River of fire, river of water



tải về 0.82 Mb.
trang11/30
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích0.82 Mb.
#32052
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30

12 THỨC TỈNH


Thức tỉnh là mục tiêu tối hậu của con đường Phật giáo, bất kể trường phái hay truyền thống nào người ta đang theo. Từ một thế giới chật hẹp, quy ngã người ta thức tỉnh với một thế giới mênh mông, vô hạn. Trong ngữ vựng Tịnh Độ, người ta chứng thực những giới hạn của tự lực và thức tỉnh với vũ trụ bao la của Tha Lực. Trong ngôn ngữ của Heidegger, tư tưởng tính toán tự nhường chỗ cho tư tưởng thiền định, một “tư tưởng mở ra với những nội dung của nó, mở ra với cái được ban cho”.

Hình thức cao nhất của thức tỉnh là Phật quả, nó có một mục tiêu duy nhất, rõ ràng : sự giải thoát của tất cả chúng sanh ngụp lặn trong đại dương sanh tử. Điều này được tóm tắt trong định nghĩa cổ điển Đông Á về một đức Phật :

Tự thức tỉnh,
Thức tỉnh những người khác ;
Tiến trình vô tận
Của hoạt động thức tỉnh.
(Tự giác,
Giác tha ;
Giác hạnh viên mãn.)

Thức tỉnh là sự phát triển năng động mãnh liệt và thường trực tương ứng với những thực tại của đời sống – sự khai mở từ tự ngã đến cái ta bi mẫn, từ cái ngã nhốt kín đến cái ta rộng mở bao la, từ cái ngã ngu muội đến cái ta giác ngộ.

Vài năm trước đây một sinh viên của tôi, Kate, tham dự vào Hội Thảo Sinh Viên Nhật-Mỹ hàng năm. Bắt đầu từ 1934, đó là một nhóm họp có uy tín tám mươi sinh viên hạng nhất từ hai quốc gia. Nó là một cuộc du khảo bốn tuần mùa hè ở Mỹ và ở Nhật tuần tự mỗi năm. Kate tham dự khi cuộc hội thảo xảy ra ở Nhật. Một loạt những thảo luận bàn tròn được tổ chức ở các thành phố khác nhau, bắt đầu ở Tokyo và chấm dứt ở Nagasaki vào tháng Tám.

Do chương trình làm việc đòi hỏi và khí hậu nóng ẩm, Kate mệt mỏi và bồn chồn. Khi nhóm đến Nagasaki Peace Plaza, để truy niệm những nạn nhân bom nguyên tử năm 1945, họ đến một vòi phun nước lớn rải nước mát vào cái nóng của mùa hè. Vừa thấy vòi phun, Kate liền muốn nhảy vào, làm mát thân thể cô và làm nhẹ mệt mỏi. Nhưng khi thấy tấm biển, cô đọc, “Vòi phun này để truy niệm cho những trẻ em ở Nagasaki đã chết khi kêu la thiếu nước”, những tư tưởng như trên hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, những ý nghĩ của cô hướng về những trẻ em bị chết vì thiêu cháy, sự khủng khiếp không nói được của chiến tranh, sự vô nhân tính của con người, tất cả thấm sâu vào lòng.

Ngay lúc đó Kate kinh nghiệm một sự thức tỉnh căn bản, một chuyển hóa của thức, nó hoàn toàn biến đổi cuộc đời cô. Những tư tưởng của cô không trụ vào bản thân cô và những nhu cầu của cô nữa – giờ đây chúng được hướng đến những khốn khó của những người khác. Và sự việc đó không phải là một xúc động đa cảm thoáng qua. Trở về trường, cô tập trung vào việc nâng cấp những học sinh thu nhập kém và những bà mẹ sống bằng tiền an sinh xã hội. Cuối cùng cô tốt nghiệp trường luật như một người biện hộ hiệu quả cho người nghèo, người không có đặc ân và người bị tước quyền.

Nhiều người kinh nghiệm loại thức tỉnh này, nhưng thường thì nó chỉ chạm vào một mặt của đời sống và hiếm khi nó bao hàm được toàn bộ con người. Hơn nữa, chỉ một kinh nghiệm khó có thể tạo ra một sự chuyển hóa đích thực nào. Sự thức tỉnh phải được lặp lại và làm cho sâu hơn chừng nào chúng ta còn sống và còn thở. Như một nhà văn nói, “Không giống như bạn có một nghi lễ chết rườm rà, một kinh nghiệm chết-tái sanh, và rồi bạn Có Nó !” Bạch Ẩn, người đã làm sống lại Thiền Lâm Tế trong thế kỷ mười tám ở Nhật, nói về thức tỉnh (satori, ngộ) với hai giai đoạn : thức tỉnh ban đầu qua việc dùng những công án-câu đố, và loạt những thức tỉnh từ sau đó để làm sâu thêm cái khai mở đầu tiên, cái sau thậm chí còn quan trọng hơn trên đường đạo.

Thức tỉnh của Phật giáo khác biệt theo hai cách với những hình thức bình thường của tâm thức được nâng cao. Thứ nhất là bao hàm thân thể, để cho sự trắc nghiệm cuối cùng của một chuyển hóa thật sự là một thân tâm đã trở nên mềm dẻo, dễ uốn nắn và dịu dàng. Sự nhấn mạnh đến thân thể giúp chúng ta tránh những trò chơi của tâm thức và tránh đi những chiến thuật lan man quỷ biện. Thứ hai là sự tan vỡ những ý niệm quy ước của cái tôi, của tôi, mở ra với tính cách không đáy và vô cùng của chính đời sống. Đây hiển nhiên là những mục tiêu của những truyền thống Phật giáo khác nhau.

Thức tỉnh trong Duy Thức Phật giáo xảy ra với sự chuyển y (paravritti) ở căn cứ của toàn bộ hệ thống tâm thức, nằm sâu dưới ý thức bình thường của chúng ta và bao hàm toàn thể thế giới hiện tượng. Trong Hoa Nghiêm Phật giáo kinh nghiệm giác ngộ được tượng trưng bởi một tràng hoa khổng lồ, Ganda-vyuha (Trang Nghiêm bằng Hoa), đặt trên toàn thể vũ trụ, có nghĩa một sự thức tỉnh có tính cách vũ trụ. Trong Tịnh Độ Phật giáo sự trói buộc nghiệp quả từ thời vô thủy được chuyển hóa thành chính nội dung giác ngộ tối thượng, tự hiến mình cho sự cứu độ tất cả chúng sanh, bao gồm thậm chí chỉ một ngọn cỏ.


---o0o---

13 CHUYỂN HÓA


Trong Phật giáo Chân tông, thức tỉnh bao hàm sự chuyển hóa đam mê mù quáng thành những nội dung của giác ngộ. Từ ngữ đến từ chữ klesha (phiền não) của tiếng Sanskrit, nhưng nghĩa đen của chữ Nhật bonno này là “cái làm xao động tâm và thân”. Nguồn gốc của sự dao động không ngừng này mọc rễ sâu trong sự chấp ngã. Nó thường ẩn hình với cái nhìn của chúng ta nhưng trở nên thấy được khi người ta cố gắng sống cuộc đời đạo đức và tôn giáo cao độ.

Bởi vì đôi mắt của chúng ta được tạo ra để thấy bên ngoài, chúng ta thường xuyên phê phán những người khác và luôn luôn trách móc những người khác là có trách nhiệm với những vấn nạn của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta chịu suy nghĩ một chút, thiếu sót là về phần chúng ta hơn là về phần người khác. Nhờ công việc của đại bi vận hành theo những đường lối không ngờ và không thể biết, chúng ta được chỉ cho biết chúng ta thường phóng chiếu những khuyết điểm của chúng ta lên những người khác. Trừ phi chúng ta trở nên nhạy cảm với phương diện dấu kín này trong chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để thay đổi thế giới sẽ chỉ góp phần làm tăng thêm hỗn loạn lớn hơn. Quán chiếu sâu xa vào bản tánh chân thật của tự ngã là chính yếu đối với mọi học phái Phật giáo.

Thái tử Thánh Đức (Shotoku), vị được xem là người cha của Phật giáo Nhật Bản, đem sự quán chiếu này vào cái gọi là Hiến pháp Mười Bảy Điều của ông, ban hành năm 604. Dù không phải là một tài liệu chính thức, hành chính, ông tìm cách biến nó thành nền tảng cho một quốc gia Nhật Bản mới hưng khởi. Điều X của Hiến Pháp của ông là :

Chúng ta hãy ngừng sự phẫn nộ và kiềm chế những cái nhìn giận dữ. Chúng ta cũng chớ ghét hận khi có những người khác biệt với chúng ta. Bởi vì tất cả mọi người đều có tâm hồn, và mỗi tâm hồn đều có những khuynh hướng riêng của nó... Vì tất cả chúng ta, người này với người khác, trí và ngu, giống như một xâu chuỗi không cùng. Bởi thế, dù những người khác có để cho họ chịu thua sự giận dữ, chúng ta hãy ở phía ngược lại, sợ hãi những lỗi lầm của chính chúng ta, và dù có thể chỉ một mình chúng ta là đúng, chúng ta hãy theo số đông và làm như họ.

Đây là một thí dụ một cách thức thực tiễn để đối xử với sự tự mê lầm, thể hiện sự hiểu biết của đạo Phật về bản chất con người và lý tưởng đạo Khổng về sự hài hòa xã hội. Câu sau được kết thúc bằng những lời sau đây của Khổng tử : “Quân tử tìm kiếm sự hòa hợp, nhưng không sự như nhau ; tiểu nhân tìm kiếm sự như nhau, nhưng không sự hòa hợp.” (Luận Ngữ XIII : 23)

Sự tỉnh giác về bonno là đặc biệt sâu sắc trong truyền thống Tịnh Độ bởi vì lòng bi của Ánh Sáng chiếu soi và tập trung vào thực tại nghiệp này. Một nhà thơ Chân tông hiện đại biểu hiện sự tỉnh giác này trong hai bài thơ, dùng ngôn ngữ hàng ngày. Bài thơ thứ nhất là :

Tôi xấu hổ cho chính tôi
Bóng tối
Là bóng tối của tôi.

Những hoàn cảnh thúc đẩy bài thơ này là không rõ, nhưng nhà thơ rõ ràng bị lay động vì một cái gì. Dù nó là gì, ông hẳn đã trách móc người khác về điều đã xảy ra. Nhưng trong nỗ lực tối đa để giải quyết tình huống, nó phát hiện cho ông rằng đó là do vô minh của chính ông, không phải là khuyết điểm của người khác. Đây không phải là tự thương xót. Sự chấp nhận của ông, “bóng tối là bóng tối của tôi”, thừa nhận thực tại của một con người bất toàn.

Bài thơ thứ hai gợi ý rằng sự thức tỉnh này không đơn giản là một biến cố chỉ xảy ra một lần. Bóng tối có một quá khứ dài lâu và âm u thăm thẳm. Như thế, nó được gọi là nghiệp, sâu thẳm đến độ chúng ta không thể thăm dò vô số cuộc đời diễn tiến từ đó. Và nó là xấu, vì sự xáo động của tâm và thân tạo ra hỗn loạn và khổ đau cho bất kỳ ai, kể cả chính mình. Nhưng chính nghiệp xấu này là đối tượng của đại bi.

Lạc lõng và lầm lẫn tôi đã từng


Từ thời gian lâu, rất lâu.
Trong khi lạc lõng và mê lầm,
Tôi không bao giờ biết rằng
Tôi đã lạc lõng và mê lầm.

Về mặt trí thức, rất khó để nhận biết vô minh, mê lầm, thất bại của mình, nhưng tất cả chúng ta đều kinh nghiệm chúng theo cách này hoặc cách khác. Và chúng ta càng cố gắng khước từ chúng, những hậu quả tiêu cực của chúng càng dai dẳng trong đời sống chúng ta. Chỉ bằng cách nhận biết nghiệp xấu của mình, chúng ta mới có thể giải thoát khỏi chúng. Đây là đỉnh điểm của cuốn tiểu thuyết của C. S. Lewis, Cho Đến Khi Chúng ta Có Khuôn Mặt, một chuyện kể hiện đại huyền thoại thần Ái Tình và thần Tinh Thần.

Nhân vật chính trong tiểu thuyết này là Orual, bà Hoàng của xứ Glane, bà là một công chúa không được muốn có và không được thương yêu của vua đang trị vì. Bà có hai người em gái, cả hai đều hấp dẫn hơn bà. Thật vậy, bà rất xấu nên thường che mặt bằng mạng. Nhưng là một bà hoàng, Orual là người có ý chí mạnh mẽ, độc lập và thành công theo cách của bà. Dù được các quan đại thần, các gia sư, các hầu cận... phục vụ, bà vẫn thường chỉ trích họ. Thậm chí bà giữ một cuốn sổ tay ghi lại những lời than phiền về mọi người xung quanh, thậm chí cả hai người em. Cuối cuốn tiểu thuyết, bà đọc những lời kể lể than trách cho các thần.

Khi bà bắt đầu đọc, trách móc mọi người chung quanh mình, lần đầu tiên bà nghe chính giọng nói của bà : “Cuối cùng, chắc chắn đây là giọng nói thật sự của mình.” Khi kết thúc, chỉ có im lặng ngự trị và không có một sự trả lời nào. Nhưng thình lình bà nhận ra rằng “Sự trách móc là sự trả lời. Việc nghe chính mình khiến cho nó được trả lời.” Tất cả những khiếm khuyết, nhược điểm và những vô ơn bà gán cho những người khác không gì khác hơn là cái ngã giới hạn của bà. Khi nhận ra điều này, bà đến chỗ lần đầu tiên hiểu được chính mình.

Orual bây giờ có một khuôn mặt. Như vậy, bà có thể mặt đối mặt với các vị thần. Bà biểu thị sự khám phá đồng thời này bằng một sự thức tỉnh tâm linh. Nói như nhà huyền học Thiên Chúa giáo Trung cổ Julian xứ Norwich :

Cuộc đời thoáng qua mà chúng ta đang có đây không biết được tự ngã của chúng ta là gì bằng những giác quan của chúng ta, nhưng chúng ta biết được bằng đức tin của chúng ta. Và khi chúng ta biết và thấy, chân thực và rõ ràng, tự ngã của chúng ta là gì, bấy giờ chúng ta sẽ thấy và biết một cách chân thực và rõ ràng Thượng Đế của chúng ta bằng sự đầy ắp của niềm vui.

Tóm lại, Orual không là gì ngoài cái tự ngã than trách của mình ; đó không phải là một sự lựa chọn có ý thức, chủ ý, mà đó là thực tại trần trụi của bà. Bà không thể phủ nhận cũng không thể siêu vượt cái tự ngã đó. Hơn nữa, khi hiểu biết trọn vẹn bản chất bonno của mình, nghiệp xấu của mình, một chuyển hóa xảy ra, cho phép bà mặt đối mặt với những thần linh.

Trong Phật giáo Chân tông, kinh nghiệm sự chuyển hóa này được mang lại bởi đại bi. Thân Loan định nghĩa công việc của lòng bi vô biên là jinen, một từ ngữ thường được dịch là “nature” (tự nhiên). Nhưng đó không phải là tự nhiên như ngày nay hiểu một cách khách quan như natura naturata (tự nhiên được tạo ra) ngược lại với phương diện năng động của nó natura naturans (tự nhiên sáng tạo). Nói đơn giản, jinen là “được làm ra để trở thành như vậy”, nhằm vào tính sáng tạo năng động vốn sẵn trong mỗi hình thức của đời sống ; như thế, phơi mở cho biến đổi, trưởng thành và tự thực hiện. Đây là ý nghĩa “công đức” mà chúng ta thường gặp trong những dịch phẩm của Anh ngữ của các tác phẩm Chân tông. Nó rất ít liên hệ với đạo đức mà truyền đạt ý nghĩa Hy Lạp “quyền lực của hiện thể và sự tròn vẹn của ý nghĩa”.

Thân Loan thấy trong nhịp điệu của tính sáng tạo năng động một năng lực chuyển hóa vượt thắng những hậu quả của nghiệp xấu, bất kể đâm sâu gốc rễ thế nào trong vô số đời quá khứ :

“Được tạo ra để trở thành như vậy” nghĩa là không có sự toan tính nào theo bất kỳ cách thức nào của người thực hành, tất cả nghiệp xấu quá khứ, hiện tại và tương lai được chuyển hóa thành cái thiện cao nhất. Được chuyển hóa nghĩa là nghiệp xấu không cần phải tiêu hủy và nhổ gốc mà được biến thành cái thiện cao nhất, như tất cả nước của mọi dòng sông khi đổ vào đại dương, tức thời trở thành nước của đại dương.

Sự quan tâm chính mình quy tâm được chuyển hóa thành sự quan tâm-người khác ly tâm bằng thần lực của đại bi mà không hủy hoại hay nhổ gốc của nghiệp xấu. Điều này có vẻ phi luận lý và phi lý trí, nhưng nó có thể bởi vì cái xấu trong Phật giáo không có căn bản hữu thể học nào.

Chuyển hóa trên cấp độ thường ngày là một kinh nghiệm rất thông thường. Chúng ta đều biết có những người tạo ra một đức hạnh từ sự yếu đuối. Một Demosthenes đã vượt thắng thói nói cà lăm thành một bậc thầy hùng biện. Một Einstein thi trượt môn toán nhưng đã làm cách mạng ngành vật lý với thuyết tương đối. Một Amy Van Dysen chịu đựng bệnh suyễn đã thắng bốn huy chương vàng bơi lội ở Thế Vận Hội Atlanta 1996. Khi một chuyển hóa như vậy xảy ra, những khó khăn trong cuộc đời trở thành những thách thức hơn là những chướng ngại, để hoàn thiện cuộc đời mình.

Tuy nhiên, khác với những thí dụ này chỉ bao hàm một phương diện của đời sống của một người, sự chuyển hóa trên con đường Chân tông bao hàm toàn thể tự ngã, cả ý thức lẫn vô thức, cả thân lẫn tâm. Theo thí dụ băng và nước mà Thân Loan ưa dùng :

Đã đạt được tin cậy chân thật hùng vĩ và sâu xa


Nhờ Ánh Sáng Vô ngại của A Di Đà,
Băng của đam mê mù quáng nhất định chảy tan
Để trở thành nước của giác ngộ.

Ở đây vài điểm cần được chú thích. Thứ nhất, Ánh Sáng Vô Ngại của A Di Đà soi sáng đam mê mù quáng hay bonno, làm cho nó rõ ràng ra lần đầu tiên. Thứ hai, Ánh Sáng Vô Ngại không nghiền nát đam mê mù quáng mà “chảy tan” nó và biến nó thành chính nội dung của giác ngộ. Công việc của đại bi là tự nhiên và tự phát. Và thứ ba, tất cả điều này xảy ra “nhất định”, nhờ Bổn Nguyện có tính tất định nghiệp riêng của nó, là không có sức mạnh nào của con người hay thần thiêng có thể ngăn ngại. Bản chất của sự chuyển hóa này được nói rõ thêm :

Chướng ngại xấu xa trở thành thể chất của công đức,
Như trong trường hợp của băng và nước. Băng càng nhiều thì nước càng nhiều.
Chướng ngại càng nhiều thì công đức càng nhiều.

Sự xác định ở đây là chướng ngại xấu xa (băng, nước đá) không chỉ đơn giản tan thành công đức của giác ngộ (nước), một lần và cho tất cả, mà nghiệp xấu ấy tiếp tục sản sanh những hậu quả của nó bao giờ chúng ta còn là những chúng sanh bất toàn. Điều này có nghĩa những yếu tố đối nghịch là thiết yếu cho sự chuyển hóa. Đó là, chướng ngại xấu được chảy tan để trở thành nội dung giác ngộ, nhưng đồng thời nghiệp xấu, cùng với sự soi sáng cho nó, trở nên còn trong sáng và phong phú hơn. Một cái nhìn như vậy tạo thành cốt lõi tinh thần của tin cậy chân thật.


---o0o---



tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương