River of fire, river of water



tải về 0.82 Mb.
trang1/30
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích0.82 Mb.
#32052
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30
SÔNG LỬA, SÔNG NƯỚC

Giới thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản


RIVER OF FIRE, RIVER OF WATER
An Introduction To The Pure Land Tradition Of Shin Buddhism


NXB. DOUBLEDAY, 1998 NXB. THIỆN TRI THỨC, 2001

VIỆT DỊCH : AN CƯ

---o0o---

Nguồn

http://www.thuvienhoasen.org/

Chuyển sang ebook 19-6-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục


1 LỜI NÓI ĐẦU

2 LỜI KHAI LỘ

1 DI SẢN LỊCH SỬ

2 SẮC VÀNG

3 TINH THẦN THUNG LŨNG

4 LÀM RA PHÂN VƯỜN NHÀ

5 BỔN NGUYỆN NGUYÊN SƠ

6 NIỆM PHẬT : DANH HIỆU KÊU GỌI

7 THA LỰC

8 TỰ LỰC


9 SỰ TRUY TÌM

10 ÁNH SÁNG KHÔNG BỊ NGĂN NGẠI

11 ĐỨC TIN NHƯ SỰ TIN CẬY CHÂN THẬT

12 THỨC TỈNH

13 CHUYỂN HÓA

14 HAI LOẠI LÒNG BI

15 MƯU MÔ CỦA CÁI THIỆN

16 CHỨNG ĐẮC KHÔNG CÓ THẦY

17 KHIÊM TỐN

18 KIÊU MẠN

19 ĐỆ TỬ CHÂN THẬT CỦA PHẬT

20 MYOKONIN

21  HOA SEN NỞ TRONG LỬA

22  ĐẠI DƯƠNG CỦA BỔN NGUYỆN

23  MỘT VIÊN NGỌC TRAI SÁNG NGỜI

24 TIẾNG KÊU CỦA NHỮNG CON VE

25 NHƯ LÀ VẬY : SONO-MAMA

26 NHỊ NGUYÊN

27 BẤT NHỊ

28 TƯƠNG THUỘC

29 CÁI NGÃ NHƯ LÀ DÒNG NĂNG ĐỘNG

30 TẤT CẢ LÀ MỘT VÒNG TRÒN

31 HÃY BIẾT CHÍNH NGƯƠI

32 ĐỊA NGỤC LÀ CHỈ RIÊNG PHẦN TÔI

33 THẾ GIỚI CỦA SƯƠNG

34 ĐỜI SỐNG KHÔNG THỂ LẬP LẠI

35 BÀ TÔI

36 TỊNH ĐỘ

37 KHI MỘT NGƯỜI CHẾT

38 CĂN NHÀ VÀ MÁI NHÀ

39 ĐỜI SỐNG CHÂN THẬT VÀ THẬT SỰ

40 PHẬT TÁNH

41 MẸ TERESA VÀ HITLER

42 CHỈ MỘT SỢI CHỈ

LỜI BẠT

THUẬT NGỮ NHỮNG CHỮ THEN CHỐT


---o0o---


1 LỜI NÓI ĐẦU

Dù dạy những tôn giáo Á châu ở Smith College hay xuất hiện tại những cuộc hội thảo quốc tế về nghiên cứu tôn giáo, Giáo sư Unno luôn luôn cố gắng khắc dấu sự lắng nghe sâu xa và sự tinh tế của tâm hồn. Tự chế, tự xóa mình, và biết đùa rất tỉnh, ông chuyển “cuộc đối thoại” giữa hai nền văn hóa Đông-Tây thành sự nói chuyện bạn hữu, đầy thành quả. (Hình bên phải: Giáo sư Unno)



Trong khi D. T. Suzuki là người đầu tiên mở tâm trí của người Hoa Kỳ ra với Phật giáo Thiền, bây giờ với cuốn sách này Unno giới thiệu một cách xuất sắc một niềm tin Phật giáo khác, rất bình dân ; tức là truyền thống Tịnh Độ cổ xưa được Pháp Nhiên và Thân Loan khai triển vào thế kỷ mười ba tại Nhật. Tôn giáo năng động và quan trọng này là một cái gì mà ít người Tây phương biết, cho đến lúc này.

Thiên tài của Pháp Nhiên và Thân Loan là họ “đã khám phá ra con đường để đưa Phật giáo sống động vào giữa đời sống gia đình...”, Unno nói với chúng ta như vậy. Những lời của Thân Loan :

Mọi người – đàn ông, đàn bà, địa vị cao hay thấp –
Không hạn chế gì trong việc xướng lên danh hiệu A Di Đà
Khi đi, đứng, ngồi hay nằm,
Cũng không thời gian, nơi chốn hay điều kiện.

Cái gì khác phân biệt niềm tin bình dân này với Thiền có tính cách thượng lưu ? Unno trả lời bằng một trích dẫn chính xác và tuyệt vời của Pháp Nhiên : “Trong Con Đường của những người Thông Tuệ, người ta hoàn thiện trí huệ và thành tựu giác ngộ ; trong Con Đường Tịnh Độ người ta trở lại bản ngã ngu dốt của mình để được cứu vớt bởi A Di Đà.”

Nhưng trở lại “bản ngã ngu dốt” không phải là chuyện dễ dàng. Trên con đường ấy, chiến đấu và khổ đau cũng đi theo. “Tha hóa”, ông ba bị của thời hiện đại, không là gì mới cả. Chứng cớ là Achilles của Homer, Hamlet của Shakespeare, và “K” tương đối vô tội của Kafka. Nhân vật chính trong Tấn Trò Đời của Dante đã hy vọng đi thẳng lên, nhưng té ra nó phải đi xuống trước tiên. Và như vậy với tất cả chúng ta.

Unno nhận xét thẳng thừng : “Câu hỏi trở nên cá nhân và hiện sinh một cách sâu xa. Tôi là ai ? Đời tôi đến từ đâu ? Nó đang đi về đâu ? Cái gì là mục đích của đời tôi ? Tôi đương đầu với sự chết như thế nào ? Khi cố gắng thăm dò những câu hỏi chúng ta nỗ lực tranh đấu với chính mình, với bóng tối của mình, và với sự tự mê lầm của mình.”

Tuy nhiên, ở đây không có thuyết giáo. Thay vào đó, Unno cho chúng ta những câu chuyện đau xót, đôi khi là những giai thoại cá nhân buồn cười, và những bản dịch đơn giản mà đáng yêu từ những bản văn thích hợp. Chẳng hạn hãy xem bài hài cú nổi tiếng của Basho :

Tịch lặng bao nhiêu –
Tiếng kêu của những con ve
Chìm vào trong đá núi.

Bài thơ này, Unno nói, “chỉ ra một sự việc xảy ra ở mức độ sâu thẳm nhất của đời sống, hợp nhất tiếng kêu, đá, nhà thơ và vũ trụ thành một kinh nghiệm phi thường.” Nắm sự can đảm của mình trong bàn tay và với cảm hứng về Basho tràn đầy nơi mình, từ đó Unno viết thành một bài hài cú thấu suốt một cách sâu xa theo cách của mình :



Buồn phiền bao nhiêu –
Tiếng kêu của đại bi chân thật
Chìm vào bản ngã cứng rắn của tôi.

Người ta liền nhớ đến những dòng này từ Helen của Euri-pide trong bản dịch của J. T. Sheppard :



Tôi đã giặt những chiéc áo dài màu đỏ của tôi
Và trên những cây cối xanh tươi
Trong những bãi cỏ đầy hơi mát
Vũng nước óng ánh mập mờ
Để ánh mặt trời vàng làm khô ráo,
Khi tôi nghe một tiếng nói, một tiếng kêu ;
Một tiếng kêu như thế như điều trục trặc
Hòa với âm nhạc vui tươi của cây đàn tôi :
Và tôi tự hỏi cái gì
Là nguyên nhân của điệu nhạc xa lạ đó,
Rất buồn tuy rất rõ ràng lạ lùng.

Một số câu Kinh thánh trả lời khá rõ :



Một tiếng nói cất lên “Hãy kêu khóc !”
Và tôi nói, “Tôi sẽ kêu khóc điều gì ?”
“Tất cả thịt xương là cỏ chăng ?”
Chắc chắn nhân dân là cỏ.

Bài giảng của Rudolph Steiner Về Cái Xấu (giảng tại Berlin trong mùa đông tối tăm của Thế Chiến Thứ Nhất) biện luận rằng “Gốc rễ của mọi cái xấu trong bản tánh con người là cái mà chúng ta gọi là chấp ngã. Mọi loại bất toàn của con người, của cái xấu từ những khuyết điểm vô nghĩa cho đến những tội ác tệ hại nhất, có thể quy về điểm duy nhất này.” Và Steiner tiếp tục khẳng định, một cảm thức cảnh giác về cái ta là cần thiết cho sự phát triển tâm linh : “Khi chúng ta đi vào thế giới tâm linh, chúng ta phải sống với sức mạnh chúng ta đã phát triển trong con người bên trong của chúng ta. Nhưng chúng ta không thể có được sức mạnh này sẵn ở đó ; nó phải được chiếm lĩnh bằng một đời sống vị tha trong thế giới vật chất.”

Thật vậy, chúng ta như là những đám cỏ hay hoa trong cánh đồng. Khai mở, tinh lọc, thưởng thức và hoàn mãn tự ngã con người trong đời sống không hề lặp lại này có vẻ là một lý tưởng tự nhiên. Nhưng sự quy ngã, ích kỷ của con người luôn luôn là một mầm mống cho cái xấu ác ! Đó là cái nghịch lý khủng khiếp, cái mâu thuẫn sống luôn luôn chạm mặt mỗi chúng ta hàng ngày. Nó làm cho thế giới chạy lòng vòng, có thể nói như vậy, và chúng ta không thể làm gì để làm tiêu tan nghịch lý ấy. Tuy nhiên tôn giáo, chiêm nghiệm, nghệ thuật và thi ca, cả bốn cái đó có thể giúp ta soi sáng thêm chân trời của thực tại. Như Thân Loan hoan hỷ :

Khi nhiều dòng sông của xấu ác
Chảy vào đại dương của Lời Nguyện Đại Bi
Của ánh sáng vô ngại, soi sáng khắp mười phương,
Chúng trở thành một vị với nước của trí huệ.

Vâng, Đông và Tây gặp nhau. Chúng đã luôn luôn gặp nhau. Vì tất cả chúng ta là một nhân dân, một số phận ngu ngốc và tự hủy hoại – tuy nhiên đồng thời được ban ân sủng để sống sót.



Những cõi trời tuyên bố sự vinh hiển của Thượng Đế
Và bầu trời biểu lộ công việc thủ công của ngài
Ngày tiếp ngày thốt lên lời nói
Và đêm nối đêm tỏ bày hiểu biết.

Không nói quá, Unno đã bộc lộ tâm can của Chân tông Phật giáo. Giống như Thiên Chúa giáo Quaker chẳng hạn, tôn giáo của ông không trí thức mà chiêm nghiệm, tham thiền, không tôn ti cấp bậc mà bình đẳng bình dân. Sự trình bày đức tin của ông vẫn trí thức vì cần thiết, nhưng đầy chất thơ không kém. Thật vậy, nó trôi chảy trong trẻo rõ ràng, như một dòng cá hồi ; cá hồi là tấm lòng khiêm hạ của ông. Do đó ít ra đối với độc giả, cuốn sách của Unno vượt khỏi mục tiêu được xác định của nó. Nó cải thiện cái hiểu của tôi về đức tin của riêng tôi – và thậm chí hiểu biết thêm về chính tôi.



ALEXANDER ELIOT
VENICE, 1997


---o0o---




tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương