SỞ TÀi nguyên và MÔi trưỜng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Phần II KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014



tải về 195.37 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích195.37 Kb.
#25083
1   2   3

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014

I. Lĩnh vực quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ:

- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích khoảng 150ha.

- Tiếp tục thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác đang sử dụng đất trên địa bàn Thành phố, dự kiến cấp được khoảng 2.000 giấy chứng nhận.

- Lập kế hoạch và tập trung vào công tác kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn Thành phố.

- Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 901-2008; xây dựng và và ứng dụng công nghệ tin học vào công việc quản lý, báo cáo các dự án được giao đất, cho thuê đất, …

- Xây dựng văn bản pháp luật:

+ Trình thành phố ban hành sửa đổi bổ sung quyết định 35/2010/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

+ Triển khai các văn bản quy định hướng dẫn của Chính phủ về công tác bồi thường, giá đất cho quận, huyện sau khi Luật đất đai sửa đổi có hiệu lực.

- Công tác lập Bảng giá đất hàng năm:

+ Tổ chức phối hợp với các sở ngành, quận – huyện, sở ngành để nghiên cứu dự thảo sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn số 7575/HD-LS về việc hướng dẫn áp dụng Bảng giá các loại đất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại công văn 4016/UBND-ĐTMT ngày 05 tháng 08 năm 2013.

+ Triển khai điều tra giá đất năm 2013, 2014 làm cơ sở để phân tích và xây dựng Bảng giá đất năm 2015 trình thành phố thông qua Hội đồng nhân dân thành phố và ban hành đúng thời gian quy định.

+ Lập dự toán kinh phí năm 2015 cho công tác xây dựng Bảng giá đất năm 2016 và các công tác tác nghiệp vụ liên quan của đơn vị.

- Tiếp tục triển khai đề án nghiên cứu thí điểm phân vùng giá trị đất tại 3 quận theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Hoàn thành Dự án Tổng thể Hồ sơ địa chính và Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai để triển khai Công tác chỉnh lý bản đồ địa chínhtrong năm 2014;

- Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý, khai thác, cập nhật xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh.

- Công tác địa giới hành chính: phối hợp với Sở Nội vụ và các quận, huyện thực hiện Phương án rà soát, hiệu chỉnh và lập bộ bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính các cấp thành phố Hồ Chí Minh theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (Giai đoạn 1: cấp phường - xã - thị trấn).

- Công tác đấu giá:

+ Tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục đưa ra đấu giá QSDĐ: 13 khu đất, TDT: 207,1738 ha, đã được UBND Thành phố phê duyệt trong năm 2013.

+ Trình UBND Thành phố phê duyệt danh mục đấu giá năm 2014: 06 khu đất tại quận 6, 9, 10, H.CG và 852 nền đất thuộc khu TĐC 60,2 ha Nam Rạch Chiếc, P.An Phú, Quận 2.

- Công tác thu hồi:

+ Hoàn thành thủ tục thu hồi và tiếp nhận mặt bằng 06 khu đất, TDT: 8,8341 ha tại Quận 6, 7, 9, Thủ Đức.

+ Bàn giao các khu đất đã đấu giá xong cho người trúng đấu giá.

+ Tiếp tục thực hiện công tác thu hồi xử lý 29 khu đất với tổng diện tích: 1.263,0459 ha.

+ Tổ chức đo đạc và phát hành bản đồ 05 khu đất, TDT: 443,3344 ha.

+ Lập thủ tục xử lý tài sản, hoàn trả chi phí đầu tư vào đất, tài sản đầu tư trên đất 08 khu, TDT: 9,9179 ha.

+ Trình UBND Thành phố chấp thuận chủ trương thu hồi, tạo quỹ đất hoàn vốn xây dựng tuyến đường VĐ 3, 4.

+ Phối hợp UBND các Quận, Huyện triển khai công tác thu hồi tạo quỹ đất sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố về chủ trương thu hồi, tạo quỹ đất dọc tuyến đường Bình Tiên, tuyến đường Vành Đai 2; ĐL Võ Văn Kiệt nối đường cao tốc HCM-Trung Lương.

II. Lĩnh vực quản lý môi trường đô thị:

- Phối hợp các Sở ngành, quận huyện tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, phản ánh về môi trường của các tổ chức, cá nhân; tiếp tục kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và y tế trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Thực hiện đúng quy trình đã ban hành đối với công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo giải quyết hồ sơ đúng tiến độ. Tập trung công tác hậu kiểm, tăng cường kiểm tra đối với các đơn vị đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; nhắc nhở các đơn vị thực hiện việc xác nhận hoàn thành nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo đúng quy định.

- Tiếp tục rà soát, hướng dẫn, tham mưu cấp có thẩm quyền chứng nhận việc hoàn thành xử lý triệt để của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố, rút tên khỏi danh sách theo Quyết định 64/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu hoàn thành việc rút tên khỏi Quyết định 64/QĐ-TTg đối với toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thành phố, ngoại trừ Nhà máy xi măng Hà Tiên, Xí nghiệp Ba Son thuộc thẩm quyền của Trung ương.

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân trên địa bàn TP. HCM:

+ Thực hiện Chương trình thông tin tuyên truyền về môi trường dành cho doanh nghiệp; dành cho cộng đồng.

+ Triển khai các chương trình liên tịch phối hợp hành động bảo vệ môi trường với các đoàn thể.

+ Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức bảo vệ môi trường: tập trung cho cán bộ nòng cốt các đoàn thể cấp thành phố và phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

+ Thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật biển đảo.

+ Tổ chức các sự kiện môi trường: Ngày môi trường thế giới 5/6 (tổ chức đêm nhạc “Vì môi trường thành phố thân yêu”), Lễ phát động chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”, thực hiện gian hàng triển lãm “Môi trường và cộng đồng” trong Ngày hội tái chế chất thải.

+ Tổ chức các hội thi và hội thảo: Hội thi tìm hiểu về công tác bảo vệ môi trường kênh rạch trong cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố, Hội thảo giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường thông qua các đơn vị đoàn thể.

+ Tổ chức ngày hội các doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

+ Tổ chức các chương trình phát thanh và truyền hình.

+ Biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền.

- Triển khai có hiệu quả chương trình Giảm ô nhiễm môi trường, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và Tổng cục môi trường triển khai Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

- Tình hình quan trắc các vấn đề về ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn, ô nhiễm không khí, …

+ Tiếp tục duy trì các hoạt động quan trắc chất lượng nước và quan trắc chất lượng không khí tại TP. HCM.

+ Thực hiện báo cáo quan trắc chất lượng môi trường TP. HCM hàng tháng, quý, năm đúng tiến độ và chất lượng.

+ Hoàn thiện dự án đầu tư nâng cao năng lực quan trắc và phân tích môi trường bao gồm các dự án thành phần: dự án đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm, 02 trạm quan trắc nước mặt tự động và 02 trạm quan trắc không khí tự động, 01 trạm quan trắc không khí tự động di dộng.

- Về Quản lý chất thải rắn:

* Mục tiêu đặt ra:

+ Quản lý toàn bộ lượng chất thải phát sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và từ các địa phương khác chuyển về thành phố Hồ Chí Minh để xử lý, theo định hướng ngày càng nâng cao tỉ lệ tái sử dụng, tái chế và giảm tỉ lệ chôn lấp, hướng tới một hệ thống quản lý bền vững, phục vụ cho nền kinh tế phát triển và phát thải ít carbon.

+ Nâng cao và hoàn chỉnh hệ thống quản lý Nhà nước nhằm điều chỉnh các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và bảo vệ môi trường của tất cả các đối tượng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận (Vùng thành phố Hồ Chí Minh – Vùng miền Đông Nam Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) có các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan (công nghiệp, nông nghiệp, …) theo Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản pháp luật liên quan.

+ Từng bước chuyển hệ thống quản lý Nhà nước từ trạng thái bị động sang hệ thống quản lý chủ động mang tính định hướng cao cho thành phố.



+ Chỉ tiêu về xử lý chất thải rắn: Từ nay đến năm 2015, đảm bảo thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải y tế đúng tuyến 100%.

* Kế hoạch thực hiện:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thức XI về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của Ủy Ban nhân dân thành phố).

+ Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Nghị quyết 16-NQ/TM của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Phấn đấu Giai đoạn 2011 – 2015 đạt tỉ lệ 100% tổng lượng chất thải rắn thông thường ở đô thị, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế được lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Xử lý chất thải rắn làm compost 40%, phân loại tái chế 10%, đốt phát điện 10%, chôn lấp hợp vệ sinh 40% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

+ Xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với từng đối tượng trên địa bàn thành phố. Tập huấn, tuyên truyền về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố; đề xuất UBND TP về tăng thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường và chi trả đúng và đủ cho đối tượng rác dân lập thu gom ngoài hộ dân.

+ Tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố và đề xuất UBND TP tăng phí xử lý đối với chất thải rắn y tế.

+ Đẩy mạnh chính sách quản lý, triển khai xây dựng kế hoạch, lộ trình quản lý chất thải rắn phù hợp với từng giai đoạn trên địa bàn thành phố.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Xây dựng đề án phân loại chất thải rắn tại nguồn sau giai đoạn thí điểm 2013-2015 để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

+ Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân Thành phố Chỉ thị tăng cường quản lý đối với lực lượng thu gom rác dân lập. Phối hợp Liên minh hợp tác xã xây dựng và trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt để làm cơ sở triển khai đề án thí điểm hỗ trợ phát triển HTX thu gom rác trên địa bàn Tp.HCM và Triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ các Hợp tác xã thu gom rác.

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại, xây dựng, bùn thải, y tế); xây dựng mạng lưới và tra suất dữ liệu; xác định tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại và bùn hầm cầu trên địa bàn thành phố.

+ Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính: áp dụng các thủ tục, qui trình theo Iso 9001-2000 và nghiên cứu đề xuất áp dụng xử lý hồ sơ, giấy tờ qua mạng, tiết kiệm và hạn chế sử dụng giấy trong quá trình in ấn, đồng thời rút ngắn thời gian xử lý.

III. Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu:

- Hoàn thiện tổ chức, thể chế chính sách của Ban chỉ đạo thực hiện hành động ứng phó biến đổi khí hậu và Văn phòng Biến đổi khí hậu.

- Tăng cường tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực quản lý đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và triển khai danh mục các chương trình thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong năm 2014.

- Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy thực hiệnNghị quyết số 24-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục hoàn thiện các nghiên cứu, đánh giá chi tiết định tính và định lượng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong các ngành và lĩnh vực, khả năng dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó cũng như nguy cơ di dân dưới tác động của nước biển dâng nhằm đề xuất các giải pháp ứng phó cho các ngành, lĩnh vực còn lại.

- Tiếp tục mở rộng, củng cố các quan hệ quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài chính, đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu.

- Tăng cường hợp tác liên ngành, giữa các tổ chức trong nước và quốc tế trong hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu. Một số nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Triển khai Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn và Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của TP.HCM trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

+ Triển khai một số hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Chương trình “Sáng kiến Phòng chống thiên tai giữa các thành phố kết nghĩa Việt Nam – Hoa Kỳ”.



+ Tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác tiếp theo với Tp.Rotterdam, Hà Lan trong giai đoạn 2013-2015, cụ thể là triển khai Kế hoạch hành động Chiến lược thích ứng với khí hậu

+ Xây dựng các chương trình hợp tác với Trung tâm Môi trường toàn cầu (GEC) trong khuôn khổ chương trình Sáng kiến liên minh khí hậu và không khí sạch.

+ Hợp tác với Viện Chiến lược Môi trường toàn cầu (IGES), Nhật Bản xây dựng và triển khai chương trình Kiểm kê khí nhà kính cho các lĩnh vực năng lượng, giao thông, nước và chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tiếp tục công tác chuẩn bị cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong năm 2014, đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh cấp Thị trưởng của tổ chức C40 tại Johannesburg, Nam Phi vào tháng 02/2014.

+ Phối hợp với Chính quyền TP.Osaka, Quỹ Trung tâm Môi trường Toàn cầu Nhật Bản và các Sở ngành liên quan xây dựng các dự án trong khuôn khổ Chương trình Phát triển thành phố phát thải carbon thấp.

+ Phối hợp với Hà Lan xây dựng Dự án Quản lý Tài nguyên nước tổng hợp cho TP.HCM.

+ Phối hợp với Chính quyền TP.Osaka và Quỹ Trung tâm Môi trường Nhật Bản (GEC) tổ chức Hội nghị đối thoại cấp Thị trưởng-Chủ tịch UBND tại TP.HCM vào tháng 2/2014.

IV. Lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản.

- Tiến hành triển khai có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố gồm: phổ biến Luật Tài nguyên nước mới, điều chỉnh các quyết định của UBND thành phố theo Luật và Nghị định có liên quan đến Tài nguyên nước như Quyết định 17 và Quyết định 69 và xây dựng Lộ trình cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất từ nay đến năm 2025;

- Tập trung thực hiện tốt 4 đề án, chương trình sau: (i) Kiểm tra họat động khoáng sản. (ii) Điều tra các giếng khai thác nước dưới đất khu vực quận Gò Vấp và Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (iii) Quy hoạch tổng hợp vùng đới ven bờ, (iv) Xác định nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước thành phố.

- Chủ động, phối hợp với các cơ quan liên quan, nhằm đưa công tác quản lý KTTV trên địa bàn TPHCM theo đúng quy định của nhà nước.

- Xây dựng chương trình phối hợp với Đài khí tượng thuỷ văn về nâng cao khả năng dự thời tiết cho Thành phố Hồ Chí Minh

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước Thành phố Hồ Chí Minh

- Xây dựng chương trình ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị trong quản lý tài nguyên nước

- Đánh giá thực trạng nguồn nước mặt Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- VPUBNDTP (để b/c)

- BGĐ Sở (để b/c)



- Lưu: VT (Dũng).

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Nguyễn Văn Hồng







Каталог: hinhanhposttin -> 2013-12
hinhanhposttin -> TÊn cơ quan, ĐƠn vị CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Mẫu số: 02-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2013-12 -> SỞ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG

tải về 195.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương