Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang28/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

3. ĐỀ BÀI 3
Tại sao “để nói được nhiều hơn về con người, nhà văn cần phải vừa nghi ngờ, vừa tin tưởng”? Hãy làm sáng tỏ ý kiến.
Trích đoạn văn của học sinh:
Văn chương từ bao đời nay vẫn là tấm gương soi của mọi tâm hồn. Những tình cảm, suy tư của con người đều được cái khác trên trang viết một cách chân thực nhất. Thế nhưng, điều mà văn học lớn hơn tuổi chính là đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. Để làm được điều ấy, nhà văn cần phải vừa biết nghi ngờ, vừa biết tin tưởng. “Nghi ngờ” và “tin tưởng” là hai trạng thái tinh thần diễn ra song song trong quá trình sáng tạo. Bởi mục đích của văn học là phản ánh tâm hồn con người với tất cả những gì phức tạp, phong phú nhất. Nhà văn- người mang thiên chức ấy không thể có cái nhìn hơi hợt, xuôi chiều mà cần có cái nhìn đa chiều để hiểu sâu, hiểu thấu bản chất con người. Sự nghi ngờ trong sáng tác chính là cách nhà văn đặt nhân vật trong những tình huống éo le, khó xử, buộc nhân vật ở hoàn cảnh ấy phải bộc lộ phần sâu kín nhất của tâm hồn. Đây là thử thách với nhân vật, song cũng chính là sự giằng xé trong tâm can của người nghệ sĩ. Sáng tạo chính là sự nhập thân, cũng giống như cách nhà văn đối thoại với chính bản thân mình. Giây phút nghi ngờ là cơ hội để mở ra cuộc đấu tranh nội tâm giữa thiện và ác, tốt và xấu. Nhưng suy cho cùng, cái đích của văn học hướng tới là chân -thiện - mỹ. Vì vậy, đằng sau những nghi ngờ của nhà văn cũng là sự khẳng định chắc chắn về nhân cách cao đẹp của con người. Ngờ vực để tìm ra bản chất, tin tưởng để bảo vệ phẩm chất đẹp đẽ ấy. Vậy mới nói, trong nghi ngờ luôn chứa đựng những trông mong, hy vọng và niềm tin của người nghệ sĩ ở tâm hồn con người. Không ít lần trên trang viết Thạch lam, ta thấy được sự nghi ngờ và niềm tin của nhà văn dành cho nhân cách con người. Cuộc chiến giữa thiện ác chỉ trong gang tấc mà nhà văn đã dựng lên trong tác phẩm “Sợi tóc” đã đặt nhân vật Thành đứng trên ranh giới của cái tốt và cái xấu. Thạch lam tái hiện một cuộc đấu tranh nội tâm giàu kịch tính khi để Thành do dự lấy cắp tiền của Bân hết lần này đến lần khác. Suy nghĩ “tôi vẫn cứ tì mình lên trên thành giường, lưỡng lự, một lát giờ này sao lâu thế” cứ lần lượt trỗi dậy trong tâm trí Thành. Có lẽ trong khoảnh khắc ấy, nhà văn đã thực sự ngờ vực về nhân cách của nhân vật khi lòng tham của con người che lấp mất tình bạn đẹp đẽ. Thế nhưng, cho đến phút cuối cùng, Thạch Lam đã bảo vệ được niềm tin của chính mình. Nhân vật Thành đã không bước qua ranh giới mong manh ấy, không để những cám dỗ của phần con cướp mất nhân tính phần người. Hành động Thành ra về, sáng hôm sau tỉnh dậy vẫn cứ ngẩn ngơ nghĩ về việc tối hôm trước mà ngờ như chỉ là một giấc mộng. Anh tự hỏi mình sao mình hãy còn là người lương thiện, không phải là kẻ ăn cắp ? Hành động ấy là cái kết chiến thắng của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời là lời khẳng định tâm hồn, nhân cách cao đẹp của con người. Nhà văn Thạch lam đã đặt ra câu hỏi: “Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên” như để chất vấn lương tâm của con người. Mỗi chúng ta, nếu như là nhân vật Thành trong tác phẩm, liệu có còn giữ được thiên lương trong sáng ? Và câu hỏi tự vấn của nhân vật: “Tôi có tiếc đã không lấy hay không, hay bằng lòng mình bị đã chống giữ lại được ý xấu?” đã nói lên sự phức tạp của tâm hồn con người. Như Nguyễn Minh Châu đã nói: Trong mỗi con người luôn luôn tồn tại phần con và phần người, rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ... Sứ mệnh của văn chương là hướng con người tới thế giới chân - thiện - mĩ. Dẫu nhà văn viết về cái xấu, từng ngờ vực về nhân cách con người thì suy cho cùng cũng là để khẳng định chắc chắn về cái thiện, để ca ngợi những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chỉ khi biết “nghi ngờ” và “tin tưởng”, người nghệ sĩ mới có thể tạo nên những tác phẩm văn chương chân chính, mới tìm được “những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người”.
(Trích bài viết của Nguyễn Hồng)

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương