SỞ TÀi nguyên và MÔi trưỜng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 195.37 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích195.37 Kb.
#25083
  1   2   3

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 2013


Số: 7326 /TNMT-KH


V/v Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thực hiện văn bản số 9004/SKHĐT-TH ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo với nội dung chủ yếu sau:

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2013

Căn cứ Quyết định số 01/2013/QĐ – UBND ngày 05/01/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2013; Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2013

Qua Triển khai thực hiện công tác năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả đã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về lĩnh vực tài nguyên và môi trường như sau:

I. Lĩnh vực quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ:

1. Kết quả công tác ước thực hiện năm 2013:

1.1 Xây dựng văn bản pháp quy: Trình UBND Thành phố về Dự thảo sửa đổi, bổ sung quyết định số 35/2010/QĐ-UBND về Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2013 thay thế Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền sử dụng đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân.

1.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2011-2015 của thành phố trình Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch kế hoạch sử dụng của quận-huyện và phường-thị trấn cũng được tiến hành lập song song. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thẩm định đối quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Quận 7, Quận Tân Bình và huyện Hóc Môn, Quận 1, 5, 8, Thủ Đức huyện Củ Chi đang trong quá trình thẩm định đối với hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1.3 Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Hồ Chí Minh: Phối hợp với các quận, huyện triển khai công tác năm 2013 theo công văn 494/TNMT-QLBĐ ngày 23/01/2013; Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 20/24 quận – huyện tham gia Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, trong đó có 9 quận, huyện đã hoàn thành, 11 quận – huyện đang trong thời gian hoàn tất theo yêu cầu, riêng quận 4, 7, Tân Bình và huyện Hóc Môn chưa tham gia Công tác Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại địa phương; Triển khai cho 24 quận – huyện thực hiện kết nối tra cứu thông tin đất đai trên trang thông tin điện tử, đến nay có 5/24 quận – huyện thực hiện

1.4 Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố:

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức: Văn phòng đăng ký thành phố cấp 2.983 giấy chứng nhận.

- Cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân: Tính đến tháng 9 năm 2013, các quận, huyện cấp được 78.178 giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân, đạt tỷ lệ 80,1% so với chỉ tiêu của cả năm 2013 là 95.729 giấy chứng nhận.

Tổng số Giấy chứng nhận đã cấp đối với đất ở trên địa bàn thành phố từ trước đến nay (giấy đỏ, giấy hồng qua các thời kỳ) là 1.366.776 Giấy chứng nhận trên tổng số 1.523.578 nhà, đất trên địa bàn, với diện tích đất ở đã cấp Giấy chứng nhận là 21.526,9 ha đạt tỷ lệ 90,1%.

Dự kiến từ nay đến cuối năm 2013, các quận, huyện tiếp tục cấp Giấy chứng nhận cho 13.784 trường hợp để đảm bảo cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trên toàn thành phố theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố; trong đó tập trung giải quyết cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở hội đủ các đặc điểm: căn hộ đã xây dựng xong, đã bàn giao cho khách hàng, khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với chủ đầu tư.

- Tiếp tục hướng dẫn các quận, huyện:

+ Phân loại các trường hợp không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định hiện hành để lập hồ sơ quản lý; khi có điều chỉnh chính sách mà các trường hợp này được chuyển thành đủ điều kiện thì tiếp tục giải quyết cấp Giấy chứng nhận.

+ Lập hồ sơ quản lý đối với các trường hợp không đủ điều kiện: trên cơ sở các trường hợp không đủ điều kiện, các quận, huyện cập nhật thông tin về chủ sử dụng, hồ sơ kỹ thuật thửa đất trên tập tin Sổ Mục kê để theo dõi, quản lý, cập nhật biến động hoặc cấp giấy chứng nhận khi đã được tháo gỡ vướng mắc và người dân xin cấp Giấy chứng nhận.

+ Phối hợp với cơ quan tài chính đẩy nhanh việc tính và thu tiền sử dụng đất, đáp ứng kịp thời yêu cầu của chủ đầu tư các dự án đang chờ hoàn tất thủ tục để nộp tiền sử dụng đất.

+ Ban hành văn bản 1290/TNMT-VPĐK ngày 14/3/2013 để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà trong các dự án phát triển nhà ở.

1.5 Tình hình giao đất, cho thuê đất: Trình Ủy ban nhân dân Thành phố:

- Giao/thuê đất để thực hiện các dự án mới (theo QĐ 19): 92 dự án, diện tích 115,9ha (đất ở 28 DA, diện tích 64,2ha; SXKD 25 DA, diện tích 16,2ha; PLCC 39 DA, diện tích 35,5ha).

- Công nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị đang sử dụng (QĐ 35): 4.274 khu đất (đất do các tổ chức kinh tế, hành chính sự nghiệp là 2.292 khu; rừng phòng hộ 351 khu; nông – lâm trường 904 khu).

- Chấp thuận địa điểm đầu tư đối với 56 dự án.

1.6 Công tác kiểm tra, xử lý tiến độ thực hiện dự án:

- Trình Ủy ban nhân dân Thành phố thu hồi, chấm dứt thực hiện 31 dự án với tổng diện tích 270ha, trong đó gồm 13 dự án nhà ở (diện tích 246,2ha) và 17 dự án sản xuất kinh doanh, phúc lợi công cộng (diện tích 23,8ha).

- Trình Ủy ban nhân dân Thành phố thông báo chấm dứt 155 dự án đã được chấp thuận địa điểm đầu tư do chậm tiến độ thực hiện, chủ đầu tư không còn nhu cầu hoặc khả năng đầu tư, …

1.7 Công tác lập Bảng giá đất hàng năm: Triển khai điều tra giá đất năm 2012-2013 để tổng hợp số liệu làm cơ sở để phân tích xây dựng Bảng giá đất năm 2014; triển khai cho quận, huyện rà soát báo cáo các tuyến đường, đoạn đường có đầu tư, nâng cấp và biến động về giá đất đề xuất bổ sung trong công tác xây dựng bảng giá đất năm 2014; Lập dự toán cho công tác xây dựng Bảng giá đất năm 2015.

1.8 Công tác thu hồi, đấu giá quyền sử dụng đất:

- Về công tác đấu giá: Đã đấu giá thành công: 03 khu, TDT: 2.051 m2; Đang lập thủ tục tổ chức đấu giá: 06 khu, TDT: 1,4810 ha; Trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt danh mục đấu giá năm 2013: 06 khu, TDT: 4,5982 ha và Danh mục chuyển tiếp từ 2012: 19 khu, TDT: 206,5543 ha.

- Về công tác thu hồi đất: Hoàn thành công tác thu hồi và tiếp nhận mặt bằng 09 khu đất, TDT: 5,9600 ha; Phối hợp đơn vị liên quan xử lý tài sản trên đất 15 khu, TDT: 8,6495; Lập thủ tục đo đạc, cắm mốc, phục hồi ranh: 16 khu, TDT: 18,6098 ha; Trình UBND Thành phố chấp thuận chủ trương thu hồi các khu đất tạo quỹ thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Bình Tiên và quỹ đất hoàn vốn xây dựng tuyến đường Vành đai 2

1.9 Công tác bản đồ địa chính:

- Công tác “Rà soát chỉnh lý biến động bản đồ địa chính trên địa bàn thành phố Hố Chí Minh”: đang xây dựng Dự án tổng thể trình Bộ Tài nguyên và Môi trường theo yêu cầu tại công văn số 677/TCQLĐĐ ngày 06/8/2012 của Tổng cục Quản lý đất đai.

- Công tác xây dựng đơn giá đo đạc bản đồ địa chính: đang lấy ý kiến các đơn vị và cá nhân có liên quan.

- Công tác địa giới hành chính: Đang phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện Kế hoạch số 4075/KH-UBND ngày 20/8/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về rà soát, hiệu chỉnh và lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp thành phố Hồ Chí Minh theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (Giai đoạn 1: cấp phường - xã - thị trấn); ban hành văn bản số 2933/TNMT-QLBĐ ngày 17/05/2013 về đăng tải, in ấn, sử dụng các ấn phẩm có thể hiện bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.

2. Nhận xét, đánh giá:

2.1 Những mặt tích cực:

- Phối hợp tốt với đơn vị tư vấn và các quận, huyện trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai

- Số lượng hồ sơ cấp Giấy chứng nhận tăng so với cùng kỳ là do các dự án phát triển nhà ở bán đã lâu nhưng nay chủ đầu tư mới nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà do chủ trương đã mở, thoáng hơn trước và chỉ đạo chung của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố là triển khai nhanh công tác cấp giấy chứng nhận cho người dân.

- Số lượng hồ sơ đăng ký biến động giảm là do thị trường bất động sản vẫn còn “đóng băng” nên giao dịch nhà đất vẫn chưa khởi sắc; riêng về việc thế chấp thì do chủ trương của nhà nước nên lãi suất cho vay giảm nên hồ sơ thế chấp đã tăng dần trở lại. Việc lãi suất cho vay giảm nên ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay, do đó việc yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tăng lên.

- Việc cho số vào sổ cấp giấy chứng nhận và ký phát hành bản sao giấy chứng nhận theo Nghị định 88 và Thông tư 17 được tập trung về một đầu mối là Văn phòng Đăng ký thành phố, nên việc lập và cập nhật sổ địa chính mới đối với đất tổ chức được đầy đủ, liên tục không bị gián đoạn như thời gian trước đây.

2.2 Những mặt tồn tại:

- Căn cứ cơ sở pháp lý để giải quyết hồ sơ phải dựa trên nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành như luật Đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, bộ luật dân sự ... tuy nhiên văn bản pháp luật chưa rõ ràng, còn chồng chéo nên đôi khi còn khó khăn trong nhận định giải quyết hồ sơ.

- Hiện nay nhập hồ sơ đầu vào tất cả 05 phần mềm: phần mềm hồ sơ giao dịch bảo đảm, phần mềm đăng ký biến động nhà đất, phần mềm lõi, phần mềm một cửa điện tử, và phần mềm VILIS. Việc nhập dữ liệu mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng tới tiến độ giải quyết hồ sơ.

II. Lĩnh vực quản lý môi trường đô thị:

1. Kết quả công tác ước thực hiện năm 2013:

1.1 Về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt:

Thực hiện rà soát và điều chỉnh các quy trình kỹ thuật vận hành trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn thay thế cho các Quyết định của Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành trước đây và ban hành Quyết định phê duyệt cự ly thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt năm 2013 cho tất cả 22 Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận huyện, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố và Hợp tác xã vận tải công nông.

Tiếp tục tăng cường quản lý các tuyến kênh và ven kênh trong năm 2013, cùng với Ủy ban nhân dân quận 8 đã hoàn chỉnh dự án vớt rác trên và ven kênh Đôi, kênh Tàu hủ, kênh Tẻ và kênh Bến nghé (giao Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận 8 làm chủ đầu tư) và đã trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét chấp thuận để phục vụ cho phát triển du lịch đường sông trên địa bàn thành phố

Tổ chức, đánh giá lại các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố về mặt môi trường. Qua khảo sát bô rác, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất ủy ban nhân dân thành phố cải tạo 13/48 trạm trung chuyển chất thải rắn không đảm bảo về mặt môi trường cần đầu tư mới. Hiện nay, công tác giải toả và đầu tư mới đã giao cho Ban quản lý các Khu liên hợp xử lý chất thải làm chủ đầu tư, dự kiến tổ chức triển khai trong năm 2013. Đồng thời, phối hợp với quận, huyện lên kế hoạch giải tỏa hoặc giảm công suất tiếp nhận của 24 trạm trung chuyển rác không đảm bảo môi trường trên địa bàn thành phố.

Kiểm tra giám sát hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các bãi chôn lấp và nhà máy xử lý rác tại 02 khu liên hợp xử lý chất thải trên địa bàn thành phố.

Tổng khối lượng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong năm 2013 là 2.503.210 tấn, trung bình 6.858 tấn/ngày. Với các công trình, dự án đang hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

+ Bãi chôn lấp số 3, công suất 1.000 – 2.000 tấn/ngày (bắt đầu vận hành vào tháng 9/2013 thay thế bãi chôn lấp số 02)

+ Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam - Vietnam Waste Solution (VWS)- Hoa Kỳ, công suất 3.000 tấn/ngày.

+ Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân bón của Công ty Vietstar – Lemna (Hoa kỳ), công suất tiếp nhận 600 tấn/ngày.

+ Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân bón của Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa, công suất 100 tấn/ngày (đang vận hành thử nghiệm).

Tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: (1) Khu vực nội thành: khoảng 95% thu trực tiếp từ các hộ dân và 5% còn lại thu gom dọc theo tuyến đường, các bô rác, thùng rác công cộng, vớt rác trên kênh. (2) Khu vực ngoại thành: thu gom, xử lý từ các hộ dân khoảng 70- 80%, do khu vực ngoại thành còn nhiều khu đất trống như ao, vườn do đó một bộ phận nhỏ người dân khu vực ngoại thành tự xử lý rác trong khu vườn của mình.

1.2 Về công tác quản lý chất thải công nghiệp-chất thải nguy hại

Hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại và xử lý hàng hóa, chất thải đảm bảo về mặt môi trường cho 93 Công ty.

Kiểm tra các đơn vị vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố; Phối hợp với Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp kiểm tra các cơ sở sản xuất trong KCN – KCX về công tác bảo vệ môi trường.

Tiếp nhận và xử lý báo cáo quản lý CTNH: tiếp nhận và xử lý (tổng hợp số liệu, kiểm tra nội dung báo cáo theo qui định về quản lý CTNH) gần 800 báo cáo quản lý chất thải nguy hại của Chủ nguồn thải. Trong đó đã có văn bản gửi các chủ nguồn thải đối với các trường hợp thực hiện không đúng các qui định về quản lý, báo cáo quản lý CTNH.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu, cập nhật, và từng bước kiểm soát chặt về công tác quản lý chất thải đối với các cơ sở lớn, có nguy cơ ô nhiễm cao, đảm bảo có hệ thống xử lý chất thải, có nơi lưu trữ chất thải đúng quy định;

Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại được đánh giá: 100%. Trong đó các cơ sở xử lý chất thải nguy hại hoạt động tại thành phố xử lý ước khoảng 30-40%, phần chất thải nguy hại còn lại được thu gom, vận chuyển về các tỉnh thành khác để xử lý.

1.3 Về công tác quản lý Chất thải y tế:

Ban hành Quyết định số 1302/QĐ-TNMT-CTR ngày 31 tháng 7 năm 2013 về duyệt Quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế - thú y – gia cầm dịch bệnh thay thế Quyết định số 733/QĐ-GT ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Sở Giao Thông Công Chánh về duyệt quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và xà bần - bảo quản nghĩa trang – nhặt, bảo quản, thiêu, chôn cốt, xác vô thừa nhận – thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế, thay thế Quyết định số 307/QĐ-TNMT-CTR ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Sở Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy trình xử lý, tiêu hủy gia súc, gia cầm của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị thành phố.

Phối hợp với Sở y tế kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay hoạt động xử lý chất thải rắn y tế được Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố thực hiện bằng công nghệ xử lý chủ yếu là sử dụng lò đốt. Trong năm 2012, Thành phố đã đưa thêm 01 nhà máy xử lý chất thải rắn y tế có công suất 21 tấn/ngày (nhà máy đặt tại công trường Đông Thạnh – Hóc Môn) tăng công suất tiếp nhận xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Thành phố là 32 tấn/ngày bao gồm:

+Lò đốt 4 tấn/ngày và 7 tấn/ngày hoạt động tại nghĩa trang Bình Hưng Hoà.

+ Lò đốt 21 tấn/ngày tại bãi chôn lấp rác Đông Thạnh (Hóc Môn).

Khối lượng chất thải rắn y tế trong năm 2013 thu gom, xử lý ước khoảng 16-17 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải y tế được đánh giá: 100% chất thải rắn y tế phát sinh tại các bệnh viện, các trung tâm lớn được thu gom, xử lý; Riêng chất thải y tế phát sinh tại các phòng khám nhỏ lẻ thu gom trực tiếp đúng tuyến đạt 85-90%, còn 10-15% thải bỏ chung với chất thải rắn sinh hoạt và được vận chuyển về bãi chôn lấp hợp vệ sinh..

1.4 Tỷ lệ các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đang hoạt động hệ thống xử lý nước thải tập trung là 100%. Hiện nay, các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) đang tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy xử lý nước thải tập trung để đáp ứng yêu cầu phát triển và hoạt động: KCN Lê Minh Xuân và KCN Tân Bình đang xây dựng thêm 01 đơn nguyên 2.000 m3/ngày, KCN Tân Tạo và KCN Hiệp Phước mở rộng thêm 01 đơn nguyên 3.000 m3/ngày. Nhìn chung các nhà máy XLNT tập trung vận hành ổn định, chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn nước thải công nghiệp. Riêng KCN Tân Phú Trung do đặc điểm phải tiếp nhận nước thải của các doanh nghiệp hiện hữu (hoạt động từ trước khi thành lập KCN) do đó gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới thu gom (trải dài) thỏa thuận đấu nối thoát nước.

1.5 Tỷ lệ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng: Trong số 37 cơ sở nằm trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, hiện 35/37 cơ sở đã được rút tên, đã di dời, đã khắc phục ô nhiễm hoặc ngưng hoạt động. Trong đó có 02 cơ sở (Nhà máy xi măng Hà Tiên, Xí nghiệp Ba Son) đã khắc phục ô nhiễm nhưng chưa di dời là do đặc thù ngành nghề và nằm trong khu vực dân cư, theo quy hoạch thì lộ trình di dời kéo dài đến năm 2017, 2018 và do Trung ương quản lý, Ủy ban nhân dân thành phố đã có kiến nghị các Bộ ngành trung ương thực hiện di dời. Ngoài ra còn thực hiện tái kiểm tra, đo đạc định kỳ 6 tháng/lần đối với các đơn vị đã và chưa thực hiện rút tên theo quyết định 64/QĐ-TTg.

1.6 Tình hình thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Cam kết bảo vệ môi trường: số lượng cam kết bảo vệ môi trường của 24 quận/huyện là 112 dự án

- Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: tiếp nhận 106 dự án ĐTM, tổ chức họp thẩm định 100 dự án. Trong đó đã ra quyết định phê duyệt 83 dự án. Còn 06 dự án đang chờ lập hội đồng thẩm định.

- Công tác kiểm tra hậu kiểm báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt (104 dự án). Kết quả: 16 dự án chưa triển khai xây dựng; 38 dự án đang xây dựng; 50 dự án đã đi vào hoạt động.

- Xác nhận hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường: tiếp nhận 43 dự án, đã kiểm tra thực tế 51 dự án, xác nhận hoàn thành 35 dự án, còn 02 dự án đang chờ kiểm tra thực tế

1.7 Về thực hiện các chương trình, đề án:

1.7.1 Tiến độ thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015: Hoàn chỉnh báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Đề án bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai gởi Bộ TNMT, phối hợp với Tổng cục MT tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Đề án bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai. Hoàn chỉnh báo cáo tổng kết năm 2013 triển khai Đề án bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai.

1.7.2 Tình hình triển khai thực hiện chương trình đột phá: chương trình giảm ô nhiễm môi trường:

- Trình Ủy ban nhân dân thành phố về xin chủ trương chấp thuận bổ sung một số đề án nhằm đạt mục tiêu đề ra trong Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015.

- Hoàn chỉnh dự thảo báo cáo sơ kết 03 năm triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2013 và kế hoạch 2014-2015 trình Ủy ban nhân dân thành phố.

1.7.3 Về lĩnh vực chất thải rắn:

- Lập qui hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: trình Ủy Ban nhân dân thành phố xem xét đề cương, dự toán kinh phí thực hiện lập quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

- Về xây dựng dự thảo quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập (thay thế QĐ 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998): đang hoàn chỉnh dự thảo trong đó chú trọng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các lực lượng rác dân lập.

- Đã hoàn chỉnh nội dung điều chỉnh Quyết định 88/2008/QĐ-UBND theo góp ý của các quận, huyện (lần 2) và đang tiếp tục lấy ý kiến lần 3 của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện và các đơn vị có liên quan để hoàn thành dự thảo trình Ủy Ban nhân dân thành phố cuối năm 2013.

- Dự thảo Sửa đổi Quyết định số 73/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 05 năm 2007 của Ủy Ban nhân dân thành phố về ban hành quy định quản lý bùn hầm cầu trên địa bàn thành phố.

- Dự thảo Quy định về quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các chợ, siêu thị, khu dân cư cao cấp, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụ thể như sau:

+ Tổ chức hậu kiểm, đánh giá quá trình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các hệ thống siêu thị, KCX Tân Thuận và Khu công nghệ cao đã thực hiện từ năm 2012 .

+ Hợp tác với Cục Môi trường thành phố OSAKA tổ chức triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các hộ dân của phường Bến nghé, quận 1 và phường 14, quận Bình Thạnh .

+ Phối hợp với UBND quận 6 xây dựng phương án, kế hoạch hành động để thực hiện thí điểm chương trình PLCTR TN tại phường 12 quận 6 theo chỉ đạo của UBND TP, chương trình này đang xúc tiến về mặt thủ tục để triển khai đầu tư các phương tiện (xe, contaner, thùng rác) để phục vụ cho chương trình này, dự kiến triển khai vào cuối năm 2013.

- Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai các dự án xã hội hóa về xử lý rác, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố: Trong năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đề xuất thêm các dự án xử lý: 02 dự án xử lý bùn thải và 03 dự án xử lý chất thải công nghiệp- chất thải nguy hại. Các dự án này có công nghệ tiên tiến nên phù hợp với chủ trương xã hội hóa xử lý chất thải của thành phố, ủy ban nhân dân thành phố đang xem xét về mặt công nghệ xử lý. Theo kế hoạch thì khi các dự án nêu trên đi vào vận hành sẽ đảm bảo xử lý triệt để, an toàn về môi trường đối với khối lượng bùn thải, chất thải rắn công nghiệp và nguy hại dự báo phát sinh tại thành phố giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020..

1.8 Tình hình quan trắc các vấn đề về ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, ô nhiễm không khí.

- Tiến hành 12 đợt lấy mẫu hàng tháng để đánh giá chất lượng không khí ảnh hưởng do hoạt động giao thông (06 trạm) và 04 đợt lấy mẫu hàng quý để đánh giá chất lượng không khí xung quanh (9 trạm); 12 đợt đo đạc hàng tháng 15 trạm thuỷ văn; 12 đợt lấy mẫu hàng tháng 22 trạm quan trắc nước mặt; 04 đợt lấy mẫu hàng quý 10 trạm quan trắc nước kênh rạch; 04 đợt lấy mẫu hàng quý 15 trạm quan trắc nước dưới đất; 12 đợt lấy mẫu hàng tháng 09 trạm quan trắc nước biển ven bờ; Đảm bảo thu nhận, đánh giá, xử lý và báo cáo kết quả quan trắc môi trường hàng tháng, quý, 6 tháng, báo cáo năm và theo yêu cầu đột xuất.

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo đầu tư các dự án nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường gồm: dự án đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm, dự án đầu tư 02 trạm quan trắc không khí tự động và 02 trạm quan trắc nước mặt tự động, dự án quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng và trình phê duyệt bộ đơn giá quan trắc môi trường TP. HCM.

- Khảo sát vị trí lắp đặt bổ sung trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành trên hệ thống kênh Tàu Hủ, kênh Bến Nghé và Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

- Tham gia thực hiện dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước” với tổ chức JICA (Nhật Bản).

1.9 Các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân trên địa bàn TP. HCM:

- Công tác phối hợp liên tịch: Phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn tham gia bảo vệ môi trường” tại các phường, xã điểm có kênh rạch bị ô nhiễm; Phối hợp Ban thường vụ Thành Đoàn tổ chức 05 ngày Chủ nhật xanh.

- Công tác đào tạo, tập huấn: Tổ chức 07 lớp tập huấn về nội dung sản xuất sạch hơn và 08 lớp về nội dung pháp luật bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp; Tổ chức 24 đợt tập huấn cho ban điều hành khu phố về việc triển khai thực hiện mô hình khu phố không rác; Tổ chức 06 lớp tập huấn về nông thôn mới; Tổ chức 04 lớp tập huấn dành cho các đơn vị liên tịch cấp thành phố.

- Các hoạt động và sự kiện nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường: Tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Môi trường thế giới ; Tổ chức Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn; Tổ chức hội thảo sản xuất và tiêu dùng bền vững; Tổ chức hội thi vẽ tranh dành cho học sinh tiểu học nhân ngày biển và hải đảo; Tham gia gian hàng triển lãm và tuyên truyền trong ngày hội tái chế chất thải; Tổ chức Hội thi “Tự hào khu dân cư tôi” dành cho các khu phố không rác”; Thực hiện chương trình phát thanh Môi trường và Cuộc sống với Đài phát thanh AM; Phát hành và phân phối 140.000 tờ rơi tuyên truyền.


Каталог: hinhanhposttin -> 2013-12
hinhanhposttin -> TÊn cơ quan, ĐƠn vị CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Mẫu số: 02-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2013-12 -> SỞ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG

tải về 195.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương