Quy hoạch chung thủ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾn năM 2030 VÀ TẦm nhìN ĐẾn năM 2050 Mục lục


Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội



tải về 192.1 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích192.1 Kb.
#29329
1   2   3   4   5   6   7

2.8. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội

2.8.1. Khu trung tâm chính trị Ba Đình


Giữ vị trí trung tâm chính trị quốc gia thành một tổng thể lâu dài tại khu vực Ba Đình. Lư­u giữ các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, khảo cổ Hoàng Thành và cảnh quan có giá trị khác. Điều chỉnh quy mô diện tích các cơ quan làm việc của Đảng, Nhà nư­ớc, Quốc hội và Chính phủ phù hợp với định hướng phát triển của quy hoạch chung TP. Hà Nội. Bố trí các không gian tổ chức các hoạt động chính trị, văn hoá, tham quan du lịch của nhân dân trong nước và khách Quốc tế và chỗ đỗ xe.

2.8.2. Định hướng phát triển nhà ở


Giai đoạn đến năm 2030, nhà ở đô thị phấn đấu tăng từ 7,5 m2/người (năm 2007), lên 18m2 sàn/người (chỉ tiêu chung của quốc gia là 15 - 20 m2/người) và nhà ở nông thôn đạt 15m2 sàn/người. Dãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh với các tiêu chuẩn nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và đa dạng về loại hình đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong xã hội. Đối với khu phố cổ, không phát triển nhà ở mới, tập trung cải thiện chất lượng ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không gian ở truyền thống. Đối với các khu phố cũ, hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung vào cải tạo quỹ nhà hiện có, bảo tồn kiến trúc nhà ở có giá trị (các biệt thự cũ). Đối với các khu tập thể cũ, quy hoạch cải tạo không làm tăng thêm quy mô dân số, bổ sung, hoàn thiện các chức năng công cộng và hạ tầng kỹ thuật. Đối với nhà ở nông thôn truyền thống, phát triển nhà ở hài hòa với bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, cải thiện chất lượng môi trường ở.

2.8.3. Định hướng quy hoạch mạng lưới giáo dục đào tạo


a. Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng:

Dự kiến đến năm 2020 quy mô đào tạo vùng Đồng bằng sông Hồng là 1.8 triệu sinh viên, trong đó thành phố Hà Nội đảm nhận khoảng 70-75 vạn sinh viên, chiếm khoảng 45-50% tổng số sinh viên của vùng cả vùng. Phát triển đào tạo theo hướng nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao ở hệ đại học, sau đại học và hướng nghiệp ở hệ cao đẳng.



Trong đô thị lõi lịch sử, giảm quy mô đào tạo từ 66 vạn sinh viên xuống tối đa khoảng 20 vạn sinh viên. Chuyển đổi chức năng sử dụng đất các cơ sở đào tạo hiện hữu; môtk phần thành đất xây dựng các công trình dịch vụ đô thị tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở 2 cho các trường; phần còn lại chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chất lượng cao sau đại học...Tại các đô thị vệ tinh như Hòa Lạc, Sơn tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh, Chúc Sơn, Sóc Sơn xây dựng các cơ sở mới theo mô hình Khu đại học tập trung, đồng bộ về cơ sở vật chất phù hợp với môi trường đào tạo đại học tiên tiến, dự kiến chỉ tiêu 50 - 60 m2đất/sinh viên

b. Hệ thống giáo dục phổ thông: Hiện nay đạt 8 - 10 m2 đất/học sinh (tiêu chuẩn >15m2/hs). Đối với khu vực nội đô, cải tạo và nâng cấp các trường hiện có, tăng cường diện tích xây dựng trường thông qua các dự án tái đầu tư quỹ đất từ cải tạo khu chung cư cũ, chuyển đổi chức năng KCN, các trụ sở cơ quan...hòa nhập tiêu chuẩn giữa trường học ở nội đô và ngoại đô. Đối với các đô thị mới, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí quỹ đất xây dựng trường học theo tiêu chuẩn quốc gia.

2.8.4. Định hướng quy hoạch mạng lưới y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng


Tăng cường nhu cầu giường bệnh trong các bệnh viện đa khoa và các trung tâm y tế chất lượng cao cấp vùng. Trong đô thị lõi lịch sử, cải tạo nâng cấp các cơ sở bệnh viện gây ô nhiễm thành các cơ sở nghiên cứu, dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ dân cư các quận nội thành cũ. Xây dựng mới các tổ hợp công trình y tế đa chức năng (Nghiên cứu đào tạo - khám chữa bệnh, phục hồi chức năng - sản xuất dược và trang thiết bị y tế) tại khu vực Hòa Lạc, Sóc Sơn và Thường Tín - Phú Xuyên (quy mô khoảng 200ha/1 tổ hợp). Trong đó một phần quỹ đất sẽ được xây dựng thành các cơ sở 2 của các bệnh viện chuyên sâu tuyến Trung ương và Thành phố hiện đang tập trung trong khu nội đô. Thiết lập mạng lưới bệnh viện đa khoa khu vực tại các khu, cụm dân cư thuộc các quận, huyện, đô thị mới và đô thị vệ tinh căn cứ theo quy mô dân số từng khu vực. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cấp xã, phường.

2.8.5. Định hướng quy hoạch mạng lưới công trình văn hóa


Xây dựng trung tâm văn hóa mới của thành phố Hà Nội tại khu vực Tây Hồ Tây và trung tâm văn hóa cấp quốc gia trên trục Thăng Long (Khu vực Sơn Đồng, Hoài Đức). Quy hoạch lại hệ thống các công trình văn hóa như: nhà văn hóa thông tin, thư viện, hệ thống bảo tàng... Xây dựng mới bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, bảo tàng nghệ thuật Châu Á hoặc bảo tàng nghệ thuật Phương Đông, bảo tàng lịch sử tự nhiên Việt Nam cùng nhiều bảo tàng chuyên đề khác. Tiếp tục đầu tư nâng cấp những bảo tàng hiện có. Tiếp tục hoàn thiện dự án Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, là trung tâm giao lưu nghiên cứu văn hóa các dân tộc trên toàn quốc. Xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong các khu đô thị mới.

Quy hoạch hệ thống tượng đài, xây dựng biểu tượng mới của Hà Nội là Tượng đài độc lập trên trục Thăng Long. Xây dựng mới các quảng trường văn hóa gắn với hệ thống tượng đài mang tính lịch sử 1000 năm Thăng Long, tính nghệ thuật cao kết hợp với các không gian công cộng, các không gian công viên vườn hoa, khu vực vui chơi giải trí. Xây dựng công viên Tượng đài thành phố vì hòa bình tại Từ Liêm, các công trình văn hóa tượng đài, phù điêu… về sự kiện Cách mạng tháng 8, Tượng đài chiến thắng Cầu Giẽ tại Phú Xuyên, Tượng đài Nguyễn Trãi tại Hà Đông…


2.8.6. Định hướng quy hoạch mạng lưới du lịch, dịch vụ


Dự kiến, tỷ trọng du lịch chiếm 10-15% GDP thành phố.Doanh thu của ngành du lịch hàng năm tăng 16 -18%. Dự báo nhu cầu phòng khách sạn năm 2030 đạt khoảng trên 5 triệu lượt khách quốc tế lưu trú trong KS, trên 7,5 triệu lượt khách nội địa lưu trú trong KS.

Phát triển khu vực nội đô Hà Nội thành trung tâm đầu mối du lịch quốc gia trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ, khu phố cũ, các di tích lịch sử cách mạng, các di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo gắn với quá trình hình thành và phát triển thủ đô. Tiếp tục lựa chọn vị trí xây dựng hệ thống khách sạn 3-5 sao, tại nội đô và ngoại ô thành phố. Phát triển không gian du lịch nghỉ ngơi cuối ngày và cuối tuần: tại khu vực các huyện ngoại thành phía Nam và phía Bắc sông Hồng với các khu vực hạt nhân cần ưu tiên phát triển là tổng thể di tích Cổ Loa và tổng thể di tích đền Sóc; Khu vực phía Tây theo trục Láng Hoà Lạc, xây dựng các điểm du lịch sinh thái gắn với văn hoá tâm linh như chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trăm gian, khu du lịch thể thao Đồng Mô - Ngải Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai, vườn Quốc gia Ba Vì, CK9...; Kết hợp với văn hóa xứ Đoài, văn hóa làng nghề, lễ hội làng; Khu vực phía Tây Nam liên kết với các không gian du lịch phía Lương Sơn - Kim Bôi - Hòa Bình… phát triển các loại hình sinh thái, nghỉ dưỡng. Phát triển trung tâm du lịch Quan Sơn – Hương tích. Hình thành tuyến dou lịch trong thành phố (Citytour) bằng tàu thuỷ trên các sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy.


2.8.7. Định hướng quy hoạch mạng lưới thể dục thể thao


Cải tạo và nâng cấp các cơ sở TDTT hiện có. Dự kiến xây mới: Trung tâm thể thao dưới nước Hồ Tây (5ha), Trung tâm giải trí thể thao cảm giác mạnh: loại hình thể thao cảm giác mạnh gắn với công viên giải trí lớn của thủ đô, Trung tâm thể thao vùng phía Bắc – Mê Linh (20ha), Trung tâm thể thao vùng phía Tây – Sơn Tây (20ha), Trung tâm thể thao vùng phía Nam – Phú Xuyên (20ha), Trung tâm thể thao địa hình Viên Nam: loại hình leo núi, tàu lượn, nhảy dù, xe địa hình, trung tâm thể thao quốc gia và khu thể thao Olympic phía bắc sông Hồng phục vụ ASIAD hoặc Olympic trong tương lai. Xây dựng tổ hợp thể thao có đua ngựa, đua xe công thức I.

2.8.8. Định hướng quy hoạch mạng lưới công nghiệp


Từg bước di chuyển toàn bộ các khu, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong đô thị lõi lịch sử như cụm công nghiệp Cao Xà Lá, Cầu Diễn, Minh Khai, Rượu bia… tới các vị trí mới đã được xác định trong quy hoạch chung. Chuyển đổi toàn bộ quỹ đất này thành đất công trình công cộng đô thị. Hình thành mới 03 vùng công nghiệp, diện tích khoảng 7.000 - 8.000 ha (đến năm 2030), gồm: Phía Bắc có các KCN Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm (khoảng 4.000 - 4.500 ha), phát triển công nghiệp nặng, kho tàng, dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (Logistic) gắn với sân bay quốc tế Nội Bài và hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Phía Nam có các KCN Thường Tín - Phú Xuyên (khoảng 1.000- 1.500 ha) phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp đa ngành gắn với vùng nông nghiệp phía Nam Hà Nội và đầu mối giao thông giữa tuyến Đỗ Xá - Quan Sơn và hành lang kinh tế Bắc Nam dọc Quốc lộ 1A. Phía Đông phát triển khu CN cao Hòa Lạc, công nghiệp chế biến, đa ngành tại Xuân Mai, Miếu Môn (khoảng 2.000 ha) gắn kết đường Hồ Chí Minh và các tuyến hướng tâm Hà Nội.

Phát triển TTCN - Làng nghề truyền thống gắn với ngành nghề nông thôn, theo các cụm các nhóm nghề, kết hợp với bảo tồn và khai thác du lịch. Chú trọng bảo vệ môi trường.


2.8.9. Định hướng quy hoạch mạng lưới dịch vụ thương mại


Xây dựng mới các trung tâm giao thương, Tài chính - Thương mại quốc tế (10- 15 ha) ở Tây Hồ Tây, Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế (10 - 50 ha) ở Mỹ Đình, Đông Anh. Hình thành mạng lưới các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... theo các cấp phục vụ; Trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa gắn với các mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng (50 - 100 ha/chợ) tại khu vực Mê Linh, Thường Tín - Phú Xuyên, Hòa Lạc, Thạch Thất, Gia Lâm; Mạng lưới trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng (20 - 50 ha/trung tâm) gắn với khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đầu mối giao thông liên vùng tại Sóc Sơn, Thường Tín - Phú Xuyên, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Gia Lâm.

2.8.10. Định hướng quy hoạch mạng lưới không gian xanh.


Phấn đấu chỉ tiêu đất cây xanh tập trung trong đô thị đạt 10-15m2/người. Khai thác bảo vệ cảnh quan các hệ thống cây xanh tự nhiên tại các khu vực Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích và hệ thống sông hồ, kết nối với các công viên đô thị và công chuyên đề như: Công viên lịch sử Cổ Loa, Đền Sóc; Công viên văn hóa gắn với trung tâm các khu đô thị, khu làng nghề trồng hoa, gốm sứ...; Công viên vui chơi giải trí Hồ Tây, Vườn thú, công viên Thống Nhất, Yên Sở, Mễ Trì…; Công viên thể thao, phục vụ các hoạt động thể thao (khu liên hợp thể thao quốc gia, trung tâm thể thao…

2.8.11. Các trục trung tâm, trục hướng tâm và trục phụ


Hình thành các trục không gian chủ đạo kết nối các chức năng chính đô thị với các vùng cảnh quan chính tạo lập hình ảnh đặc trưng cho Thủ đô, bao gồm: Trục Đông Tây (Trục Thăng Long, trục Tây Thăng Long, trục đường 32, trục Láng Hòa Lạc, trục đường QL6), Trục Bắc Nam (Trục Quốc lộ 3, trục quốc lộ 1A, 1A, trục Nhật Tân- Nội Bài), Trục phía Đông Bắc (Trục đường 5 nối đường Nguyễn Văn Cừ qua trung tâm quận Long Biên), Trục kinh tế Bắc Nam kết nối các thị trấn thị tứ hiện hữu nằm trong hành lang xanh.

Thiết lập trục cảnh quan lấy sông Hồng làm trung tâm khai thác các yếu tố cây xanh mặt nước cùng các thiết chế văn hóa cấp thành phố, quốc gia và quốc tế. Trục tâm linh gắn kết núi Ba Vì với Ba Đình, nôi kết với khu vực Cổ Loa tạo nên trục văn hóa lịch sử và tâm linh lớn của cả nước




tải về 192.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương