Số: 88/2011/tt-bnnptnt


Điều 18. Nhập khẩu tinh, phôi



tải về 0.78 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.78 Mb.
#31621
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Điều 18. Nhập khẩu tinh, phôi

Tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu phải được Cục Chăn nuôi cấp phép nhập khẩu để khảo nghiệm.



Điều 19. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm:

- Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi hoặc nguồn gen vật nuôi quý hiếm theo mẫu số 01/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

- Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế theo mẫu số 02/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến xuất khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm;

b) Hồ sơ nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:

- Đơn đề nghị khảo nghiệm giống vật nuôi theo mẫu số 03/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

- Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống, những bệnh thường gặp ở vật nuôi đó (nếu có); Hồ sơ phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng;

- Nội dung khảo nghiệm, kiểm nghiệm (địa điểm, các chỉ tiêu theo dõi);

- Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam;

- Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

c) Hồ sơ nhập khẩu tinh, phôi:

- Đơn đăng ký nhập khẩu tinh, phôi theo mẫu số 04/CN ban hành kèm theo Thông tư này;

- Hồ sơ các chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng;

- Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

2. Cơ quan thực hiện: Cục Chăn nuôi.

- Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

- Điện thoại: 04.37345443 Fax: 04.37345444

- Email: cn@mard.gov.vn



MỤC 5. NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

Điều 20. Nhập khẩu thuốc thú y

1. Nhập khẩu thuốc thú y trong các trường hợp sau không phải xin phép:

- Thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải được Cục Thú y cấp phép ;

- Thuốc thú y chưa được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam tạm nhập khẩu tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

2. Thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam khi nhập khẩu phải được Cục Thú y cấp phép, bao gồm các trường hợp sau:

a) Nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam;

b) Để kiểm nghiệm, khảo nghiệm cho mục đích đăng ký lưu hành;

c) Để chẩn đoán, phòng trị bệnh cho động vật quý hiếm hoặc vật nuôi nhập khẩu không dùng cho mục đích kinh doanh;

d) Làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm.

3. Trong trường hợp có dịch bệnh khẩn cấp, việc nhập khẩu vắc xin chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam dùng để phòng chống dịch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.



Điều 21. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y

1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY hoặc mẫu số 02/TY (đối với nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật) ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm qua địa chỉ email: quanlythuoc@dah.gov.vn;

- Các loại giấy chứng nhận GMP hoặc ISO (đối với một số loại hoá chất thông dụng);

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu đối với sản phẩm thuốc nhập khẩu;

- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất (đối với vắc xin, chế phẩm sinh học);

- Tóm tắt đặc tính sản phẩm (đối với thuốc mới).

2. Cơ quan thực hiện: Cục Thú y

- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Cục Thú y

- Địa chỉ: 15/78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: +(844) 3869.5527/3869.6788

- Email: quanlythuoc@dah.gov.vn

3. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp.

MỤC 6. NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ SINH VẬT SỐNG SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 22. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

1. Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (danh mục thuốc bảo vệ thực vật), khi nhập khẩu không phải xin phép.

2. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong các trường hợp sau đây phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp phép:

a) Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng tại Việt Nam hoặc chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

b) Chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để phục vụ cho công tác kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu.

Điều 23. Nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật khi có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.



Điều 24. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép; hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

1. Thành phần hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu số 01/BVTV hoặc mẫu số 02/BVTV (đối với nhập khẩu Methyl Bromide) ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp (chỉ nộp lần đầu);

- Bản sao công chứng hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài trong trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật để tái xuất (bao gồm tạm nhập tái xuất, gia công, sang chai và đóng gói xuất khẩu);

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng trong trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam.

b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật:

- Trước khi nhập khẩu:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu số 03/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Tài liệu để phân tích nguy cơ dịch hại.

- Khi nhập khẩu:

+ Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;

+ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu số 04/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn giải quyết:

a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thực hiện cấp Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật là ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa là 24 giờ.

3. Cơ quan thực hiện:

a) Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

- Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa - Hà Nội

- ĐT: 04.3533.0361 Fax: 04.3533.3056;

- Email: p.cchc@fpt.vn

b) Cơ quan Kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa.

4. Hiệu lực của Giấy phép:

Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có giá trị cho toàn bộ lô hàng và thời hạn ghi trong Giấy phép. Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp, được quy định cụ thể theo từng loại thuốc nêu trong Giấy phép.



MỤC 7. NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Điều 25. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong những trường hợp sau không phải xin phép:

a) Thức ăn chăn nuôi đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi thủy sản và Danh mục thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

b) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia; Riêng thức ăn thuỷ sản có thể áp dụng tiêu chuẩn ngành.

2. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép của Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc giấy phép của Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm).

Điều 26. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Thành phần hồ sơ đề nghị nhập khẩu để khảo nghiệm:

- Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mới để khảo nghiệm theo mẫu số 01/CN-TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Đề cương khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi mới theo mẫu số 05/CN đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc mẫu số 06/TS đối với thức ăn thủy sản ban hành kèm theo Thông tư này;

- Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm có tên trong danh sách được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ trình lần đầu);

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hoá nhập khẩu (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

- Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi (đối với nhà sản xuất có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương) hoặc bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Phiếu báo kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của phòng kiểm nghiệm độc lập hoặc cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cấp.

Hồ sơ là bản gốc hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có đóng dấu treo của thương nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản gốc không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện:

a) Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản):

- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa”- Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

- Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

- Điện thoại: 04. 3724.5370; Fax: 04. 3724.5120;

b) Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi)

- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Chăn nuôi

- Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội

- Điện thoại: 04.3734.5443 Fax: 04.3734.5444

- Email: cn@mard.gov.vn



MỤC 8. NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Điều 27. Nhập khẩu phân bón

1. Thương nhân nhập khẩu phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành không phải xin phép.

2. Thương nhân nhập khẩu phân bón ngoài Danh mục phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải được Cục Trồng trọt cấp phép:

a) Phân bón mới để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao;

c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty;

d) Phân bón làm hàng mẫu, tham gia hội chợ, triểm lãm, làm quà tặng, phục vụ nghiên cứu khoa học.

đ) Phân bón hoặc nguyên liệu khác chưa có tên trong Danh mục phân bón để sản xuất các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón hoặc để sản xuất loại phân bón xuất khẩu theo hợp đồng;



Điều 28. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 03/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp.

d) Một (01) bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần nguyên liệu, thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo khi vận chuyển, lưu trữ, sử dụng phân bón kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu.

2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

3. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt

- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt

- Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội.

- Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967

- Email: vanphongctt@gmail.com

4. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp.

MỤC 9. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI KHOA HỌC KỸ THUẬT

Điều 29. Quy định chung về xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng

1. Thương nhân xuất khẩu nguồn gen cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thương nhân xuất, nhập khẩu nguồn gen cây trồng không có trong Danh mục 1 và Danh mục 2 theo quy định tại khoản 1 Điều này, Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được Cục Trồng trọt cấp phép.

Điều 30. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đăng ký xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 05/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thông tin về nguồn gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 06/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Dự án hợp tác nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu, Biên bản thoả thuận với đối tác nước ngoài đối với trường hợp xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ hợp tác khoa học kỹ thuật.

2. Thời hạn giải quyết:

a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 của Thông tư này là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;

b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

3. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

4. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp.

5. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt

- Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết qủa: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt

- Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà -Ba Đình -Hà Nội.

- Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967

- Email: vanphongctt@gmail.com

- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.



MỤC 10. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

Điều 31. Xuất khẩu thuỷ sản sống

1. Thương nhân được xuất khẩu các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, không phải xin phép.

2. Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được xuất khẩu khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, không phải xin phép.

Điều 32. Nhập khẩu giống thuỷ sản

1. Nhập khẩu giống thủy sản trong danh mục

Thương nhân được nhập khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành, không phải xin phép .

2. Nhập khẩu thủy sản ngoài danh mục

Các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1

Điều này, thương nhân nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:

a) Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;

b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;

c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

Điều 33. Nhập khẩu thuỷ sản sống để làm thực phẩm

1. Nhập khẩu các loài thủy sản trong Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này không phải xin phép.

2. Các loài thủy sản không có trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này, nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:

a) Nhập khẩu để đánh giá rủi ro;

b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;

c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.



Điều 34. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thuỷ sản sống

1. Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm:

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

- Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.

b) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

- Đề cương nghiên cứu giống thủy sản nhập khẩu theo mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;

- Phương án xử lý sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

d) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.

- Bản sao công chứng Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài;

- Bản giải trình về điều kiện vận chuyển, bảo quản thủy sản sống.

đ) Trường hợp nhập khẩu các loài thuỷ sản sống để đánh giá rủi ro:

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;

- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;

- Đề cương đánh giá rủi ro;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1

Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản

- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” -Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

- Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

- Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120;



Điều 35. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản

1. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản không phải xin phép trong các trường hợp sau:

a) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành.

b) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản có điều kiện tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này khi đáp ứng các điều kiện quy định tại phụ lục này.

c) Sản phẩm để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.

2. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản ngoài Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải xin phép Tổng cục Thủy sản đối với các trường hợp sau:

- Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;

- Nhập khẩu để tạm nhập tái xuất, gia công, đóng gói để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.



Điều 36. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản

1 Thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

- Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;



- Đề cương khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận theo mẫu số 05/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Biên bản kiểm tra điều kiện cơ sở thực hiện khảo nghiệm của cơ quan có thẩm quyền kết luận đạt yêu cầu theo quy định hiện hành.

b) Trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

- Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

- Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của cơ quan nghiên cứu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

c) Trường hợp nhập khẩu để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;

- Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;

- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;

- Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài.

Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1

Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.

2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản.

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận “một cửa”- Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản

- Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.

- Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120;


Каталог: Images -> FileVanBan
FileVanBan -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
FileVanBan -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 17/2001/tt-btc ngàY 21 tháng 03 NĂM 2001 HƯỚng dẫn chế ĐỘ quản lý VÀ SỬ DỤng lệ phí thẩM ĐỊnh kếT quả ĐẤu thầU
FileVanBan -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chíNH
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
FileVanBan -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải số: 320 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương