River of fire, river of water



tải về 0.82 Mb.
trang12/30
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích0.82 Mb.
#32052
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30

14 HAI LOẠI LÒNG BI


Hai loại lòng bi được phân biệt trong Tan-nisho IV : lòng bi trên con đường Tịnh Độ, đặt nền trên công việc của Tha Lực ; và lòng bi trên con đường của những bậc Thông Tuệ, đặt nền trên tự lực. Trước hết chúng ta xem sự diễn tả của Thân Loan về con đường sau :

Lòng bi trong Con Đường của những bậc Thông Tuệ được biểu hiện qua sự thương xót, thiện cảm và chăm sóc cho tất cả chúng sanh, nhưng thực ra hiếm khi người ta có thể giúp đỡ người khác hoàn toàn như người ta muốn.

Là chúng sanh, chúng ta đều cảm thấy thương xót, thiện cảm và chăm sóc cho người đau đớn và khổ đau, nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự hành động theo những cảm nhận của mình và tiến hành ý định của chúng ta cho đến kết thúc ?

Vài năm trước tôi cố gắng giúp cho một cặp vợ chồng trẻ có những khó khăn trong hôn nhân. Là những người bạn tốt, tôi không muốn thấy họ đi đến chỗ ly dị. Thế nên tôi nói với cả hai người, rồi đôi khi nói riêng với từng người, thử tìm một số lĩnh vực giảng hòa. Ban đầu, tôi thực sự cảm thấy tôi có thể giúp đỡ họ, nhưng về sau, tình thế trở nên khó khăn thêm. Những lời tố cáo lẫn nhau cũ kỹ và đồng dạng cứ lập đi lập lại mãi. Dần dần cả hai làm tôi tức giận. Toàn bộ công việc lấy mất của tôi nhiều thì giờ quý báu, sự giảng hòa có vẻ không thành, năng lực của tôi tiêu phí vô ích.

Khi việc này kéo dài hàng tuần, tôi bắt đầu thất vọng : Tại sao tôi phải phí thời giờ của tôi cho những kẻ khờ dại như vậy ? Không phải tôi đang thử là một cố vấn “tài tử” về hôn nhân đó sao ? Tôi rút được từ đó điều gì ? Cái làm tôi phải “bứt” vụ này là một cuộc gọi điện thoại từ người chồng vào lúc hai giờ đêm. Rõ ràng đang say, anh ta muốn đến nhà tôi nói chuyện. Tôi nói với anh rằng bây giờ là đang giữa khuya, tôi không thể gặp anh. Anh ta thật sự hỗn loạn, nên tôi cắt dây và la lên : “Anh đã là người lớn, hãy lo cho những vấn đề chó đẻ của anh đi !”

Tôi đã quá “ý thức làm việc tốt” và chắc đã gây thêm nhiều rắc rối thêm nữa cho cả ba chúng tôi. Những lời của Thân Loan tiếp theo trích dẫn ở trên quả đúng biết bao nhiêu :

Trong đời này bất kể sự thương xót và thiện cảm của chúng ta cho những người khác nhiều bao nhiêu cũng không thể giúp đỡ người khác như chúng ta muốn ; như vậy lòng bi của chúng ta không nhất quán và giới hạn.

Nhưng đấy không có nghĩa là không nên quan tâm đến những người khác ; hơn nữa, nó mở ra khả tính của lòng bi chân thật như được dạy trong Con Đường Tịnh Độ. Lời của Thân Loan, “Chỉ niệm Phật là đã biểu lộ lòng bi trọn vẹn và không cùng, lòng bi này chân thật, thực sự, và thành thật.” Điều này có nghĩa thế nào ? Trước hết chúng ta hãy xem một thí dụ về một lòng bi hoạt động như vậy.

Một câu chuyện được kể về Kichibei, ông sống bằng nghề bán hàng chuyến. Một hôm vợ ông bị một cơn đột quỵ và nằm liệt giường, nên ông phải bỏ công việc, ở nhà chăm sóc bà vợ bất hạnh. Một lần, sau hơn hai năm, một dân làng nhận xét ông phải mệt mỏi biết bao khi chăm sóc cho vợ suốt ngày suốt đêm như vậy. Lập tức, Kichibei trả lời, “Không, tôi không hề cảm thấy mệt, bởi vì mỗi ngày đều là kinh nghiệm đầu tiên và là kinh nghiệm cuối cùng.” Chúng ta hiểu câu trả lời này như thế nào ? Cái gì đi qua tâm thức ông khi ông trả lời như vậy ? Làm sao ông có thể nói đó không phải là một gánh nặng chút nào ? Có nhiều khả năng khác nhau.

Sự trả lời của Kichibei có thể đến từ một sự chấp nhận hoàn toàn giáo lý Phật giáo về vô thường. Bởi vì thời gian trôi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, mỗi khoảnh khắc là kinh nghiệm đầu tiên và cuối cùng. Khi chúng ta sống mỗi khoảnh khắc trong đời chúng ta một cách trọn vẹn, những gánh nặng không còn là gánh nặng nữa, vì chúng rồi cũng qua. “Mỗi ngày là kinh nghiệm đầu tiên và cũng là kinh nghiệm cuối cùng”.

Ông cũng có thể biểu lộ tính vô ngã trong đó không có sự phân biệt giữa ta và người khác. Giống như Duy Ma Cật trong cuốn kinh mang tên ngài, bệnh của người khác trở thành bệnh của chính mình. Đây là sự đồng nhất toàn triệt, và không có sự phân biệt nào giữa ta và người khác. Do đó, chăm sóc cho vợ ông không khác gì chăm sóc cho chính ông.

Cũng có thể quan niệm rằng sự chăm sóc của Kichibei đặt nền trên một lý luận rất thực tế. Cảm kích vì tất cả những gì vợ ông đã làm cho ông suốt cuộc đời sống chung, bây giờ ông chăm sóc cho những nhu cầu của bà là tự nhiên thôi. Ông được phát động bởi một cảm thức biết ơn, cảm thức này được xem là cốt yếu trong đời sống.

Tuy nhiên, là một người niệm Phật, sự trả lời của Kichibei đến từ một thế giới hoàn toàn khác. Hoàn toàn ngâm mình trong lắng nghe sâu xa và thức tỉnh với lòng bi vô biên của A Di Đà, ông có thể là chính mình. Như vậy, tranh đấu cho số phận của vợ mình, chắc chắn ông từng phải nghĩ : Tại sao việc này xảy ra cho tôi ? Tại sao tôi kém may mắn đến thế, so với các bạn tôi ? Tại sao gia đình cô ta không đến giúp đỡ ? Tại sao bác sĩ chẳng thể làm được gì ? Tôi tự hỏi có bao giờ cô ta khỏe mạnh trở lại ? Và trong hố thẳm của tuyệt vọng, có lẽ ông cũng từng ao ước, tôi hy vọng nàng chết đi ! Nhưng vào giây phút những tư tưởng ích kỷ này khởi lên, hoàn toàn không để ý gì đến vợ mình, những lời của Thân Loan vang trong tai ông :

Khó khăn để thoát khỏi những tư tưởng xấu ác,


Tấm lòng thì như rắn độc và bò cạp ;
Những hành động tốt cũng nhiễm đầy chất độc,
Chúng chỉ là những hành vi trống rỗng vô ích.

Vẻ ngoài của sự tốt đẹp và cần cù


Đối với mọi người là một loại hình thức hướng ngoại ;
Bởi vì đầy dẫy tham, sân và giả dối,
Sự lừa gạt và nói dối đầy kín trong bản ngã này.

Kichibei có thể diễn tả những tình cảm chân thật của ông, bởi vì ông đã sống trong lòng bi vô biên, nó cung cấp cho ông không gian rộng rãi để ông là cái ta con người thật sự của mình. Nhưng khi đã xác nhận thực tại nghiệp báo của ông như là một chúng sanh giới hạn và ngu muội, ông cũng có thể hòa nhập với cuộc đời nghiệp báo của vợ ông, với căn bệnh của bà. Dĩ nhiên, bà không chọn lựa bị bệnh, nằm liệt giường, làm một gánh nặng ; và ông cũng thế, không muốn quá ích kỷ và vô cảm. Nhưng trong lòng bi vô biên Kichibei có thể xác nhận thực tại nghiệp báo giới hạn của mình và cũng chấp nhận số phận của vợ mình. Thoát khỏi mọi nghi ngờ, tra vấn và trách móc những người khác, ngày này qua ngày nọ ông tập trung vào việc chăm sóc vợ với tình thương và tận hiến.

Khi tôi tìm kiếm một lời thương cảm để an ủi bà mẹ khổ đau cùng cực của bạn tôi, tôi nhận ra không có lời nói nào của con người có thể chia xẻ sự mất mát và đau buồn của bà. Những lời nói bình thường, bất kể có hùng biện thế nào, cũng không thể nắm bắt và thể hiện sự đau đớn và buồn phiền sâu xa của bất kỳ sự mất mát bi thảm nào. Lý do là khổ đau không thể diễn tả đã đến từ tận cội nguồn của bản thân đời sống, cố hữu trong cơ cấu sâu xa của hiện sinh. Cội nguồn đó vượt ngoài sự nắm bắt của ngôn ngữ bình thường và tư duy quy ước. Nhưng chính từ chỗ sâu thẳm tận cùng đó mà niệm Phật, “Nam mô A Di Đà Phật” trào vọt lên như một lời chữa lành. Dù có được phát âm hay không, niệm Phật xác nhận cho mỗi chúng sanh bị nghiệp trói buộc lý do để sống và lý do để chết.

Lòng bi, vô biên và vô tận, cuối cùng giải phóng chúng ta khỏi mọi tự mình trụ chấp, mang đi sự đớn đau và khổ não của chúng ta vào một sự thấu hiểu cảm kích sâu xa hơn của đời sống cả tại đây và bây giờ và vào cả tương lai không biết. Với mẹ của bạn tôi, tôi có thể chia xẻ vũ trụ của nam mô A Di Đà Phật : Tôi nhận sự khổ đau của bà – đến mức mà tôi có thể ; tôi mang lấy khổ đau cùng với bà – dù không bao giờ cùng cấp độ. Cả hai chúng tôi đều mất mát, rối bời và đớn đau, yên tâm trong hiểu biết về công việc của Ánh Sáng Vô Lượng và Đời Sống Vô Lượng.

Luận bàn của Thân Loan về hai loại lòng bi kết thúc bằng những lời :
Lòng bi trong Tịnh Độ là phải nhanh chóng đạt được Phật quả, niệm Phật và với tấm lòng chân thật từ bi cứu độ tất cả chúng sanh.

Xướng “niệm Phật” như sự biểu hiện bi mẫn của Ánh Sáng Vô Lượng và Đời Sống Vô lượng là tình thương ôm trùm lấy bạn Teruo của tôi, người mẹ của anh, và chính tôi, mỗi người là một chúng sanh nghiệp quả buộc ràng. Khi chúng tôi thức tỉnh với sự kiện sơ khai này, chúng tôi đều ở trên con đường thành Phật. “Nhanh chóng đạt được Phật quả” bao hàm sự siêu vượt khỏi thời gian nhị nguyên quy ước để đi vào một trật tự của thực tại hoàn toàn khác.


---o0o---



tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương