạm (chủ yếu là khí CO). Vi phạm này không mang tính cố tình, mà phụ thuộc vào yếu tố khách quan (nguyên liệu, nguyên lý đốt). Khắc phục vi phạm này cũng không dễ, có đầu tư hệ thống xử lý khí thải tốn kém cũng khó đảm bảo đạt, mà phụ thuộc vào phương thức vận hành lò và nguồn nguyên liệu đốt.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại (Điều 17): Trong việc quản lý xử lý chất thải nguy hại, chỉ mới quy định ở yếu tố định tính, chưa định lượng. Nghĩa là nếu đã xác định là chất thải nguy hại thì với số lượng ít hay nhiều đều phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý. Việc chuyển giao xử lý là sự ký kết, thỏa thuận giữa chủ nguồn thải với đơn vị xử lý (đơn vị nhà nước và tư nhân), là giao dịch dân sự. Với chủ nguồn thải phát sinh chất thải với số lượng ít, có không ít trường hợp đơn vị vận chuyển, xử lý không chịu thu gom do không đảm bảo lợi nhuận.

Thực tế, tất cả các ngành nghề sản xuất đều có phát sinh chất thải nguy hại nhưng với số lượng khác nhau, từ vài bóng đèn, vài miếng giẻ lau (may mặc, dịch vụ..) đến vài tấn bùn thải nguy hại (thuộc da,…). Các đơn vị này nếu vi phạm đều bị xử lý chung ở một mức độ (có mức phạt từ 100 triệu đến 150 triệu) do đó khó đảm bảo tính công bằng và khó tránh khiếu kiện.

2.2.2 Quy định chế tài buộc tạm đình chỉ, buộc di dời và cấm hoạt động:

- Hiện nay thành phố chưa ban hành Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý ô nhiễm và Quyết định buộc di dời cơ sở ô nhiễm.

- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mức độ gây ô nhiễm làm cơ sở phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó tiêu chí phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường chưa phù hợp, nên tất cả đơn vị nếu có vi phạm xả thải (nước thải, khí thải, ồn, rung) dù rất nhẹ (ví dụ vượt 1,1 lần) đều được xem là cơ sở gây ô nhiễm môi trường và bị xử lý theo các hình thức nêu trên, do đó việc xử lý sẽ không công bằng.

- Quy định cơ sở bị buộc tạm đình chỉ “Cơ sở thuộc đối tượng cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiêu chí Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên tục kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người” chưa cụ thể rõ ràng, mức độ gây ô nhiễm chưa được “định lượng” (gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người), do đó xử lý nếu không xem xét tính chất, mức độ vi phạm mà “cào bằng” sẽ dẫn đến tùy tiện, tiêu cực.

- Theo quy định, nếu đơn vị không chấp hành hình thức cấm hoạt động sẽ bị cưỡng chế, trong đó có biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Biện pháp này có tính khả thi, tuy nhiên theo ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Luật Doanh nghiệp không quy định hình thức xử lý thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu vi phạm gây ô nhiễm môi trường, do đó hiện nay không thực hiện được.

2.3 Giải pháp:

- Sở đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, sửa đổi các vướng mắc trên. Vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Nghị định 117/2009/NĐ-CP, gồm một số nội dung sau:

+ Áp dụng hình thức buộc tạm thời đình chỉ hoạt động sẽ được căn cứ theo mức độ vi phạm của các hành vi xả thải (nước thải, khí thải, độ ồn, rung).

+ Áp dụng hình thức buộc di dời, cấm hoạt động được giữ nguyên theo quy định hiện nay.

+ Các biện pháp cưỡng chế buộc ngưng hoạt động được giữ nguyên theo quy định hiện nay.

- Trong khi chờ Thủ Tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố ban hành “Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời, bị cấm hoạt động”, Sở tiếp tục áp dụng quy định buộc tạm đình chỉ hoạt động đối với “Đơn vị thuộc đối tượng cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vi phạm liên tục, kéo dài”. Trường hợp đơn vị đã bị buộc tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc tái phạm, xem xét tính chất, mức độ vi phạm, Sở sẽ tham mưu kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định buộc cấm hoạt động.



VI. Kiến nghị:

- Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương hạn chế giao đất cho các dự án nhỏ, lẻ, manh mún; tập trung đầu tư cho các dự án lớn theo các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung hoặc cụm công nghiệp nhằm phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phát triển theo hướng hiện đại, tiết kiệm quỹ đất và bảo vệ môi trường.

- Với tích chất đặc trưng của công tác ứng phó với biến đổi khí hậu là phối hợp và kêu gọi đầu tư với cộng đồng quốc tế. Điều này đã được thể hiện rõ trong Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó kêu gọi hỗ trợ nước ngoài chiếm 50% tổng kinh phí của Chương trình. Do đó, việc hội nhập quốc tế là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Chương trình. Do đó, Văn phòng Biến đổi khí hậu kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố có cơ chế mở, đặc thù trong việc đi nước ngoài tìm kiếm đầu tư và tiếp nhận nguồn viện trợ nước ngoài.

­­­­­­­­- Đối với công tác điều phối thực hiện chương trình Giảm ô nhiễm môi trường: tiến độ thực hiện báo cáo thường chậm hơn so với yêu cầu của Lãnh đạo, do đây là một Chương trình phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ, xuyên suốt và kết quả thực hiện của các Sở, Ngành, Quận/huyện. Thêm vào đó, hiện nay việc đánh giá đánh giá tình hình triển khai 03 năm 2011-2013 theo các mục tiêu đề ra mang tính chất chủ quan, chủ yếu đánh giá sơ bộ dựa theo số liệu thống kê những việc đã làm được, thiếu cơ sở khoa học. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu phương pháp luận khoa học, kinh phí phân bổ chậm, thiếu thống nhất trong cách triển khai kế hoạch. Do đó, để đạt được các mục tiêu theo kế hoạch cần phải nhanh chóng triển khai thêm một số giải pháp và bổ sung một số chương trình cần thiết, cũng như tạo sự đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các giải pháp. Từ những khó khăn trên, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố tạo điều kiện thực hiện những đề xuất, chấp thuận bổ sung một số chương trình với tổng kinh phí dự trù khoảng 17,1 tỷ đồng, thực hiện trong 2 năm 2014 – 2015.

- Theo Điều 39 Nghị định 29/20011/NĐ-CP ngày 18/04/2011, các cơ sở chưa có các hồ sơ như Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường, trong thời hạn không quá 2 năm phải thực hiện lập đề án Bảo vệ môi trường chi tiết hoặc đề án Bảo vệ môi trường đơn giản, tuy nhiên Thông tư hướng dẫn lập đề án 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 mới ban hành đã trễ gần 1 năm, và theo công văn mới nhất của Bộ Tài nguyên và môi trường, thì đến ngày 5/6/2013 ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án BVMT (thời gian thực hiện chỉ 1 năm), do thời gian quá ngắn nên vẫn còn một số đơn vị chưa kịp thực hiện. Do vậy kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường gia hạn thêm thời gian thực hiện đề án để các doanh nghiệp có thể kịp thực hiện.

- Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng phối hợp ban hành quy định về kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các dự án, cơ chế phối hợp giữa các Sở, Ngành và quận-huyện để đảm bảo các dự án thực hiện đúng tiến độ, đúng quy hoạch, sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả.



Каталог: hinhanhposttin -> 2013-12
hinhanhposttin -> TÊn cơ quan, ĐƠn vị CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Mẫu số: 02-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2013-12 -> SỞ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG

tải về 195.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương