Số: 49/2003/QĐ-ub đồng Hới, ngày 16 tháng 09 năm 2003



tải về 0.55 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.55 Mb.
#1846
1   2   3   4   5

Cộng: 263.961 triệu đồng

a2. Đến năm 2010:

- Phòng kiên cố: 972 phòng x 110 triệu đồng = 106.920 triệu đồng

- Phòng cấp 4: 320 phòng x 50 triệu đồng = 16.000 triệu đồng

- Diện tích xây dựng văn phòng + thư viện trường học:

39.420m2 x 700.000đ = 27.594 triệu đồng

- Nhà ở giáo viên: 5.000m2 x 700.000 đồng = 3.500 triệu đồng

- Phòng chức năng: 667 phòng x 50 triệu đồng = 33.350 triệu đồng

Cộng: 187.364 triệu đồng

Tổng xây dựng cơ bản từ 2002 - 2010 = 451.325 triệu đồng

(Xem B8, B9, B10)

b. Kinh phí đầu tư thiết bị trường học (theo chương trình thay sách)



b1. Tiểu học:

- TB lẻ đồng bộ: 248 trường x 3.143.000đ = 77.946 triệu đồng

- Bộ va li đồng bộ: 100.000 học sinh/10 học sinh 1 bộ vali từ

L1-L5 x 2.637.700đ/bộ = 26.377 triệu đồng

Cộng TB tiểu học:

104.323 triệu đồng x 70% (chưa có cơ sở) = 73.026 triệu đồng



b2. Trung học cơ sở + PTCS:

- TB dùng chung (tranh ảnh giáo khoa + bản đồ giáo khoa + mô hình, mẫu vật): 153 trường x 39,5 tr.đ = 6043 tr.đ x 60% (chưa có) = 3.626 triệu đồng

- TB thực hành theo nhóm (Vật lý + hóa học + Sinh vật):

153 trường x 85 tr.đ x 50% (khả năng đáp ứng) = 6.503 triệu đồng



Cộng THCS và PTCS: 10.129 triệu đồng

b3. Trung học phổ thông:

- TB dùng chung: 29 trường x 50 tr.đ/trường = 1.450 triệu đồng

- TB thí nghiệm: 34.000 học sinh x 1tr.đ x 50% = 17.000 triệu đồng

Cộng THPT: 18.450 triệu đồng

b4. Trang bị máy tính: 3036 x 8.000.000đ = 24.480 triệu đồng

b5. TB mầm non ước tính: 183 cơ sở x 30tr.đ = 5.490 triệu đồng

c. Các trường cơ sở dạy nghề: 70.000 triệu đồng, gồm xây dựng cơ bản và trang thiết bị (theo dự thảo quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề giai đoạn 2001 - 2010 của Sở LĐ TB&XH).

d. Các trường THCN + các TTGDTX tỉnh, huyện + CĐSP: Đầu tư nâng cấp trang thiết bị ước tính 80.000 triệu đồng.

* Tổng hợp đầu tư và xây dựng CSVC + trang thiết bị cho chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010 là:

- Phần (a): Xây dựng cơ bản giáo dục: 451.325 triệu đồng

- Phần (b): Thiết bị dạy học giáo dục: 131.575 triệu đồng

- Phần (c): Xây dựng + TB dạy nghề: 70.000 triệu đồng

- Phần (d): Đào tạo tại các trường

THCN + CĐSP + TTGDTX: 80.000 triệu đồng

Cộng : 732.900 triệu đồng

* Cân đối nguồn vốn TW và địa phương:

- Dự kiến vốn TW (các dự án) 250 tỷ đồng.

- Vốn địa phương (bao gồm tất cả nguồn đống góp của nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, ban ngành...): 483 tỷ đồng. (bình quân 60 tỷ đồng/ năm - kỳ kế hoạch là 8 năm).

Theo báo cáo của UBND tỉnh (Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh tử năm 2001 đến 2010), tỷ trọng vốn nhà nước đầu tư XDCB từ 1991 - 2000 dành cho giáo dục là 5,7% (tương đương 143,5 tỷ đồng). Do đó, để đảm bảo giáo dục có vốn đầu tư cho sự phát triển và đạt các mục tiêu như quy hoạch, UBND tỉnh sẽ nâng tỷ trọng đầu tư XDCB cho giáo dục trong những năm tới đạt 15%/năm.

4. Thực hiện công bằng xã hội hóa giáo dục:

4.1. Ưu tiên phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện nhiều chích sách nhằm tại sự công bằng trong lĩnh vực giáo dục, tạo điều kiện cho con em gia đình thuộc diện chính sách, con em đồng bào dân tộc, con em gia đình nghèo có điều kiện học và học lên bậc cao.

4.2. Củng cố, tăng cường đầu tư phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số, thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đối với vùng dân tộc thiểu số.

4.3. Cùng với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vùng đồng bào dân tộc, cần có những chính sách cụ thể để khuyến khích đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; lực lượng các ban ngành, đoàn thể, tầng lớp xã hội địa phương; lực lượng vũ trang tình nguyện tham gia công tác giáo dục tại các vùng khó khăn.



PHẦN THỨ TƯ

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong quy hoạch, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, toàn diện, không chỉ trong nội bộ ngành GD-ĐT, mà cần có sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát của các cấp ủy Đảng; tổ chức thực hiện có hiệu qủa của chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể; sự ủng hộ, tập trung nguồn lực của toàn xã hội. Sau đây là những giải pháp chủ yếu:



1. Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhân thức trong các cấp, các ngành và của toàn xã hội về các vần đề cơ bản sau:

1.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức trong toàn Đảng toàn dân về vai trò, vị trí và định hướng phát triển giáo dục trong hời kỳ CNH - HĐH; giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân; "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", là nền tảng, là một trong những động lực quan trọng thúc đầy sự nghiệp CNH-HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững cho đất nước ở từng địa phương.

Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân phải thực sự chăm lo cho sự nghiệp giáo dục phát triển.

1.2. Nhận rõ sự phát triển của giáo dục bao gồm việc phát triển quy mô giáo dục, và hơn thế nữa là nâng cao chất lượng giáo dục ngay từ giáo dục mầm non; nâng cao chất lượng học tập chính từ từng người học.

1.3. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, quyết định các chính sách đầu tư cho giáo dục để có đủ phương tiện, điều kiện dạy và học tập tốt; có đội ngũ giáo viên với chuyên môn nghiệp vụ cao, tận tuy với người học.

1.4. Từng ngành, từng địa phương nắm bắt được các mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục trong thời gian tới, để chủ động xây dựng các kế hoạch tích cực cho sự phát triển giáo dục ở từng địa phương, đó là kế hoạch đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở giáo dục, tăng trưởng cơ sở vật chất, đội giáo viên.



2. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục:

2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục. Các cấp ủy Đảng thường xuyên lãnh đạo và kiển tra việc thực hiện các Nghị quyết về phát triển giáo dục, đặc biệt là các Nghị quyết về xã hội hóa giáo dục, công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng, xây dựng nề nếp, kỷ cương; coi việc thực hiện Nghị quyết về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Đảm bảo 100% các đơn vị trường học có chi bộ Đảng trường học.

2.2. Nâng cao hiệu lực chỉ đạo tập trung của UBND các cấp trong việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục.

2.3. Nâng cao hiệu qủa quản lý Nhà nước về giáo dục, nâng cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục, khắc phục và giải quyết có hiệu qủa các vấn đề bức xúc, bất cập hiện nay trong giáo dục ở từng địa phương.

2.4. Xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp bố trí cán bộ quản lý giáo dục theo năng lực, sở trường của từng người. Sử dụng các ứng dụng về khoa học - công nghệ để nâng cao hiệu qủa, chất lượng của công tác quản lý.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

3.1. Đào tạo mới, bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tới là nhằm đủ giáo viên cho tất cả các ngành học, cấp học, các loại hình trường, lớp, phục vụ yêu cầu phát triển giáo, đồng thời phục vụ yêu cầu đồng bộ hóa, chuẩn hóa giáo viên trong các ngành học, cấp học. (Xem B6)

- Đào tạo và bổ sung chế biến giáo viên mầm non đáp ứng đủ nhu cầu cho các cơ sở giáo dục mầm non trong và ngoài công lập. Xây dựng chính sách đối với giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên Nhạc, Họa, Thể dục, giáo viên Hướng nghiệp và Dạy nghề để đa dạng hóa việc học và hoạt động của học sinh trong quá trình tiến tới học 2 buổi/ ngày. Thực hiện căn bản đồng bộ hóa giáo viên trong các trường, các huyện, thị xã thông qua đào tạo mới và bồi dưỡng định kỳ để giảng dạy có chất lượng chương trình sách giáo khoa mới, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại trong qúa trình dạy và học (phục vụ cho việc triển khai và mở rộng giảng dạy Tin học ở trường phổ thông, sử dụng thiết bị dạy học theo yêu cầu thay sách...)

- Chú trọng đầu tư việc xây dựng đội ngũ giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề, THCN, CĐSP theo chuẩn, bổ sung giáo viên cho một số lĩnh vực ngành nghề mới. Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm các công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân viên trình độ nghiệp vụ cao trong các doanh nghiệp, các giảng viên các trường đại học, cao đẳng và các nghiên cưu công nghệ.

3.2. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên:

- Giáo viên tiều học, THCS, THPH và các cơ sở giáo dục đạt chuẩn đào tạo trên 95% năm 2005 và 100% năm 2010.

- Giáo viên mầm non đạt chuẩn trên 70% năm 2005 và 100% năm 2010.

3.3 Nâng cao trình độ một bộ phận giáo viên có trình độ nghiệp vụ trên chuẩn đào tạo của các bậc học, để làm nòng cốt trong chuyên môn ở các huyện, thị xã, các trường, thông qua các hình thức đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, đào tạo tập trung, tại chức ở các trường, các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh; thực hiện có chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, chú trọng việc cập nhật kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.



a. Giáo viên mầm non: Đạt 5% vào năm 2005 và trên 10% vào năm 2010 giáo viên có trình độ CĐSP trở lên.

b. Giáo viên tiểu học: Đạt 20% vào năm 2005 và trên 30% vào năm 2010 giáo viên có trình độ CĐSP trở lên.

c. Giáo viên THCS: đạt 20% vào năm 2005 và 30-35% vào năm 2010 giáo viên có trình độ ĐHSP trở lên.

d. Giáo viên THPT, các trường chuyên nghiệp: Đến năm 2005 đạt 5-7% và năm 2010 đạt 10% giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên.

đ. Giáo viên trường CĐSP: Đến năm 2005 đạt 45-50% và năm 2010 đạt 70% giáo viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

3.4. 100% CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vòng 2 và thường xuyên cập nhật nội dung, phương pháp quản lý mới; được học tập lý luận chính rị ở trung tâm chính trị các huyện, thị và các trường chính trị tỉnh.

100% CBQL các trường khác đều được đào tạo nghiệp vụ quản lý tại Trường Quản lý Giáo dục của Bộ GD-ĐT và đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

3.5. Sàng lọc, phân loại đội ngũ giáo viên để đào tạo bồi dưỡng và bố trí sử dụng một các hợp lý.



4. Tiếp tục củng cố, hoàn chỉnh và phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục.

Phát triển mạng lưới trường lớp cơ sở giáo dục theo hướng khắc phục các bất hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và cơ cấu vùng miền, gắn nhà trường với xã hội, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng.

4.1. Mở thêm các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt ở vùng nông thôn và những vùng khó khăn, Thành lập trường mầm non công lập ở các địa bàn được hưởng chính sách 135 của Chính phủ và địa bàn có phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên. Khuyến khích phát triển các trường mầm non ở các đơn vị sản xuất kinh doanh.

4.2. Xây dựng trên mỗi địa bàn xã, phường hoặc ở nơi thưa dân thì cụm xã, ít nhất một trường tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia. Liên kết các trường THPT với các TTKTTH-HN, các cơ sở đào tạo nghề ở các địa bàn để tăng thời lượng hoạt động của học sinh. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp ngoài công lập ở tất cả các ngành, bậc học cho những vùng và địa bàn có điều kiện.

4.3. Củng cố và mở thêm các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là cơ sở gắn với địa bàn dân cư để đào tạo theo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động ở địa phương. Xây dựng mạng lưới dạy nghề có quy mô thích hợp, cơ cấu ngành nghề hợp lý ở trường dạy nghề chính quy tỉnh, các trung tâm dạy nghề cấp huyện thuộc ngành LĐ-TB&XH, các TTKTTH-HN thuộc ngành GD-ĐT và cơ sở dạy nghề của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, tư nhân đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi tầng lớp nhân dân.

- Củng cố các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm tin học, ngoại ngữ và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người; xây dựng xã hội học tập.

- Xây dựng Trường CĐSP, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, phân hiệu đại học thành các trung tâm vừa đào tạo vừa nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

5. Tăng cường nguồn tài chính, CSVC cho giáo dục:

Sự nghiệp giáo dục Quảng Bình đạt được thành tựu trên nhiều lĩnh vực trong những năm qua là do nhiều nguyên nhân, trong đó việc đầu tư nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất của Trung ương, của tỉnh và các lực lượng xã hội ở địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó việc tăng đầu tư từ ngân sách, Nhà nước, địa phương, huy động mọi nguồn lực trong xã hội; đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằm chuẩn hóa và hiện đại hóa trường lớp, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập là giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

5.1. Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu đầu tư cho giáo dục (dự kiến tỷ lệ chi cho giáo dục toàn quốc trong ngân sách Nhà nước năm 2005 ít nhất là 18%, năm 2010 là 20% - Số liệu trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Bộ GD-ĐT). Với giáo dục Quảng Bình, ngân sách địa phương dành cho giáo dục qua các năm đạt trên 20%. Mặc dầu tỷ lệ đó cao hơn rất nhiều so với toàn quốc, nhưng thực tế tỷ lệ đầu tư trong xây dựng cơ bản và cơ sở vật chất cho giáo dục còn qúa thấp. Vì vậy, cần phải nâng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục từ nguồn ngân sách địa phương (ngoài chi thường xuyên) tương quan và cao hơn so với các ngành khác; đồng thời huy động sự đóng góp của nhân dân để tăng trưởng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học.

5.2. Trong những năm tới số lượng học sinh vần tiếp tục phát triển. Do vậy, việc xây dựng mới phòng học cần được quan tâm hàng đầu nhằm thoả mãn nhu cầu học tập của con em. Mặt khác phòng học tạm tỷ lệ chiếm còn khá cao, nên cần phải được thay thế. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, từng địa phương cần có chương trình cụ thể về xây dựng mới cơ sở vật chất cho từng trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thực hiện ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục.

Trước hết cần có sự phân công, phân cấp quản lý việc xây dựng trường học giữa các cấp chính quyền theo Quyết định 248 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính quyền cơ sở xã, phường chăm lo xây dựng các trường mầm non tiểu học và trung học cơ sở.

- Cấp tỉnh xây dựng các trường THPT, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Cấp huyện chăm lo xây dựng các trường lớp, bán công trên địa bàn huyện.

5.3. Xác định địa bàn ưu tiên loại trường cần đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Đó là các xã vùng cao; các xã miền núi đặc biệt khó khăn; các trường đào tạo nguồn nhân lực; các trường mới thành lập.

Có cơ chế huy động ngân sách bằng nhiều nguồn để tăng trưởng cơ sở vật trường học. Trong đó đầu tư để xây dựng thư viện trường học, xây dựng các phòng chức năng, phòng thí nghiệm, mua sắm các thiết bị giảng dạy. Đặc biệt đầu tư tương xứng thiết bị kỹ thuật cho trường CĐSP, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Trường dạy nghề chính quy, Phân hiệu trường đại học để các cơ sở này đủ điều kiện đào tạo các ngành nghề mũi nhọn, nhất là việc đào tạo nghề bậc cao, nghề kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh.

5.4. Xác định rõ nguồn ngân sách, cơ cấu đầu tư, trách nhiệm của mỗi cấp trong huy động nguồn vốn cho giáo dục, trong đó xác định cụ thể tỷ lệ huy động ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, phường, xã và huy động nguồn đóng góp của nhân dân.

6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục:

Huy động toàn dân chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Có những cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự nhất trí cao của các tầng lớp trong xã hội về tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và Chính sách của Nhà nước đối với giáo dục. giúp mọi người có cơ hội và điều kiện học tập thường xuyên, suốt đời; tiến tới một xã hội học tập.

6.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự quản lý của UBND các cấp trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Kiện toàn và nâng cao chất lượng lãnh đạo, tổ chức thực hiện của hội đồng giáo dục các cấp, nhằm tạo động lực thúc đầy mạnh hơn công tác xã hội hóa giáo dục. Phát triển quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư cho giáo dục; đổi mới chế độ học phí theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng và các dịch vụ giáo dục mà nhà trường có thể cung cấp, phù hợp với khả năng người học, đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn.

6.2. Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi rường giáo dục lành mạnh; mở rộng quan hệ với các ban ngành, đoàn thể, địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, lực lượng vũ trang... để làm tốt hơn công tác giám sát, tư vấn, hỗ trợ nguồn kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất trường học và tạo lập môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

6.3. Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường ngoài công lập, các hình thức giáo dục ngoài nhà trường và các trung tâm học tập cộng đồng; thực hiện bình đẳng trong giáo dục giữa công lập và ngoài công lập; có chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập, nhằm thuyết phục và thu hút lực lượng người học các trường ngoài công lập ngày càng đông hơn.

PHẦN THỨ NĂM

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, Quảng Bình từ năm 2003 đến năm 2010 được thực hiện thông qua quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quy hoạch phát triển giáo dục của từng địa phương.

Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục từ năm 2003 đến năm 2010 được quy định như sau:

1. Sở Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, liên quan và UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục từ nay đến năm 2005 và 2010; cụ thể hóa các chỉ tiêu và nhiệm vụ thành các chương trình đề án trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện, kiểm tra, tổng hợp báo cáo, đánh giá kết qủa và tiến độ thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục - Đào tạo.

2. Sở Kế hoạch Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Sở GD-ĐT cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm để ưu tiên thực hiện kế hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục được duyệt.

3. Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với Sở KH-ĐT, Sở GD-ĐT bố trí ngân sách hàng năm cho ngành giáo dục, khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội đầu tư cho giáo dục, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Hướng dẫn thực hiện chế độ chi tiêu và quản lý tài chính phù hợp với thực tiễn hiện nay.

4. Ban tổ chức Chính quyền tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH, các ban ngành liên quan trong việc xây dựng chỉ tiêu biên chế; tuyển dụng công chức; xây dựng các chế độ chình sách, giúp ngành giáo dục có đủ số lượng và chất lượng cán bộ giáo viên tham gia giảng dạy, quản lý giáo dục.

5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh phối kết hợp vời ngành GD-ĐT tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, vận động các lực lượng xã hội, toàn dân tham gia huy động nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

6. Đối với UBND các huyện, thị xã: Có trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục chung của cả tỉnh. Đồng thời chỉ đạo UBND các xã phường, các ban ngành, cấp huyện tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương mình.

7. Tổ chức thực hiện: Quy hoạch được chia làm hai giai đoạn.



* Giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2005): Trọng tâm của giai đoạn này thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm khắc phục, chấn chỉnh, ngăn chặn và đẩy lùi những tồn tại yếu kém giáo dục trong thời gian qua. Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, xây dựng đội ngũ, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nhằm tạo tiền đề, nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch. Tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các ngành học, bậc học.

- Sắp xếp, điều chỉnh hợp lý quy mô và hệ thống mạng lưới trường lớp.

- Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung giáo viên bộ môn Nhạc, Họa, Toán, Lý, Tin học...

- Đẩy mạnh công tác đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục.

- Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.

- Đẩy nhanh tiến độ PCGDTH đúng độ tuổi và PCTHCS.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án.

- Đổi mới cơ bản tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phân cấp mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục và các địa phương.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm, về giải pháp, tiến độ, kết qủa thực hiện quy hoạch giai đoạn 1.



* Giai đoạn 2 (Từ năm 2006 đến năm 2010):

Trọng tâm giai đoạn này đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các ngành học, bậc học; phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra; bước đầu xây dựng một xã hội học tập; đưa giáo dục Quảng Bình tiến kịp các tỉnh có phong trào giáo dục mạnh trong cả nước, đồng thời hội nhập với xu thế phát triển giáo dục các nước trong khu vực.



Quy hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục Quảng Bình từ năm 2003 đến năm 2010 là vấn đề rộng lớn, liên quan trực tiếp đến các cấp chính quyền và ảnh hưởng sâu sắc tới các ban ngành, đoàn thể, tầng lớp trong xã hội. Do đó, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo trực tiếp, sâu sát và liên tục của các cấp ủy Đảng trong qúa trình tổ chức thực hiện.

Để thực hiện quy hoạch, cần có nhiều giải pháp cụ thể, sát thực, phù hợp tình hình phát triển KT-XH ở mỗi địa phương. Do đó, chính quyền các cấp và các cơ sở giáo dục cần xây dựng các bước đi thích hợp và tổ chức triển khai cụ thể. Mặt khác, giáo dục là sự nghiệp có tính xã hội cao, vì vậy, phải động viên mọi tầng lớp trong toàn xã hội tích cực, tự giác tham gia làm giáo dục, nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh mẽ trong từng địa phương, cơ quan đơn vị.

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2000 VÀ 2002
B1

Ngành học, cấp học

Năm học 1990 - 1991

Năm học

1995 - 1996

Năm học

2000 - 2001

Tỷ lệ tăng 2000 so 1990

Thực hiện trong năm 2002

Ghi chú

1. Giáo dục mần non



















- Số cháu đi nhà trẻ

4.005

3.843

5.273

131,7%

5.730




- Học sinh Mẫu giáo

19.763

29.351

32.965

166,8%

31.018




2. Giáo dục phổ thông



















- Học sinh tiểu học

86.870

114.367

120.134

138,29%

107.819




- Học sinh THCS

26.685

41.652

73.604

276,0%

82.540




- Học sinh BTTHCS













1.182




- Học sinh THPT

4.859

9.394

25.852

532,0%

30.791




- Học sinh BTTHPT













4.607




3. Đào tạo



















- Đại học tại chức, từ xa













1.906




- Cao đẳng




689

1.349

195,79%

335

1999 so 1995

- Trung học chuyên nghiệp

620

615

1.814

292,6%

1.821

Chỉ tính số học

- Đào tạo nghề dài hạn

173

336

450

260%

660

Chính quy

- Đào tạo nghề ngắn hạn







2.670































Каталог: vbpq -> vbpq qb.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh quang bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1021/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1051 /QĐ-ub
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> QuyếT ĐỊnh của uỷ ban nhân dân tỉnh v/v quy định điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương