Rèn kỹ NĂng đỌC – hiểu văn bản văn học ngoài chưƠng trình cho học sinh chuyên văn mục lục phần ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 153.1 Kb.
trang32/33
Chuyển đổi dữ liệu11.02.2024
Kích153.1 Kb.
#56546
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VBVH CHO HS CHUYÊN

7. ĐỀ BÀI 7:
Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2017 – 2018; HS Nguyễn Ngọc Diệp (Giải Nhất kỳ thi HSGQG 2017 – 2018), trong phần chứng minh, đã lựa chọn và vận dụng một số dẫn chứng là văn bản văn học ngoài chương trình, trong đó có tác phẩm Cao lương đỏ (Mạc Ngôn) từng đạt giải Nobel văn học. Dưới đây là phần vận dụng của học sinh được chính em tự ghi chép lại theo trí nhớ:
Bàn về một “tác phẩm tốt” mà ở đó sự sống được “chắt lọc, nâng lên, tập trung cao độ” và được “nâng cao lên đôi cánh tư tưởng” của nhà văn, kết tinh đủ chất mặn mòi của cuộc sống thì “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn (Trung Quốc) quả thực xứng đáng có một vị trí trong lòng độc giả. “Cao lương đỏ” được hoàn thành năm 1998 và ngay năm ấy được trao giải nhất của hội nhà văn Trung Quốc cùng với nhiều giải thưởng văn học lớn của thế giới. Trong tác phẩm này, Mạc Ngôn đã trở về, vượt qua truyền thống, đã không ngần ngại khi đưa mọi sự vui, buồn, những điều tốt đẹp nhất và cả những cái xấu xa nhất của hiện thực cuộc sống lên trang văn của mình. Dưới ngòi bút của Mạc Ngôn, cuộc đấu tranh chống Nhật của nhân dân Trung Quốc được phản ánh chân thực, sinh động như hiển hiện ngay trước mắt độc giả. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản với kế hoạch 4 bước: đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc, độc chiếm Trung Hoa, làm chủ Châu Á, bá chú toàn cầu đã dốc toàn lực càn quét những vùng chiếm đóng, gieo rắc tội ác trên khắp đất nước Trung Quốc. Đó chính là nguồn cảm hứng, đề tài để Mạc Ngôn phản ánh tội ác quân Nhật và cuộc đấu tranh chống Nhật của nhân dân thời kì bấy giờ. Tội ác tày trời ấy của phát xít Nhật được nhà văn tái hiện là chính sách bắt phu. Ông miêu tả số lượng người bị bắt đi phu rất lớn chỉ riêng ở các làng Cao Mật, Bình Độ, huyện Giao đã bắt tổng cộng “40 vạn lượt người, đắp một con đường cái Giao Bình”. Người phu bị bắt làm việc vất vả, nặng nề thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nhưng bị bọn Nhật bắt phải cống nạp vật phẩm, nếu không sẽ bị hành hạ tàn nhẫn. Cảnh bọn đốc công đánh đập dân phu là một chi tiết hiện thực có sức ám ảnh mạnh mẽ trên trang văn này: “Đứng ở bên bờ Nam, chừng là đốc công, dùng chiếc roi mây màu đỏ sẫm chọc vào đầu ông La Hán, máu trên đầu chảy xuống làm ướt cả lông mày”. Đó đều là những sự thật lịch sử được Mạc Ngôn ghi lại trung thực, sinh động khiến bất kì bạn đọc nào cũng như đang chiêm ngưỡng một thước phim quay chậm đầy cảm xúc. Sự sống, hiện thực được nhà văn tâm huyết chắt lọc ở những biểu hiện cao nhất, chi tiết ám ảnh nhất của đời sống khốn khổ, cùng cực nhân dân Trung Hoa trong chiến tranh. Cũng trong “Cao lương đỏ”, cuộc sống sinh hoạt của người dân không hiện lên một cách trực diện nhưng qua lời của người kể vẫn giúp độc giả hình dung ra bao cảnh sống đói nghèo, cực khổ ở vùng đất Cao Mật. Cả cuộc đời họ gắn liền với mảnh ruộng mà quanh năm vẫn không đủ ăn, thức ăn đơn sơ đạm bạc không có gì khác ngoài “cây cao lương”- một loại cây giống như kê trồng ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Đời sống nhân dân vốn cực khổ nay dưới tội ác của bọn Nhật càng thêm điêu đứng. Không chỉ phá hoại kinh tế, chúng còn thẳng tay giết hại đồng loại không thương tiếc. Những câu văn miêu tả khi tư lệnh Từ dắt tay “bố tôi” đi trong cánh đồng cao lương đã lột tả tội ác của chúng với thái độ xót xa, căm giận cao độ: “hơn ba trăm xác đồng bào nằm ngổn ngang, người mất tay, kẻ cụt chân, máu chảy thấm cả một dải cao lương rộng lớn, biến đất đen dưới gốc cao lương thành một lớp bùn nhầy nhụa...” Đọc những dòng ấy, có bạn đọc nào không xúc động, không bị tác động mạnh mẽ? Không cuộc chiến tranh nào không có tội ác nhưng để nói được thứ tội ác đáng căm ghét, ghê tởm và nhiều đau đớn khắc sâu đến thế thì chỉ có ở tác phẩm của nhà văn tài tâm, nặng lòng với quê hương, lịch sử như Mạc Ngôn. Từng chi tiết hiện thực ấy đều có tác động sâu mạnh làm dậy lên lòng căm ghét quân xâm lược, lòng thương cảm với đồng bào, lòng nhân đạo của con người dù không trực tiếp chứng kiến những sự thật lịch sử trong quá khứ. Đó cũng chính là tư tưởng nhân văn, nhân đạo của nhà văn Trung Quốc này. Không chỉ vậy, trên những trang viết “Cao lương đỏ”, Mạc Ngôn còn tái hiện được cả khát vọng tự do trong tình yêu của con người Cao Mật, con người Trung Quốc dưới những định kiến, gò bó của xã hội cũ. Thông qua cuộc đời của nhân vật nữ chính Đái Phượng Liên phải lấy người đàn ông mình không yêu, lại mang bệnh sẵn trong người ở độ tuổi cô khao khát yêu đương nhất, rạo rực tuổi trẻ nhất. Cuộc trốn thoát của Phượng Liên cùng anh phu kiệu khoẻ mạnh (sau là tư lệnh Từ Chiếm Ngao) trong ngày lên kiệu hoa là bước “nâng cao đôi cánh tư tưởng” của Mạc Ngôn. Ba ngày hạnh phúc trong rừng cây cao lương đã cho họ một đứa con trai. Suốt cuộc đời Phượng Liên gắn bó với mảnh đất Cao Mật ấy. Đó là nơi
bà sinh ra, lớn lên rồi trở thành anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nhật. Đó là nơi chứng kiến cuộc đời nổi loạn của bà, chứng kiến những kỉ niệm tình yêu đẹp nhất và cũng là nơi chứng kiến cảnh bà ngã xuống lúc qua đời. Nhân vật phụ nữ này đã mở đường cho một lối sống cá tính, tự do, tự chủ cuộc sống trong xã hội còn nhiều định kiến nặng nề. Số phận và khát khao của Đái Phượng Liên cũng chính là những khát khao phá bỏ luật lệ của con người mà Mạc Ngôn hướng tới. Trung quốc là một đất nước tồn tại rất lâu trong chế độ phong kiến nên rất nhiều những định kiến, hủ tục mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến con người mãi về sau. Quan niệm trọng nam khinh nữ là một trong những tập tục tiêu biểu của Trung Hoa phong kiến, nó đeo đẳng dai dẳng, áp đặt lên những người phụ nữ chân yếu tay mềm trong xã hội. Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị coi thường và không có quyền tự quyết định hạnh phúc của chính mình. Và, tiếng nói của Phượng Liên hay là tiếng tư tưởng nhân văn của tác giả đã thay người phụ nữ đòi lại quyền sống, quyền tự do yêu đương và hạnh phúc đáng có của mình. Đó chính là sự điển hình hoá, phổ quát hoá hiện thực của nhà văn cùng với sự “cất cao đôi cánh tư tưởng” mà Mạc Ngôn đã thể hiện rất tài năng trong tác phẩm vĩ đại này. Suy đến cùng, tư tưởng mà anh muốn cất tiếng trong đứa con tinh thần của mình đều chỉ vĩ đại khi nó vì con người, vì cái nhân bản của con người mà thôi. Vậy mới thấy, “tác phẩm tốt”, mang chất mặn cuộc sống không thể đi con đường xa rời hiện thực và con đường sao chép đơn thuần hiện thực. Nó phải là hiện thực mang tên sự sáng tạo và tư tưởng của “nhà văn tốt”.
(Nguyễn Ngọc Diệp – Bài giải nhất HSG văn QG 2017 – 2018)

tải về 153.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương