Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang30/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

5. ĐỀ BÀI 5
Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao). Anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến.
Trích đoạn bài viết của học sinh:
Nguyễn Công Hoan là một gương mặt đại diện tiêu biểu cho trào lưu vănhọc hiện thực phê phán Việt Nam. Ông đã ghi dấu trong lòng bạn đọc với bao tác phẩm kiệt xuất. Bằng giọng văn tỉnh lạnh, nhà văn đã làm nổi bật bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Những trang văn của ông đã khiến “Văn học không phải chỉ nói chuyện văn chương mà thực chất là chuyện đời.” (Tố Hữu) Truyện ngắn “Cái vốn sinh nhai” là một trong số đó.
Truyện đã làm nổi bật thực trạng đói nghèo của người nông dân trong xã hội cũ. Khác với các nhà văn khác đi sâu phản ánh người lao động nghèo khổ, ta thấy hiện lên trong trang văn của ông là số phận của những người ăn mày thật sinh động và đầy chân thực. Ở “Cái vốn sinh nhai”, Nguyễn Công Hoan đã lấy bối cảnh tại Phố Nối - một nơi mà thời đó có thể coi là dễ kiếm ăn.Chính việc lựa chọn không gian cụ thể này đã khiến văn ông càng đậm đặc tính hiện thực khách quan. Xã hội ấy hiện lên với việc kiếm ăn bằng sự bố thí, van lạy người khác. Ông dường như đã hòa mình vào cuộc sống của những người nghèo khổ nơi phố Nối để rồi phác họa nên những hình ảnh chân thực của những kiếp người nghèo khổ “những bà lão lào”, những thằng bé cụt lúc nào cũng phải luôn miệng “lạy cụ, lạy ông, lạy bà, thí bỏ cho con ăn cơm bát cháo.” Chỉ với vài ba dáng điệu ấy ta cũng có thể hình dung ra cuộc sống của người dân trước cách mạng tháng Tám. Một cuộc sống cơ cực,nghèo nàn vì thiếu miếng ăn. Thử hỏi nếu là kẻ đứng ngoài hiện thực để viết, liệu những trang văn của Nguyễn Công Hoan có còn chân thực mà cảm động đến vậy.
Nhà văn cũng rất tinh tế khi xây dựng hình tượng “nó”- một kẻ không tên để làm nổi bật rõ nét hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ. Ta đau đớn khi đọc đến đoạn nhân vật nó quyết tâm liều mình “nhắm nghiền mắt lại, buông phắt hai tay ngả người ra, người rơi đánh bộp xuống đất, nằm còng queo trên cỏ chỉ kêu được một tiếng”. Có thể nói chỉ một chi tiết này thôi ta đã cảm nhận được sự khốc liệt của hiện thực. Vì có miếng ăn, con người ta phải quyết định đánh đổi bằng nỗi đau thể xác. Vì chỉ khi trở thành một kẻ ăn mày không lành lặn, nó mới được coi là ăn mày thực sự. Hành động quyết tâm nhảy xuống của nó là một lần đánh liều và có lẽ là quyết định đau đớn nhất mà nhân vật nó chọn cho cuộc đời mình. Nhưng quyết định ấy lại khiến nó có kiếm sinh nhai. Có thể nói, đọc đến đây ta chợt nhận ra rằng hoàn cảnh cũng đã quyết định đến số phận con người, đói khổ đã dồn con người ta đến đường cùng. Nó khiến nhân vật nó rằng dù có những hôm trời mưa rét, nó quằn quại vì đau lưng và đầu gối nhưng như vậy lại khiến “người ta động lòng thương” và khiến nó “vui đời lắm”. Ở đây niềm vui của con người đánh đổi bằng khổ đau. Dường như tác giả đang sống trong một xã hội mà đói khổ đã trở thành bóng đen đè nặng lên vai con người, khiến họ phải chấp nhận một cuộc đời đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Ông sống trong một xã hội mà vì định kiến ăn mày phải mù lòa hoặc cụt chân đã khiến những người lương thiện nghèo khổ từ bỏ đi hình hài mình. Đọc những trang văn này, ta thấy tác giả không dửng dưng đứng ngoài quan sát mà thực sự đã “hòa mình vào cuộc sống của nhân dân”. Để rồi khám phá ra bộ mặt xã hội và nỗi đau tột cùng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt, hòa mình vào cuộc sống của nhân dân không phải chỉ giúp người đọc nhận thức hiện thực mà còn cho thấy tấm lòng nhân đạo của người cầm bút. Nhà văn tuy dùng giọng điệu, ngôn ngữ có phần sắc lạnh nhưng thực chất là xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông sâu sắc cho phận người nghèo khổ. Những trang văn của Nguyễn Công Hoan viết về hiện thực để rồi cải tạo hiện thực, hướng con người đến giá trị chân- thiện- mĩ trong cuộc đời. Văn học quả thực là tấm gương phản ánh hiện thực, mà khi tiếp xúc với nó ta thấy thêm hiểu đời, hiểu người.
(Bài của Nguyễn Trang)

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương